Hoạt Động Kinh Doanh Tại Các Khu Du Lịch Của Rừng Quốc Gia Yên Tử

+ Rừng trồng: loài cây chủ yếu là thông đuôi ngựa (Pinus Massoniana), lim xanh (Erythropholenm fordii), bạch đàn, keo, thông Caribee và một số loài cây bản địa có nguồn gốc tại Yên Tử.

+ Trảng cây bụi: thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là: thẩu tấu (Aporosa dioica), thổ mật (Bridelia tomentosa), thao kén (Helicteres SP), me rừng (Phyllanthus embrica)…

+ Trảng cỏ: được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hoá mạnh và được phân ra thành 2 loại hình: trảng cỏ cao, có chiều cao khoảng 2 m và mọc thành từng bụi như: lách (Saccharum spontaneum), cỏ chít (Thysamolema maxima), cỏ lào (Chromolaena odorata)…; Trảng cỏ thấp, gồm các loài cỏ thấp dưới 2 m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh (Imperata cylindrica), cỏ đắng (Paspalum scrobiculatum), cỏ sâu róm (Setaria viridis)…

Nhìn chung hệ thực vật Yên Tử khá phong phú, phân bố trên nhiều sinh cảnh khác nhau và được chia thành các nhóm có giá trị như: nhóm cây lấy gỗ 379 loài, nhóm cây cho quả 25 loài, nhóm cây cho sợi 20 loài, nhóm cây làm thuốc 311 loài, nhóm cây cho tinh dầu 32 loài, nhóm cây làm rau ăn 30 loài, nhóm cây làm cảnh 102 loài và nhóm cây cho tinh bột 5 loài. Trong đó có 68 loài đặc hữu và 58 loài quý hiếm cần được bảo tồn và bảo vệ như: hoàng thảo Yên Tử (Dendrobium daoensis), trà hoa đài (Camellia longicaudata), trà hoa vàng Yên Tử (Camellia petelotii), hoa tiên (Asarum petelotii), chùy hoa leo (Molas tamdaoensis), trọng lâu kim tiền (Paris delavayi), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi)...

- Hệ động vật cũng rất phong phú về thành phần loài (bao gồm các lớp: lưỡng cư, bò sát, chim, thú, động vật có xương sống, côn trùng) với khoảng 1.458 loài thuộc 223 họ của 66 bộ, trong đó có 32 loài đặc hữu, gồm:

+ Những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở rừng Quốc gia Yên Tử gồm 11 loài: rắn sãi angen (Amphiesma angeli); rắn dáo thái dương (Boiga multitempolaris); cá cóc Yên Tử (Paramerotriton deloustali) và 8 loài côn trùng.

+ Những loài đặc hữu của miền Bắc Việt Nam có ở rừng Quốc gia Yên Tử: 22

loài và phân loài, trong đó: chim 9 loài; bò sát 4 loài; ếch nhái 3 loài; côn trùng 6 loài.

+ Những loài đặc hữu của Việt Nam có ở rừng Quốc gia Yên Tử: 6 loài, trong đó chim 5 loài; ếch nhái 1 loài.

Trong số các loài nói trên có 126 loài có giá trị khoa học cần bảo tồn, 32 loài đặc hữu, 18 loài có tên trong sách đỏ thế giới và 8 loài cấm buôn bán. Nhiều loài quí hiếm vừa phục vụ cho nghiên cứu khoa học vừa có giá trị kinh tế cao như voọc đen má trắng, cheo cheo, cá cóc Yên Tử, gà lôi trắng, gà tiền...

2.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

2.3.2.1. Thành phần các dân tộc

Theo số liệu thống kê năm 2016 của xã Thượng Yên Công và phường Phương Đông, tổng dân số 2 xã là 19.760 người, thuộc 4.793 hộ. Khu vực dân cư ảnh hưởng trực tiếp đến Rừng quốc gia Yên Tử gồm 5 thôn (4 thôn xã Thượng Yên Công và 1 thôn phường Phương Đông) với số dân 4.336 người thuộc 879 hộ gia đình. Người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc gây trồng, quản lý bảo vệ rừng.

Rừng Quốc gia Yên Tử và khu vực vùng đệm có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 53,8 %, Dao chiếm 58% , các dân tộc khác (Tày, Cao lan, Hoa) chiếm 4,2%. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, chung sống hòa thuận với nhau, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào các hoạt động nông - lâm nghiệp và khai thác than.

Tổng lao động trong độ tuổi là: 10.611 người, chiếm 53,7% tổng dân số. Trong đó số lao động trong vùng ảnh hưởng trực tiếp đến rừng Yên Tử là 2.331 người. Tuy số lượng lao động khá dồi dào nhưng phần đa chưa qua đào tạo, đây cũng là một khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội giảm tác động vào các khu rừng đặc dụng.

2.3.2.2. Các di tích lịch sử, văn hóa

Núi Yên Tử trước đây còn được gọi là núi Voi bởi hình dáng như một con voi khổng lồ. Ngoài ra Yên Tử còn tên gọi khác là Bạch Vân Sơn do quanh năm có mây trắng bao phủ. Từ xa xưa Yên Tử được liệt vào hàng “danh sơn” đất Việt và là trung tâm Phật giáo của nhiều đời vua chúa, nơi phát tích của thiền phái Trúc Lâm. Ca dao có câu “Trăm năm tích đức, tu hành. Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”. Năm 1299, sau khi 2 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, đất nước đang thời hưng thịnh, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con, về Yên Tử tu hành, thống nhất 3 dòng thiền thành

thiền phái Trúc Lâm. Quan điểm chủ đạo của dòng thiền này là “Tu nhưng không xa lánh đời mà còn giúp ích cho đời”. Chùa chiền được tu sửa, xây dựng mới, trải qua hơn 700 năm, các thế hệ đệ tử, con cháu đã kiến tạo một hệ thống các di tích phật giáo dầy đặc, trải rộng trên 20 km2 gồm 10 chùa, hàng trăm am tháp. Ngày nay, Yên Tử không chỉ là nơi có phong cảnh đẹp mà còn là vùng đất thiêng chứa đựng giá trị tâm linh, lịch sử, nhân văn sâu sắc, hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách viếng thăm chiêm ngưỡng cảnh đẹp, tận hưởng cảm giác thoát tục, vui đùa với mây, núi, nói cười giữa đất trời.

- Địa điểm nổi tiếng nhất của Yên Tử là chùa Đồng, nằm ở độ cao 1.068 m, trên đỉnh núi. Chùa có kiến trúc đặc biệt được đúc hoàn toàn bằng đồng, nặng 70 tấn, dài 4,6m, rộng 3,6m và cao 3,35m mang vóc dáng của một đài sen nở. Gắn liền với chùa Đồng là lễ hội Yên Tử được tổ chức từ mùng 10 tháng giêng âm lịch hàng năm và kéo dài 3 tháng mùa xuân. Trong thời gian lễ hội, khách thập phương nô lức hành hương về Yên Tử, đến với chùa Đồng trên đỉnh núi linh thiêng. Dòng người trải dài hàng chục km từ chân núi men theo con đường mòn uốn lượn, ghập ghềnh, luồn dưới những bóng cây đại thụ, xuyên qua vạt rừng Thông, Trúc... Vào dịp lễ hội, trong dòng người thập phương đổ về Yên Tử, có nhiều người hành hương tìm đến cõi Phật để thể hiện đức tin, cầu lộc, cầu tài. Có những người đến Yên Tử để ngưỡng cảm ý chí thông tuệ và đức độ thanh cao của các bậc cha ông. Có người về Yên Tử để du xuân, vãn cảnh, thưởng ngoạn không khí thanh bình. Nam nữ thanh niên đi Yên Tử để khám phá, chinh phục. Nhiều Việt kiều về nước tìm đến Yên Tử đắm mình trong những giá trị nhân văn, tinh hoa dân tộc. Rất nhiều khách nước ngoài đã biết đến Yên Tử như một điểm hấp dẫn du lịch tôn giáo, lịch sử, văn hóa và sinh thái.

2.3.3. Hiện trạng phát triển du lịch

2.3.3.1. Khách du lịch và thu nhập từ du lịch

Những năm gần đây, trong bối cảnh nền kinh tế có những chuyển biến tích cực cùng với công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch được tăng cường dưới nhiều hình thức như: cổ động trực quan, xuất bản sách để quảng bá giới thiệu về khu du lịch Yên Tử biên tập các tin bài trên cổng thông tin điện tử của , tỉnh Quảng Ninh; Đài Truyền hình Quảng Ninh làm phóng sự tuyên truyền về lễ hội và du lịch , tuyên

truyền, giới thiệu về các khu, điểm du lịch c, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc trong huyện. Khách du lịch và doanh thu từ ngành du lịch không ngừng tăng lên.

Theo số liệu thống kê của phòng Văn hóa Thể thao và Du lịch rừng Quốc gia Yên Tử, giai đoạn 2013 - 2016, tại các khu du lịch đã đón được tổng số 2.131.943 lượt khách và đạt mức doanh thu 514.040 tỷ đồng, tương đương 14,6% so với tổng lượng khách và 16,4% so với tổng doanh thu của toàn tỉnh.

Khách du lịch quốc tế tiếp tục tăng trưởng, nhất là ở khu vực Đông Nam Á và khách đến từ Bắc Mỹ, Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Tây Âu, Ấn Độ...

Thị trường khách nội địa: Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định...và khách trong tỉnh,

Trong giai đoạn này, khu di tích danh thắng Yên Tử đón được lượng khách lớn so với các khu du lịch trên địa bàn tỉnh, đạt hơn 1 triệu lượt và đạt mức doanh thu trên 200 tỷ đồng. Khu di tích danh thắng Yên Tử đạt được mức tăng trưởng cao do thu hút được một lượng lớn du khách hành hương tìm về nơi được coi là khởi nguồn của dòng phật giáo Trúc Lâm Việt Nam, đặc biệt là vào dịp lễ hội (tháng 2 âm lịch hàng năm). So với toàn tỉnh, lượng khách đến Yên Tử chiếm khoảng 14,6% và doanh thu chiếm khoảng 16,4%. Nguồn khách du lịch đến với Yên Tử chủ yếu là từ các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là từ thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Thời gian lưu trú của khách ngắn, thường đi trong ngày và không nghỉ qua đêm. Đối với du lịch nghỉ dưỡng Yên Tử, đã và đang được đầu tư xây dựng.

Theo quy hoạch đến năm 2020, rừng Quốc gia Yên Tử sẽ trở thành trung tâm du lịch trọng điểm và là trung tâm văn hóa lễ hội của tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu đến năm 2025 Yên Tử sẽ đón khoảng 8.000.000 lượt khách, trong đó có khoảng

200.000 khách quốc tế .

Tuy nhiên, mức chi tiêu của khách du lịch đến Yên Tử vẫn ở mức thấp. Trong đó khoảng 60% cho dịch vụ lưu trú và ăn uống, 20% cho vận chuyển đi lại, 15% cho hoạt động tham quan, còn lại cho các hoạt động khác.

Dựa trên các mục tiêu tăng trưởng của tỉnh về số lượng khách du lịch, thị trường

khách, số ngày lưu trú, cũng như cơ cấu chi tiêu của du khách, mục tiêu đến năm 2020, thu nhập từ du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử đạt 2.000 tỉ đồng, năm 2030 đạt 5.000 tỉ đồng.

Sự phát triển của ngành du lịch - thương mại - dịch vụ góp phần thúc đẩy kinh tế của thành phố Uông Bí tăng trưởng, đem lại nguồn lợi, nguồn thu nhập lớn cho người dân, tăng thu ngân sách cho thành phố và tỉnh. Không chỉ vậy, ngành du lịch - thương mại - dịch vụ của thành phố phát triển, tạo động lực thúc đẩy các ngành giao thông, xây dựng, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ nhà hàng, khách sạn phát triển. Từ đó tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương, từng bước nâng cao tích lũy và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thành phố từ 1,7% năm 2004 xuống còn 1%, năm 2016.

Bảng 2.7. Hoạt động kinh doanh tại các khu du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử


Khu DL

Hạng mục

Năm

Tổng cộng

2013

2014

2015

2016


Yên Tử

Khách du lịch

(người)

461.801

521.674

561.801

586.667

2.131.943

Doanh thu

(tỷ VNĐ)

98,7

116,67

142

156,67

514,040

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 9

Nguồn: Tổng hợp tài liệu [3, 4]


Nhìn chung toàn rừng Quốc gia Yên Tử chưa phát huy được các thế mạnh về tài nguyên và các lợi thế khác , các sản phẩm du lịch chưa đa dạng và chưa tạo được các sản phẩm liên kết hấp dẫn nên ngày khách lưu trú trung bình ngắn, dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Bên cạnh đó, các sản phẩm du lịch cũng như chất lượng phục vụ chưa phù hợp với thị hiếu của khách nước ngoài nên tỷ trọng khách quốc tế rất thấp, chỉ chiếm 1% trong cơ cấu khách du lịch. Khách du lịch nội địa chiếm phần lớn lượng khách (chiếm 99%), và thường tập trung đông nhất vào dịp lễ hội tại Yên Tử.

2.3.3.2. Lao động trong ngành du lịch

Du lịch là một trong những ngành kinh tế sử dụng nhiều loại lao động. Lao động trong ngành du lịch bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quá trình phục vụ khách du lịch. Lực lượng lao động trong ngành du lịch được chia thành 4 nhóm với những vai trò khác nhau: nhóm lao động quản lý chung, nhóm lao động thuộc bộ phận quản lý chức năng, nhóm lao động bảo đảm điều kiện kinh doanh du lịch, nhóm lao động trực tiếp tham gia vào các quá trình kinh doanh du lịch.

Lực lượng lao động trong ngành du lịch Yên Tử bao gồm các lực lượng thuộc các đơn vị doanh nghiệp nhà nước và các lao động thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các thành phần này đều đóng vai trò quan trọng trong việc phục vụ trực tiếp và gián tiếp khách du lịch trong các lĩnh vực dịch vụ du lịch như lưu trú, ăn uống, vận chuyển... Nhìn chung, lao động trong ngành du lịch rừng Quốc gia Yên Tử còn thiếu, tính đến năm 2015, ngành du lịch Yên Tử có 1000 lao động, tỷ lệ lao động bình quân trên một phòng khách sạn vẫn ở mức thấp.

2.3.3.3. Các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu

Việc kinh doanh khai thác các loại hình du lịch như: Du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng, Du lịch sinh thái, tín ngưỡng, du lịch cuối tuần, du lịch thể thao...Các dịch vụ phục vụ đi kèm như ăn uống, mua sắm hàng nông sản... đã từng bước đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, khám phá của du khách trong và ngoài nước, lượng du khách và doanh thu từ du lịch hàng năm tăng cao.

2.3.3.4. Đầu tư trong lĩnh vực du lịch

Trong năm 2016, có 11 dự án trọng điểm của tỉnh triển khai trên địa bàn rừng Quốc gia Yên Tử, trong đó có nhiều dự án hứa hẹn sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng tầm phát triển du lịch , dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18A, tuyến đường từ quốc lộ 18 vào chùa Giải Oan đoạn từ cầu chân suối đến khu Yên Tử I với tổng chiều dài trên 15km, tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng.

Với sự đầu tư có trọng tâm trọng điểm, cơ sở hạ tầng du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử được nâng cấp và mở rộng. Tại khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử có hệ thống dịch vụ hỗ trợ cáp treo và xe điện; một số đền, chùa tại Thiền viện Trúc lâm trong quần thể khu di tích Yên Tử được trùng tu, tôn tạo và hoàn thiện.

2.3.4. Hiện trạng tổ chức lãnh thổ du lịch

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch rừng Quốc gia Yên Tử giai đoạn 1998 - 2010, hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn được phân theo các cấp: điểm, khu và các tuyến du lịch.

- Các điểm du lịch

Trên địa bàn rừng Quốc gia Yên Tử, các điểm du lịch được chia thành:

+ Các điểm di tích lịch sử văn hóa.

+ Các điểm du lịch thắng cảnh, nghỉ dưỡng.

Các điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch, có thể là các tuyến nội vùng hoặc các tuyến liên vùng.

- Các khu du lịch

Hiện nay trên địa bàn rừng Quốc gia Yên Tử đang tập trung khai thác, phát triển khu du lịch trọng điểm là khu du lịch tâm linh nghỉ dưỡng Yên Tử.

+ Khu du lịch nghỉ dưỡng Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công rừng Quốc gia Yên Tử. Không gian của khu du lịch Yên Tử là một dãy núi theo hướng vong cung

, có diện tích 53 ha, chiều rộng khoảng 5 km ở độ cao gần 300 m so với mực nước biển, nằm trong không gian của rừng Quốc gia Yên Tử rộng lớn. Từ thế kỷ XII Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã đến đây tu hành đắc đạo và Yên Tử thành trung phật giáo lớn của cả nước hiện nay. Với nhiều giá trị về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn nên khu du lịch Yên Tử không chỉ có ý nghĩa đối với du lịch Quảng Ninh nói riêng, mà còn có vị trí quan trọng trong hệ thống tuyến điểm du lịch của trung tâm du lịch Ha Nội và phụ cận cũng như đối với phát triển du lịch khu vực vùng núi và trung du phía Bắc.

2.3.5. Khả năng liên kết du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh trong không gian phát triển du lịch các tỉnh phía Bắc

Du lịch là hoạt động không có ranh giới hành chính vì vậy sự liên kết giữa các địa phương, đặc biệt là với các địa phương phụ cận, trong phát triển du lịch có ý nghĩa rất quan trọng.

Yên Tử nằm trên vị trí trung chuyển khách du lịch giữa Hà Nội với Hạ Long do

đó Yên Tử nói riêng và Quảng Ninh nói chung có liên kết du lịch mật thiết. Các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang có khá nhiều nét tương đồng về tài nguyên du lịch, đặc biệt là khu vực rừng Quốc gia Yên Tử. Đây cũng là nơi gắn liền với nhiều các giá trị văn hóa, lịch sử cách mạng như hệ thống các di tích ở Yên Tử, khu di tích Lăng mộ nhà Trần, khu di tích lịch sử chiến khu Đệ Tứ Đông Triều,Chùa Ba Vàng, Côn Sơn- Kiếp Bạc, tạo thành nhiều điểm hấp dẫn trên tuyến DLVH lịch sử, du lịch về nguồn. Đồng thời kết hợp khai thác không gian chung theo các trục giao thông Hà Nội - Bắc Ninh - Quảng Ninh.

Đối với Quảng Ninh có khả năng liên kết phát triển các sản phẩm du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh nhờ có sự tương đồng về quy mô và thời gian tổ chức của hai lễ hội lớn là chùa Ba Vàng và Côn Sơn - Kiếp Bạc. Đồng thời Quảng Ninh sẽ có được nguồn khách trung chuyển từ các tỉnh Bắc Bắc Bộ như Bắc Giang, Lạng Sơn. Cũng từ trục liên kết này, Quảng Ninh sẽ tạo được cơ hội phát triển du lịch quốc tế với Trung Quốc.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


rừng Quốc gia Yên Tử thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh thuộc vùng trung du miền núi Đông Bắc, địa hình hướng vòng cung và có sự phân bậc theo độ cao. Dưới tác động của quy luật phi địa đới trong tự nhiên đã dẫn đến sự phân hóa theo đai cao của khí hậu, của thảm thực vật,…Các nhân tố tự nhiên đã hình thành nên các điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch trên lãnh thổ của Yên Tử.

Xác định sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên dựa trên các đơn vị đồng nhất tương đối về mặt thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo đã phân chia được lãnh thổ rừng Quốc gia Yên Tử thành hai tiểu vùng. Đánh giá, phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên theo từng vùng sẽ tạo cơ sở khoa học cho việc định hướng không gian, tổ chức lãnh thổ du lịch trên địa bàn rừng Quốc gia Yên Tử.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí