Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả điều tra các loài Lan trong tự nhiên ở khu vực nghiên cứu
Từ những thông tin thu được từ người dân và các cán bộ của VQG Hoàng Liên về khu vực phân bố chủ yếu của 6 loài Lan nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành điều tra theo các tuyến với việc mở các OTC ở các độ cao khác nhau. Trong các OTC, tiến hành điều tra các loài Lan bắt gặp và thu được kết quả như Bảng 4.1:
Bảng 4.1: Kết quả điều tra các loài Lan trên OTC
Số loài | Số cá thể | OTC | Số loài | Số cá thể | |
01 | 5 | 27 | 10 | 7 | 39 |
02 | 6 | 28 | 11 | 6 | 33 |
03 | 4 | 18 | 12 | 5 | 19 |
04 | 7 | 30 | 13 | 6 | 34 |
05 | 5 | 21 | 14 | 5 | 25 |
06 | 4 | 21 | 15 | 5 | 23 |
07 | 3 | 18 | 16 | 6 | 25 |
08 | 5 | 25 | 17 | 3 | 22 |
09 | 4 | 21 | 18 | 5 | 26 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 2
- Nghiên Cứu Đặc Điểm Hình Thái Và Phân Bố Của 6 Loài Lan
- Bảng Tổng Hợp Các Yếu Tố Khí Tượng Năm 2005 – 2008 Khu Vực Sa Pa – Lào Cai
- Ảnh Hưởng Của Nhân Tố Sinh Thái Tới Sinh Trưởng Của 6 Loài Lan Nghiên Cứu
- Bảng Một Số Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Của Lan Thông Qua Lá Cây
- Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 8
Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.
Với 18 OTC điều tra so với diện tích gần 30.000ha của VQG Hoàng Liên chỉ là diện tích rất nhỏ, nhưng chúng tôi đã xác định được 37 loài Lan thuộc 15 chi khác nhau (Bảng 4.2); thêm vào đó là điều kiện địa hình phức tạp, nhiều loài Lan lại sống phụ sinh trên những cây cao hay ở những vách đá nguy hiểm không thể điều tra hết được. Vì vậy, có thể thấy rằng các loài Lan ở VQG Hoàng liên là rất đa dạng.
Bảng 4.2: Bảng điều tra các loài lan trong tự nhiên ở khu vực nghiên cứu
Tên khoa học | Tên phổ thông | Số loài | Tỷ lệ | |
1 | Agrostophyllum Blume | Chi lan Càng cua | 1 | 2.7% |
2 | Anoectochilus Blume. | Chi lan Sứa | 2 | 5.4% |
3 | Bulbophyllum | Chi lan Lọng | 6 | 16.2% |
4 | Ceratostylis. | Chi lan Vòi sừng | 2 | 5.4% |
5 | Cleisostoma Blume. | Chi lan Miệng kín | 2 | 5.4% |
6 | Coelogyne Lindl. | Chi lan Thanh đạm | 3 | 8.1% |
7 | Cymbidium Sw. | Chi lan Kiếm | 6 | 16.2% |
8 | Dendrobium Sw. | Chi lan Hoàng thảo | 5 | 13.5% |
9 | Epigeneium Gagnep. | Chi lan Môi dày | 1 | 2.7% |
10 | Eria Lindl. | Chi lan Len | 4 | 10.8% |
11 | Eulophia R.br. | Chi lan Luân | 1 | 2.7% |
12 | Holcoglossum Schltr | Chi lan Tóc tiên | 1 | 2.7% |
13 | Liparis L.c.rich. | Chi lan Tai dê | 1 | 2.7% |
14 | Panisea Lindl. | Chi lan Khúc thần | 1 | 2.7% |
15 | Trichotosia Blume. | Chi lan Nhung | 1 | 2.7% |
Qua Bảng 4.2 ta thấy: chi có số loài lớn nhất là Cymbidium và Bullbophyllum với 6 loài chiếm 16,22% tổng số loài điều tra. Tiếp đến là chi Dendrobium với 5 loài điều tra được chiếm 13,51%, chi Eria với 4 loài chiếm 10,81%. Bên cạnh đó cũng có những chi trong quá trình điều tra chỉ bắt gặp một loài: Agrostophyllum, Epigeneium, Eulophia, Liparis, Holcoglossum, Panisea, Trichotosia. So sánh với tài liệu của VQG Hoàng Liên còn có một phát hiện là chi lan Khúc thần ở đây chỉ mới phát hiện một loài ở độ cao 1800m.
Trong quá trình điều tra, gặp các chi sống ở đất như: Anoectochilus, Eulophia,…chi sống ở lớp đất mùn trên vách đá như: Epigeneium, Liparis,…chi sống trên thân cây như: Ceratostylis, Bulbophyllum, Agrostophyllum,
Dendrobium Sw, Coelogyne,…
Đối với các loài Lan sống phụ sinh trên thân cây, chúng không chỉ sống phụ sinh trên một loài cây mà chúng thường sống trên nhiều loài cây khác nhau thuộc họ Fagaceae (họ Dẻ), Lauraceae (họ Re), Ericaceae (họ Đỗ Quyên), Theaceae (họ Chè), Magnoliaceae (họ Ngọc Lan),… Chính sự đa dạng về cây giá thể cũng đã giúp cho các loài Lan có khả năng thích nghi cao hơn và phân bố rộng hơn trong tự nhiên.
4.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của 6 loài Lan nghiên cứu
4.2.1. Lan Trần mộng xuân ( Cymbidium lowianum Rchb.f.)
- Sinh thái: Là địa Lan, cây sống nơi đất ẩm nhưng đôi khi sống phụ sinh trong các hốc đá, cây ưa sáng vừa phải. Thường phân bố trong các khu rừng ẩm ướt ở độ cao 1200 – 2000m. Đây là loài thường cho hoa vào mùa xuân khoảng từ tháng 1 – 3.
- Hình thái: Địa Lan củ giả hình trái xoan dẹt, mọc sát nhau. Lá hình dải hẹp dài 30 - 90cm, rộng từ 2 - 3cm, có đốt sát cuống. Cụm hoa thẳng dài mọc từ gốc củ giả, hơi cong ở đầu, có 10 - 15 hoa ở đỉnh. Hoa lớn 10 - 12cm có màu vàng lục, cánh môi chia 3 thùy màu vàng, thùy giữa cong lại, mép uốn lượn, đỉnh môi có một vết bớt màu đỏ hồng. Hiện tại đây là một trong ít giống Lan Sa Pa có hoa đẹp lại nở vào dịp tết, vì vậy đây là loài rất có giá trị cần chú ý chăm sóc.
Hình 4.1: Lan Trần mộng xuân (Cymbidium lowianum Rchb.f.)
4.2.2. Lan Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D.Don.)
- Sinh thái: Loài lan này thường mọc trên các vách đá, có khi mọc trên các cây gỗ lớn. Chúng phân bố trong các khu rừng già ở độ cao từ 1100 - 1600m. Mùa ra hoa của lan Kiếm hồng hoàng từ khoảng tháng 10 đến tháng 11.
- Hình thái: Loài này có củ giả lớn thuôn dài. Lá hình giáo hẹp dài 30 - 90 cm, rộng 2 - 3 cm, đỉnh lá chia 2 thùy nhọn không đều, gân lá nổi rõ. Cụm hoa thẳng mọc từ gốc củ giả, cao hơn lá, có khi mang tới 20 hoa. Hoa lớn khoảng 10cm, màu vằn nâu đỏ. Cánh tràng màu nâu đỏ có viền màu lục vàng. Cánh môi lớn dày chia ba thùy, có đốm đỏ sẫm, mép hoa uốn lượn và có lông mịn.
Hình 4.2: Lan Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D.Don.)
4.2.3. Lan Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L.Castle.)
- Sinh thái: Lan sống phụ sinh có thể trồng được trên đất, thường phân bố trong các khu rừng già ở độ cao từ 1300 - 2000m. Mùa ra hoa tháng 10 - 12
- Hình thái: Lan sống phụ sinh, củ giả to. Lá hình giáo dài 40 - 80cm,
rộng 0,7 - 1,2cm, đầu lá nhọn. Cụm hoa Hình 4.3: Một cành Kiếm thu
(Cymbidium tracyanum L.Castle)
thẳng đứng cao 50 - 100cm, thường có khoảng 15- 20 hoa. Hoa mọc thưa trên cuống chung. Cánh hoa màu nâu có các giải màu xanh nhạt. Cánh môi lượn sóng màu trắng, có các vệt màu đỏ sẫm.
Hình 4.4: Hình ảnh lan Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L.Castle.)
4.2.4. Lan Kiếm thanh ngọc (Cymbidium ensifolium (L.)Sw.
- Sinh thái: Loài Lan này thường sống trên mặt đất, có khi sống trên mặt đá có rêu. Loài này thường mọc ở trong các khu rừng già ẩm ướt. Phân bố ở độ cao trên 1400m. Kiếm thanh ngọc ra hoa vào mùa xuân, kéo dài từ tháng 2 – 3.
- Hình thái: Lan đất mọc bụi dày, củ giả nhỏ, được các bẹ lá che lại. Lá hình dải hẹp, dài 40 - 80cm, rộng 1,5 - 3,5cm, đầu lá nhọn có 3 gân lồi ở mặt dưới lá. Phát hoa mọc từ bẹ lá, cụm hoa thẳng, cao 20 - 40cm, có 6 - 10 hoa lớn 5
- 7cm, xếp thưa. Cánh hoa dạng mũi mác, mỏng nhỏ, màu xanh vàng với nhiều sọc đỏ nâu nằm liền nhau. Lá đài giống cánh hoa. Cánh môi thuôn, 2 thùy bên ngắn rộng và tròn, có nhiều đốm đỏ nâu. Trục hợp nhụy màu trắng vàng, phần bụng có chấm đỏ. Hoa có mùi thơm dễ chịu.
Hình 4.5: Lan Kiếm thanh ngọc (Cymbidium ensifolium (L.)Sw.
4.2.5. Lan Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum Lindl.)
(hay còn gọi là Thủy tiên mỡ gà)
Theo tác giả Trần Hợp loài này có tên gọi là Lan Hoàng thảo thủy tiên vàng (Dendrobium thyrsiflorum Reichenb. f. hoặc Dendrobium densiflorum Lindl ex Wall.)[9].
- Sinh thái: Đây là loài có biên độ sinh thái khá rộng. Có thể nuôi trồng được ở nhiều khu vực khác nhau. Phân bố ở độ cao 1300 – 1800m ở các khu vực ven suối. Thích hợp với điều kiện khô thoáng không thích hợp với điều kiện ẩm ướt. Mùa ra hoa từ tháng 4 – 6.
- Hình thái: Lan sống phụ sinh, thân có bốn cạnh, phình rộng ở giữa, thắt lại theo các đốt, thuôn ở gốc. Thân dài từ 30 – 50cm màu nâu bóng có chia đốt dài 5 -10cm. Lá có từ 3 – 5 chiếc, mọc tập trung ở ngọn, hình bầu dục, đầu nhọn, gốc tù dài cứng, dài từ 8 -12cm, rộng từ 3 - 6cm. Cụm hoa mọc từ các đốt ở đỉnh, hoa nhiều mọc tập trung xung quanh trục tạo thành chùm ngả xuống rất đẹp. Cánh hoa màu vàng tươi hay trắng vàng. Cánh môi lớn, rộng ở đỉnh, họng ngắn ở gốc, mép có răng cưa, màu vàng đậm ở giữa, dày và có lông mịn, hoa có mùi thơm.
Hình 4.6: Lan Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum Lindl.)
4.2.6. Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.)
- Sinh thái: Lan sống phụ thường mọc ở các khu vực ven suối ở độ cao 800 - 1500m (suối Cát Cát). Thích hợp với điều kiện khô thoáng ít khi gặp trong các khu rừng già ẩm ướt. Mùa ra hoa thường vào mùa xuân khoảng tháng 1 – 3.
- Hình thái: Đây là loài Lan sống phụ sinh, thân có bốn cạnh, thuôn hẹp ở gốc, rộng ở giữa, cao
20 - 40cm, lóng dài. Lá 2 - 4 chiếc
hình trái xoan thon dài 8 - 15cm, rộng 3 - 5cm, đầu tù, mọc sát nhau
Hình 4.7: Hoàng thảo thủy tiên trắng trưởng thành (Dendrobium farmeri Paxt.)
ở đỉnh. Hoa mọc thành chùm dài ở giả hành không lá, buông thõng xuống, có nhiều hoa xếp dày trên cuống chung dài 25- 30cm. Hoa to khoảng 5cm, cánh hoa có màu trắng với cánh môi gần tròn, mép có lông ngắn, có răng nhỏ không đều, màu vàng đậm. Hoa có hương thơm dịu.
Hình 4.8: Hoa Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.)
Hình 4.9: Cây con Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.)
Qua quá trình quan sát tìm hiểu tại thực địa và ở các nhà vườn tôi thấy rằng:
- Những cây sinh trưởng trong tự nhiên thường có lá nhỏ và ít hơn những cây được nuôi trồng tại nhà
- Chiều dài của phát hoa và độ lớn của mỗi bông hoa ở trong tự nhiên cũng nhỏ hơn những cây được nuôi trồng.
- Màu sắc hoa của những cây được nuôi trồng thường đậm hơn những cây ở trong rừng tự nhiên nhưng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại lại kém hơn những cây sống trong tự nhiên.
Giải thích về sự khác biệt này có thể là do: khi nuôi dưỡng tại vườn những cây Lan này được chăm sóc, bón phân thường xuyên nên khả năng sinh trưởng được phát huy tối đa. Vì vậy sự tăng trưởng của các bộ phận (thân, lá, hoa,…) thường tốt hơn những cây ở ngoài tự nhiên không được chăm sóc. Mặt khác, ở trong tự nhiên do phải đấu tranh sinh tồn nên chỉ những cây nào có sức chống chịu với sâu bệnh tốt mới có thể tồn tại được. Vì vậy, khi điều tra những cây trong rừng thường ít phát hiện cây bị sâu bệnh hơn những cây được nuôi trồng.