Bảng Tổng Hợp Các Yếu Tố Khí Tượng Năm 2005 – 2008 Khu Vực Sa Pa – Lào Cai


Trong đó: - N% là tỷ lệ sinh trưởng theo từng loại ( tốt, trung bình, xấu)

- ni là tổng số cây theo từng loại( tốt, trung bình, xấu)

- n là tổng số cây của loài ( tại cùng một nơi)

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để so sánh về khả năng sinh trưởng giữa Lan ngoài tự nhiên và Lan được nuôi trồng

Để so sánh về khả năng sinh trưởng của Lan ở hai môi trường sống khác nhau ta có thể dùng tiêu chuẩn Pearson

f 2

2 TS ii 1

( 2.2)

n Tai xTbj


f

Trong đó: là tần số quan sát của mẫu i cấp chất lượng j

ij


Tailà tổng tần số quan sát của mẫu thứ i

Tbjlà tổng tần số quan sát của cấp chất lượng j TS là tổng tần số quan sát của toàn thí nghiệm

a b a b

TS Tai Tbj f

i1

j 1

i1

j 1 ij

+ Nếu 2

n


tính được ở công thức (2.2)


2

tra bảng với k = (a-1)(b-1) bậc tự

05

do thì giả thuyết Ho: sinh trưởng của Lan ở ngoài tự nhiên và trong điều kiện nuôi trồng là như nhau được chấp nhận.

+ Nếu 2

n

tính được 2

05

tra bảng với k = (a-1)(b-1) bậc tự do thì giả thuyết Ho: sinh

trưởng của Lan ở ngoài tự nhiên và trong điều kiện nuôi trồng là như nhau bị bác bỏ.

- So sánh kết quả điều tra về khả năng nhân giống của các loài Lan nghiên cứu với các tài liệu tham khảo khác để xác định phương thức hiệu quả nhất và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình nhân giống.


Chương 3‌‌‌‌‌‌‌‌

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Vườn quốc gia (VQG) Hoàng Liên thuộc địa phận hành chính 6 xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, Bản Hồ thuộc huyện Sa Pa – tỉnh Lào Cai và Mường Khoa, Thân Thuộc của huyện Than Uyên – tỉnh Lai Châu. Tọa độ địa lý: 22°07'- 22°23' độ vĩ Bắc và 103°00'-104°00' kinh Đông, cách thành phố Lào Cai khoảng 40 km và Hà Nội khoảng 350 km về phía Đông Nam. VQG Hoàng Liên có ranh giới tiếp giáp với huyện Văn Bàn, Sa Pa, thành phố Lào Cai của tỉnh Lào Cai và 2 huyện Phong Thổ, Than Uyên của tỉnh Lai Châu.

3.1.2. Địa hình, địa mạo

VQG gồm hệ thống các đỉnh núi cao trên 2000m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đặc biệt có đỉnh Fansiphan cao 3143m so với mặt nước biển. Đây có thể coi là đỉnh núi cao nhất Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung. Các hệ chính của dãy núi thoải dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam tạo thành hai sườn chính của dãy Hoàng Liên Sơn trong đó sườn Đông Bắc thuộc huyện Sa Pa và sườn Tây Nam thuộc huyện Than Uyên. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao trung bình từ 2000 – 2500m còn độ cao có bình độ thấp nhất phía Sa Pa là 380m (xã Bản Hồ)

Dạng địa hình chủ yếu gồm: núi cao, thung lũng, sườn đồi núi. Mức độ chia cắt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng rất mạnh tạo ra sự phức tạp của địa hình và độ dốc lớn. Độ dốc trung bình phổ biến từ 20º - 30º, có nơi dốc đến 40º và dốc đứng. Hiện tượng sạt lở đất, lở núi xảy ra ở nhiều nơi trên các sườn núi cao.

3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng

3.1.3.1. Địa chất

Khu vực VQG có các loại đá chính thuộc hai nhóm mắc ma axit và đá biến


chất gồm Granit, Amphibolit, Filit, Đá vôi,... Trong đó đá Granit là phổ biến nhất.‌

Từ các loại đá mẹ Gneis, Granit lớp phủ thổ nhưỡng được phong hóa trong điều kiện chủ yếu là thoát nước tốt, trên các đai độ cao khác nhau, đất Feralit hình thành trong các điều kiện phong hóa địa hình cao. Từ 500m trở lên, tính chất điển hình của chúng không còn nữa. Tuy nhiên, quá trình Feralit hóa trong một số trường hợp vẫn còn xuất hiện ở những độ cao lớn hơn (tới 1600m). Từ độ cao 1800m, đất chuyển sang loại đất nhiều mùn dạng thô thuộc loại Alit trên núi cao.

Trải qua quá trình hoạt động địa chất lâu dài, những hoạt động xâm thực, bào mòn, bồi tụ đã tạo nên các thung lũng phủ đầy phù sa màu mỡ nằm dải rác trong VQG Hoàng Liên.

3.1.3.2. Thổ nhưỡng

Khu vực VQG được hình thành bởi 8 loại đất chính sau:

1) Đất mùn thô than bùn màu xám trên núi cao, phân bố từ 1700 - 2800m

2) Đất mùn Alit màu vàng nhạt trên núi cao, phân bố từ 1700 - 2800m

3) Đất Feralit màu vàng đỏ trên núi cao phát triển trên đá Axit từ 700 - 1700m

4) Đất Feralit màu vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất từ 700 - 1700m

5) Đất Feralit vàng đỏ vùng núi phát triển trên đá Axit từ 300 - 700m

6) Đất Feralit vàng đỏ núi cao phát triển trên đá biến chất từ 300 - 700m

7) Đất Feralit biến đổi do trồng lúa

8) Đất dốc tụ trồng lúa

Nhìn chung, các loại đất ở đây có tầng A1 và B1 phát triển, hàm lượng mùn cao, phần lớn là dạng viên nhỏ, độ tơi xốp cao, độ ẩm lớn, độ dày tầng đất phổ biến là ở mức độ trung bình (từ 50 - 120cm); thành phần cơ giới là đất thịt nhẹ, thịt trung bình (đối với các loại đất từ 1- 6) và đất thịt trung bình, thịt nặng (đối với các loại trồng lúa). Tính chất đất rừng còn thể hiện rõ, thuận lợi cho việc trồng và phục hồi lại rừng, trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực, cây dược liệu và trồng hoa.

Tuy nhiên, do địa hình có độ dốc cao nên đất dễ bị rửa trôi và bào mòn,


gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.‌‌

3.1.4. Khí hậu thuỷ văn

3.1.4.1. Khí hậu

Do vị trí địa lý và đặc điểm địa hình núi cao, hướng núi của dãy núi Hoàng Liên theo hướng Tây Bắc – Đông Nam quyết định chế độ khí hậu của vùng. Sườn Đông đón gió Đông và Đông Bắc nên thường xuyên ẩm ướt và lạnh. Sườn Tây chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nên ấm hơn. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình chi phối nên khí hậu ở đây vẫn thuộc kiểu khí hậu lạnh, độ ẩm cao và có thời kỳ khô hạn. Chế độ sinh khí hậu ở Sa Pa (từ 1500m trở lên) theo sự phân chia của Giáo sư Lâm Công Định (1992): Mùa hè ẩm ướt từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4. Ở Sa Pa, khí hậu lạnh và luôn có mây mù (160 ngày mây mù trong một năm).

Khí hậu của dãy Hoàng Liên vẫn mang các đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc của Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Tuy nhiên, ở đây khí hậu còn mạng sắc thái riêng của miền núi cao và được thể hiện qua các trị số của các yếu tố hình thành khí hậu sau:

Nhiệt độ:

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng năm 2005 – 2008 khu vực Sa Pa – Lào Cai


Tháng

T0 T.b

(max)

T0 T.b

(min)

T0 T.b

Độ ẩm

(%)

Lg mưa

(mm)

1

18,5

2,0

10,2

79

32,2

2

20,2

2,2

11,3

75

74,2

3

26,1

6,1

14,5

74

91,3

4

26,8

11,3

17,2

79

154,5

5

26,5

12,8

18,1

88

233,3

6

27,5

15,9

19,6

88

526,8

7

27,0

17,3

20,4

87

414,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 4


8

26,5

15,0

20,0

90

324,1

9

24,5

13,0

18,9

82

324,1

10

22,1

10,7

16,3

87

86

11

22,4

7,5

12,7

82

76

12

20,3

4,0

10,4

87

37,8


- Nhiệt độ không khí trung bình năm có chỉ số phổ biến từ 13 – 21ºC, lớn ở sườn Tây và nhỏ ở sườn Đông.

- Nhiệt độ không khí cao nhất vào tháng 6, tháng 7 từ 16 - 27ºC, có khi lên tới 29,4º.

- Nhiệt độ không khí thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1, nhiều năm xuống dưới 5ºC, ngày lạnh nhất xuống 0oC, đôi khi nhiệt độ có thể xuống dưới -3ºC.

- Độ ẩm trung bình cả năm là 83,1%, cao nhất là tháng 8 (90%), thấp nhất là tháng 3 (74%).

- Lượng mưa trung bình năm 197,8mm, lượng mưa tháng 1 thấp nhất là 32,2mm, lượng mưa tháng 6 cao nhất là 526,8mm.

Chế độ gió:

- Hướng gió chủ yếu là Tây Bắc, mùa đông có gió Đông Bắc khô lạnh và rét đậm

- Gió hại: hàng năm có gió Tây xuất hiện vào tháng 3, tháng 4 nhất là phía Than Uyên. Gió này mang hơi nóng và khô nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài sinh vật.

Tuyết, mưa đá:

- Tuyết thường xuất hiện theo chu kỳ, khoảng từ 4 - 6 năm/1 lần, tuyết rơi dày từ 20 - 80cm. Vào mùa đông và những ngày rét đậm trên các đỉnh núi cao thường có tuyết phủ.

- Mưa đá thường xuất hiện vào các tháng 4 - 5, số ngày có mưa đá bình quân từ 2

- 6 ngày/ năm, đường kính hạt mưa đá nhỏ khoảng 1cm.

Nhìn chung, khí hậu của khu vực Sa Pa có nhiều đặc điểm khác so với những nơi khác, có tuyết rơi vào mùa đông là một đặc trưng của khu vực này.


Tuy nhiên, do về mùa đông nhiệt độ thấp, có sương muối và băng giá đã tạo nên những khó khăn nhất định trong việc gieo ươm, gây trồng và ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của các loài cây trồng.‌‌‌‌

3.1.4.2. Thủy văn

VQG Hoàng Liên không có sông lớn chảy qua. Do đặc điểm địa hình của khu vực, VQG Hoàng Liên được tạo thành từ hai sườn chính: sườn Đông Bắc dốc thoải về phía sông Hồng và sườn Tây Nam dốc thoải về phía sông Đà. Vì vậy, trong khu vực cũng tạo nên hai hệ suối chính:

- Hệ suối thuộc khu vực Đông Bắc huyện Sa Pa bắt nguồn từ Fansipan, Séo Trung Hồ bắt nguồn từ Tả Van, Tả Trung Hồ bắt nguồn từ Bản Hồ. Ba suối này gặp nhau tại Bản Dền tạo thành ngòi Bốt đổ ra sông Hồng. Vì địa hình dốc, chia cắt mạnh nên về mùa đông chúng chính là suối cạn song về mùa mưa, đặc biệt là vào các tháng có lượng mưa tập trung (tháng 6, 7, 8 và 9) thường có lũ và lũ quét. Tuy vậy, trên những suối này lượng nước vẫn chảy thường xuyên và vẫn đủ lưu lượng để xây dựng những trạm thủy điện nhỏ cung cấp cho nhu cầu tại chỗ.

- Hệ suối thuộc khu vực Tây Nam dãy Hoàng Liên gồm hai suối chính: suối Nậm Bé (thuộc xã Mường Khoa) bắt nguồn từ Fansipan và suối Nậm Pao, Nậm Chăng (thuộc xã Thân Thuộc). Cả hai suối chính này đều chảy ra con ngòi lớn Nậm Mu và đổ ra sông Đà. Lưu lượng nước trên hai suối chính này cũng đảm bảo khả năng xây dựng những trạm thủy điện nhỏ phục vụ tại chỗ cho nhu cầu người dân nơi đây, đồng thời cung cấp nước cho những khu bình địa để trồng cây công nghiệp và phục vụ sinh hoạt.

Ngoài hai hệ suối chính thuộc hai sườn của dãy Hoàng Liên nói trên còn một con suối bắt nguồn từ lưu vực thuộc xã Sa Pả và một phần từ Sa Pa, chảy theo hướng Đông Bắc đổ vào sông Hồng tại thành phố Lào Cai.

3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.2.1.Tình hình dân sinh

3.2.1.1. Dân số

Tính đến năm 2008 thì dân số sống trong khu vực VQG Hoàng Liên là


38200 người với hơn 4000 hộ dân. Mật độ dân số bình quân chung trong khu vực điều tra là 56 người/km2, mật độ dân số thấp nhất là 10,7 người/km2 (xã Bản Hồ) và mật độ dân số cao nhất là 192 người/km2 (Thị trấn Sa Pa và Sử Pán).‌‌

Dân cư ở đây phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các xã Sa Pả, thị trấn Sa Pa, Hầu Thào, Sử Pán và các vùng thấp thuộc xã Mường khoa và Lâm trường Sa Pa. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 2,63%/năm nhưng một số dân tộc có tỷ lệ sinh cao như người H’Mông (3,6%), Dao (3,2%). Tổng số người đến tuổi lao động trong khu vực chiếm khoảng 41,9% tổng số nhân khẩu.

3.2.1.2. Dân tộc

Trong khu vực điều tra có 7 dân tộc cư trú, trong đó dân tộc H’Mông chiếm 40%, dân tộc Kinh chiếm 18,57%. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như: Dao, Dáy, Thái,... Cơ cấu dân tộc ở các xã cũng khác nhau. Các xã có gần 100% người H’Mông như xã Hầu Thào, Sử Pán, San Sả Hồ, Tả Van, Lao Chải. Người Kinh tập trung chủ yếu ở thị trấn Sa Pa, Sa Pả, Thân Thuộc, Mường Hoa. Còn các dân tộc khác rải rác ở các vùng đất thấp và ven các con suối lớn.

3.2.2. Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội

Kinh tế địa phương có tính chất tự cung tự cấp và chậm phát triển. Các hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng cây lương thực bằng hình thức định canh (ruộng bậc thang), hình thức du canh phát nương làm rẫy vẫn tồn tại, chăn nuôi còn mang tính tự nhiên. Ngoài ra còn có các hoạt động trồng và thu hái các lâm đặc sản rừng, săn bắn động vật phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và trao đổi hàng hóa.

Ngoài các hoạt động kinh tế trên, trong vùng đệm, nhất là khu vực thị trấn, thị trường buôn bán trao đổi hàng hóa cũng đã phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuyệt đại đa số đồng bào dân tộc thiếu ăn, mỗi năm thiếu ăn từ 3 - 5 tháng, có nhiều hộ thiếu ăn từ 6 - 8 tháng. Đời sống vật chất đã thiếu nhiều, đời sống tinh thần lại càng thiếu hơn. Đói nghèo hiện vẫn là vấn đề thách thức đối với người dân nơi đây.


3.2.3. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng‌

Việc sử dụng đất đai và khai thác tài nguyên trước đây không được quản lý chặt chẽ. Rừng và đất rừng không được bảo vệ thích đáng. Tập quán du canh, du cư, phát nương làm rẫy đã làm diện tích rừng giảm nhanh chóng. Rừng và đất rừng thuộc VQG Hoàng Liên chưa được quy hoạch rõ ràng, chưa có chủ thực sự để quản lý, chưa được sử dụng và bảo vệ tài nguyên theo quy hoạch.

Nạn săn bắn chim thú rừng bừa bãi chưa được ngăn chặn triệt để. Một số loài thực vật quý hiếm như Pơ mu, Hoàng đàn giả vẫn bị khai thác và buôn bán trái phép.

Đánh giá chung

Thuận lợi:

- Khí hậu, đất đai ở đây tương đối thuận lợi cho việc gieo ươm, gây trồng và sinh trưởng của các loài thực vật, trong đó có họ Lan.

- Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn là một lợi thế trồng và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

- Nơi đây có nguồn giống Lan rừng phong phú, là trung tâm đa dạng của các loài Lan

- Thị trường tiêu thụ hoa Lan đang còn mở rộng

- Có sự quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan quản lý chuyên môn.

- Nguồn lao động ngay tại địa phương rất phong phú

Khó khăn:

- Chưa có những đầu tư thoả đáng cho công tác sưu tập, nghiên cứu và bảo tồn và phát triển các loài Lan rừng.

- Dân cư ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình độ văn hóa còn thấp lại quen với hình thức sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp tự túc nên chưa có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà chủ yếu là nuôi trồng Lan theo kinh nghiệm.

- Đời sống của người dân ở Sa Pa tuy đã được cải thiện song vẫn còn nhiều khó khăn, vì vậy vấn đề đầu tư vốn để phát triển sản xuất kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí