Nghiên Cứu Đặc Điểm Hình Thái Và Phân Bố Của 6 Loài Lan


phân bố ở các châu lục khác.

Phần lớn các loài trong chi này sống ở các vùng rừng núi khá cao, khô và lạnh, một vài loài khác chịu được điều kiện nóng ẩm của rừng nhiệt đới.

Chi Cymbidium gồm những loài cây thân thảo, đa niên, đẻ nhánh hàng năm tạo thành những bụi nhỏ. Có loài rễ mọc bám trên vỏ cây, mặt đất (bì sinh hay phụ sinh); có loài rễ ăn sâu trong bọng cây, trong đất mùn (địa sinh hay thực sinh). Rễ mới thường chỉ mọc ở những cây con, cây mẹ khó ra rễ mới mà chỉ thấy phân nhánh từ củ rễ.

Thân ngầm (căn hành) của những loài này thường ngắn, nối những củ Lan với nhau. Các củ Lan thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách khỏi căn hành cũ, có thể mọc ra đoạn căn hành mới, từ đó mọc lên những cây con. Do đó người ta xếp Cymbidium vào nhóm Lan đa thân (sympodial). Củ Lan (giả hành) thường có dạng con quay hay dạng hột xoài, đường kính từ 1 - 15 cm, củ thường tươi và được bọc trong các bẹ lá.

Lá thường có hai dạng: dạng vảy đính

theo một đoạn căn hành và dạng thực đính trên giả hành. Lá thực thường có cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có một tầng phân cách. Khi


Hình 1.1: Cấu tạo chung chi lan Kiếm (Cymbidium Sw.)

phiến lá rụng, vẫn còn đoạn bẹ ôm lấy giả hành. Có một số loài không có cuống lá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Tùy theo từng loài mà phiến lá rất khác nhau, có loài có gân dọc nổi rõ nhưng cũng có loài gân chìm trong thịt lá. Lá có dạng dải, dạng mũi mác hay dạng phiến. Đầu lá nhọn hay chia thành 2 thùy. Kích thước của bản lá biến động từ 0,5 - 6cm. Chiều dài lá thay đổi từ 10 - 150cm.

Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới giả hành, trong các nách lá, tách các bẹ

Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 3


già, đâm ra bên ngoài. Thông thường, mỗi giả hành chỉ cho hoa một lần. Chồi hoa thường xuất hiện đồng thời với chồi thân, những chồi hoa no tròn hơn, còn chồi thân hơi dẹp. Các lá đầu tiên ở chồi thân mọc đâm ra 2 phía hình đuôi cá, còn ở chồi hoa các lá bao hoa luôn ôm chặt quanh phát hoa. Cụm hoa đứng thẳng hay cong thòng, thường dài và mang nhiều hoa. Hoa to, 3 lá đài và 2 cánh hoa rời và giống nhau. Môi có 3 thùy, trong đó 2 thùy bên dựng đứng, thùy giữa có 2 sọc nổi nhô lên. Trụ khá cao, 2 phấn khối nói với một vĩ phấn chung nằm trên một gót đĩa to.‌

1.3.5. Giới thiệu về chi Dendrobium Sw

Dendrobium Sw (chi Hoàng Thảo) rất phong phú về chủng loại, với khoảng 1600 loài phân bố trên các vùng thuộc châu Á nhiệt đới, tập trung nhiều nhất ở Đông nam Á và châu Úc. Ở Việt Nam đây là chi Lan lớn nhất với 97 loài được ghi nhận chiếm 12,9% tổng số loài Lan (Averyanov). Trên dãy Hoàng Liên có phân bố khoảng 25 loài từ độ cao 800 – 2300m [12].

Dendrobium là nhóm Lan đa thân, giả hành dài, lá phát triển trên toàn bộ giả hành, trên thân có nhiều mắt ngủ. Căn hành với khoảng cách các mắt ngắn hơn Cattleya. Hoa lớn cánh môi phẳng, cụm hoa ít phát trên toàn bộ giả hành, cuống của cụm hoa buông vuông góc với trục giả hành.

Dendrobium được chia làm 2 nhóm theo dạng thân của chúng:

- Dạng thòng hay Nobile là dạng thân mềm thường ở vùng hơi lạnh như ở Đà Lạt, Sa Pa,...

- Dạng đứng hay Phalaenopsis là dạng thân cứng thường sống ở vùng có khí hậu nóng hơn

Hai dạng này đều giống nhau trong

Hình 1.2: Cấu tạo chung chi Hoàng thảo (Dendrobium Sw.)


việc tạo lập giả hành mới và biệt hóa chồi sơ khởi ở nách lá dọc theo giả hành; nhưng chúng lại rất khác biệt trong việc tạo lập chồi hoa.

- Ở Dendrobium nobile ra hoa từ chồi sơ khởi của giả hành đã trưởng thành. Như Long tu (Dendrobium primulinum), Giả hạc (Dendrobium anosmum) chúng chỉ ra hoa với giả hành đã rụng hết lá

- Ở Dendrobium phalaenopsis thì hoa mọc ở cả giả hành cũ và mới. Ở giả hành mới, chồi non nhất ở gần ngọn là chồi đầu tiên phát triển thành vòi hoa.

Hình dạng của Dendrobium cũng rất nhiều kiểu:

- Nhóm có giả hành dài và mang lá dọc theo chiều dài của giả hành thường rụng hết lá khi ra hoa như Long tu (Dendrobium primulinum), Ý thảo (Dendrobium gratiosissimum),...

- Nhóm giả hành to, ngắn tận cùng thường có 2 -3 lá dai, bền, không rụng. Phát hoa tập trung ở phần này tạo thành chùm đứng hay thòng như: Thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri), Thủy tiên vàng (Dendrobium thyrisflorum), Vảy cá (Dendrobium lindleyi),...

- Nhóm giả hành mảnh mai, dài hay ngắn, có lá dọc theo chiều dài của chúng, lá dai bền và không rụng. Hoa thường mọc cô độc ở nách lá như Hoàng thảo hương duyên (Dendrobium ellipsophyllum),....


Chương 2‌‌‌‌‌‌

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định khả năng nuôi trồng một số loài Lan rừng tại Sa Pa

- Xác định các biện pháp nhân giống và nuôi dưỡng một số loài Lan rừng ở các giai đoạn phát triển khác nhau

- Xác định khả năng sản xuất kinh doanh một số loài Lan rừng tại Sa Pa

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: 4 loài thuộc chi: lan Kiếm (Cymbidium) và 2 loài thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium) tại Sa Pa - Lào Cai. Đây là những loài có giá trị về mặt kinh tế, có giá trị về mặt thẩm mỹ và được các hộ dân nuôi trồng với số lượng lớn

+ Lan Trần mộng xuân (Cymbidium lowianum Rchb.f.)

+ Lan Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D.Don.)

+ Lan Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L. Castle)

+ Lan Kiếm thanh ngọc (Cymbidium ensifolium Sw.)

+ Lan Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum Lindl) hay Thủy tiên mỡ gà

+ Lan Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.)

- Địa điểm nghiên cứu:

+ Khu phân bố tự nhiên điển hình của 6 loài Lan rừng chọn nghiên cứu ở vườn quốc gia Hoàng Liên

+ Một số nhà vườn, cơ sở kinh doanh Lan rừng ở thị trấn Sa Pa

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân bố của 6 loài lan

- Đặc điểm khu vực phân bố của loài: tiểu khí hậu, đai độ cao, cấu trúc rừng

- Đặc điểm hình thái: thân, lá, rễ, hoa và quả

- Đối chiếu các đặc điểm để tìm ra sự khác biệt về hình thái giữa cây sinh trưởng


ngoài tự nhiên và cây được nuôi trồng (nếu có)‌‌‌‌‌

2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 6 loài lan

- Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới quá trình sinh trưởng của Lan trong điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,...

2.3.3. Nghiên cứu các biện pháp nhân giống và nuôi dưỡng 6 loài lan

- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới quá trình sinh trưởng của Lan rừng trong điều kiện gây trồng

- Các hình thức nhân giống Lan rừng đang được sử dụng

- Cách thức tiến hành như thế nào? Những lưu ý trong quá trình nhân giống

- Đánh giá và tìm ra hình thức nhân giống có hiệu quả nhất

2.3.4. Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh Lan rừng tại Sa Pa

- Quy mô của các cơ sở sản xuất kinh doanh Lan hiện có ở Sa Pa

- Thị trường tiêu thụ chủ yếu của hoa Lan Sa Pa

- Hiệu quả kinh tế từ quá trình sản xuất kinh doanh Lan rừng

- Khả năng phát triển, mở rộng về quy mô và thị trường tiêu thụ của hoa Lan Sa Pa

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu

Cơ sở sinh thái học đã chỉ ra rằng: trong đời sống của mình bản thân mỗi loại cây rừng đều chịu sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái. Với mỗi nhân tố sinh thái, mỗi loài cây đều có khả năng sinh trưởng và phát triển trong một giới hạn nhất định gọi là biên độ sinh thái. Loài cây nào có biên độ sinh thái càng rộng thì loài cây đó có khả năng thích ứng càng cao (thể hiện qua tình hình sinh trưởng cũng như chất lượng của chúng). Các nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sinh trưởng của các loài thực vật bao gồm nhân tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...), đất đai và mối quan hệ lâm học với các loài cây xung quanh; Bên cạnh


đó, điều kiện địa hình (độ cao, hướng phơi,..) cũng có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của các loài thực vật do nó có tác dụng phân phối lại các nhân tố sinh thái. Có thể coi tình hình sinh trưởng và chất lượng của các loài cây là sự phản ánh mối quan hệ tương tác giữa chúng với các nhân tố sinh thái.‌‌‌

Ở đề tài này, đối tượng nghiên cứu là những thực thể sống cùng với môi trường sống của nó. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và sinh trưởng được tiến hành nghiên cứu trong vườn ươm, các cơ sở nuôi trồng kết hợp với điều tra thực địa nơi loài phân bố trong tự nhiên.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa

- Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu.

- Các kết quả nghiên cứu có liên quan với nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp

Điều tra sơ bộ:

- Sau khi tham khảo tài liệu nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn cán bộ lâm nghiệp, nhân dân địa phương về tình hình xuất hiện các loài Lan nghiên cứu trong khu vực

- Căn cứ vào bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, xác định khu vực điều tra

- Điều tra sơ thám ngoài thực địa để nắm bắt được đặc điểm địa hình và sự phân bố của các loài Lan trong tự nhiên tại Sa Pa: dạng địa hình, đai độ cao, phân biệt các kiểu rừng, các trạng thái rừng, đồng thời đánh giá sơ bộ về thành phần loài cũng như mức độ sinh trưởng và phát triển của thực vật

- Xác định các tuyến điều tra và dự kiến lập ô tiêu chuẩn ngoài thực địa

+ Phương pháp xác lập tuyến điều tra: Dựa trên những thông tin thu được về khu vực phân bố của các loài Lan nghiên cứu, xác lập các tuyến điều tra điển hình theo các đai độ cao. Các tuyến, điểm điều tra đó đi qua các dạng sinh cảnh đặc trưng, đặc biệt phù hợp với sự phân bố, hoàn cảnh sống của các loài Lan như


khu vực rừng già, khe suối,...

+ Phương pháp lập ô tiêu chuẩn: Từ tuyến điều tra xác lập được, lập các ô tiêu chuẩn 1000m2 là hình chữ nhật có kích thước 25m x 40m, cạnh dài của ô tiêu chuẩn song song với đường đồng mức. Điều tra trực tiếp tại hiện trường theo phương pháp thống kê.

Điều tra tỉ mỉ:

- Thu thập số liệu về đặc điểm phân bố:

+ Phỏng vấn cán bộ và nhân dân địa phương về các loài Lan nghiên cứu: thành phần loài, địa điểm xuất hiện, đặc điểm hình thái, sinh trưởng

+ Trên mỗi tuyến điều tra đều tiến hành ghi chép thông tin về: dạng địa hình, đai độ cao, sự xuất hiện của các loài Lan nghiên cứu và tình hình phân bố của chúng, các loài cây gỗ mà Lan sinh sống

+ Sau khi nắm bắt được các thông tin trên các tuyến lập các ô tiêu chuẩn 1000m2

ở các độ cao khác nhau. Trong mỗi ô tiêu chuẩn, điều tra số lượng cá thể của mỗi loài Lan nghiên cứu và một số loài Lan cùng sinh sống.

- Thu thập số liệu về một số đặc điểm hình thái:

Để nghiên cứu đặc điểm hình thái của các loài Lan, tôi sử dụng phương pháp quan sát kết hợp với đo đếm, mô tả ở thực địa và nơi nuôi trồng

+ Đặc điểm thân cây: Lan đơn thân hay đa thân? Dạng thân

+ Đặc điểm rễ: hình dạng của rễ, độ lớn của rễ, số lượng rễ, cách thức mọc

+ Đặc điểm lá: cách thức mọc của lá, hình dạng, màu sắc, chiều dài và chiều rộng lá

+ Đặc điểm về nụ, hoa, quả: màu sắc, kích thước, số lượng

- Thu thập số liệu về tình hình sinh trưởng:

Để thu thập số liệu về tình hình sinh trưởng các loài lan, Tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn kinh nghiệm của người dân địa phương là chủ yếu

+ Quan sát, mô tả tình hình sinh trưởng (thân, lá, rễ, hoa, quả) của các loài Lan nghiên cứu trong ô tiêu chuẩn được thiết lập

+ Quan sát, mô tả tình hình sinh trưởng (thân, lá, rễ, hoa, quả) của các loài Lan


nghiên cứu tại nơi nuôi trồng‌

+ Tìm hiểu các biện pháp chăm sóc Lan được sử dụng: chế độ tưới nước, bón phân, điều kiện ánh sáng,...

+ Điều tra tình hình sinh trưởng tại các địa điểm và đánh giá theo mức độ: tốt, trung bình và xấu

Cây tốt: cây sinh trưởng nhanh, không bị sâu bệnh; lá, thân và rễ không có những biến đổi khác thường về màu sắc

Cây trung bình: Cây sinh trưởng bình thường, có thể bị bệnh nhưng không nguy hại nhiều, các bộ phận của cây như thân, lá và rễ có thể có những biến đổi bất thường về màu sắc nhưng với số lượng ít khoảng 20-30%

Cây xấu: Cây bị bệnh hại với mức độ nhiều trên 30%, các bộ phận của cây như thân, lá, rễ bị biến đổi màu, mềm yếu.

- Thu thập số liệu về khả năng nhân giống:

+ Phỏng vấn các cán bộ kỹ thuật và người sản xuất Lan về kinh nghiệm nhân giống: các hình thức nhân giống phổ biến, thời điểm tiến hành nhân giống, cách thức tiến hành nhân giống

+ Tìm hiểu khả năng ra chồi, tỷ lệ và thời gian ra rễ của các gốc sau khi tách

- Thu thập số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh các loài Lan nghiên cứu

+ Quy mô của các cơ sở sản xuất kinh doanh Lan tại Sa Pa

+ Thị trường tiêu thụ chủ yếu của các loại Lan ở Sa Pa

+ Hiệu quả do kinh doanh hoa Lan mang lại

2.4.2.3. Phương pháp nội nghiệp

- Tổng hợp kết quả điều tra thành bảng mô tả về đặc điểm của các loài Lan nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ sinh trưởng (tốt, trung bình, xấu) tại thực địa và tại nơi sản xuất làm cơ sở rút ra kết luận nghiên cứu

ni

N % = n x 100% ( 2.1)

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí