Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 1



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-----------------------


NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NUÔI TRỒNG

KINH DOANH MỘT SỐ LOÀI LAN RỪNG TẠI SA PA – LÀO CAI

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.


Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60

Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai - 1


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS. TS. NGÔ QUANG ĐÊ


Hà Nội – 2009


LỜI NÓI ĐẦU‌


Luận văn được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo cao học Lâm nghiệp hệ chính quy, khoá học 2006 - 2009.

Trong quá trình thực hiện và hoàn thành bản luận văn này, tác giả rất cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Khoa đào tạo sau Đại học và của các bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn GS.TS Ngô Quang Đê, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ để bản luận văn này được hoàn thành.

Tác giả cũng xin cảm ơn các cán bộ của VQG Hoàng Liên – Lào Cai và nhân dân địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tác giả thu thập số liệu để hoàn thành bản luận văn này.

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên bản luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học cũng như của bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn !


Hà Nội, Ngày 20 tháng 10 năm 2009

Tác giả


Nguyễn Thị Phương Mai


Mục lục‌


Trang


TRANG PHỤ BÌA LỜI NÓI ĐẦU

Mục lục

Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình ảnh

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1. Ở nước ngoài 3

1.2. Ở Việt Nam 5

1.3. Giới thiệu về họ Lan 9

1.3.1. Đặc điểm chung 9

1.3.2. Đặc điểm hình thái 9

1.3.2.1. Cơ quan sinh dưỡng 9

1.3.2.2. Cơ quan sinh sản 10

1.3.3. Đặc điểm về phân loại 10

1.3.4. Giới thiệu về chi Cymbidium Sw 11

1.3.5. Giới thiệu về chi Dendrobium Sw 13

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 15

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

2.3. Nội dung nghiên cứu 15

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân bố của 6 loài lan 15

2.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 6 loài lan .16

2.3.3. Nghiên cứu các biện pháp nhân giống và nuôi dưỡng 6 loài lan 16

2.3.4. Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh Lan rừng tại Sa Pa 16

2.4. Phương pháp nghiên cứu 16

2.4.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu 16

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu 17

2.4.2.1. Phương pháp kế thừa 17

2.4.2.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 17

2.4.2.3. Phương pháp nội nghiệp 19

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 21

3.1. Đặc điểm tự nhiên 21

3.1.1. Vị trí địa lý 21

3.1.2. Địa hình, địa mạo 21

3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng 21

3.1.3.1. Địa chất 21

3.1.3.2. Thổ nhưỡng 22

3.1.4. Khí hậu thuỷ văn 23

3.1.4.1. Khí hậu 23

3.1.4.2. Thủy văn 25

3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 25

3.2.1.Tình hình dân sinh 25

3.2.1.1. Dân số 25

3.2.1.2. Dân tộc 26

3.2.2. Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội 26

3.2.3. Tình hình sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng 27

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28

4.1. Kết quả điều tra các loài Lan trong tự nhiên ở khu vực nghiên cứu 28

4.2. Đặc điểm hình thái và phân bố của 6 loài Lan nghiên cứu 30

4.2.1. Lan Trần mộng xuân ( Cymbidium lowianum Rchb.f.) 30

4.2.2. Lan Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D.Don.) 31

4.2.3. Lan Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L.Castle.) 31

4.2.4. Lan Kiếm thanh ngọc (Cymbidium ensifolium (L.)Sw. 32

4.2.5. Lan Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum Lindl.) 33

4.2.6. Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.) 34

4.3. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 6 loài Lan nghiên cứu 36

4.3.1. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 4 loài thuộc chi lan Kiếm (Cymbidium) 36

4.3.1.1. Ánh sáng 36

4.3.1.2. Nhiệt độ 37

4.3.1.3. Ẩm độ 37

4.3.2. Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái tới sinh trưởng của 2 loài thuộc chi Hoàng thảo (Dendrobium) 39

4.3.2.1. Ánh sáng 39

4.3.2.2. Nhiệt độ 39

4.3.2.3. Ẩm độ 40

4.4. Các biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 6 loài lan nghiên cứu 41

4.4.1. Các biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 4 loài thuộc chi Cymbidium 41

4.4.1.1. Biện pháp nuôi dưỡng 4 loài thuộc chi Cymbidium 41

4.4.1.2. Biện pháp nhân giống 4 loài thuộc chi Cymbidium 46

4.4.2. Biện pháp nuôi dưỡng và nhân giống 2 loài thuộc chi Dendrobium 50

4.4.2.1. Biện pháp nuôi dưỡng 2 loài thuộc chi Dendrobium 50

4.4.2.2. Biện pháp nhân giống 2 loài thuộc chi Dendrobium 51

4.5. Đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh Lan rừng tại Sa Pa 53

Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 63

5.1. Kết luận 63

5.2. Tồn tại 65

5.3. Khuyến nghị 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC


Danh mục các bảng biểu‌‌

Trang

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng năm 2005 – 2008 23

Bảng 4.1: Kết quả điều tra các loài Lan trên OTC 28

Bảng 4.2: Bảng điều tra các loài lan trong tự nhiên ở khu vực nghiên cứu 29

Bảng 4.3: Sinh trưởng của 4 loài thuộc chi Cymbidium trong tự nhiên 38

Bảng 4.4: Sinh trưởng của 2 loài thuộc chi Dendrobium trong tự nhiên 41

Bảng 4.5: Bảng một số dấu hiệu nhận biết bệnh của Lan thông qua lá cây 45

Bảng 4.6: Biểu tổng hợp tình hình sinh trưởng các loài Lan được nuôi trồng 53

Bảng 4.7: Biểu kiểm tra sự thuần nhất về sinh trưởng theo tiêu chuẩn Pearson 54

Bảng 4.8: Những loài Lan được nuôi trồng tại Sa Pa 56

Bảng 4.9: Bảng kết quả cơ cấu thu nhập của các hộ dân 58

Danh mục các hình ảnh

Trang

Hình 1.1: Cấu tạo chung chi lan Kiếm (Cymbidium Sw.) 12

Hình 1.2: Cấu tạo chung chi Hoàng thảo (Dendrobium Sw.) 13

Hình 4.1: Lan Trần mộng xuân (Cymbidium lowianum Rchb.f.) 30

Hình 4.2: Lan Kiếm hồng hoàng (Cymbidium iridioides D.Don.) 31

Hình 4.3: Một cành Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L.Castle) 31

Hình 4.4: Hình ảnh lan Kiếm thu (Cymbidium tracyanum L.Castle.) 32

Hình 4.5: Lan Kiếm thanh ngọc (Cymbidium ensifolium (L.)Sw. 33

Hình 4.6: Lan Hoàng thảo kiều (Dendrobium densiflorum Lindl.) 34

Hình 4.7: Hoàng thảo thủy tiên trắng trưởng thành (Dendrobium farmeri Paxt.) 34

Hình 4.8: Hoa Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.) 35

Hình 4.9: Cây con Hoàng thảo thủy tiên trắng (Dendrobium farmeri Paxt.) 35

Hình 4.10: Hình ảnh lá Lan bị ảnh hưởng bởi ánh sáng 37

Hình 4.11: Hình ảnh tách chiết cây đồng thời với thay giá thể địa Lan 49

Hình 4.12: Hình ảnh ươm tạo cây mới từ củ già 50

Hình 4.13: Các bước nhân giống Dendrobium bằng cắt cành 53


ĐẶT VẤN ĐỀ‌


Rừng nhiệt đới Việt Nam là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, rừng không chỉ cung cấp gỗ, chất đốt, bảo vệ môi trường sống mà chúng còn cung cấp cho con người các lâm đặc sản ngoài gỗ. Trong rừng có rất nhiều loài sinh vật quý hiếm, Lan rừng nhiệt đới là một trong số những loài như vậy.

Theo tác giả Trần Hợp, trên thế giới Lan rừng có khoảng 750 chi với khoảng

20.000 – 25.000 loài (R.L Dressler, 1981 và A.L Takhtajan, 1987). Ở Việt Nam, họ Phong lan có khoảng 137 – 140 chi và trên 800 loài, trong đó có nhiều chi và loài hoàn toàn mới trong hệ thực vật toàn cầu. Với số lượng chi và loài trên cho thấy họ Lan (Orchidaceae) là họ lớn nhất trong những họ thuộc lớp một lá mầm và là một trong hai họ lớn nhất của hệ thực vật bậc cao có mạch ở nước ta [10].

Thiên nhiên đã ban tặng cho loài này một vẻ đẹp lạ thường, sự đa dạng của hoa tạo nên sự say mê của con người. Từ xa xưa, Phong lan được coi là thanh cao quân tử trong bộ tứ bình “Mai – Lan – Cúc – Trúc”. Với vẻ đẹp thanh cao vương giả ấy, mà người ta thường gọi Lan là “Hoàng hậu của các loài hoa”[20] là món trang sức đẹp nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người và con người chưa bao giờ ngừng chiêm ngưỡng tác phẩm tuyệt mỹ ấy.

Lan không phải là cây ký sinh như tơ hồng, tầm gửi, nó là cây hoàn toàn tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước. Nếu rễ bám vào cây rồi buông thân cây cành xuống thì gọi là Phong lan. Nếu rễ bám vào đất, hoặc hốc đã có mùn thì gọi là địa Lan [23]. Lan là một họ lớn, chúng phân bố khắp nơi trên thế giới. Phong lan không những phân bố rộng mà chúng còn sống ở nhiều điều kiện khác nhau trừ sa mạc và ốc đảo [6].

Ngoài tác dụng thẩm mỹ, Lan còn có nhiều tác dụng khác như làm bánh với hương vị đậm đà, lá Lan có thể làm rau như Anoectochilus, trà Lan được chế biến từ lá của loài Jumelle faragrans ở quần đảo Mascarene, Lan còn có thể dùng làm thuốc [16]. Ngoài ra Lan còn góp phần không nhỏ vào việc cải tạo môi trường sống, cung cấp các tinh chất thơm cho ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm,...


Nền kinh tế của Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc góp phần nâng cao mức sống của người dân nhất là dân cư các thành phố lớn.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam ra nhập WTO đã kéo theo làn sóng đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn. Các dự án đầu tư không chỉ là các khu công nghiệp, khu chế xuất mà có cả các khu nghỉ dưỡng cao cấp phục vụ nhu cầu du lịch, tổ chức các sự kiện trong nước và quốc tế. Chính vì thế mà nhu cầu về các loại hoa tươi trong đó có hoa Lan ngày càng lớn.

Chơi Lan cũng là một thú chơi tao nhã của những người yêu hoa. Hiện nay, người yêu hoa đang muốn hướng tới một giò Lan với phong cách tự nhiên, hoang dã và không gì khác là Lan rừng. Tuy nhiên, khi mua về nuôi trồng ở môi trường trong nhà thì gặp rất nhiều vấn đề như Lan không phát triển, héo rũ, không ra hoa,...Vì vậy, việc tìm hiểu các đặc tính của Lan rừng, cách chăm sóc gây trồng chúng là công việc rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu của người chơi Lan hiện nay.

Lan là loài hoa có giá trị kinh tế cao nên trong những năm gần đây đời sống của các nghệ nhân trồng Lan đã được cải thiện rõ rệt. Đồng bào dân tộc miền núi trước đây thấy Lan đẹp mà thưởng thức, hiện nay cuộc sống hiện đại đã cho họ một hình thức kinh doanh vừa có hiệu quả kinh tế lại vừa giữ được thú chơi tao nhã của mình. Huyện Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai là nơi có rất nhiều loài Lan sinh sống, một số loài còn là đặc hữu của vùng. Theo thống kê của vườn quốc gia Hoàng Liên thì cả nước có hơn 630 loài Lan thì ở đây đã có gần 300 loài. Điều đó chứng tỏ rằng Sa Pa là một trong những trung tâm phân bố của các loài Lan Việt Nam. Một vấn đề đáng chú ý là nguồn tài nguyên quý giá này đang có nguy cơ bị thu hẹp và suy thoái do hiện tượng phá rừng, do quá trình khai thác, sử dụng và kinh doanh Lan rừng còn găp nhiều khó khăn.

Để có thể sản xuất kinh doanh hoa Lan đúng hướng, không làm mất đi nguồn gen quý thì việc điều tra đánh giá nguồn tài nguyên, tìm hiểu về đặc điểm sinh thái, sinh trưởng, cập nhật thông tin về tình trạng các loài, xác định các biện pháp kỹ thuật là rất cần thiết nhằm góp phần đưa ra các giải pháp bảo tồn phát triển bền vững nguồn tài nguyên sinh vật nói chung và hoa Lan nói riêng. Vì vậy, Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá khả năng nuôi trồng và kinh doanh một số loài Lan rừng tại khu vực Sa Pa – Lào Cai”


Chương 1‌‌‌

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Ở nước ngoài

Theo tác giả Nguyễn Xuân Linh, Phong lan được biết đến đầu tiên ở Phương Đông (Trung Quốc) do Khổng Tử phát hiện ra vào khoảng năm 551- 479 trước công nguyên. Nhưng khi đó Lan chỉ được chú ý đến vẻ đẹp của lá và hương thơm của hoa, chứ màu sắc của hoa chưa được chú ý do quan niệm thẩm mỹ thời ấy là chuộng tao nhã chứ không thích phô trương sặc sỡ. Cây Lan biết đến đầu tiên ở Trung Quốc là Kiến Lan (tìm thấy đầu tiên ở Phúc Kiến - Trung Quốc), đó là Cymbidium ensifolium là một loài bán địa Lan [14].

Tác giả Lê Văn Chương cho biết ở Phương tây, mặc dù được biết đến sau nhưng Lan được chú ý trước hết là công dụng về dược liệu của nó, sau đó là vẻ đẹp của hoa cùng với các đặc tính về thực vật mà sự khảo sát rất có hệ thống [2]. Theophrastus được xem là ông tổ của thực vật học và cũng có thể nói là người đầu tiên mở ra ngành học về Lan. Ông đã dùng chữ Orkis là chữ Hy lạp để chỉ những cây Lan thường có hai củ tìm thấy ở vùng Địa Trung Hải. Sau đó, chữ Orchis đã dược Dioscorides dùng để mô tả hai loài địa Lan trong quyển sách về dược liệu của ông và được Linnaeus ghi lại trong quyển “Các loài cây cỏ” vào năm 1753; Năm 1836 John Lindley đã sử dụng từ Orchidaceae để đặt tên cho họ Lan và đặt nền tảng hiện đại cho môn học về Lan [22].

Theo Bùi Xuân Đáng thì từ năm 1510 người Châu Âu mới thực sự biết đến hoa Lan qua những trái Vanilla dùng làm hương thơm cho bánh kẹo, sau đó đến các loài Hạc Đính rồi Kiếm lan… Hoa Lan chính thức gia nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới khoảng 400 năm nay và ngày càng được ưa chuộng trên thế giới [8].

Từ năm 1731 các nhà khoa học và các nhà thảo mộc ở Châu Âu và Châu Mỹ mới bắt đầu nghiên cứu về Lan; họ tìm cách phân loại theo các tiêu chuẩn:

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí