Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 11


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ‌

1. Kết luận

Quỳ châu là huyện miền núi của tỉnh Nghệ An,là vùng phòng hộ đầu nguồn của dòng Sông Lam và nhiều dòng suối lớn, nhỏ khác trên địa bàn; có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương. Đa số người dân sống phụ thuộc nông lâm nghiệp là chính.Là một huyện còn nghèo, nhưng có tiềm năng khá lớn về phát triển lâm nghiệp, do đó việc lập Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng có ý nghĩa và nó là căn cứ cho việc quản lý, sử dụng đất đai, bố trí và sử dụng quỹ đất lâm nghiệp hợp lý, tránh hiện tượng bỏ hoang hoá đất đai gây lãng phí về tài nguyên, giúp cho huyện khắc phục những hạn chế, phát huy được sức mạnh tổng hợp để góp phần nâng cao mức sống của người dân trong vùng.

Qua thời gian thực hiện, đề tài “Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.” đã đạt được mục tiêu và hoàn thành các nội dung đặt ra. Đã xây dựng được kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của huyện giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030 phù hợp với Phương án quy hoạch đã được phê duyệt, với đường lối chủ trương của Đảng, các căn cứ pháp lý của Nhà nước; phù hợp với Nghị quyết đại hội đảng bộ huyện, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng của tỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của huyện, cụ thể như sau:

- Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, Đề tài đã phân tích hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp, đất có rừng và chưa có rừng; phân tích hiện trạng theo chủ quản lý, chức năng của rừng, tình hình thực hiện các cơ chế chính sách hiện có trên địa bàn để từ đó tìm ra nguyên nhân đạt được và hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010 - 2015 của huyện.


- Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp, từ tầm chiến lược vĩ mô đến cấp tỉnh, câp huyện. Đề tài đã đề xuất được các nội dung kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo theo yêu cầu hướng dẫn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Thông tư 05/2008/TT-BNNPTNT vừa phù hợp với điều kiện thực tế và dự báo phát triển của huyện đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030. Đề tài đã tiến hành quy hoạch cụ thể từng loại rừng, đối tượng, biên pháp kỹ thuật, sản xuất kinh doanh.

- Đề tài đã đề xuất tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyện và mục đích sử dụng rừng đảm bảo tăng cường sự đa dạng sinh học, có hiệu quả về môi trường, kinh tế, đảm bảo rừng phát triển bền vững.

- Đề tài đã đề xuất được các giải pháp thực hiện quy hoạch làm cơ sở cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện một cách bền vững, đã đưa ra được các giải pháp về tổ chức, chính sách, giúp cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên đại bàn huyện ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.

- Đề tài đã cập nhật các chủ trương mới nhất của Đảng và Nhà nước, của các bộ ngành; đã thể hiện được các nội dung đầu tư cơ bản và tính toán một cách có cơ sở. Đề tài cũng là cơ sở để các cơ quan đơn vị chức năng ứng dụng hiệu quả trong quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và đất rừng của huyện, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị trong khu vực.

Trong quá trình thực hiện đề tài có sự phối hợp của các ban ngành trong huyện để thảo luận và thống nhất nhiều chỉ tiêu qua trọng trong công tác quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tại huyện. Nếu thực hiện đầy đủ các nội dung của đề tài, đảm bảo sẽ góp phần nâng độ che phủ của rừng đáp ứng được nhu cầu về phòng hộ và cung cấp lâm sản bền vững, góp phần tích cực vào


chương trình xóa đói, giảm nghèo, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân.

2. Tồn tại

Do thời gian và năng lực có hạn, đề tài nghiên cứu còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Chưa đi sâu vào điều tra nghiên cứu về tài nguyên động, thực vật rừng; tình hình sinh trưởng, phát triển của các loài động vật, cây bản địa trên địa bàn huyện. Giá trị định lượng từ dịch vụ môi trường rừng, giá trị kinh tế cũng như thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp mang lại chưa được tính toán đầy đủ, chi tiết, cụ thể.

- Quy hoạch chưa đề cập đầy đủ về kinh doanh rừng toàn diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, nhất là việc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, kinh doanh đặc sản, lâm sản phụ.

- Việc tính toán nhu cầu vốn đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế cũng chỉ là dự kiến, ước tính trên cơ sở tính toán các chính sách đang áp dụng hiện hành, chưa tính đến khả năng thay đổi chính sách (tăng định mức đầu tư, trượt giá).

3. Khuyến nghị

Lập kế hoạch và khoanh vùng những khu vực rừng trồng, rừng tự nhiên để chuẩn bị cho công tác quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng FSC, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Nghiên cứu chuyên sâu về công tác giống, có các tài liệu hướng dẫn loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện.

Xây dựng đội ngũ cán bộ lâm nghiệp xã, huyện trẻ năng động và có trình độ chuyên môn vững vàng nhằm phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo kịp với xu thế phát triển của ngành lâm nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung.

Cần xây dựng kế hoạch chuyển đổi những diện tích rừng và đất lâm


nghiệp đáp ứng đủ tiêu chí cải tạo rừng những diện tích rừng tự nhiên có chất lượng kém để trồng rừng kinh tế góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ rừng.

- Kiểm kê đánh giá lập dự án chi tiết về sử dụng rừng và đất lâm nghiệp các vùng cải tạo rừng nghèo kiệt, nhằm tránh lợi dụng chủ trương này để phá rừng tự nhiên.

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế tác động tiêu cực đến rừng, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo xây dựng các quy chế, hương ước thông bản,…

- Tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiên có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp.

- Song song với các Chính sách phát triển lâm nghiệp hiện hành, tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách khác: ưu đãi về vốn đầu tư, giảm lãi xuất vay trồng rừng sản xuất, chính sách ưu đãi về thuế, đất đai trồng rừng,… để khuyến khích hơn nữa các tổ chức cá nhân tham gia trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng đặc dụng và phòng hộ đầu nguồn, nhất là đối với vùng cao, vùng xa của huyện Qùy Châu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ NN&PTNT (V/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trung hạn 2013-201)

2.Báo cáo tổng kết công tác quản lý và bảo vệ rừng của huyện Quỳ Châu

3. Báo cáo tổng kết công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng năm 2016

4. Phương hướng nhiệm vụ năm 2017 huyện quỳ châu.

5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2013), Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020.

6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2007), Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, ban hành kèm theo quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ:

7. Quyết định số 38/BNN-LN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp &PTNT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

8. Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNTv/v ban hành Bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ.

9.Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT v/v ban hành Bản quy định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng.

10. Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/02/2007 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành định mức điều tra quy hoạch rừng.

11. Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của tỉnh Nghệ An phê duyệt kết rà soát 3 loại rừng.

12. Căn cứ Công văn số 4216/UBND-NN ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế lồng ghép các nguồn vốn thực hiện

nhiệm vụ bảo vệ rừng; đơn giá giao, khoán bảo vệ rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng.

13. Quyết định số 5988/QĐ-UBND.NN ngày 11/11/2009 của UBND tỉnh

phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2010-2020.

14. Quyết định phê duyệt phương án bảo vệ, khoanh nuôi rừng giai đoạn 2011-2015 của đơn vị.

15. Quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất của huyện

16. Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

17. Lê Sỹ Việt, Trần Hữu Viên (1999), Giáo trình quy hoạch Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

18. Quyết định về việc phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừngtỉnh Nghệ An đến năm 2020 (Số: 5988/QĐ-UBND)

19. Ủy ban nhân dân tỉnh nghệ an (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh huyện Sông Mã giai đoạn 2011 - 2020.

20. Viện điều tra quy hoạch rừng – Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Dự thảo “Định hướng phát triển Viện điều tra quy hoạch rừng Việt Nam”.

21. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nghệ an

22. Đoàn điều tra quy hoạch lâm nghiệp Tỉnh nghệ an

23. Thuyết minh phương án bảo vệ và khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016-2017 hạt quỳ châu.


PHỤ BIỂU

Phụ biểu 01. Tổng hợp nhu cầu, cơ cấu, tiến độ vốn

thực hiện phương án bảo vệ khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016 - 2020



TT


Năm/Chỉ tiêu


Tổng vốn (1000 đ)

Trong đó

Vốn dịch vụ môi trường

rừng

Vốn theo NĐ 75


Vốn khác

I

2

3

9

10

11


Tổng cộng

87,243,818

8,902,930

74,359,724

3,981,164

-

Bảo vệ rừng

69,759,158

8,902,930

56,875,064

3,981,164

-

Khoanh nuôi tái sinh

17,484,660

0

17,484,660

0


Năm 2016

17,654,434

1,780,586

15,164,692

709,156

1

Bảo vệ rừng

12,991,858

1,780,586

10,502,116

709,156

2

Khoanh nuôi tái sinh

4,662,576

0

4,662,576

0

3

Các hoạt động khác






Năm 2017

17,654,434

1,780,586

15,164,692

709,156

1

Bảo vệ rừng

12,991,858

1,780,586

10,502,116

709,156

2

Khoanh nuôi tái sinh

4,662,576

0

4,662,576

0

3

Các hoạt động khác






Năm 2018

19,254,390

1,780,586

16,619,520

854,284

1

Bảo vệ rừng

14,591,814

1,780,586

11,956,944

854,284

2

Khoanh nuôi tái sinh

4,662,576

0

4,662,576

0

3

Các hoạt động khác






Năm 2019

16,340,280

1,780,586

13,705,410

854,284

1

Bảo vệ rừng

14,591,814

1,780,586

11,956,944

854,284

2

Khoanh nuôi tái sinh

1,748,466

0

1,748,466

0

3

Các hoạt động khác






Năm 2020

16,340,280

1,780,586

13,705,410

854,284

1

Bảo vệ rừng

14,591,814

1,780,586

11,956,944

854,284

2

Khoanh nuôi tái sinh

1,748,466

0

1,748,466

0

3

Các hoạt động khác





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 11

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí