Tổng Hợp Nhu Cầu, Cơ Cấu, Tiến Độ Vốn Thực Hiện Phương Án Bảo Vệ Khoanh Nuôi Rừng Giai Đoạn 2016 – 2020 Tầm Nhìn 2030


-. Xây dựng dự án nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng giống lâm nghiệp.

- Xây dựng quy hoạch phát triển lâm sản ngoài gỗ và dự án phát triển một số loài lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế hàng hóa cao.

- Xây dựng các Dự án trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung.

- Xây dựng Dự án bảo tồn thiên thiên Pù Hoạt.

- Dự án đầu tư xây dựng đường giao thông vùng nguyên liệu tập trung.

- Xây dựng Dự án bảo tồn và phát triển giống Quế Phủ Quỳ.

- Xây dựng các dự án rừng phòng hộ các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi quốc gia Bản Vẽ, Khe Bố, Bản Mồng, Hủa Na....

- Xây dựng dự án phát triển nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng từ tỉnh xuống huyện, xã.

- Xây dựng dự án nâng cao năng lực bộ máy, hệ thống các chủ rừng.

3.3.2.4. Khái toán vốn đầu tư và hiệu quả

a. Xác định nhu cầu vốn và nguồn vốn:

* Xác định nhu cầu vốn:

Trên cơ sở nhiệm vụ phương án khoanh nuôi, bảo vệ rừng giai đoạn 2016- 2020, căn cứ các quy định hiện hành, tổng nhu cầu vốn như sau.

+ Tổng nhu cầu vốn: 87 243 818 000 đồng.

- Vốn hỗ trợ từ ngân sách và dịch vụ môi trường rừng: 8 902 930 000 đồng.

- Vốn theo NĐ 75 74 359 724 000 đồng.

- Các nguồn vốn khác: 3 981 164 000 đồng.

* Xác định cơ cấu nguồn vốn:

Đối với nguồn vốn ngân sách hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng được xác định theo định mức quy định hiện hành như sau:

+ Chính sách khoán bảo vệ rừng.Chính sách khoán bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

- Bên giao khoán: Ủy ban nhân dân xã, thị trấn.


- Bên nhận khoán: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định và Cộng đồng dân cư thôn tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định. Hiện nay, theo các quyết định của Ủy ban Dân tộc: Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 về công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2012-2015; Quyết định số 601/QĐ-UBDT ngày 29/10/2015 về việc công nhận bổ sung, điều chỉnh thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc miền núi.

+ Mức khoán bảo vệ rừng: 400.000 đồng/ha/năm. Không có hỗ trợ gạo.

Tổng nhu cầu vốn theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP: 56 875 064 000 đồng Chính sách khoán bảo vệ rừng chi trả DVMTR theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP.

+ Bên giao khoán là Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:

+ Bên nhận khoán là các hộ gia đình, cá nhân, hoặc cộng đồng dân cư thôn hay nhóm hộ dân cư trú hợp pháp trên địa bàn.

+ Mức giao khoán: Theo đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm được Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh thông báo: Phương án 2016- 2020 tạm tính toán theo đơn giá 2015 (200.000 /ha).

Tổng nhu cầu vốn theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP: 8.902.930.000 đồng. Các nguồn vốn khác: 3.981.164.000 đồng.

+ Chính sách hỗ trợ khoanh nuôi rừng được giao.

Hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có theo Nghị định 75/2015/2020.

+ Mức khoán khoanh nuôi rừng có trồng bổ sung: 1.600.000 đồng/ha/năm. (ba năm đầu).

+ Mức khoán khoanh nuôi rừng có trồng bổ sung: 600.000 đồng/ha/năm (ba năm tiếp theo).

Tổng nhu cầu vốn theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP: 17.484.660.000 đồng


Bảng 3.5: Tổng hợp nhu cầu, cơ cấu, tiến độ vốn thực hiện phương án bảo vệ khoanh nuôi rừng giai đoạn 2016 – 2020 tầm nhìn 2030



TT


Năm/Chỉ tiêu


Tổng vốn (1000 đ)

Trong đó

Vốn dịch vụ môi trường

rừng


Vốn theo NĐ 75


Vốn khác

I

2

3

4

5

6


Tổng cộng

87,243,818

8,902,930

74,359,724

3,981,164


Bảo vệ rừng

69,759,158

8,902,930

56,875,064

3,981,164


Khoanh nuôi tái sinh

17,484,660

0

17,484,660

0


Năm 2016

17,654,434

1,780,586

15,164,692

709,156

1

Bảo vệ rừng

12,991,858

1,780,586

10,502,116

709,156

2

Khoanh nuôi tái sinh

4,662,576

0

4,662,576

0

3

Các hoạt động khác






Năm 2017

17,654,434

1,780,586

15,164,692

709,156

1

Bảo vệ rừng

12,991,858

1,780,586

10,502,116

709,156

2

Khoanh nuôi tái sinh

4,662,576

0

4,662,576

0

3

Các hoạt động khác






Năm 2018

19,254,390

1,780,586

16,619,520

854,284

1

Bảo vệ rừng

14,591,814

1,780,586

11,956,944

854,284

2

Khoanh nuôi tái sinh

4,662,576

0

4,662,576

0

3

Các hoạt động khác






Năm 2019

16,340,280

1,780,586

13,705,410

854,284

1

Bảo vệ rừng

14,591,814

1,780,586

11,956,944

854,284

2

Khoanh nuôi tái sinh

1,748,466

0

1,748,466

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 10


3

Các hoạt động khác






Năm 2020

16,340,280

1,780,586

13,705,410

854,284

1

Bảo vệ rừng

14,591,814

1,780,586

11,956,944

854,284

2

Khoanh nuôi tái sinh

1,748,466

0

1,748,466

0

3

Các hoạt động khác






Năm 2030





1

Bảo vệ rừng

14,591,814

1,780,586

11,956,944

854,284

2

Khoanh nuôi tái sinh

1,748,466

0

1,748,466

0

3

Các hoạt động khác





Nguồn hạt kiểm lâm quỳ châu

b. Hiệu quả:

* Hiệu quả kinh tế.

Thực hiện phương án bảo vệ, khoanh nuôi rừng sẽ góp phần nâng cao đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc và cộng đồng các thôn bản trên địa bàn huyện. Với tổng số nguồn vốn hỗ trợ 83.262.654.000đồng (từ nguồn dịch vụ môi trường rừng và ngân sách nhà nước).

Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập từ các hoạt động lâm sinh như tận thu lâm sản, dược liệu … theo quy định của pháp luật.

Kết quả điều tra khảo sát đề tài đã cho thấy với diện tích rừng tự nhiên, tại một số bản đã có nguồn thu nhập chính từ sản phẩm gỗ từ nghề rừng (mật ong, tre nứa, củi,..).

Nhìn chung các hộ gia đình và cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng phấn khởi, được hỗ trợ tiền từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng để bảo vệ rừng của mình được giao và có thêm thu nhập từ các sản phẩm phụ từ rừng. Đây là một tiền đề thuận lợi cho thực hiện phương án.


* Hiệu quả xã hội - môi trường.

Thông qua việc bảo vệ và khoanh nuôi rừng, nâng cao độ che phủ của rừng lên 78 % trong năm 2020, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai như lũ lụt, hạn hán … đồng thời đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các hoạt động dân sinh, các nhà máy thủy điện.

Tiến trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn miền núi; trật tự trong các thôn bản, làng xã miền núi được đẩy mạnh, tăng cường theo hướng tích cực.

Kinh tế phát triển, trình độ dân trí được nâng lên góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là an ninh biên giới Quốc gia.

3.3.2.5. Giải pháp thực hiện

* Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng của rừng.

- Tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.

* Giải pháp tổ chức công tác quản lý:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa lâm nghiệp theo phương châm bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng.

- Củng cố và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng ở các đơn vị chủ rừng, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác phối hợp các lực lượng trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện tốt công tác PCCCR, phòng trừ sâu bệnh, gia súc phá hoại rừng.

- Xây dựng chi tiết bộ hợp đồng nguyên tắc, hợp đồng trong khoán bảo vệ và phát triển rừng nhằm xác định rõ quyền lợi và trách nhiệm của các hộ


gia đình, tổ chức, cá nhân khi tham gia nhận khoán.

- Hàng năm Hạt Kiểm lâm Quỳ Châu nghiệm thu khối lượng, chất lượng rừng giao khoán để làm cơ sở thanh toán vốn đầu tư cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng… thực hiện nhận khoán và quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.

* Giải pháp về quan hệ và phối hợp trong quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng.

Bao gồm phối hợp giữa các lực lượng bảo vệ rừng của địa phương, đơn vị; phối hợp giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trên địa bàn. Nêu các nội dung phối hợp, trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan, bao gồm: đối với cơ quan chuyên môn; đối với chính quyền địa phương các cấp; đối hộ gia đình, cá và cộng đồng địa phương nhận khoán.

Tăng cường phối hợp các ban ngành, chính quyền địa phương theo dõi, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, kịp thời phát hiện việc sử dụng đất lâm nghiệp không đúng mục đích, tham mưu xử lý nghiêm minh các vi phạm xẩy ra.

- UBND huyện tăng cường sự chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các Ban chỉ đạo các chương trình, dự án huyện. Nâng cao năng lực, trách nhiệm của các Ban phụ trách các chương trình, dự án cấp xã.

- Hạt Kiểm lâm chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành, thực hiện nhiệm vụ và tiến độ hàng năm theo kế hoạch và tiến độ mà dự án đã phê duyệt.

- Hướng dẫn, đôn đốc thực hiện, kiểm tra, nghiệm thu khối lượng, chất lượng công việc hoàn thành làm cơ sở thanh toán vốn đầu tư cho các đơn vị, chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.. thực hiện dự án và quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.

- Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng nhận đất khoán rừng, tham gia dự án thực hiện thông qua hợp đồng, phải thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch của chủ dự án đã ký kết hàng năm, tổ chức sản xuất kinh doanh đúng


theo yêu cầu của chủ dự án đề ra và có hiệu quả. Nâng cao năng lực, ý thức, trách nhiệm của các đối tượng được thụ hưởng dự án.

* Giải pháp về khoa học công nghệ.

- Đầu tư hệ thống máy tính đồng bộ đảm bảo xử lý được các phần mềm chuyên ngành như Mapinfor, googlaerth …

- Đầu tư máy định vị toàn cầu GPS cho các cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý

- Tập huấn việc sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong công tác bảo vệ, khoanh nuôi rừng, đồng thời cập nhật những thông tin KHKT mới.

* Giải pháp về vốn:

Căn cứ kế hoạch được giao hàng năm, nguồn kinh phí được UBND tỉnh cấp hàng năm thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, kinh phí lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn. Hạt Kiểm lâm phối hợp với các phòng ban chức năng huyện, UBND các xã, các đơn vị, chủ rừng xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng chi tiết cho các đơn vị, chủ rừng thuộc dự án, đến tận các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng; đồng thời xây dựng phương án bảo vệ khoanh nuôi rừng, hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán, dự án đầu tư lâm sinh trình Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra của phương án cần lồng ghép kế hoạch Bảo vệ, khoanh nuôi rừng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, bao gồm:

- Nguồn kinh phí bảo vệ rừng theo Quyết định 57/2012/QĐ - TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020.

- Vốn các chương trình, dự án khác trên địa bàn, như định canh định cư, 135;


- Huy động các nguồn vốn hợp pháp khác:

+ Nguồn vốn thu từ chi trả dịch vụ môi trường, thuế tài nguyên rừng;

+ Vốn liên doanh, liên kết;

+ Vốn tự có của các tổ chức, tập thể và hộ gia đình, cá nhân…;

+ Ngoài ra nếu có điều kiện huy động thêm nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức quốc tế (vốn ODA).

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí