truyền tại các thôn, bản, với gần 40.000 lượt người tham gia, đạt 100% số bản có rừng. Qua công tác tuyên truyền, ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ rừng ngày càng được nâng cao.
* Công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
+ Công tác phòng cháy rừng:
Trong 5 năm qua, Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ rừng và PCCCR; kiện toàn 90 lượt Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng từ cấp Huyện đến cấp xã và các chủ rừng; xây dựng 102 lượt phương án PCCCR; kiện toàn 788 lượt tổ đội PCCCR ở thôn, bản và chủ rừng; tổ chức ký 876 bản cam kết BVR và phòng cháy rừng giữa các cấp Huyện- xã- chủ rừng và thôn, bản, đạt 100% số bản có rừng; ký cam kết PCCCR với 9.850 lượt hộ gia đình; mua sắm, trang cấp cho các xã vùng trọng điểm cháy: 490 dao phát, 30 vỉ dập lửa, 160 đôi dày đi rừng, 5 bơm phun tay, 16 loa chỉ huy, 1 máy bơm nước.v.v.... và một số dụng cụ khác.
+ Công tác chữa cháy rừng:
Trong những năm qua, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hanh kéo dài trên diện rộng, trên địa bàn huyện đã xảy ra 06 vụ cháy rừng. Trong đó:
- Năm 2012: Xảy ra 04 vụ cháy rừng làm thiệt hại 6,5 ha rừng sản xuất, trạng thái rừng là IC, Nứa tép, nguyên nhân gây ra cháy rừng được xác định là do người dân dùng lửa đốt ong làm cháy lan.
- Năm 2015: Xảy ra 02 vụ cháy rừng làm thiệt hại 1,4 ha rừng sản xuất, trạng thái rừng gỗ xen nứa (IIB+N). Nguyên nhân là do người dân phá rừng, đốt thực bì để trồng rừng làm cháy lan. Hạt Kiểm lâm đã hoàn thiện hồ sơ báo cáo với Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và chuyển hồ sơ đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố hình sự.
* Công tác chống chặt phá rừng trái phép, kiểm tra, kiểm soát lâm sản:
Có thể bạn quan tâm!
- Bản Đồ Danh Giới Hành Chính Huyện Quỳ Châu
- Bảng Tổng Hợp Dân Số , Số Hộ Nhân Khẩu Của Huyện
- Kết Quả Thực Hiện Giai Đoạn 2011-2015, Những Thành Tựu, Hạn Chế, Nguyên Nhân , Bài Học Kinh Nghiệm.
- Kế Hoạch Bảo Vệ Phát Triển Rừng Giai Đoạn 2016-2020, Định Hướng Tới Năm 2030
- Tổng Hợp Nhu Cầu, Cơ Cấu, Tiến Độ Vốn Thực Hiện Phương Án Bảo Vệ Khoanh Nuôi Rừng Giai Đoạn 2016 – 2020 Tầm Nhìn 2030
- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 11
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Ban chỉ đạo về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo Hạt Kiểm lâm chủ trì phối hợp các ban ngành, chủ rừng và chính quyền cơ sở, quán triệt đến cán bộ cốt cán và tổ chức thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của Tỉnh như:
- Chỉ thị 1685/CT-TTg ngày 27/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;
- Chỉ thị 31/CT-UBND ngày 27/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kiểm tra, truy quét, thu giữ lâm sản trái phép.
- Chỉ thị 17/CT-UBND ngày 18/05/2012 về tăng cường quản lý nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã thông thường và quý hiếm.
- Thành lập và kiện toàn đoàn kiểm tra liên nghành huyện để kiểm tra, truy quyét và xử lý các tụ điểm thường diễn ra khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; kiểm tra các cơ sở kinh doanh chế biến lâm sản trên địa bàn. Trong 05 năm qua, đoàn liên nghành huyện đã phát hiện và xử lý: 55 vụ, tịch thu 2133,94 m3 gỗ các loại, thu nộp ngân sách: 352.942.300 đồng (trong đó, tiền phạt: 13.000.000 đồng, tiền bán lâm sản: 339.942.300 đồng).
Trong 05 năm qua, các ngành chức năng, thường xuyên phối hợp với các chủ rừng và chính quyền cơ sở tổ chức trên 800 đợt tuần tra, kiểm tra rừng tại các địa bàn trọng điểm và các khu vực rừng giáp ranh như: TK 234, 237, bản Cướm - xã Diên Lãm, khe Canh Tức - bản Luồng - xã Châu Phong, khu vực Mục Bản, Chạm Cà, khe Ba Hạ - xã Châu Hoàn, khe Kẻ Nính - xã Châu Thuận, khe Nhã - xã Châu Bính, khu vực Kẻ Tằn, Kẻ Xớn - xã Châu Hội, khe Tép - xã Châu Nga, khu vực bản Kẻ Can - xã Châu Bình...
Trong 05 năm 2015: Hạt Kiểm lâm đã phát hiện và nhận bàn giao từ Công an huyện Quỳ Châu để xử lý tổng cộng 351 vụ vi phạm Luật BV&PTR:
- Lâm sản đã tịch thu:800,4 m3 gỗ các loại, trong đó:
+ Gỗ tròn từ N2-N8 khối lượng: 478,58 m3, gỗ xẻ từ N2-N8 khối lượng: 321,82 m3.
+ Động vật rừng: 135 kg.
- Phương tiện tịch thu: 02 xe máy và 02 xe lôi.
- Tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước : 3.243.349.000 đồng.
* Công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp:
UBND huyện đã chỉ đạo các ban, nghành cấp huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp của các dự án đã được cấp có thẩm quyền cấp phép. Qua kiểm tra thì hầu hết các dự án đều thực hiện việc chuyển đổi đúng vị trí, diện tích và có đầy đủ các hồ sơ theo quy định của Nhà nước.
Trong 05 năm trên địa bàn huyện đã thực hiện 07 dự án liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp với tổng diện tích 71,97 ha, trong đó:
- Đất có rừng: 32,27 ha.
- Đất chưa có rừng: 39,7 ha.
* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng:
Sự chỉ đạo của các ban, nghành cấp huyện và chính quyền địa phương các xã, thị trấn nên các chỉ tiêu về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đều đạt và vượt kế hoạch đề ra, Cụ thể:
Năm 2011:
- Kết quả trồng cây phân tán: 130.000 cây/KH năm 125.000 cây.
- Bảo vệ rừng : 75.036,7 ha.
- Khoanh nuôi, bảo vệ rừng: 13.270 ha (dự án 5 triệu ha rừng 5.770 ha, QĐ 59: 7500ha).
Năm 2012:
- Kết quả trồng cây phân tán: 130.210 cây/KH năm 130.000 cây.
- Trồng rừng tập trung : 1.142,3 ha/KH năm 1.000 ha (Cao su 20 ha).
- Trồng cây rễ hương theo các chương trình, dự án: 14 ha.
- Bảo vệ rừng : 75.036,7 ha.
- Khoanh nuôi, bảo vệ rừng: 13.270 ha (dự án 5 triệu ha rừng 5.770 ha, QĐ 59: 7500ha).
Năm 2013:
Tổ chức thực hiện trồng cây phấn tán đạt 131.021 cây, đạt 100,7%KH năm, so với CK đạt: 100,7%.
- Trồng rừng tập trung: 1.427,9ha, đạt 142,7% KH năm, so với CK đạt: 125%.
- Quản lý, bảo vệ rừng hiện có: 75.036,7 ha.
- Tổ chức khai thác rừng nguyên liệu: 77.660 tấn, đạt 102,7%KH năm, so với CK đạt: 100,3%.
Năm 2014:
- Trồng cây Cao su hiện có: 148 ha.
- Bảo vệ rừng theo QĐ 57; QĐ 59: 13.726,44 ha.
- Trồng cây phân tán: 205.029 cây/130.000 cây KH.
- Trồng rừng tập trung: 1.774 ha. (Kể cả trồng mới và trồng sau khai thác)
- Khoanh nuôi bảo vệ: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có: 75.036,7 ha. Năm 2015:
- Cây giống cây Lâm nghiệp: Keo lai: 150.000.000 cây; Cây Cao su: 2 vạn cây; Dự án OxFam: Chăm sóc 40.000 cây mây nước và 7.000 cây mây nếp.
- Trồng Cây Mây nếp, mây nước: 18.000 cây tại Châu hạnh và Châu Thắng.
- Trồng cây phân tán trong nhân dân: 237.000 cây các loại/135.000 cây đạt 175,5% KH năm.
-Trồng rừng tập trung của dân và các DN: 1.805,2 ha/1500 ha đạt 120,34% KH năm. (Kể cả trồng mới và trồng lại sau khai thác).
* Tình hình khai thác, sử dụng rừng:
Việc khai thác, sử dụng rừng trên địa bàn đều theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt hàng năm. Hồ sơ khai thác đều thực hiện đúng theo quy định tại Thông tư số 35/TT-BNN ngày 20/5/2011 của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu lâm sản ngoài gỗ.
Trong 05 năm qua trên địa bàn các hộ gia đình, doanh nghiệp đã khai thác 388.357 tấn gỗ keo nguyên liệu giấy, 800 m3 gỗ rừng tự nhiên (Lâm trường Cô Ba và lâm trường Quỳ Châu khai thác năm 2013).
b. Đánh giá chung.
* Ưu điểm:
- Nhận thức của đại đa số người dân về công tác BVR&PTR ngày càng được nâng cao. Ngày càng có nhiều mô hình khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, mô hình trồng rừng tập trung, mô hình nông - lâm kết hợp…đã tạo việc làm cho nhiều lao động, phát triển kinh tế bền vững, nâng cao thu nhập từ nghề rừng.
- Cấp ủy, chính quyền địa phương và các chủ rừng đã quan tâm, chỉ đạo quyết liệt đối với công tác BVR&PTR trên lâm phần của mình. Nhiệm vụ BVR&PTR được xem là nhiệm vụ chính trị quan trọng, có vai trò to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Số vụ vi phạm về Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày càng giảm (năm 2011: 63 vụ, năm 2015: 58 vụ), độ che phủ của rừng ngày càng tăng (năm 2011: 73,9%, năm 2015: 74,6%).
* Tồn tại:
- Cháy rừng vẫn còn xảy ra trên địa bàn một số xã, tuy diện tích thiệt hại không đáng kể; việc thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” hiệu quả chưa cao.
- Tình trạng cất giữ lâm sản, chặt phá gỗ non, khai thác rừng trái phép còn xẩy ra; tình trạng chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng không đúng quy định vẫn diễn ra trên địa bàn một số xã, chưa được ngăn chặn, xử lý dứt điểm.
- Việc cài cắm thông tin, kiểm tra, kiểm soát lâm sản còn hạn chế. Tình trạng mua bán, vận chuyển lâm sản tuy là nhỏ lẻ nhưng vẫn còn diễn ra trên địa bàn.
- Việc phát triển rừng (trồng rừng) của người dân chưa chú trọng về mặt chất lượng, hiệu quả trên đơn vị diện tích mà chỉ chạy theo phong trào, không có quy hoạch cụ thể, không đa dạng loài cây trồng theo phương châm “đất nào, cây ấy”.
c. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm:
*Nguyên nhân ưu điểm:
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BVR&PTR của các ban, nghành đoàn thể, chính quyền các cấp đã được chú trọng, nội dung, hình thức tuyên truyền phong phú, có sức lan tỏa rộng lớn trong cộng đồng dân cư.
- Song song với công tác tuyên truyền, thì việc xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm của chính quyền và các cơ quan chức năng đã có tính răn đe các đối tượng vi phạm và từng bước tạo niềm tin cho người dân.
- Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách, dự án đầu tư, hỗ trợ cho người dân và các chủ rừng tham gia khoanh nuôi, bảo vệ rừng, trồng rừng như: Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Quyết định 59/QĐ- UBND của UBND tỉnh Nghệ An, Dự án trồng rừng 147, Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng...
* Nguyên nhân tồn tại:
- Nhu cầu về đất sản xuất, tạo việc làm, chuyển đổi rừng tự nhiên sang rừng trồng của nhân dân trên địa bàn lớn, đã xẩy ra tình trạng chặt phá, xâm lấn đất rừng, gây áp lực lớn cho công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Nhà nước chưa có cơ chế, chính sách thoả đáng để nhân dân khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, ổn định cuộc sống.
- Nhu cầu sử dụng gỗ và các sản phẩm rừng tự nhiên của xã hội ngày càng bức thiết; Công tác giao rừng và đất lâm nghiệp thiếu chặt chẽ, chưa kịp thời; trách nhiệm của Cấp ủy, chính quyền cơ sở và các chủ rừng, đặc biệt chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân còn nhiều hạn chế.
- Nhân dân sống liền rừng cuộc sống còn nhiều khó khăn, những ngày nông nhàn không biết làm gì chỉ biết vào rừng khai thác lâm sản kiếm sống hàng ngày.
- Chính quyền một số xã chưa chú trọng và đang còn xem nhẹ công tác quản lý bảo vệ rừng. Người dân chưa ý thức được trách nhiệm bảo vệ rừng của mình.
* Bài học kinh nghiệm:
- Đưa công tác bảo vệ, phát triển rừng vào chương trình công tác hàng tháng của cấp ủy, chính quyền các cấp và là tiêu chí để đánh giá xếp loại tập thể, cá nhân cuối năm; gắn trách nhiệm người đứng đầu với nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn.
- Phân công trách nhiệm thành viên BCĐ về kế hoạch BV& PTR các cấp phụ trách chỉ đạo từng địa bàn cụ thể; nâng cao hiệu quả hoạt động công tác của mỗi thành viên BCĐ.
- Thực hiện tốt công tác giao, khoán đất rừng, đảm bảo lợi ích người nhận khoán để nhân dân gắn bó với rừng, bảo vệ rừng tốt hơn.
- Lấy cấp ủy, chính quyền cơ sở làm trung tâm, kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp xã làm trục xoay trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR; tham mưu cho Huyện ủy, Đảng ủy xã ban hành Nghị quyết chuyên đề về bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR.
- Phát hiện sớm, xử lý kịp thời nghiêm minh, dứt điểm các vụ vi phạm, nhằm nâng cao tính răn đe, giáo dục. Phối hợp gắn bó chặt chẽ với các ban ngành liên quan và cấp ủy chính quyền cơ sở.
3.2.3. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng tới bảo vệ, phát triển rừng trong giai đoạn tới
a. Về dân số
Theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020 với mục tiêu phấn đấu hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 là 1,7%; đến năm 2030 là 1,5% thì dự báo quy mô dân số đến năm 2020 là 50.000 người và đến năm 2030 đạt khoảng 65.000 người.
Sự gia tăng dân số đã có ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường: tạo ra nguồn rác thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, không khí, môi trường nước, nhu cầu tiêu thị nông, lâm sản tăng cao, đồng thời kéo theo nạn phá rừng, gây ô nhiễm môi sinh mất cân bằng sinh thái, góp phần tạo ra hiện tượng biến đổi khí hậu bất thường, lũ ống, lũ quét, lở đất, phát sinh bệnh dịch,…
Để hạn chế sự gia tăng dân số và ảnh hưởng của nó đến môi trường đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của môi trường đến đời sống con người cần có nhiều biện pháp cùng thực hiện: thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình hạn chế tăng dân số tự nhiên, bố trí, sắp xếp dân cư sống ở các vùng tập trung an toàn, phân bố lao động hợp lý phù hợp với đặc điểm điều kiện sản xuất của từng địa phương, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường vì cộng đồng.
b. Về lao động
Với đặc thù là huyện miền núi, phần lớn lao động là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí và kỹ năng làm việc còn thấp, số lao động được qua đào tạo, chuyển giao kỹ thuật mới chỉ chiếm trên 5% tổng số lao động của huyện, đây là lực cản lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng nói riêng, ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội, đồng thời đó cũng là những rào cản cho việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là lâm nghiệp, gây khó khăn rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.