Kế Hoạch Bảo Vệ Phát Triển Rừng Giai Đoạn 2016-2020, Định Hướng Tới Năm 2030‌


c. Dự báo nhu cầu, thị trường về lâm sản

Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự gia tăng dân số sẽ tác động đến nhu cầu về lâm sản và các dịch vụ lâm nghiệp. Trong tương lai, nhu cầu về lâm sản như: gỗ xây dựng, gỗ trụ mỏ, gỗ nguyên liệu, đồ gỗ gia dụng trong sinh hoạt gia đình, nội thất công sở... và các dịch vụ môi trường như: thuỷ lợi, thuỷ điện, nước sạch, hấp thụ khí thải cacbon, tham quan du lịch, đa dạng sinh học... sẽ ngày càng tăng mạnh. Đặc biệt do nhận thức của người dân ngày càng cao về việc bảo vệ môi trường nên xu hướng sử dụng gỗ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang tăng dần và là yêu cầu bắt buộc của nhiều quốc gia. Đây là cơ hội tốt để thúc đẩy phát triển rừng sản xuất trong tương lai, hạn chế việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên có chức năng phòng hộ, đặc dụng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước thì nhu cầu lâm sản cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất không ngừng tăng cao.

Với tập quán truyền thống của người dân nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện là dùng củi làm chất đốt chính trong sinh hoạt gia đình, mặc dù các công nghệ mới như dùng ga, điện cũng đã được thay thế, cải thiện phần nào, nhưng chưa được phổ biến do cách sử dụng còn khó đối với bà con dân tộc, phải đầu tư kinh phí lớn, điều kiện xa trung tâm nơi cung cấp nhiên liệu, nguồn điện hạn chế...Do đó, trong tương lai, dự báo về nhu cầu gỗ củi làm chất đốt trên địa bàn huyện sẽ tăng dần theo mức độ tăng dân số, tăng chủ yếu ở vùng nông thôn.

d. Dự báo về khoa học công nghệ trong lâm nghiệp

Trong thời đại ngày nay khoa học công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trong xã hội; cũng như các ngành khác, ngành lâm nghiệp đang từng bước ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng như công tác quản lý.


- Trong sản xuất: Tăng cường đưa các giống mới, năng suất cao vào trồng, phục hồi rừng, đặc biệt là rừng sản xuất. Thực hiện kỹ thuật trồng thâm canh rừng, phát triển mạnh trồng cây lâm sản ngoài gỗ như Sa nhân, Hoàng tinh, Thảo quả...Phục hồi, nhân giống và đưa các loài cây bản địa, có giá trị kinh tế vào cơ cấu cây trồng rừng.

- Trong công tác quản lý: Áp dụng các thiết bị khoa học hiện đại vào việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cũng như công tác quản lý, điều hành, tiếp cận thị trường như phần mềm vẽ bản đồ Mapinfor, GIS, viễn thám. Thiết lập và sử dụng có hiệu quả mạng máy tính chuyên ngành, xây dựng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và các vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy trình giám sát, điều tra đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phòng cháy, chữa cháy rừng; xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng.

e. Các cơ chế, chính sách của Nhà nước

Với đặc thù của các tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, mặt khác người dân sinh sống chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, sống phụ thuộc chủ yếu vào nghề rừng. Để giúp đỡ, hỗ trợ đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của những khu vực này, thì Đảng và Nhà nước luôn có những cơ chế chính sách đặc thù.

Triển khai thực hiện quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020. Cùng với các huyện trong tỉnh, huyện đã xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt dự án Bảo vệ và phát triển rừng huyện đến năm 2020

Tóm lại: Trong kỳ quy hoạch (đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030) thì các yếu tố trên vừa có ảnh hưởng tích cực lại vừa có ảnh hưởng tiêu


cực đến công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện. Để thực hiện được mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội ổn định đến năm 2020, định hướng đến 2030 của một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn như huyện quỳ châu thì ngoài việc giải quyết các vấn đề trước mắt, cấp bách giúp nhân dân các dân tộc thiểu số ở huyện sớm yên tâm làm ăn, gắn bó với nơi cư trú của mình thì công tác quy hoạch các ngành, lĩnh vực cần được quan tâm đúng mức, hài hoà để hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện.

3.3. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030‌

3.3.1. Quan điểm, định hướng phát triển‌

- Bảo tồn đa dạng sinh học (Hệ thực vật, động vật rừng) các khu rừng đặc dụng đã quy hoạch; Bảo vệ diện tích rừng phòng hộ hiện có, nâng cao chất lượng của rừng tăng khả năng phòng hộ. Khoanh nuôi tự nhiên trên những diện tích đất chưa có rừng; Trồng rừng phòng hộ trên diện tích đất trống đồi núi trọc bằng các loài cây bản địa tích cực nâng độ che phủ rừng. Khai thác một số lâm sản ngoài gỗ từ rừng để tăng thêm thu nhập.

- Phát triển mạnh rừng sản xuất thông qua các giải pháp quản lý bảo vệ và xây dựng rừng. Trồng rừng nguyên liệu tập trung, cải tạo rừng, nông lâm kết hợp.

- Thu hút nguồn vốn thông qua các dự án trồng rừng, chế biến lâm, đặc sản, dăm bột giấy; áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất giống, trồng rừng và chế biến lâm sản.

- Lấy các hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức được giao đất lâm nghiệp, giao rừng làm chủ thể chủ đạo tham gia bảo vệ và phát triển rừng.


3.3.2. Nội dungkế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016 - 2020, định hướng tới năm 2030‌

3.3.2.1. Mục tiêu

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho dự án có hiệu quả và bền vững.

- Nâng độ che phủ rừng của huyện Quỳ Châu từ 74,6% năm 2015 và định hướng lên 78% vào năm 2020 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quỳ Châu khóa XXV, nhiệm kỳ 2015-2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, hạn hán, lũ lụt; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trên địa bàn huyện và tỉnh.

- Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc và các đối tượng lao động trên địa bàn có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

3.3.2.2. Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020, định hướng tới năm 2030

a. Quy hoạch 3 loại rừng

Bảng 3.4: Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2030‌‌‌

ĐVT: ha



Loại đất, loại rừng

Hiện trạng (năm 2015)

Quy hoạch (năm 2020)

Quy hoạch (năm 2030)

Diện tích tự nhiên

97,743.9

97,743.9

97,743.9

A. Đất Lâm nghiệp

94,866.1

93700.1

94291.1

1. Rừng đặc dụng

11,617.8

11,617.8

11,617.8

a) Có rừng

11,603.5

11,617.8

11,617.8

- Rừng tự nhiên

11,603.3

11,617.8

11,617.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 9


- Rừng trồng

0.2

0.0

0.0

b) Chưa có rừng

14.3

0.0

0.0

2. Rừng phòng hộ

21,476.1

21000.1

21401.1

a) Có rừng

19,994.2

20618.2

20928.2

- Rừng tự nhiên

19,804.5

20508.5

20718.5

- Rừng trồng

189.7

109.7

209.7

b) Chưa có rừng

1,481.9

381.9

481.9

3. Rừng sản xuất

61,772.2

72700

61272.2

a) Có rừng

44,848.8

61495.6

49348.80

- Rừng tự nhiên

35,356.4

33280.4

36856.4

- Rừng trồng

9,492.4

28215.2

12492.4

b) Chưa có rừng

16,923.4

11204.4

11923.4

B. Các loại đất khác

2,877.8

4043.8

3027.8


So với năm 2015 (đầu kỳ quy hoạch) thì tổng diện tích đất lâm nghiệp giảm 150 ha. Diện tích này chủ yếu được điều chỉnh, chuyển sang xây dựng các công trình an ninh, quốc phòng (đường tuần tra biên giới) và xây dựng thuỷ điện.

Cơ bản tổng diện tích của các loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) đầu kỳ quy hoạch và cuối kỳ quy hoạch (2015 - 2030) không có sự thay đổi nhiều mà chủ yếu là sự thay đổi các trạng thái trong từng loại đất rừng, cụ thể:

- Rừng đặc dụng: Tổng diện tích 11,617.8 ha giữ nguyên so với hiện trạng, trong đó:

+ Diện tích đất có rừng tăng 14,3 ha (rừng tự nhiên tăng 14,3 ha; rừng trồng tăng 0.2 ha).

+ Đất chưa có rừng giảm 14,3 ha (ở đây chủ yếu rừng trạng thái Ia,Ib,Ic).


- Rừng phòng hộ: Tổng diện tích 21401.1 ha giảm 75 ha so với hiện trạng, trong đó:

+ Diện tích đất có rừng tăng 934.0 ha (rừng tự nhiên tăng 914.0 ha; rừng trồng tăng 20.0 ha). Đất chưa có rừng giảm 1000.0 ha

- Rừng sản xuất: Tổng diện tích 61272.2 ha giảm 500 ha so với hiện trạng, trong đó:

+ Diện tích đất có rừng tăng 4500.0 ha (rừng tự nhiên tăng 1500.0 ha; rừng trồng tăng 3000.0 ha).

+ Đất chưa có rừng giảm 5000.0 ha

Như vậy: Tổng diện tích đất lâm nghiệp giảm 150 ha là do điều chỉnh chuyển đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp, trong đó:

- Diện tích rừng phòng hộ giảm 75 ha là do điều chỉnh chuyển đất lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây dựng đường tuần tra biên giới phục vụ an ninh, quốc phòng

- Diện tích rừng sản xuất giảm 500.0 ha là do điều chỉnh chuyển đất lâm nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp để xây các thuỷ điện (tập trung tại xã châu bình).

Về cơ cấu các loại rừng sau quy hoạch:

- Rừng đặc dụng: 11,617.8 ha chiếm 12.26% tổng diện tích đất lâm nghiệp

- Rừng phòng hộ: 21401.1 ha chiếm 22.59% tổng diện tích đất lâm nghiệp

- Rừng sản xuất: 61272.2 ha chiếm 64.69% tổng diện tích đất lâm nghiệp

b. Nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng:

* Nhiệm vụ bảo vệ rừng.

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm duy trì, ổn định và đảm bảo chất lượng của diện tích rừng hiện có. Diện tích rừng đưa vào bảo vệ bao gồm diện tích rừng hiện còn và diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng và trồng rừng mới sau khi hết giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Bảo vệ 36.931,11 ha rừng hiện có, trong đó:


+ Rừng tự nhiên 28.432,02 ha;

+ Rừng trồng 8.499,09 ha;

* Nhiệm vụ khoanh nuôi rừng.

- Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung 2.914,11 ha.

- Đối tượng: Đất rừng sau chặt trắng, nương rẫy bỏ hoá, trảng cỏ cây bụi, bãi bồi có thuận lợi về nguồn giống (nguồn hạt phân tán tự nhiên hoặc chồi, gốc chồi rễ), có thể xúc tiến tái sinh thành công bằng những động tác kỹ thuật đơn giản; Đất rừng thuộc đối tượng nuôi dưỡng rừng mà số cây có giá trị nuôi dưỡng ở tầng cao không đạt mật độ quy định nhưng có triển vọng xúc tiến tái sinh thành công thông qua các biện pháp kỹ thuật đơn giản.

- Sử dụng có hiệu quả lâm sản phụ gỗ củi và lồng ghép các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước (Vốn sự nghiệp kinh tế; vốn hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng...) và vốn huy động từ các nguồn khác.

c. Nhiệm vụ giao đất, giao rừng, cho thuê đất thuê rừng

a, Phạm vi xác định nhiệm vụ: Phạm vi xây dựng phương án được xác định là rừng sản xuất trên địa bàn 11 xã và thị trấn, thuộc đối tượng chủ quản lý là UBND các xã, cộng đồng các thôn bản và hộ gia đình.

b, Chỉ tiêu cần xác định:

+ Diện tích đã được giao đất, giao rừng: 34.375,61 ha Công đồng các thôn bản: 7.804,08 ha

Hộ gia đình: 26.571,53 ha

+ Diện tích UBND các xã đang quản lý: 15.335,06 ha

d. Nhiệm vụ khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng:

- Phạm vị xác định nhiệm vụ:Pham vi xây dựng phương án được xác định là rừng sản xuất trên địa bàn 12 xã và thị trấn, thuộc đối tượng chủ quản lý là UBND các xã, cộng đồng các thôn bản và hộ gia đình.


- Chỉ tiêu cần xác định:

+ Diện tích rừng đã được đã giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi trong năm 2015 thuộc lưu vực thủy điện Nậm Pông 8.902,93 ha:

Công đồng các thôn bản: 1.463,94 ha Hộ gia đình: 3.923,27 ha

UBND xã: 3.515,72 ha

+ Diện tích còn lại chủ rừng tự tổ chức quản lý bảo vệ, khoanh nuôi theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của địa phương đơn vị mình theo quy định của pháp luật hiện hành, có sự hỗ trợ theo Nghị đinh 75-CP: 34.942,18 ha .

Công đồng các thôn bản: 4.370,41 ha Hộ gia đình: 20.604,14 ha

UBND xã: 9.967,63 ha

- Hạn mức diện tích nhận khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng:

Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản: Định mức áp dụng theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp; tối đa không quá 30ha/hộ gia đình hoặc cá nhân (trường hợp đối tượng nhận khoán đã có hợp đồng giao khoán trước năm 2013 thì thực hiện theo hợp đồng đã ký kết).

3.3.2.3. Các dự án ưu tiên

- Các dự án trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg trồng rừng nguyên liệu công nghiệp, nuôi dưỡng làm giàu rừng sản xuất, sản xuất Nông -Lâm kết hợp, trồng cây gỗ lớn và cây phân tán; làm đường vùng nguyên liệu.

- Dự án trồng rừng thay thế nương rẫy.

- Dự án cải tạo rừng nghèo kiệt thành rừng có giá trị kinh tế cao trên rừng sản xuất.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí