e. Kiểm định giá trị trung bình các tiêu chí trong yếu tố “Chia sẻ”
Với giả thuyết đặt ra:
H0: Đánh giá trung bình của khách hàng đối với các tiêu chí của yếu tố “Chia sẻ” bằng mức đồng ý (µ = 4)
H1: Đánh giá trung bình của khách hàng đối với các tiêu chí của yếu tố “Chia sẻ” khác mức đồng ý (µ ≠ 4)
Mức ý nghĩa kiểm định là 95%
Nếu sig ≥ 0,05: Chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 Nếu sig < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0
Bảng 2.11: Kiểm định One Sample T – Test về các tiêu chí của yếu tố “Chia sẻ”
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định | Sig. (2-tailed) | |
CS1: Anh/Chị chia sẻ cho bạn bè, người thân về các thông tin hữu ích lên các trang mạng xã hội | 3,92 | 4 | 0,288 |
CS2: Anh/Chị chia sẻ cảm nhận về khóa học lên trang cá nhân | 3,74 | 4 | 0,003 |
CS3: Anh/Chị giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng tham gia các khóa học tại trung tâm | 4,00 | 4 | 1,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Của Trung Tâm Ngoại Ngữ Việt Trung
- Hiệu Quả Của Bài Viết Có Quảng Cáo Trên Fanpage Của Việt Trung
- Dịch Vụ Kinh Doanh Tại Trung Tâm Ngoại Ngữ Việt Trung
- Phân Tích Nhân Tố Khám Phá Efa Của Biến Phụ Thuộc
- Đề Xuất Giải Pháp Cho Các Hoạt Động Marketing Online Của Trung Tâm Ngoại Ngữ Việt Trung.
- Thu Nhập Hàng Tháng Của Anh / Chị Là Bao Nhiêu? (Đơn Vị: Triệu Đồng)
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Theo kết quả ở bảng ta có thể thấy tiêu chí “Anh/Chị chia sẻ cho bạn bè, người thân về các thông tin hữu ích lên các trang mạng xã hội” và “Anh/Chị giới thiệu cho bạn bè, người thân cùng tham gia các khóa học tại trung tâm” đều có giá trị Sig. lớn hơn 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0 ban đầu, nghĩa là đánh giá trung bình của khách hàng đối với 2 tiêu chí này ở mức đồng ý. Tiêu chí còn lại có Sig. nhỏ hơn 0,05 nên đánh giá trung bình của khách hàng khác mức đồng ý.
Tiêu chí “Anh/Chị chia sẻ cảm nhận về khóa học lên trang cá nhân” có GTTB là 3,74 lớn hơn 3 nghĩa là khách hàng chỉ đánh giá cao hơn mức bình thường chứ chưa đến mức đồng ý. Trung tâm cần có những biện pháp làm hài lòng khách hàng, tạo mối
quan hệ với khách hàng để họ có thể sẵn sàng chia sẻ cảm nhận lên trang cá nhân. Từ đó giúp trung tâm tạo thêm lòng tin đối với khách hàng mới.
2.2.1.7. Kiểm định giá trị trung bình đối với yếu tố phụ thuộc trong thang đo
Với giả thuyết đặt ra:
H0: Đánh giá trung bình của khách hàng đối với các tiêu chí của yếu tố “Đánh giá hoạt
động Marketing Online” bằng mức đồng ý (µ = 4)
H1: Đánh giá trung bình của khách hàng đối với các tiêu chí của yếu tố “Đánh giá hoạt
động Marketing Online” khác mức đồng ý (µ ≠ 4)
Mức ý nghĩa kiểm định là 95%
Nếu sig ≥ 0,05: Chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 Nếu sig < 0,05: Bác bỏ giả thuyết H0
Bảng 2.12: Kiểm định One Sample T – Test về các tiêu chí của yếu tố “Đánh giá hoạt động Markeing Online”
Giá trị trung bình | Giá trị kiểm định | Sig. (2-tailed) | |
DG1: Anh/Chị hài lòng đối với các hoạt động marketing online của trung tâm | 3,86 | 4 | 0,003 |
DG2: Hoạt động marketing online đem lại cho anh/chị nhiều lợi ích | 3,90 | 4 | 0,028 |
DG3: Marketing online giúp anh/chị cập nhật thông tin mới và nhanh chóng | 3,74 | 4 | 0,000 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Theo kết quả ở bảng ta có thể thấy các tiêu chí Anh/Chị hài lòng đối với các hoạt động marketing online của trung tâm”, “Hoạt động marketing online đem lại cho anh/chị nhiều lợi ích” và “Marketing online giúp anh/chị cập nhật thông tin mới và nhanh chóng” đều có giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 ban đầu, nghĩa là đánh giá trung bình của khách hàng đối với các tiêu chí của yếu tố “Đánh giá hoạt
động Marketing Online” khác mức đồng ý
Đánh giá của khách hàng đối với các tiêu chí này có GTTB từ 3,74 đến 3,9 lớn
hơn 3 tức là đều cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức đồng ý. Trung tâm
cần có những chính sách phù hợp để có thể nâng cao đánh giá của khách hàng đối với các hoạt động Marketing Online của mình.
2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha là một kiểm định thống kế dùng để kiểm tra sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Ý nghĩa của kiểm định sự tin cậy của thang đo là cho phép ta loại bỏ những biến không phù hợp và các biến rác ra khỏi mô hình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại ra khỏi mô hình và tiêu chuẩn chọn thang đo là có Cronbach’s Alpha là từ 0,6 trở lên (Nunnally & Burntein - 1994)
2.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo đối với biến độc lập
Tác giả thực hiện kiểm định độ tin cậy của 5 biến độc lập và 22 biến quan sát, kết quả được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 2.13: Kiểm định Cronbach’s Alpha từng biến độc lập
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến tổng | Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
CY1 | 15,42 | 7,304 | 0,568 | 0,800 |
CY2 | 15,30 | 7,371 | 0,675 | 0,769 |
CY3 | 15,39 | 7,854 | 0,456 | 0,833 |
CY4 | 15,22 | 7,247 | 0,761 | 0,747 |
CY5 | 15,24 | 7,160 | 0,647 | 0,775 |
Biến “CY” | Cronbach’s Alpha = 0,821 | |||
TT1 | 14,41 | 9,017 | 0,452 | 0,697 |
TT2 | 14,32 | 9,546 | 0,368 | 0,720 |
TT3 | 14,43 | 8,597 | 0,498 | 0,680 |
TT4 | 14,43 | 8,365 | 0,356 | 0,664 |
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến tổng | Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
TT5 | 14,37 | 8,285 | 0,577 | 0,648 |
Biến “TT” | Cronbach’s Alpha = 0,729 | |||
TK1 | 15,15 | 5,524 | 0,430 | 0,626 |
TK2 | 14,98 | 6,151 | 0,393 | 0,637 |
TK3 | 14,88 | 5,741 | 0,553 | 0,564 |
TK4 | 14,99 | 6,109 | 0,446 | 0,613 |
TK5 | 16,20 | 7,187 | 0,334 | 0,660 |
Biến “TK” | Cronbach’s Alpha = 0,673 | |||
HD1 | 11,22 | 5,314 | 0,560 | 0,729 |
HD2 | 10,98 | 5,571 | 0,613 | 0,699 |
HD3 | 11,18 | 5,608 | 0,543 | 0,735 |
HD4 | 11,08 | 5,758 | 0,592 | 0,711 |
Biến “HD” | Cronbach’s Alpha = 0,773 | |||
CS1 | 7,74 | 2,630 | 0,560 | 0,767 |
CS2 | 7,92 | 2,211 | 0,640 | 0,684 |
CS3 | 7,66 | 2,429 | 0,666 | 0,656 |
Biến “CS” | Cronbach’s Alpha = 0,782 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Trong mô hình nghiên cứu, sự đánh giá hoạt động marketing online được đo lường qua 5 biến độc lập: Sự chú ý, Sự thích thú, Tìm kiếm thông tin, Hành động và Chia sẻ.
Thang đo “Sự chú ý” gồm 5 biến quan sát CY1, CY2, CY3, CY4, CY5 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,821 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do vậy các biến quan sát trong thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Thang đo “Sự thích thú” gồm 5 biến quan sát TT1, TT2, TT3, TT4, TT5 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,729 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0,3. Do vậy các biến quan sát của thang đo này đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
Thang đo “Tìm kiếm thông tin” gồm 5 biến quan sát TK1, TK2, TK3, TK4, TK5 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,673 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến quan sát của thang đo này đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
Thang đo “Hành động” gồm 4 biến quan sát HD1, HD2, HD3, HD4 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,773 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến quan sát của thang đo này đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
Thang đo “Chia sẻ” gồm 3 biến quan sát CS1, CS2, CS3 có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,782 đạt yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3. Do đó, các biến quan sát của thang đo này đạt yêu cầu và được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
Bảng 2.14: Thống kê sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha hoàn thành
Biến độc lập | Biến quan sát ban đầu | Biến quan sát còn lại | Cronbach’s Alpha | Biến bị loại | |
1 | CY | 5 | 5 | 0,821 | - |
2 | TT | 5 | 5 | 0,729 | - |
3 | TK | 5 | 5 | 0,673 | - |
4 | HD | 4 | 4 | 0,773 | - |
5 | CS | 3 | 3 | 0,782 | - |
TỔNG | 22 | 22 | 0 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
2.2.2.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc
Bảng 2.15: Kiểm định độ tin cậy của thang đo biến phụ thuộc
Trung bình thang đo nếu loại biến | Phương sai thang đo nếu loại biến | Hệ số tương quan biến tổng | Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến | |
DG1 | 7,64 | 0,736 | 0,558 | 0,635 |
DG2 | 7,60 | 0,763 | 0,551 | 0,644 |
DG3 | 7,76 | 0,739 | 0,546 | 0,650 |
Biến “DG” | Cronbach’s Alpha = 0,730 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS) Biến phụ thuộc “Đánh giá hoạt động Marketing Online” có kết quả hệ số Cronbach’s Alpha là 0,730 ≥ 0,6 các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn Cronbach’s Alpha của biến DG. Do đó thang đo đảm bảo độ tin cậy cho việc phân tích nhân tố khám phá EFA.
2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các thang đo
2.2.3.1. Phân tích nhân tố độc lập
Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đó Cronbach’s Alpha không có biến nào bị loại khỏi mô hình nên tác giả thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA cho 22 biến quan sát thuộc 5 biến độc lập.
Mục đích của việc phân tích nhân tố là nhằm tìm ra được các nhân tố thực sự ảnh hưởng đến sự đánh giá hoạt động marketing online, rút gọn bớt biến và tìm ra được mô hình phù hợp nhất phục vụ cho việc nghiên cứu.
Rút trích những nhân tố ảnh hưởng đến sự đánh giá hoạt động marketing online của Trung tâm ngoại ngữ Việt Trung được thực hiện bởi hệ số KMO (Kaiser Meyer - Olikin of Sampling Adequacy) và Bartlet’s Test.
Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin): Là chỉ số dùng để đánh giá sự thích hợp của phân tích nhân tố, cụ thể là so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa 2 biến với hệ số tương quan riêng phần của chúng. Khi 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu
Kiểm định Bartlett (Barlett’s test of sphericity): Dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có sự tương quan với nhau hay không. Nếu phép kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig Bartlett’s Test < 0,05 (p < 5%), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
Bảng 2.16: Kiểm định KMO và Bartlett cho 5 biến độc lập
0,693 | ||
Kiểm định Bartlett | Khi – bình phương | 957,078 |
Độ lệch chuẩn (df) | 231 | |
Mức ý nghĩa (Sig.) | 0,000 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s với KMO = 0,693 lớn hơn 0,5 và nhỏ hơn 1 nên phân tích nhân tố phù hợp. Giá trị Sig của kiểm định Bartlett’s = 0,000 nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.
Trị số Eigenvalues là tiêu chí để xác định tổng lượng nhân tố trong EFA. Chỉ những nhân tố nào có trị số Eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữ lại trong phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích nhân tố khám phá rút ra được 5 nhân tố với giá trị Eigenvalues 1,334 lớn hơn 1 thõa mãn điều kiện. Tổng phương sai trích là 57,991% lớn hơn 50%.
Bảng 2.17: Phân tích nhân tố khám phá EFA của biến độc lập
Nhân tố | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
CY4 | 0,817 | ||||
CY5 | 0,710 | ||||
CY2 | 0,707 | ||||
CY3 | 0,694 | ||||
CY1 | 0,615 | ||||
HD2 | 0,764 | ||||
HD4 | 0,748 | ||||
HD1 | 0,732 | ||||
HD3 | 0,709 | ||||
TT5 | 0,773 | ||||
TT4 | 0,732 | ||||
TT1 | 0,655 | ||||
TT3 | 0,647 | ||||
TT2 | 0,584 | ||||
TK3 | 0,717 | ||||
TK4 | 0,687 | ||||
TK2 | 0,639 | ||||
TK1 | 0,619 | ||||
TK5 | 0,504 | ||||
CS3 | 0,847 | ||||
CS2 | 0,814 | ||||
CS1 | 0,795 | ||||
Giá trị Eigenvalues | 1,334 | ||||
Phương sai rút trích (%) | 57,991 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)
2.2.3.2. Phân tích nhân tố phụ thuộc
Bảng 2.18: Kiểm định KMO và Bartlett cho biến phụ thuộc
0,685 | ||
Kiểm định Bartlett | Khi – bình phương | 72,407 |
Độ lệch chuẩn (df) | 3 | |
Mức ý nghĩa (Sig) | 0,000 |
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS)