Phương Pháp Điều Tra Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Chi Nhánh


thường xuyên có mưa giông và gió lốc. Mùa Đông kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 2 năm sau, với những đợt gió mùa đông bắc, nhiệt độ thấp, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa không đáng kể, hay xuất hiện sương muối, rét đậm rét hại gây nhiều khó khăn cho ngành trồng trọt, chăn nuôi của xã và sinh hoạt của người dân. Mùa xuân trời thường ấm, mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh dịch cho cây trồng và vật nuôi. Khí hậu mùa thu ôn hòa, mát mẻ thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

Điều kiện khí hậu của xã rất đa dạng là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng vật nuôi, tuy nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

* Về nguồn nước

Xã Tức Tranh có sông Cầu chảy qua, có độ dài khoảng 3km nhưng chỉ chảy qua vành đai của xã. Xã có nhiều suối nhưng phân bố không đều, làm cho công tác thủy lợi không thuận tiện gặp nhiều khó khăn. Phần lớn lượng nước tưới của xã phụ thuộc vào lượng nước mưa dẫn đến sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân, xã đã xây dựng một trạm bơm nước cung cấp nước cho mùa khô, nâng cao năng xuất cây trồng, cải thiện đời sống nhân dân.

- Về giao thông

Huyện Phú Lương có quốc lộ 3 chạy qua nối liền thành phố Thái Nguyên

- Phú Lương - Bắc Kạn. Xã Tức Tranh có mạng lưới giao thông đang được phát triển mở rộng, có đường huyện lộ rải nhựa dài 3,6km chạy qua trung tâm xã, 100% các xóm có đường ô tô đến trung tâm, ngoài ra còn có 10km đường bê tông, còn lại là đường đất.

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Tình hình kinh tế


Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 4

Tức Tranh là một xã có cơ cấu kinh tế đa dạng bao gồm nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động.

- Về sản xuất nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn, đem lại thu nhập chính cho người dân. Trong xã có tới hơn 80% số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Việc kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi đã nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

- Về lâm nghiệp: Do là một xã vùng núi có nhiều đồi nên việc trồng cây lâm nghiệp cũng được chính quyền và nhân dân trong xã quan tâm thực hiện.

- Về dịch vụ: Với đặc tính dân cư thưa, đời sống thấp nên dịch vụ mới đây mới được phát triển, chủ yếu là các hàng tạp hóa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ đang có sự phát triển đáng kể góp phần đem lại bộ mặt mới cho xã.

Nhìn chung nền kinh tế của xã còn kém phát triển, vẫn mang tính tự phát quy mô nhỏ, sản xuất chưa được cơ giới hóa cao nên hiệu quả còn thấp, đời sống nhân dân còn chưa cao.

Tình hình văn hóa xã hội

Xã Tức Tranh có 1.983 hộ gia đình và 8.527 nhân khẩu trong đó có hơn 80% số hộ gia đình sản xuất nông nghiệp còn lại là sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Trình độ dân trí của người dân trong xã ngày càng nâng cao. Tất cả các trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Năm học 2009 - 2010 tổng số học sinh trong trường mầm non là 467 em, tổng số học sinh tiểu học là 721 em, tổng số học sinh trung học cơ sở 634 em. Kết quả học sinh đã tốt nghiệp lớp 9 là 152/161 em đạt 94,4%.

Việc chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được quan tâm. Năm 2010, xã đã đưa vào hoạt động trạm y tế mới, góp phần phục vụ tốt hơn cho người dân.


- Về trồng trọt

Ngành trồng trọt đã có chuyển hướng mạnh theo hướng thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gieo trồng những cây mới có năng suất cao, tăng hiệu quả kinh tế.

Diện tích trồng lúa là 161,42ha, rau màu là 39,58ha, đất trồng cây hàng năm là 200ha. Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 tình hình sản xuất trồng trọt như sau:

- Cây lương thực và cây hoa màu

Tổng diện tích gieo trồng của vụ chiêm xuân 197/195ha đạt 101,02% kế hoạch trong đó: Diện tích lúa cao sản 143/140ha đạt 102,14%; Lúa xuân đạt 53,87 tạ/ha x 161,3ha = 868,92 tạ đạt 99,12%; Ngô đạt 35,5 tạ/ha, với diện tích 4,6ha tương đương 16,33 tấn đạt 83,72%; Các loại cây hoa màu khác như đỗ, lạc, mía....phát triển tốt và đạt chỉ tiêu đề ra.

- Cây chè

Đây là loại cây trồng chủ yếu của xã, đem lại thu nhập chính cho người dân. Tổng diện tích trồng chè hiện nay đang tăng lên từng năm do một số ruộng vườn được san lấp để trồng chè.Hiện nay giá chè đã tăng lên so với những năm trước do vậy người dân đã đầu tư nhiều hơn về vốn, kỹ thuật và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao.Người dân đã mạnh đưa một số giống chè mới vào sản xuất và bước đầu cho hiệu qủa kinh tế.

Cây lâm nghiệp

Công tác trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được quan tâm thực hiện thường xuyên. Đặc biệt năm 2008 dự án 661 đã được nghiệm thu, góp phần cung cấp cây giống cho địa phương.

- Về chăn nuôi

Trong mấy năm gần đấy đã đạt được đạt được sự ổn định về cả số lượng và chất lượng. Một số giống vật nuôi được đưa vào nuôi thử nghiệm và cho khả năng


thích nghi tốt, cho hiệu quả kinh tế cao so với các giống hiện có. Theo số liệu điều tra tổng đàn gia súc, gia cầm 6 tháng đầu năm 2010 như sau:

Tổng đàn trâu bò có 439 con, nhìn chung đàn trâu bò được chăm sóc khá tốt. Tuy nhiên do thời tiết lạnh kéo dài trong vụ đông cùng với sự thiếu hụt thức ăn nên sau vụ đông đàn trâu bò gầy hơn trước đó.

Tổng đàn lợn là 2470 con, phần lớn được nuôi theo phương thức tận dụng, chỉ có một số hộ gia đình có đầu tư vốn, kỹ thuật nuôi theo phương thức bán công nghiệp nên hiệu quả cao hơn. Ngoài các giống lợn địa phương thì các giống lợn lai, lợn ngoại cũng được nuôi. Tổng đàn gia cầm nuôi là 13.220 con, chủ yếu là các giống gia cầm địa phương, gà là đối tượng được nuôi chủ yếu ở đây, ngan và vịt được nuôi ít hơn


Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là các loại hình sản xuất kinh doanh trong Mô hình Nông lâm kết hợp tại Trại nghiên cứu, Chi nhánh nghiên cứu và phát triển động vật bản địa - thuộc Công ty Cổ phần khai khoáng miền núi nằm ở xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương. Cụ thể các loại hình SXKD:

- Mô hình trồng cỏ chăn nuôi

- Mô hình chăn nuôi Ngựa bạch

- Mô hình chăn nuôi Hươu

- Mô hình chăn nuôi Lợn rừng

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu về hiệu quả bước đầu của các mô hình sản xuất trong Chi nhánh Nông lâm kết hợp.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2020 đến tháng 06 năm 2020.

Địa điểm nghiên cứu: Chi nhánh, Chi nhánh Nghiên cứu và Phát triển động vật bản địa – thuộc Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xóm Gốc Gạo, xã Tức Trang, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. Nội dung

- Nội dung 1: Sơ lược về điều kiện cơ bản của Chi nhánh, Chi nhánh bảo tồn và phát triển động vật bản địa.

- Nội dung 2: Đánh giá hiệu quả các loại hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh


- Nội dung 3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm năng cao hiệu quả các loại hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp tiếp cận

Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài sử dụng cách tiếp cận như sau:

- Tiếp cận lịch sử và logic: Kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm xây dựng và phát triển NLKH của người dân địa phương, điều tra đặc điểm của từng loại hình sản xuất để đánh giá.

- Tiếp cận định tính và định lượng: Thông qua điều tra đánh giá hiệu quả các loại hình sản xuất trong thời gian qua để tìm ra giải pháp năng cao hiệu quả cho từng loại hình sản xuất và cả mô hình để xác định hướng phát triển bền vững cho Chi nhánh.

- Tiếp cận hệ thống và tiếp cận phân tích và tổng hợp: Thông qua tham khảo các công trình nghiên cứu, kinh nghiệm của lanh đạo Chi nhánh, người lao động trực tiếp ở Chi nhánh để xác định được nguồn thức ăn, chi phí chăn nuôi, các khoản thu từ trồng cây ăn quả, chăn nuôi động vật bản địa.

3.4.2. Điều tra thực địa

3.4.2.1. Phương pháp điều tra quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh

Sử dụng phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục kiểm lâm tỉnh, Phòng NN&PTNT và Hạt kiểm lâm các huyện, các xã, các lao động trong Chi nhánh) của Chi nhánh, thuộc Chi nhánh bảo tồn và phát triển động vật bản địa.

3.4.2.2. Phương pháp điều tra hiệu quả các loại hình sản xuất Chi nhánh

Kết quả thu được có thể là giá trị sản xuất, doanh thu, thu nhập… Chi phí bỏ ra có thể là chi phí trung gian, chi phí sản xuất… Với quan điểm như vậy nên khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong hệ thống Nông lâm kết hợp mà nền tảng là cơ sở phát triển mô hình Chi nhánh theo hướng bền vững.


Trong hệ thống Nông lâm kết hợp chủ yếu sử dụng yếu tố nguồn lực của Chi nhánh mà sản xuất chủ yếu bằng sức lao động của gia đình, rất ít dùng lao động làm thuê vì vậy tổng thu nhập là chỉ tiêu cơ bản dùng để tiến hành phân tích kinh tế trong hệ thống Nông lâm kết hợp. Để phù hợp với điều kiện phân tích hệ thống Nông lâm kết hợp trên đất dốc miền núi, cũng có thể áp dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế theo tài liệu phát triển hệ thống canh tác của tổ chức lương thực và nông nghiệp thế giới (FAO).

Việc xác định giá cây đứng tại vườn Nông lâm kết hợp, các chi phí từ vườn đến nơi tiêu thụ và mức độ sinh khối của cây lâm nghiệp được thu thập từ nông dân, cán bộ của các lâm trường và một số tài liệu liên quan.

Để đánh giá được hiệu quả của các hệ thống cũng như tiềm năng hạn chế trong xây dựng phát triển những hệ thống NLKH của Chi nhánh sẽ tiến hành gặp nói chuyện, phỏng vấn lãnh đạo và người lao động với phiếu điều tra có chuẩn bị sẵn và thăm quan, quan sát trực tiếp hệ thống

Tiến hành theo các bước sau :

Bước 1: Đến trực tiếp Chi nhánh để xác đinh hệ thống NLKH hộ đang thực hiện gồn các thành phần nào.

Bước 2 :Thu thập đầy đủ thông tin trong phiếu điều tra qua phỏng vấn bán định hướng với lãnh đạo và người lao động (người tham gia trực tiếp trong việc xây dựng, duy trì, phát triển hệ thống NLKH của Chi nhánh).

Bước 3: Họp với một số lãnh đạo và người lao động cùng trong Chi nhánh để tìm ra tiềm năng, hạn chế, tìm ra các tiêu chí đánh giá để xác định giải pháp phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống NLKH trên địa bàn.

- Công tác nội nghiệp

+ Tổng hợp và phân tích, thông tin thu thập và bảng biểu.

+ Nghiên cứu và thiết kế mẫu bảng một cách khoa học để tổng hợp số liệu.


+ Sử dụng phương pháp toán học để xử lý các số liệu thu thập được về thu, chi từ các mô hình NLKH điều tra.

Hiệu quả kinh tế:Sau khi tiến hành thu thập số liệu qua các năm, sẽ tiến hành tính toán hiệu quả kinh tếtheo công thức:

H = T – C

H là hiệu quả kinh tế/năm. Trong đó : T là thu nhập/năm C là chi phí/năm

(T = Thu nhập cây nông nghiệp + Thu nhập cây lâm nghiệp + Thu nhập cây ăn quả + Thu nhập chăn nuôi )

(C = Chi phí cây nông nghiệp + Chi phí cây lâm nghiệp + Chi phí cây ăn quả

+ Chi phí chăn nuôi ).

Tính tổng thu nhập các loại sản phẩm của mô hình ÷ Cộng tổng thu nhập của từng loại sản phẩm trong mô hình.

Tính cơ cấu chi phí cá loại sản phầm của mô hình ÷ Cộng tổng chi phí từng loại sản phẩm trong mô hình.

* Phương pháp phân loại các thành phần hệ thống NLKH

+ Dựa vào thành phần cấu thành hệ thống (cây trồng, vật nuôi )

Phân loại hệ thống trên địa bàn nghiên cứu như sau: Các thành phần R (Rừng: gồm rừng trồng và rừng tự nhiên) ; V (Vườn: gồm vườn cây ăn quả, cây trồng tạp, mía,...) ; A (Ao: các loại cá nuôi ) ; C (Chuồng: các loại vật nuôi) ; Rg (Ruộng: lúa, ngô, hoa màu)

Các thành phần hiện diện trong hệ thống phải là các thành phần chính, nếu là cây trồng phải chiếm số lượng đủ lớn, từ 20% diện tích trở lên và phải đóng vai trò chính trong thu nhập của hệ thống. Riêng thành phần rừng giữ vai trò đặc biệt trong việc duy trì tính ổn định của hệ thống nên chỉ tính theo diện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022