Nghiên Cứu Về Nông Lâm Kết Hợp Trên Thế Giới Và Ở Việt Nam


Có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và nó thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Nó phản ánh trên các khía cạnh như các vấn đề việc làm, thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói, trình độ dân trí…Đời sống của nông thôn không ngừng được nâng cao, thực hiện dân chủ công bằng văn minh xã hội, xoá dần các tệ nạn xã hội, phát huy được những truyền thống tốt đẹp của cộng đồng.

2.1.4.3. Hiệu quả môi trường sinh thái

Đây là chỉ tiêu hiệu quả được tất cả các nước cũng như nhiều người quan tâm. Làm thế nào để trong hoạt động sản xuất kinh doanh không làm tổn hại đến môi trường mà bảo vệ và cải thiện được môi trường sinh thái nông thôn. Sử dụng đất đai không chỉ tăng tổng giá trị sản phẩm, tăng tổng sản phẩm hàng hoá, đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng nguồn tài nguyên không bị tàn phá, đất đai không bị xói mòn, rửa trôi, rừng không bị chặt phá, nguồn nước không bị ô nhiễm, thuỷ lợi, thuỷ văn không bị xấu đi.

Phải đảm bảo cả ba mặt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái thì việc sử dụng đất đai mới được bền vững lâu dài, nó phải bao trùm lên toàn bộ phương hướng và sử dụng đất đai theo kế hoạch và quy hoạch chung của sử dụng đất đai phù hợp với từng thời kỳ, từng vùng, từng nơi cụ thể.

Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường sinh thái có liên quan chặt chẽ với nhau hỗ trợ cho nhau và không thể thay thế cho nhau. Không thể coi nhẹ một vấn đề nào, tuy nhiên từng vùng cụ thể, từng thời gian cụ thể mà xem xét giải quyết từng mặt hiệu quả có khác nhau.

2.2. Nghiên cứu về Nông lâm kết hợp trên thế giới và ở Việt Nam

2.2.1. Nghiên cứu về nông lâm kết hợp trên thế giới

Đi sâu vào tìm hiểu cội nguồn lịch sử của NLKH King, ( 1987) khẳng định rằng ở Châu Âu thời kỳ trung cổ người ta phát quang rừng, đốt cành nhánh và canh tác cây lương thực mục đích là để tận dụng dinh dưỡng của đất rừng,


tuy nhiên kiểu canh tác này không phổ biến và tồn tại lâu dài, nhưn ở phần lan và đức, kiểu canh tác này tồn tại đến năm 1920.

Ở vùng nhiệt đới, sự ra đời của phương thức Taungya được xem như là khởi đầu cho việc phát triển NLKH sau này. Theo Blafozd, 1958 nguồn gốc của phương thức này gắn liền với tên một địa phương của Mianma Taung nghĩa là canh tác, Ya nghĩa là đồi núi như vậy Taungya là phương thức canh tác trên đất đồi núi điều đó cũng đồng nghĩa với canh tác trên đất dốc.

Taungya được phát triển dựa trên hệ thống của người Đức “ Waldfedbau” trong đó bao gồm canh tác nông nghiệp ngay tại rừng, lúc đó người ta tiến hành quá trình phục hồi rừng bằng cách gieo hạt tếch. Hai thập kỷ sau hệ thống này được được cải tiến hiệu quả cho thấy các rừng tếch (Tectonagrandis) có thể trồng với giá thành thấp nhờ hình thức này.

Cuối cùng hệ thống Taungya được đưa vào sử dung rất sớm ở ấn Độ sau đó được truyền bá rộng rãi ở Châu Á và Châu Phi.

Ngày nay hệ thống Taungya được biết đến với những tên gọi khác nhau ở một số nước nú được gọi như một sự bản tượng đặc biệt của các phương thức du canh, ở Inđônêxia người ta gọi là Tumpanry, ở Philipin là Alff kaingya.

Theo Von Hesner ( 1966, 1970) và King (1973) hầu hết các rừng trồng ở nhiệt đới hình thành đều bắt đầu theo phương thức này, đặc biệt là ở Châu Á, Châu Phi được xem như nơi “ hàm ơn” phương thức Taungya. Một điều rò ràng rằng NLKH là một cái tên mới chỉ phương thức canh tác cũ ( PKR. Nair, 1993).

Du canh được đánh giá là phương thức canh tác cổ xưa nhất lúc này con người đã tích luỹ được ít nhiều những kiến thức sơ đẳng về tự nhiên. Loài người đã vượt qua được thời kỳ này bằng các cuộc cách mạng về kỹ thuật và chăn nuôi, trồng trọt, song không phải tất cả các nước mà có không ít các nước vận động rất chậm trong cuộc cách mạng này.


Sau du canh sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được xem như là một sự báo trước cho phương thức Nông lâm kết hợp sau này. Theo Blanford (1858) (dt Phạm Quang Vinh và Cs, 2005) [2] nguồn gốc của phương thức này là từ ngôn ngữ địa phương của Myanma: Taung nghĩa là canh tác, ya là đồi núi, như vậy Taungya là phương thức canh tác trên đất đồi núi, điều đó cũng đồng nghĩa với phương thức canh tác trên đất dốc. Sau đó hệ thống Taungya được đưa vào sử dụng rất sớm ở Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi qua Châu á, Châu Phi và Mỹ La Tinh. Ngày nay hệ thống Taungya được biết đến với những tên gọi khác nhau, ở một số nước nó được gọi như là một sự biểu tượng đặc biệt của phương thức du canh ở Inđônêxia người ta gọi là Tumpansary, ở Philippin là Kaingyning, ở Malaixia là Ladang…

* Tình hình phát triển Nông lâm kết hợp trên thế giới hiện nay

Trên thế giới hiện nay Nông lâm kết hợp ngày càng phát triển và thực sự là phương thức canh tác mang lại hiệu quả nhiều mặt cho người dân vùng đồi núi. Các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu hệ thống canh tác ở vùng đồi núi theo hướng đa dạng hoá cây trồng, bảo vệ đất, chống xói mòn, xây dựng hệ thống canh tác lâu bền trên đất dốc trong đó chủ yếu bằng các phương thức Nông lâm kết hợp. Hệ canh tác nương rẫy, vườn rừng Nông lâm kết hợp mà trong đó các thành phần gồm cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày được đưa vào kinh doanh trong các hộ gia đình góp phần tăng thu nhập và bảo vệ đất đai [3].

Nông lâm kết hợp ở Ấn Độ:

Ấn độ nổi tiếng thế giới với cuộc “cách mạng xanh” về canh tác Nông lâm kết hợp trong đó hệ canh tác trong các vườn gia đình, vườn rừng được áp dụng phổ biến. Nhờ cuộc cách mạng này mà Ấn Độ từ một nước đông dân chẳng những không bị thiếu mà còn xuất khẩu lương thực. Trong các cây trồng của Ấn Độ, dừa là cây đáng chú ý, người ta gọi nó là cây của Chúa trời (Tree


of heaven) hoặc cây bách dụng (Tree of hundred uses). Hồ tiêu, Cà phê, Ca cao, Cao su cũng là các loài cây được chú ý, nó được trồng kết hợp trong các hộ gia đình. Các mô hình thường gặp là:

– Dừa -Sắn – cà phê – Hồ tiêu – đai bảo vệ

– Dừa – Khoai sọ – đai bảo vệ

– Dừa – ca cao

– Dừa – chuối – đai bảo vệ [4]. Nông lâm kết hợp ở Indonesia

Từ 1972 hoạt động Nông lâm kết hợp ở nước này do các công ty lâm nghiệp, nông nghiệp tổ chức và quản lý. Việc chọn đất khai hoang để trồng cây lâm nghiệp, nông dân được các cán bộ kỹ thuật công ty hướng dẫn trồng cây lâm nghiệp kết hợp với cây nông nghiệp. Sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm nông dân bàn giao lại rừng cho công ty, sản phẩm nông nghiệp do họ toàn quyền sử dụng. Với phương thức này tại khu rừng trồng ở Savadan trên diện tích 300ha người ta đã thu được 1426 tấn Lúa, 126 tấn Sắn, 73 tấn Ngô và 19,5 tấn Đậu đỗ. Tổng giá trị thành tiền là 155.000 USD, thực lãi 116.000 USD (bình quân 385 USD/ha/vụ) [dt Phạm Quang Vinh và Cs, 2005 [5]. Các mô hình trồng xen chủ yếu là:

– Sầu riêng – cây gỗ – Quế – Cà phê.

– Vườn cà phê – 2 hoặc 3 tầng cây gỗ hoặc xen cây ăn quả.

– Cây lấy gỗ – Nhục Đậu khấu – Quế.

– Cây ăn quả – cây gỗ – cây nông nghiệp. Nông lâm kết hợp ở Philippin.

Philippin được nhiều người biết đến với các mô hình canh tác trên đất dốc (SALT). SALT là phương thức canh tác đồng thời các cây ngắn ngày với các cây lâu năm giữa các hàng Keo dậu, các hàng này được trồng rất dày tạo ra các băng xanh có tác dụng ngăn chặn dòng chảy, hạn chế xói mòn và cải tạo đất. Hiện nay SALT đã được phát triển theo nhiều mức độ và loại hình khác nhau như: SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4 [9].


Nông lâm kết hợp ở Brazil:

Ở Brazil Nông lâm kết hợp phổ biến là:

– Cây Doi (Syzygium romatium) kết hợp với Hồ tiêu đen (Pipper nirgrum), lúc đầu Doi được trồng dưới tán Hồ tiêu leo trên cột gỗ, sau 4 – 6 năm Hồ tiêu chết Doi bắt đầu cho sản phẩm.

– Ca cao thường được trồng xen với Doi và Quế trong các vườn gia đình.

– Ca cao kết hợp với cao su, ở Brazil có khoảng 200.000ha trồng kết hợp giữa Ca cao và Cao su.

Ngày nay Nông lâm kết hợp đang ngày một phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt là các nước nhiệt đới và các nước á nhiệt đới [10].

Như vậy Nông lâm kết hợp trên thế giới đã được hình thành và phát triển từ khá lâu và ngày càng được các nhà khoa học quan tâm, đi sâu nghiên cứu để tìm ra những giải pháp và hướng đi đúng đắn trong việc tái sử dụng nguồn tài nguyên đất dốc.

2.2.2. Nghiên cứu Nông lâm kết hợp tại Việt Nam

ở Việt Nam trên cơ sở hoạt động nghiên cứu NLKH một số tác giả như Hoàng Hũe, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tập hợp hệ thống NLKH trên cơ sở phân vùng địa lý tự nhiên, để xác định khả năng thực hiện ở các vùng đó là : Vùng ven biển với các loài cây ngập mặn, chịu phèn, chống cát di động, vùng đồng bằng các hệ thống VAC (Vườn – ao – chuồng), trồng cây tán, đại xanh phòng hộ; vùng đồi núi và trung du các hệ thống vườn rừng (VR) , VAC, RVC (Rừng – vườn – chuồng) trồng rừng kết hợp nuôi ong lấy mật ( R- 0)…chống súi mòn và bảo vệ đất, vùng đồi núi cao, chăn thả dưới tán rừng, với NLKH gồm : Cây gỗ sống lâu năm, thêm cây thân thảo, vật nuôi.

Các tác giả trên đã phân hệ canh tác NLKH ở nước ta thành 08 hệ thống chính gọi là: “Hệ canh tác” là đơn vị cao nhất, dưới hệ canh tác là : “Phương thức” hay canh tác và cuối cùng là các hệ thống. Theo nguyên tắc phân loại


ngày hệ canh tác NLKH ở Việt Nam chi thành 08 hệ sau: Hệ canh tác Nông – Lâm; Hệ canh tác Lâm – Súc; Hệ canh tác Nông – Lâm – Súc; Hệ cây gỗ đa tác dụng; Hệ Lâm – Ngư; Hệ Nông – Ngư; Hệ Ong – Cây lấy gỗ; Hệ Nông – Lâm – Ngư – Súc làm ruộng bậc thang

Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, các tập quán canh tác nông lâm kết hợp đã có ở việc nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy chuyền thống của đồng bào dân tộc ít người hệ sinh thái nườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khác cả nước... Làng truyền thống của người việt cũng có thể xem là một hệ thống nông lâm kết hợp bản địa với nhiều nét đặc trưng về cấu trúc dòng chuyền vật chất năng lượng.

Từ thập niêm 60 song song với phong trào sản xuất hệ sinh thái vườn ao chuồng (VAC) được nhân dân các tỉnh miền bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khác cả nước với nhiều biến thế khác nhau cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là các hệ thống rừng - vườn ao – chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Các hệ thống rừng ngập mặn nuôi trồng thủy sản cũng được phát triển mạnh ở vùng duyên hải các tỉnh miền trung và miền nam. Các dự án quốc tế cũng được tài trợ giới thiệu các mô hình đất dốc theo đường đồng mức (SALT) ở một số khu vực miền núi. Trong hai thập niên gần đây phát triển nông thôn miền núi theo phương thức nông lâm kết hợp ở các khu vực có tiền năng là một chu chương đúng đắn của đẳng và nhà nước.

Quá trình thực hiện chính sách định canh định cư kinh tế mới, mới đây các chương trình 327 chương trình 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế điều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống nông lâm kết hợp tại việc nam.Các thông tin kiến thức về nông lâm kết hợp cũng đã được một số nhà khoa học, tổ chức tổng kết được nhũng góc độ khác nhau.


Điểm hình là các ấn phẩn của lê trọng Cúc và cộng sự (1990) về việc xem xét va phân tích các hệ sinh thái nông nghiệp vùng trung du miền bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn. Các hệ sinh thái nông lâm kết hợp điểm hình trong nước đã được tổng kết bởi FAO và IIRR (1995) cũng như đã được mô tả trong ấn phầm của cục khuyến nông và khuyến lâm dưới dạng các mô hình sử dụng đất Mittelman (1997) đã có một chương trình tổng quan về hiện trạng nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội ở việc nam đặc biệt là các nhân tố chính sách ảnh hưởng đến phát triển nông lâm kết hợp.

2.3. TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.3.1. Điều kiện tự nhiên

2.3.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một xã trung du miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố 30km, với tổng diện tích là 2559,35ha. Vị trí địa lí của xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc

- Phía Đông giáp xã Minh Lập và Phú Đô

- Phía Tây giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ

- Phía Nam giáp xã Vô Tranh

2.3.1.2. Địa hình đất đai

a) Địa hình của xã Tức Tranh

Địa hình của xã tương đối phức tạp, nhiều đồi núi hẹp và những cánh đồng xen kẽ, địa hình còn bị chia cắt bởi các dòng suối nhỏ, đất đai thường xuyên bị rửa trôi.

b) Tình hình sử dung đất đai của xã (năm 2013)

Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35ha, trong đó diện tích đất sử dụng là 2252,35ha, chiếm 99,73% đất chưa sử dụng là 7 ha chiếm 0,27% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đó là những vùng đất ven đường, ven sông (Bảng 4.1).


Mặc dù là xã sản xuất nông nghiệp là chính tuy nhiên diện tích đất bình quân đầu người của xã rất nhỏ, chỉ có 0,15 ha/người trong đó đất trồng lúa chỉ có 0,03 ha/người, đất trồng hoa màu 0,008 ha/người.

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh (2010 - 2011)


Loại đất

Diện tích đất (ha)

Tỷ lệ

(%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

2559,35

100

Đất nông nghiệp

1211,3

47,33

Đất lâm nghiệp

764,67

29,88

Đất ở

423,3

16,54

Đât xây dựng các công trình phúc lợi xã hội

153,08

5,98

Đất chưa sử dụng

7

0,27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 3

Diện tích đất mặt nước của xã tương đối ít chủ yếu là sông, suối, ao, đầm. Diện tích đất mặt nước là 43,52 ha vừa có tác dụng nuôi trồng thuỷ sản vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt xã có khoảng 3km dòng sông Cầu chảy qua với 3 đập ngăn nước phục vụ cho việc tưới tiêu.

Đất đai của xã chủ yếu là đất đồi, diện tích đất ruộng ít, thuộc loại đất cát pha thịt, đất sỏi cơm, diện tích đất sỏi cơm chiếm tỷ lệ lớn nhất so với các loại đất khác. Nhìn chung đất có độ màu mỡ cao thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâu năm đặc biệt là cây chè. Toàn xã trồng được 1011,3 ha chè, bình quân đạt 0,111 ha chè/người.

2.3.1.3. Điều kiện khí hậu - thủy văn

Xã Tức Tranh nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, dao động về nhiệt độ trong năm tương đối cao, thể hiện rò ở bốn mùa. Mùa hè kéo dài từ tháng tư đến tháng 8, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 25oC, buổi trưa nhiệt độ có khi lên tới 37 - 38oC. Độ ẩm từ 75 - 82%, trời nắng gắt,

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí