Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 7


là đơn vị sản xuất tích cực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cũng như chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Có thể nói, kinh tế Chi nhánh là nhân tố mới ở nông thôn; là động lực mới, nối tiếp và phát huy động lực của kinh tế hộ, góp phần vào quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất, gắn liền với quá trình phân công lao động nông thôn.

Chi nhánh thuộc Chi nhanh nghiên cứu phát triển động vật bản địa, xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương là Chi nhánh tổng hợp, gồm các loại hình chăn nuôi và trồng cỏ, trồng cây ăn quả…Trong những năm qua, Chi nhánh đã củng cố và phát triển tương đối tốt, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu, tuy nhiên Chi nhánh vẫn đạt được những hiệu quả nhất định, cụ thể:

Bảng 4.9.Tổng hợp hiệu quả kinh tế của mô hình

Đơn vị tính: 1.000 đồng


TT

Các loại hình SXKD

Tổng

chi phí

Tổng

thu

Hiệu quả

SXKD

1

Trồng cỏ

81.560

344.485

262.925

2

Chăn nuôi Ngựa bạch

1.407.200

2.200.000

792.800

3

Chăn nuôi hươu

1.292.400

1.795.000

502.600

4

Chăn nuôi lợn rừng

1.728.690

2.070.000

341.310

5`

Tổng hợp của Chi nhánh

4.509.850

6.409.485

1.899.635

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 66 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh mô hình nông lâm kết hợp tại Chi nhánh nghiên cứu và phát triển Động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - 7


Số liệu bảng trên cho ta thấy hiệu quả kinh tế của mô hình là 1.899.635 đồng chủ yếu thu từ các sản phẩm từ ngựa và hưu là 1.295.400.000 đồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chi nhánh, một phầm được thu từ chăn nuôi lợn rừng và cỏ là 604.235.000 đồng. Phản ánh rất rò về hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng phát triển động vật quý hiến mang lại giá trị king tế cao, tận dụng được thế mạnh của địa phương.


* Hiệu quả về mặt xã hội

Sự phát triển mô hình chăn nuôi này không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả được thể hiện rò nhất là đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Phú Lương.

Chi nhánh đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn số lao động được tạo việc làm thường xuyên 25 người, ngoài ra còn tạo việc làm cho 7 lao động thời vụ. Tuy nhiên, phần lớn lao động đều chưa qua đào tạo, nhưng lại có kinh nghiệm trong sản xuất nên vẫn có cơ hội làm việc, góp phần thay đổi một phần đời sống kinh tế của một số lao động nông thôn trên địa bàn xã Tức Tranh huyện Phú Lương. Thúc đẩy sản xuất hàng hóa, thị trường phát triển mạnh, góp phần tích cực vào việc hoàn thành tiêu chí về nâng cao thu nhập và phát triển hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. Tạo việc làm mới, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, xây dựng mô hình kiểu mẫu trong xây dựng xã nông thôn mới đạt chuẩn.

* Hiệu quả về môi trường

Hạn chế ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là vấn đề quan trọng, phân và nước thải là một nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường. Môi trường không đảm bảo và ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất và sức khỏe của vật nuôi, bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Chất thải của chi nhánh được xử lí bằng công nghệ Biogas, nước thải và phân sẽ theo các rảnh thu chảy ra hệ thống biogas đùng để đun nấu và tưới cỏ. Ngoài ra phân chuồng còn được ủ hoai mục tạo thành phân bón hữu cơ cho cây và không gây hại cho môi trường, góp phần thực hiện mô hình nông nghiệp sạch và an toàn.

4.3. Đề xuất một số giải pháp phát triển Chi nhánh trong thời gian tới

4.3.1. Những thuận lợi và khó khăn

4.3.1.1. Những thuận lợi của Chi nhánh


Chi nhánh – Công ty có các thầy chuyên ngành chuyên môn sâu, dầy dặn kinh nghiệm, năng động sáng tạo trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Đội ngũ sinh viên với lòng nhiệt tình và ham học hỏi kinh nghiệm của các thầy đã và đang thực hiện các đề tài tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học, luôn áp dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, trồng trọt. Với nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất, Chi nhánh từng bước rút ra những kinh nghiệm trong hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, kế thừa những thành quả đạt được của những người đi trước.

Sau hơn 13 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ và từng bước trưởng thành, đồng thời có những thay đổi quản lý để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

4.3.1.2. Những khó khăn của Chi nhánh

Địa hình đất đai tuy bằng phẳng nhưng đất ở đây chủ yếu là đất cát, vì vậy tỉ lệ cát trong đất nhiều. Do đó vào mùa mưa thì rất dễ ngập úng cây trồng và thậm chí còn dẫn đến thừa nước. Nhưng đến mùa khô, nắng hạn hoặc chỉ nắng trong vài ngày thôi thì đất đã khô cạn và thiếu nước nghiêm trọng. Từ đó ta lại phải mất nhiếu công sức để tưới tiêu.

4.3.2. Đề xuất một số giải pháp phát triển Chi nhánh trong thời gian tới

Lựa chọn các loại hình sản xuất kinh doanh trong mô hình phát triển kinh tế Chi nhánh phù hợp với quy hoạch vùng (chăn nuôi nông lâm kết hợp); Trồng cây Lâm nghiệp bóng mát, lấy gỗ củi; Trồng cây ăn quả (bưởi Da xanh, bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng; kết hợp trồng chanh, cam…); Trồng các loại cỏ (cỏ Voi, cỏ VA06, cỏ sói, và sẽ trồng thêm các loại có có năng suất cao như: Cỏ Mombasa Ghine, cỏ Mulato 2, cỏ super BMR, cỏ Ubon Paspalum, v.v…) Chăn nuôi (Ngựa bạch, hươu, Lợn rừng…) và tận dụng đất chăn nuôi các loại gà; dúi, rắn…

Về đất đai Chi nhánh cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp; Khuyến khích các hộ dân trong hợp tác xã


Chăn nuôi đồng vật bản địa xóm Gốc Gạo, xã Tức Tranh chuyển nhượng, dồn điền đổi thửa..tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất, chuyển đổi từ đất khác sang Chi nhánh chuyên canh hoặc kết hợp, dưới sự hỗ trợ kỹ thuật và nguồn vốn từ Công ty…

Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật thiết yếu: Đường giao thông, điện, nước, đường xuống các khu chăn nuôi để công nhân tiện chăm sóc...từng bước củng cố Chi nhánh theo hướng quy mô hiện đại và quy củ ngăn nắp.

Tạo điều kiện cho chủ Chi nhánh được tiếp cận nhiều nguồn vốn tín dụng, nhất là đối với vốn tín dụng ưu đãi với thủ tục vay đơn giản, hợp lý, có sự ưu tiên và có thể tín chấp bằng công trình đầu tư trong Chi nhánh.

Tăng cường đầu tư và xây dựng các mô hình kinh tế Chi nhánh để nhân ra diện rộng. Giới thiệu tiềm năng và cơ hội hợp tác với các nhà đầu tư, nhất là ở lĩnh vực công nghệ, chế biến nông sản.

Về khoa học kỹ thuật, cần chú trọng đầu tư cho công tác khuyến nông, lâm, ngư, khuyến công; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ cho chủ Chi nhánh; đưa các giống cây con có phẩm chất tốt, chất lượng cao, năng suất khá vào sản xuất; áp dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản nông sản; khuyến khích các hình thức liên kết và hợp tác trong nghiên cứu và ứng dụng KHCN; trong đó coi trọng liên kết với các trung tâm nghiên cứu ra giống cây con phù hợp với các điều kiện thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu của từng vùng.

Nâng cao trình độ quản lý kinh doanh và trình độ hiểu biết về KHKT cho thành viên của chi nhánh; tổ chức tốt việc đào tạo nghề phù hợp cho một bộ phận lao động Chi nhánh, nhất là những lao động kỹ thuật của Chi nhánh.

Hàng năm có kế hoạch đào tạo, tập huấn cho đội ngũ công nhân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, trồng và nuôi động vật bản địa, nhằm tìm hướng phát triển phù hợp trong cơ chế thị trường.


Bằng cơ chế, chính sách sát thực, kịp thời..Nhà nước sẽ đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh của các Chi nhánh, định hướng cho Chi nhánh phát triển, quản lý tốt đầu ra và chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người tiêu dùng.

Khuyến khích và đẩy mạnh mối liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản bằng việc cung cấp tốt thông tin thị trường, hướng đẫn và định hướng cho các Chi nhánh sản xuất ra những sản phẩm thị trường cần và tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các Chi nhánh.

Hỗ trợ chi phí tập huấn, nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho các thành viên trong chi nhánh.

Chính sách đầu tư và hỗ trợ của chính phủ có vai trò quyết định cho sự phát triển của ngành. Chính quyền các cấp quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nhất là về vốn tín dụng ưu đãi để có thể đầu tư mở rộng đàn và kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, phòng trừ các loại dịch bệnh thường gặp ở vật nuôi.

Không ngừng học tập nâng cao kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, về tiếp cận thị trường, tiếp cận với khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, các xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Các mô hình chăn nuôi nên xây dựng các mô hình liên kết để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Chi nhánh cần mạnh dạn hơn trong khai thác, huy động vốn, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ tài nguyên môi trường.



5.1. Kết luận‌‌

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Thông qua việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh nghiên cứu và phát triển động thực vật bản địa công ty cổ phần khai khoáng miền núi xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tôi đưa ra một số kết luận như sau:

5.1.1. Về điều kiện tự nhiên tại địa bàn nghiên cứu

Điều kiện tự nhiên nơi đây phù hợp cho việc chăn nuôi. Có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông hiện nay đã được bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại giao lưu buôn bán và lưu thông hàng hóa.

Điều kiện thủy văn và thời tiết khá thuận lợi cho việc trồng thêm cây thức ăn cho chăn nuôi, có dòng sông Cầu chảy qua đây là nơi cung cấp nguồn nước tưới cho sản xuất, đất đai có địa hình bằng phẳng, diện tích đất khá rộng (tổng là 5,0 ha) đất đai tương đối màu mỡ, tầng đất canh tác khá dày đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các loại cây thức ăn chăn nuôi nhất là giống cỏ voi VA06.

5.1.2. Về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Cơ sở vật chất của chi nhánh đã được quan tâm và đầu tư khá đầy đủ có thể đáp ứng được các hoạt động sản xuất của mô hình chăn nuôi, có hệ thống bơm, bể chứa, hệ thống ống nước và vòi tưới tự động để có thể tưới nước cho vườn cỏ một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, ngoài ra chi nhánh còn đầu tư các trang thiết bị để phục vụ cho việc vệ sinh chuồng ngựa, chuồng lợn và chuồng hươu và chăm sóc chăn nuôi như xe rùa,máy phun thủy lực, nhà kho ủ phân, xe chở cỏ, máy cắt cỏ,…

Chi nhánh đã đảm bảo đáp ứng được vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, sát trùng chuồng nuôi thường xuyên để phòng tránh dịch bệnh một cách có hiệu quả.


Chi nhánh vừa là một trung tâm nghiên cứu và phát triển nhiều loài động

- thực vật bản địa vừa là một trung tâm được xây dựng với mục đích sản xuất, kinh doanh cũng cấp giống ngựa bạch, hươu sao và lợn rừng đạt chuẩn cho các địa phương trong cả nước.

Bên cạnh đó là một bãi cỏ VA06 với diện tích khoảng 1 ha nhằm cung cấp cỏ cho vật nuôi đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu chăn nuôi quanh năm cho đàn ngựa, hươu và lợn bên cạnh đó ngựa còn được bổ sung các chất khoáng, tinh bột cần thiết.

5.1.3. Về hiệu quả kinh tế

Qua tìm hiểu mô hình chăn nuôi thì chăn nuôi của chi nhánh giá trị sản xuất đạt 6.409.485.000 đồng đem lại hiệu quả kinh tế tương đối lớn và ổn định (với chi phí trung gian trung bình là 4.509.850.000 đồng).

Đây là mô hình chăn nuôi lớn chất lượng đảm bảo, uy tín các sản phẩm từ ngựa bạch hươu sao của chi nhánh được ưa chuộng và có thị trường tiêu thụ rộng. Trong quá trình tiêu thụ thì chi nhánh không cần tốn công vận chuyển đến nơi bán như những mặt hàng khác mà đã có các thương lái tự đến tận nơi mua trực tiếp vận chuyển đến lò mổ.

Do ngựa và hươu và lợn rừng là động vật quý hiếm được phép kinh doanh nhưng chưa được nuôi đại trà như các giống vật nuôi khác nên số lượng còn hạn chế nên hiện nay có rất nhiều thương lái chủ động đến thu mua. Vì vậy giá ngựa, hươu và lợn rừng luôn được giữ ở mức ổn định không bị ép giá.

5.1.4. Về thuận lợi, khó khăn và các giải pháp triển

Mô hình chăn nuôi ngựa bạch, hươu sao và lợn rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chi nhánh, lợi nhuận cao vượt hẳn so với các gia súc khác có từ lâu đời tại địa phương. Mô hình chăn nuôi này đã và đang giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động.


5.2. Kiến nghị

Cần nghiên cứu thêm, thời dan dài hơn (5 năm), đánh giá đầy đủ và chính xác hơn về hiệu quả các thành phần, đặc biệt phần cây ăn quả, do mới trồng, năng suất quả chưa cao và ổn định, nên hiệu quả còn thấp.

Cần nghiên cứu ảnh hưởng của sinh trưởng, năng suất, thị trường lâm sản và hiệu quả của cây trồng, các nhân tố tác động khác nhau và các biện pháp kỹ thuật áp dụng khác nhau.

Cần có nghiên cứu về việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng đạt năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Cần có nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống NLKH đến nhận thức của cán bộ, người dân địa phương.

Xem tất cả 66 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí