Tác Động (I – Impact) Của Các Hoạt Động Ql Mtdl Đối Với Đdsh Và Bảo Tồn Tài Nguyên Tại Vqg Cát Bà


Nhận xét: So các kết quả phân tích với QCVN 10:2008/BTNMT, có thể nhận thấy các thông số quan trắc chất lượng nước biển đều nhỏ hơn quy chuẩn cho phép.

Như vậy hiện trạng môi trường nước khu vực thị trấn Cát Bà chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các thông số đặc trưng đều nằm dưới QCCP.

Bên cạnh các thông số trên, chất lượng nước biển được đánh giá thường xuyên qua các chỉ tiêu pH, độ đục, độ mặn.

d. Hiện trạng quản lý chất thái rắn


Những năm gần đây, lượng khách trong nước đổ ra Cát Bà nhiều bởi có đường giao thông thuận lợi. Ngoài đường tầu từ phà Đình Vũ hoặc bến Bính – Hải Phòng, có thêm con đường mới đến Cát Bà qua bến phà Gia Luận – Tuần Châu. Cát Bà hiện có khoảng 120 khách sạn, nhà nghỉ, có thể đón tiếp được tối đa cùng lúc là 5.500 khách. Dân số huyện Cát Hải ~ 30451 người, nhưng thường xuyên có khoảng 40000 người người tập trung ở đây. Điều này đã làm cho môi trường Cát Bà hiện đang phải đối mặt với hai nguồn rác, đó là rác thải sinh hoạt và rác từ hoạt động nuôi trồng – đánh bắt thủy sản. Với số người tập trung lên tới 40.000 người thì số lượng rác thải phát sinh khoảng 80.000kg/ngày đêm. (Nguồn: Công ty môi trường đô thị Cát Hải).

Với số lượng rác thải phát sinh lớn như vậy thì có tác động rất lớn tới môi trường du lịch Cát Bà. Các hệ sinh thái thuộc MTDL VQG Cát Bà đang phải oằn mình chống trọi với lượng rác thải do du khách và người dân thải ra hàng ngày đặc biệt là vào mùa du lịch cao điểm (Từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm).

Bảng 9: Thành phần rác thải sinh hoạt


S

Thành phần

1

Hữu cơ

2

Giấy vụn, bìa các tông

3

Plastic

4

Thủy tinh

5

Cao su

6

Vải vụn, giẻ vụn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Các phi kim loại

8

Kim loại

9

Đá cát, sành sỏi

10

Rác thải nguy hại

7


Hiện nay thị trấn Cát Bà có khu vực xử lý rác thải do Công ty công trình công cộng và dịch vụ đô thị Cát Hải, quản lý vận chuyển xử lý rác thải của thị trấn Cát Bà với khả năng xử lý 50 tấn/ngày nên hoàn toàn có thể xử lý được lượng rác thải phát sinh hàng ngày.

- Đối với rác thải sinh hoạt tại Cát Bà: hiện nay vẫn được tập trung đem chôn và phun thuốc 3 ngày/lần ở bãi rác Đồng Trong, cách thị trấn 8 km.

- Đối với rác thải từ các tầu đánh cá và các nhà bè nuôi thủy sản: đây là nguồn thải đang có nguy cơ gây ô nhiễm đến mức báo động. Các tầu đánh cá dùng túi ni lon to để ướp cá, khi chuyển cá lên bờ, họ cào rách túi ni lon rồi vứt luôn xuống biển… Hiện tại có các đội dọn rác trên biển nhưng vẫn phải tuyên truyền vận động người dân không vứt rác xuống biển.[12].

Như vậy, với chất thải rắn vấn đề còn tồn tại ở đây không phải là năng lực xử lý mà là ý thức thu gom rác của du khách, người dân. Trên khắp khu du lịch đều bố trí các thùng đựng rác công cộng nhưng tại khu vực bãi tắm, bến tàu vẫn còn rác thải vứt bừa bãi, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến vệ sinh khu vực cũng như sức khỏe cộng đồng.

e. Hiện trạng các HST


VQG Cát Bà rộng 15.200 ha, bao gồm 9.800 ha rừng núi và 5.400 ha mặt nước biển, chiếm trên 50% diện tích toàn đảo Cát Bà (28.500 ha). Trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt với 800 ha là những khu rừng nguyên sinh, 14.000 ha còn lại là vùng phục hồi sinh thái.[33].

Nét độc đáo của thiên nhiên:


Cát Bà là một VQG đặc biệt, với sự kết hợp của nhiều hệ sinh thái (HST) khác nhau.

Sự đa dạng của các kiểu rừng đã hình thành nên sự phong phú của khu hệ động, thực vật Cát Bà. Trong số 745 loài thực vật ở đây có tới 350 loài có khả năng sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Và nhiều loài nằm trong danh mục quý hiếm, cần bảo vệ như: kim giao, chò đãi, lát hoa, lim xẹt,…

Hệ động vật đa dạng với 282 loài, bao gồm 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát lưỡng cư, 11 loài ếch nhái. Động vật phù du có khoảng 98 loài, cá biển 196 loài, san hô 177 loài… Đặc biệt, đây là nơi cư trú duy nhất trên thế giới của loài voọc đầu trắng một trong 5 loài linh trưởng của Việt Nam có tên trong 25 loài trên thế giới đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Cùng với rừng trên núi đá vôi, rừng ngập mặn là một tài nguyên quý giá tại đảo Cát Bà.

Ngoài đảo chính, quần đảo Cát Bà còn có 137 đảo nhỏ như đảo Đầu Bê, đảo Cát Dứa, đảo Bù Lâu, hòn Ghềnh Hang, hòn Đá Lẻ, hòn Xả Lan… Nhiều đảo có hình dạng kỳ dị, bờ đảo có nhiều mũi nhô, cung lõm và nhiều bờ vách dốc đứng, chân có ngấn ăn mòn. Đa số các đảo có thềm san hô viền quanh và trên đảo có hồ nước mặn.

Đa dạng sinh học phong phú:


Với đa dạng sinh học cao, quần đảo Cát Bà đã được UNESCO chính thức công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới trong kỳ họp của Hội đồng quốc tế về phối hợp chương trình con người và sinh quyển tổ chức tại Paris, ngày 29/10/2004. Về quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, du lịch, thúc đẩy ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và nghiên cứu khoa học.

Khu dự trữ sinh quyển thế giới


Việt Nam có bốn khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận: Cần Giờ, Cát Tiên, vùng châu thổ sông Hồng và Cát Bà. Cần Giờ mang đặc điểm vùng ngập mặn cửa sông, Cát Tiên hệ sinh thái trên cạn, châu thổ sông Hồng hệ sinh thái nước ngọt, lợ. Còn Cát Bà mang các đặc điểm của cả ba khu dự trữ sinh quyển trên, hội tụ đầy

đủ hệ sinh thái rừng và biển, rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, rạn san

hô, thảm rong – cỏ biển và đặc biệt là hệ sinh thái hang động. Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà được chia thành ba vùng: vùng lõi, vùng đệm và vùng chuyển tiếp, nằm liền kề với nhau rất thuận lợi cho việc quản lý thống nhất, nằm trọn vẹn trong một không gian của hòn đảo lớn nhất trong hệ thống đảo vùng biển Bắc Bộ.

- Vùng lõi của Cát Bà có diện tích 7.500 ha, không có tác động của con người, trừ một số hoạt động nghiên cứu, giám sát, tuy nhiên vẫn có thể duy trì một số hoạt động truyền thống của người dân.

- Vùng đệm có chức năng phát triển điều hòa, tôn trọng hiện trạng và bảo đảm sự phát triển có hạn định.

- Vùng chuyển tiếp vẫn duy trì các hoạt động kinh tế bình thường, nhân dân cùng các nhà khoa học, tổ chức xã hội và doanh nghiệp quản lý và phát triển bền vững nguồn lợi tài nguyên.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, sinh vật biển đảo Cát Bà phong phú và đa dạng vào bậc nhất ở các vùng đảo phía Bắc nước ta. Đây không chỉ là nơi lưu giữ và phát triển nguồn gen quý của vịnh Bắc Bộ, mà còn có nhiều loài động, thực vật có giá trị kinh tế cao.

Trong số 2320 loài động vật, thực vật tại Cát Bà, có gần 60 loài được coi là đặc hữu, quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, đặc biệt là voọc đầu trắng. Hiện nay, loài voọc này chỉ còn tồn tại ở Cát Bà.[34].

Một số hình ảnh tại MTDL VQG Cát Bà:


Hình 13 Một vài hình ảnh bên trong VQG Cát Bà Nguồn Ảnh tác giả chụp trong 1


Hình 13: Một vài hình ảnh bên trong VQG Cát Bà


(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình đi thực địa)



Hình 14 Con đường lên đình Ngự Lâm Nguồn Ảnh tác giả chụp trong quá trình 2


Hình 14: Con đường lên đình Ngự Lâm


(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình đi thực địa)

Nhận xét: Nhìn chung các HST trong MTDL VQG Cát Bà đang được khai thác để phục vụ các hoạt động du lịch, nghiên cứu. Vùng đệm đang được khai thác một cách mạnh mẽ để phục vụ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, vùng lõi VQG chưa chịu ảnh hưởng

quá nhiều, mới có một vài lán trại bán nước, đồ lưu niệm tại chân VQG, hàng ngày tiếp đón hàng nghìn lượt khách tới tham quan, nghiên cứu tại đây.

3.2.4. Tác động (I – Impact) của các hoạt động QL MTDL đối với ĐDSH và bảo tồn tài nguyên tại VQG Cát Bà

3.2.4.1. Tác động tích cực


Ban quản lý VQG Cát Bà:


Với lực lượng quản lý nhân viên quản lý VQG đã góp một phần lớn vào việc bảo tồn ĐDSH và môi trường tự nhiên của vườn.

Theo báo cáo của hạt kiểm lâm VQG Cát Bà: Từ năm 2013 đến nay, Hạt Kiểm lâm đã tổ chức tuần tra, kiểm soát, phục bắt, nắm bắt thông tin được hơn ba nghìn lượt, thường xuyên tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng. Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm cũng triển khai thực hiện tốt kế hoạch phòng

cháy, chữa cháy rừng. Ở các khu vực trọng điểm trong mùa hanh khô có nguy cơ cháy rừng cao đều được bố trí lực lượng ứng trực. Nhờ vậy, từ năm 2013 đến nay không để xảy ra vụ cháy rừng nào.

Công tác kiểm tra, tuần tra các tuyến, điểm du lịch tại VQG được cán bộ VQG kiểm tra thường xuyên.

Ngoài ra, UBND huyện Cát Hải cũng hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ như Oxfam, CR, MCD (Trung tâm sinh vật biển và phát triển cộng đồng) tổ chức các buổi tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ địa phương vùng đệm VQG về các chủ đề như: Quản lý tài nguyên thiên nhiên, xây dựng các giải pháp thích ứng và ứng phó với BĐKH, tai biến, rủi ro thiên nhiên, sinh kế thích ứng với BĐKH.

Tác động từ các mô hình thực áp dụng kiến thức bản địa:


Ban quản lý VQG Cát Bà đã áp dụng rất khéo léo các mô hình quản lý áp dụng kiến thức bản địa cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn VQG cảnh quan thiên nhiên và ĐDSH tại VQG Cát Bà. Hiệu quả từ các mô hình đã được thấy rõ như: mô hình làng Việt Hải trong vùng lõi VQG vừa giúp phát triển du lịch để nâng đời sống của nhân

dân, tăng kinh phí quản lý vườn, góp phần giúp người dân ý thức được tầm quan trọng của VQG, biết bảo vệ và giữ gìn VQG. Một số chính sách đã được Ban quản lý vườn, UBND huyện Cát Hải tính toán và áp dụng rất đúng đắn như: Làm đường nhựa tại rìa thuộc các xã xunh quanh đảo, không chạy qua vùng lõi VQG, để một lối đi hẹp phục vụ khách tham quan, du lịch nhưng vẫn đủ để các loài thú gặp gỡ, giao phối.

3.2.4.2. Các mặt hạn chế

Thực tế, công tác quản lý MTDL tại VQG Cát Bà trong những năm qua còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức:

Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của VQG và trên đảo còn gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, không có công ăn việc làm, thói quen sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh, cây thuốc, lấy mật ong dẫn đến suy giảm ĐDSH, gây ra cháy rừng. Tình trạng bẫy thú, chim của người dân để phục vụ khách du lịch trong những năm trở lại đây vẫn xảy ra và chưa có giải pháp quản lý triệt để.

Việc quản lý các khách sạn, nhà nghỉ, các dịch vụ tham quan, du lịch tại vùng đệm VQG chưa được UBND huyện Cát Hải chú trọng: tình trạng sả chất thải từ các khách sạn ra môi trường chưa được kiểm soát, giám sát chặt chẽ. [20].

Bên cạnh đó còn có việc tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch như phát triển cơ sở hạ tầng như làm đường, xây dựng bến tàu làm phá vỡ cảnh quan, chiếm dụng các HST tự nhiên. Việc quản lý vấn đề này chưa được UBND huyện Cát Hải quan tâm đúng mức. [17].

Các hoạt động vận chuyển, tham quan của khách du lịch gây tiếng ồn, bụi ảnh hưởng đến đời sống của động, thực vật nơi đây.

Tất cả những hoạt động trên chưa được giám sát, kiểm tra chặt chẽ và gây tác động tiêu cực đến đời sống động vật hoang dã, rác thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường, một số du khách muốn thưởng thức hoặc sở hữu các đặc sản địa phương cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ suy giảm số lượng một số loài động thực vật.

Bên cạnh những thách thức kể trên, công tác QL MTDL của Vườn còn có nhiều

khó khăn như phương tiện, nhiên liệu, trang thiết bị, kinh phí phục vụ công tác quản lý còn thiếu thốn rất nhiều.

3.2.5. Đề xuất giải pháp (R – Response) QL MTDL tại VQG Cát Bà


3.2.5.1. Phân tích điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của MTDL tại VQG Cát Bà

MTDL VQG Cát Bà có rất nhiều lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất và tiềm năng có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch nâng cao đời sống của người dân và chi phí bảo tồn ĐDSH vườn. Tuy nhiên, xem xét trong nội tại hệ MTDL của vườn có rất nhiều điểm yếu. Trong quá trình khai thác, phát triển cũng gặp rất nhiều thách thức. Nếu nắm rõ những điều này sẽ góp phần tích cực trong việc xây dựng các chính sách quản lý MTDL và định hướng phát triển vườn.

Bảng phân tích Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức của MTDL VQG Cát Bà

- Các kiểu HST đa dạng, độc đáo và đặc sắc

- Tài nguyên thiên nhiên giàu có: ĐDSH cao. Có nhiều loài quý hiếm, đặc hữu chỉ có tại một số ít nơi trên thế giới.

- Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.

- Cơ sở vật chất (Khách sạn, nhà nghỉ, đường sá) ngày càng được cải thiện, nâng cấp.

W (Điểm yếu):

- MTDL trên đảo, tách rời với phần đất liền khó khăn trong việc thông tin liên lạc, vận chuyển.

- Sức tải sinh thái, sức tải xã hội hạn chế.

- Ban quản lý MTDL tại VQG trình độ còn thấp, thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Nhận thức của người dân trong MTDL VQG Cát Bà chưa cao.

- Chính sách quản lý lỏng lẻo, chưa chặt chẽ.

- Các HST, động thực vật rất đang dạng tuy nhiên rất nhạy cảm dưới sự biến đổi của môi trường.

T (Thách thức):

- Áp lực từ các hoạt động du lịch (Khách du lịch: Rác thải, nguồn thức ăn, ..., xây dựng cơ sở, hạ tầng phục vụ du lịch) lên các HST hiện

O (Cơ hội):

- MTDL độc đáo, phong phú có thể khai thác nhiều tuyến/ điểm du lịch, chương trình du lịch thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng, nghiên cứu và

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 22/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí