Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 11

72


Bảng 4.10: Hiệu quả tổng hợp giá trị ECT của mô hình trồng thuần loài của 3 huyện



Huyện

Huyện Ngọc Lặc

Huyện Quan Hóa

Huyện Lang Chánh

TT

Chỉ tiêu

X1 tối ưu

Mô hình 1

Mô hình 2

X2 tối ưu

Mô hình 4

Mô hình 5

X3 tối ưu

Mô hình 7

Mô hình 8

Loại

Giá trị

Giá trị

Ect

Giá trị

Ect

Loại

Giá trị

Giá trị

Ect

Giá trị

Ect

Loại

Giá trị

Giá trị

Ect

Giá trị

Ect

I

Hiệu quả kinh tế




0.92


0.72




0.91


0.68




0.93


0.69

1

NPV

xmax

21785

21784.56

1

9565.375

0.44

xmax

21502

21501.8

1

7226.385

0.34

xmax

21181

21180.97

1.00

7484.723

0.35

2

BPV

xmax

53295

53294.56

1

31582.97

0.59

xmax

60165

60165

1

32564.03

0.54

xmax

60347.58

60347.58

1.00

36272.84

0.60

3

CPV

Xmin

22018

31510

0.70

22017.59

1.00

Xmin

25337.65

38663.2

0.66

25337.65

1.00

Xmin

28788.12

39166.61

0.74

28788.12

1.00

4

BCR

Xmax

1.6914

1.691354

1

1.434442

0.85

Xmax

1.556131

1.556131

1

1.285203

0.83

Xmax

1.540791

1.540791

1.00

1.259993

0.82

II

Hiệu quả xã hội




1


0.65




1


0.57




1.00


0.66

1

Tổng số công lao động

Xmax

860

860

1

464

0.54

Xmax

988

988

1

464

0.47

Xmax

1232

1232

1.00

872

0.71

2

số lượng sản phẩm

Xmax

24250

24250

1

11650

0.48

Xmax

23000

23000

1

9950

0.43

Xmax

24100

24100

1.00

11450

0.48

3

Mức độ chấp nhận

Xmax

70

70

1

65

0.93

Xmax

75

75

1

60

0.80

Xmax

75

75

1.00

60

0.80

Ect





0.96


0.68




0.96


0.62




0.97


0.68

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả kinh doanh một số mô hình rừng luồng Dendrocalamus barbatus Hsueh et D.Z.Li tại tỉnh Thanh Hóa - 11


Bảng 4.11: Bảng hiệu quả tổng hợp ECT của mô hình trồng Luồng hỗn loài



STT


Chỉ tiêu


X tối ưu

Mô hình Ngọc Lặc (MH3)

Mô hình

Quan Hóa (MH6)

Mô hình Lang

Chánh (MH9)

Loại

Giá trị

Giá trị

Ect

Giá trị

Ect

Giá trị

Ect

I

Hiệu quả kinh tế




1


0.83


0.82

1

NPV

xmax

23887.725

23888

1

12832

0.54

15399

0.64

2

BPV

xmax

50749.173

50749

1

44068

0.87

43386

0.85

3

CPV

Xmin

26861.449

26861

1

31236

1.16

27987

0.96

4

BCR

Xmax

1.889294

1.8893

1

1.4108

0.75

1.5502

0.82

II

Hiệu quả xã hội




0.95


0.93


0.81

1

Tổng số công lao

động

Xmax

413

365

0.88

410

0.99

413

1.00

2

số lượng sản

phẩm Luồng

Xmax

6700

6500

0.97

6550

0.98

6700

1.00

3

Mức độ chấp nhận

Xmax

80

75

0.94

80

1.00

60

0.75

4

Số sản phẩm

Xmax

4

4

1

3

0.75

2

0.50

Ect





0.97


0.88


0.82


+ Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế:

Nếu tính về việc lựa chọn mô hình tốt nhất thì thông qua bảng 4.10 hiệu quả tổng hợp giá trị Ect của các mô hình thuần loài thì Ect của các mô hình trồng thuần loài theo hướng tác động thâm canh tại các huyện cao hơn hẳn các mô hình trồng thuần loài theo hướng quảng canh. Đồng nghĩa với việc đối mô hình trồng thuần loài thì ta nên chọn mô hình trồng thuần loài thâm canh để cho năng suất, thu nhập cao. Mô hình thâm canh của huyện Ngọc Lặc Ect là 0,92; huyện Quan Hóa là 0,91; Huyện Lang chánh là 0,93. Mô hình quảng canh của huyện Ngọc Lặc Ect là 0,72; huyện Quan Hóa là 0,68; Huyện Lang chánh là 0,69.

Từ bảng 4.11 cho thấy, hiệu quả tổng hợp Ect của các mô hình trồng hỗn loài với cây gỗ của huyện Ngọc Lặc là cao nhất (1), mô hình trồng hỗn loài với Xoan của huyện Lang Chánh là thấp nhất Ect (0,82). Từ kết quả trên ta có thể đi đến kết luận là để đạt


năng suất, thu nhập cao trong trồng Luồng hỗn loài thì ta nên chọn mô hình trồng hỗn loài với cây gỗ.

+ Chỉ tiêu hiệu quả xã hội

Thông qua kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp (Ect) của các mô hình tại bảng

4.10 và 4.11 cho thấy, mô hình thâm canh rừng Luồng đem lại công ăn việc làm, số lượng sản phẩm cho người dân cao hơn nhiều ở mô hình trồng thuần loài Luồng theo hướng quảng canh. Giá trị Ect của các mô hình trồng thuần loài thâm canh ở các huyện đều bằng 1, còn các mô hình trồng theo hướng quảng canh Ect giao động từ 0,57 đến 0,66. Đối với mô hình trồng hỗn loài thì giá trị Ect của mô hình trồng Luồng hỗn loài với cây gỗ cao nhất Ect = 0,95 đến mô hình trồng hỗn loài cây nông nghiệp Ect = 0,93, cuối cùng là mô hình trồng hỗn loài với xoan Ect = 0,81.

Với việc trồng Luồng thuần loài theo hướng thâm canh và trồng hỗn loài với các loài cây gỗ đã đem lại công ăn việc làm, tăng thu nhập thêm cho người dân.

Với diện tích rừng Luồng ở Thanh Hóa hiện nay trên 71 nghìn ha thì mỗi năm sẽ tạo ra 2 triệu công lao động. Đó là chưa kể đến việc tạo công ăn việc làm cho người dân thông qua các hoạt động buôn bán, sản xuất kinh doanh các sản phẩm từ cây Luồng. Nhờ đó mà đã tạo giải quyết được rất nhiều công ăn việc làm cho khu vực miền núi đông dân như tỉnh Thanh Hóa.

Như vậy, hàng năm mỗi ha tuỳ vào mức độ thâm canh của rừng sẽ sử dụng nhiều hay ít nhân công. Ngoài ra, chế biến các sản phẩm từ Luồng cũng đòi hỏi lượng công nhân tương đối lớn như: các xưởng tăm, đũa, đồ da dụng.... góp phần giảm bớt sức ép lên dòng người lao động trẻ tuổi chuyển dịch từ miền núi về miền xuôi.

Qua kết quả thể hiện ở bảng 4.10 và 4.11 cho ta thấy mô hình MH7 (0,97) và MH3 (0,97) đạt hiệu quả tổng hợp Ect cao nhất. mô hình MH5 (0,62) và MH9 (0,82) đạt hiệu quả tổng hợp thấp nhất. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình phát triển mô hình trồng Luồng hiện nay của các huyện trong tỉnh: diện tích rừng trồng Luồng thâm canh, mô hình trồng Luồng hỗn loài với các loài cây thân gỗ rất phát triển, nhân rộng.


4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh rừng Luồng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

Phát triển rừng Luồng theo hướng bền vững và hiệu quả kinh tế cao vừa là đòi hỏi bức bách của cuộc sống, vừa là mục tiêu kinh tế, chiến lược đối với khu vực Trung du miền núi. Vì vậy cần có những giải pháp tác động để rừng Luồng tương xứng với tiềm năng phát triển của nó.

Trên cơ sở tổng hợp các mô hình và các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong từng mô hình ở Thanh Hóa, đề tài xin để xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững rừng Luồng như sau:

4.4.1. Đề xuất mô hình và loài cây có triển vọng

Qua việc phân tích đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường cho thấy mô hình được tác động thâm canh. mang lại hiệu quả cao hơn hẳn về mọi mặt.

Ở những mô hình hỗn giao, mặc dù việc đánh giá hiệu quả kinh tế chỉ là bước đầu, các cây gỗ như Lim Xanh, Lát Hoa chưa đến tuổi khai thác nhưng hiệu quả về mặt môi trường và đa dạng sinh học, khả năng chống chịu sâu bệnh của các mô hình đã được thể hiện rõ và ở những nơi đất đai kém việc áp dụng các mô hình hỗn loài với cây gỗ có tính chất cải tạo đất như Keo tai tượng…, những cây họ đậu bản địa như Lim xanh có tác dụng cố định đạm, những cây cho sản phảm phụ đa dạng như Trám Trắng và đặc biệt phải xây dựng mô hình theo hình thức thâm canh.

Còn ở những mô hình trồng Luồng thuần loài nên trồng xen cây nông nghiệp trong 2-3 năm đầu có tác dụng cải tạo đất bằng các sản phẩm thừa để lại sau thu hoạch.

4.4.2. Giải pháp về kỹ thuật

Các chủ rừng tự tổ chức lực lượng bảo vệ rừng; các hộ gia đình vừa tự bảo vệ, vừa dựa vào cộng đồng để bảo vệ rừng. Đẩy mạnh trồng rừng theo phương thức thâm canh để đáp ứng nhu cầu nguyệu liệu; khuyến khích sử dụng nguồn giống có chất lượng cao để tăng năng suất rừng trồng. Cây Luồng cho năng xuất cao, cải tạo đất tốt, đảm bảo việc kinh doanh rừng ổn định cho chu kỳ kinh doanh mục đích là tạo ra sản phẩm cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy giấy và làm các sản phẩm công nghiệp khác.


+ Giống cây được lấy từ vườn giống trong vùng quy hoạch của dự án và Xí nghiệp giống cây con hoặc các vườn ươm hộ gia đình có xuất xứ rõ ràng, theo tiêu chuẩn quy định tại công văn Số: 23/NN&PTNT-LN ngày 29 tháng 5 năm 2007 của Sở Nông nghiệp & PTNT Thanh Hoá.

- Nghiên cứu tìm biện pháp phòng ngừa hiện tượng sọc tím măng Luồng, bệnh chổi sể Luồng, ứng dụng các biện pháp chăm sóc phòng ngừa sâu vòi voi.

4.4.3. Giải pháp về cơ chế chính sách

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nghị định 01/CP ngày 04/01/1995 về việc giao khoán và sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước và Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, thực hiện chính sách giao khoán rừng sản xuất theo Nghị định 135/2005/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ sở pháp lý cho việc xác lập quyền làm chủ về rừng và đất rừng đối với các tổ chức, cá nhân hộ gia đình.

Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế trong đầu tư trồng, chăm sóc và chế biến sản phẩm Luồng. Tạo cơ chế thuận lợi, hấp dẫn để thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư phát triển lâm nghiệp thông qua các dự án tài trợ, đầu tư trồng rừng nguyên liệu và liên doanh liên kết trong chế biến Luồng.

Về tín dụng: Hỗ trợ một phần vốn cho các hộ gia đình trồng rừng sản xuất trên diện tích đất chưa có rừng theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1467/QĐ-UBND ngày 11/05/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển vùng thâm canh Luồng tập trung .

4.4.4. Về khoa học và công nghệ.

- Nghiên cứu phương pháp nhân giống Luồng có năng suất chất lượng cao, có khả năng chống chịu sâu bệnh và thích nghi tốt điều kiện tự nhiên của tỉnh để đưa vào sản xuất đại trà.


- Nghiên cứu các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại Luồng, xử lý gốc Luồng, phân bón vi sinh phục vụ thâm canh rừng Luồng; các giải pháp dự tính dự báo tình hình nguy cơ cháy rừng, sâu bệnh hại Luồng để có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời.

- Nghiên cứu thị trường để cải tiến thiết bị, công nghệ chế biến Luồng phù hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã, hạ giá thành, nâng cao chất lượng hàng hóa tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Ứng dụng công nghệ tin học, GIS, viễn thám vào công tác quản lý bảo vệ vùng Luồng thâm canh; ứng dụng công nghệ mới vào chế biến lâm sản để nâng cao hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguyên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

4.4.5. Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách thị trường lâm sản theo hướng tự do hóa thị trường, miễn giảm thuế buôn bán, vận chuyến, thuế VAT đối với hoạt động buôn bán, chế biến lâm sản từ cây Luồng.

- Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm Luồng, tạo vị trí đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước. Giới thiệu và quảng bá những sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ của tỉnh ra thị trường

- Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ chất lượng cao sang các nước trong khu vực và thị trường thế giới. Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm từ cây Luồng thông qua đa dạng hóa mặt hàng, tăng cường năng lực thiết kế, tạo dáng, mẫu mã sản phẩm để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.



5.1. Kết luận

Chương 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

1. Đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng Luồng tại tỉnh Thanh Hóa:

Tính đến năm 2011, Thanh Hóa có 13 huyện có diện tích rừng Luồng, với

71.053 ha. Diện tích Luồng nhiều nhất là ở huyện Quan Hóa có tới trên 25.148,2 ha. Diện tích rừng Luồng thuần loài chiếm 90% Diện tích toàn tỉnh. Kết quả điều tra, sinh trưởng và chất lượng Luồng tại huyện Ngọc Lặc đạt cao nhất trong 3 huyện tiến hành điều tra, sinh trưởng trung bình của 3 huyện rừng Luồng đường kính trung bình đạt 8,44 cm và chiều cao đạt 12,69 m. Số cây trung bình trên bụi là 10 cây, tỷ lệ Luồng non (cây tuổi 1+2) chiếm tỷ lệ trên 70% sản lượng rừng Luồng. Đây cũng chính là những cây Luồng có khả năng sinh măng, qua đó phản ảnh sức sản xuất của rừng Luồng rất lớn. Luồng loại 2 và 3 chiếm xấp xỉ 60% sản lượng rừng Luồng. Rừng Luồng thuộc các hộ gia đình quản lý sử dụng 66.515,6 ha chiếm 93,7%.

2. Tổng kết công tác kinh doanh trồng Luồng ở Thanh Hóa:

+ Các loại mô hình rừng trồng Luồng ở Thanh Hóa: Gồm loại mô hình trồng Luồng thuần loài; loại mô hình trồng Luồng hỗn loài với cây thân gỗ và loại mô hình trồng Luồng có xen cây nông nghiệp trong thời gian 3-4 năm đầu.

+ Thị trường rừng Luồng tại Thanh Hóa :Thị trường nguyên liệu giấy; Thị trường gỗ nguyên liệu xây dựng cơ bản dân dụng; Thị trường chế biến đồ dùng, gia dụng, đồ thủ công; Thị trường thực phẩm.

+ Kết quả điều tra, khảo sát một số đơn vị chế biến lâm sản và sử dụng nguyên liệu từ Luồng ở Thanh Hóa: Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 36 doanh nghiệp và các cơ sở chế biến nguyên liệu từ Luồng hoạt động khá hiệu quả, chủ yếu sản xuất các sản phẩm như: đũa tre, đũa dùng một lần, chiếu Luồng, nan, tăm, bột giấy, giấy vàng mã...,

3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

Đánh giá hiệu quả kinh tế tuổi rừng của rừng luồng thuần loài là:23 tuổi, còn của rừng hỗn loài là 10 tuổi.


+ Đánh giá hiệu quả kinh tế: Mô hình trồng Luồng thuần loài theo hướng thâm canh đạt lợi nhuận cao nhất với các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR đều vượt trội so với các mô hình Luồng thuần loài theo hướng quảng canh. Mô hình trồng xen canh cây nông nghiệp có ưu điểm vốn đầu tư ban đầu không quá lớn mà lại có ngay thu nhập từ những năm đầu khiến cuộc sống người dân bớt khó khăn. Giá trị NPV đạt cao nhất tại MH3 của huyện Ngọc Lặc (NPV=23,887 triệu đồng). Giá trị BCR đạt cao nhất tại MH3 của huyện Ngọc Lặc (BCR=1,89). Giá trị IRR đạt cao nhất tại MH6 của huyện Quan Hóa (IRR=37%)

+ Đánh giá hiệu quả xã hội: Tổng số công lao động sử dụng nhiều nhất là MH7 (=1232 công).

+ Đánh giá hiệu quả môi trường: mô hình trồng hỗn loài với cây thân gỗ (=70%) có độ che phủ cao hơn các mô hình còn lại, điều đó chứng tỏ hiệu quả môi trường từ rừng trồng hỗn loài cây thân gỗ là cao nhất. Rừng Luồng góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ nguồn nước, chất lượng nước, chất lượng dòng chảy, hạn chế xói mòn.

+ Đánh giá chung về hiệu quả tổng hợp của các mô hình: Mô hình MH7 (0,97) và MH3 (0,97) đạt hiệu quả tổng hợp Ect cao nhất. mô hình MH5 (0,62) và MH9 (0,82) đạt hiệu quả tổng hợp thấp nhất. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình phát triển mô hình trồng Luồng hiện nay của các huyện trong tỉnh: diện tích rừng trồng Luồng thâm canh, mô hình trồng Luồng hỗn loài với các loài cây thân gỗ rất phát triển, nhân rộng.

4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh doanh rừng Luồng và nâng cao hiệu quả công tác quản lý

Giải pháp về kỹ thuật: Khai thác Luồng 30% cây/bụi

Giải pháp về cơ chế chính sách: Tập trung hơn nữa vào các chính sách đất đai, chính sách đầu tư, tín dụng và thị trường tiêu thụ

Về khoa học và công nghệ: Chọn giống, chọn loài cây phù hợp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm: Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm Luồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023