Phân Bố N/hvn Phục Hồi Rừng Giai Đoạn 5-10 Năm (Iia) Và 10-15 Năm (Iib) Tại Xã Yên Lương


fi


fll

45


40


35


30


25


20


15


10


5


0

0

2

4

6

8

10

12

35


30


25


20


15


10


5


0

0

2

4

6

8

10

12

14

fi

fll


Hình 4.4: Phân bố N/Hvn phục hồi rừng giai đoạn 5-10 năm (IIA) và 10-15 năm (IIB) tại xã Yên Lương

Qua hình dạng phân bố N/Hvn của 2 trạng thái rừng nghèo tại khu vực cho thấy đối tượng nghiên cứu đang ở giai đoạn rừng non và đang trong quá trình phục hồi, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp lâm sinh như biện pháp khoanh nuôi có tác động, làm giàu rừng bằng một số loài cây có giá trị nhằm làm tăng tính đa dạng về loài, hoặc chặt nuôi dưỡng để loại bỏ những cây kém chất lượng, ít có giá trị kinh tế để tạo không gian sinh trưởng cho những cá thể còn lại v.v…

4.2.3. Đặc điểm tổ thành loài cây tái sinh ở các trạng thái rừng tự nhiên nghèo

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng sẽ cho thấy rõ hiện trạng phát triển của rừng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Các đặc điểm tái sinh rừng là cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật lâm sinh phù hợp điều chỉnh quá trình tái sinh rừng theo hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học.

4.2.3.1. Cấu trúc tổ thành loài cây tái sinh trong trạng thái rừng thứ sinh nghèo

Từ số liệu thu thập trên các ÔDB phân bố đều ở các ô tiêu chuẩn điển hình của các kiểu trạng thái rừng tự nhiên, tổ thành cây tái sinh được thể hiện cụ thể ở bảng sau:


Bảng 4.3: Tổ thành loài cây tái sinh của rừng thứ sinh nghèo



TT

Trạng thái

IIA

IIB

IIIA1

Loài cây

N%

Loài cây

N%

Loài cây

N%

1

Ràng

ràng mít

17,81

Lim

xanh

11,93

Lim

xanh

18,79

2

Trâm tía

13,7

Trám

trắng

11,93

Lim xẹt

16,78

3

Thành

ngạnh

10,27

Chẹo tía

11,36

Chẹo tía

16,11

4

Trám

trắng

9,59

Vạng

trứng

9,09

Lòng

trứng

12,08

5

Vạng

trứng

8,22

Trâm tía

7,39

Giẻ trắng

8,05

6

Thẩu tấu

7,53

Sồi

phảng

6,82

Ràng

ràng mít

6,04

7

Gội nếp

6,85

Lòng

trứng

6,25

Re

hương

5,37

8

Giẻ trắng

6,16

Bứa

6,25

Dâu da

4,03


9


Chẹo tía


4,79


Gội nếp


4,54

Loài

khác (6 loài)


12,75


10

Xoan đào


4,79

Loài khác

(11 loài)


24,44


-


-


11

Loài

khác (6 loài)


10,29


-


-


-


-

16

100

20

100

14

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 7


Qua bảng 4.3 ta thấy, số lượng loài cây tái sinh xuất hiện ở trạng thái rừng IIA có 16 loài, trong đó có 10 loài tham gia vào công thức tổ thành: Ràng ràng mít, Trâm tía, Thành ngạnh, Trám trắng, Vạng trứng, Thẩu tấu, Gội nếp, Giẻ trắng, Chẹo tía, Xoan đào. Trong đó Ràng ràng mít là loài chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất 17,81%.

Trạng thái rừng IIB số loài tái sinh xuất hiện là 20 loài, số lượng loài cây tái sinh tham gia vào công thức tổ thành là 9 loài: Lim xanh, Trám trắng, Chẹo tía, Vạng trứng, Trâm tía, Sồi phảng, Lòng trứng, Bứa, Gội nếp. Trong đó Lim xanh, Trám trắng, Chẹo tía là loài chiếm tỷ lệ tổ thành cao nhất 35,22%. Ở các trạng thái này hầu hết các loài tham gia vào công thức tổ thành đều là những loài cây ưa sáng, sinh trưởng nhanh. Các cây tái sinh không phải hoàn toàn do cây tầng cao gieo giống tại chỗ, một số loài được mang đến từ nhiều nguồn giống khác nhau như: phát tán nhờ gió, chim, thú v.v…

- Trạng thái rừng IIIA1: Số loài cây tái sinh xuất hiện ở giai đoạn này là 14 loài, thì có tới 9 loài xuất hiện trong công thức tổ thành, trong đó Lim xanh và Lim xẹt là hai loài có tỷ lệ tổ thành cao nhất chiếm (18,79%, 16,78%).

Qua sự xuất hiện của các loài cây tái sinh trong công thức tổ thành chúng ta thấy rằng ở các trạng thái rừng IIA, IIB do cấu chúc tầng thứ đơn giản và độ tàn che thấp còn nhiều khoảng trống tạo điều kiện thuận lợi cho các loài cây ưa sáng sinh trưởng và phát triển mạnh hơn. Còn ở trạng thái IIIA1, lúc này tầng cây cao đã có xu hướng ổn định dần và độ tàn che cao dẫn đến lúc này các loài cây ưa sáng sẽ bị đào thải dần và nhường chỗ cho các loài cây trung tính và chịu bóng phát triển, khi đó số lượng loài cây ưa sáng sẽ giảm dần và số lượng loài cây ưa bóng sẽ tăng lên và tiến dần đến ổn định. Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với các quy luật của nhiều tác giả đã nghiên cứu trước đây.


4.2.3.2. Mật độ cây tái sinh

Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng diện tích dinh dưỡng của quần thể. Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể.

Bảng 4.4: Mật độ cây tái sinh của trạng thái rừng thứ sinh nghèo



TT

Trạng thái

IIA

IIB

IIIA1

Loài cây

N%

Loài cây

N%

Loài cây

N%

1

Ràng ràng

mít

1.040

Lim xanh

840

Lim xanh

1.120

2

Trâm tía

800

Trám trắng

840

Lim xẹt

1000

3

Thành

ngạnh

600

Chẹo tía

800

Chẹo tía

960

4

Trám trắng

560

Vạng trứng

640

Lòng trứng

720

5

Vạng trứng

480

Trâm tía

520

Giẻ trắng

480

6

Thẩu tấu

440

Sồi phảng

480

Ràng ràng

mít

360

7

Gội nếp

440

Lòng trứng

440

Re hương

320

8

Giẻ trắng

360

Bứa

440

Dâu da

240

9

Chẹo tía

280

Gội nếp

320

6 Loài khác

760

10

Xoan đào

280

Loài khác

1.720



11

6 Loài

khác

600





16

5.960

20

7.040

14

5.960


Tiêu chí đánh giá về mật độ cây tái sinh: Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Vũ Đình Huề (1978) và các chuyên gia Trung Quốc đánh giá về mật độ cây tái sinh ở Quỳ Châu - Nghệ An cho thấy: Mật độ cấy tái sinh > 12.000 cây/ha (rất tốt), 8.000 ÷ 12.000 cây/ha (tốt), 4.000 ÷ 8.000 cây/ha (trung bình), 2.000 ÷

4.000 cây/ha (xấu) và < 2.000 cây/ha (rất xấu).

Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy mật độ tái sinh ở các trạng thái IIA, IIB, IIIA1, là ở mức độ trung bình. Mật độ có xu hướng tăng dần theo thời gian phục hồi rừng, tuy nhiên đến một thời điểm nào đó, khi rừng đi đến ổn định thì mật độ có xu hướng giảm và dừng lại khi đạt được trạng thái rừng khí hậu ban đầu. Từ khi nương rẫy bắt đầu bỏ hoá, quá trình phục hồi tự nhiên của thảm thực vật khi đạt tới một giai đoạn thành thục, thành phần loài và số lượng cây gỗ trên một diện tích nhất định có xu hướng giảm dần, đơn giản hoá để tái ổn định. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu các quá trình phục hồi của thảm thực vật rừng, quy luật này chưa rõ ràng và có thể có những xáo trộn, nhiều loài ưa sáng bị mất đi. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật chọn lọc tự nhiên những cá thể của loài không thích hợp ở giai đoạn rừng non.

Tóm lại, mật độ cây tái sinh của các trạng thái rừng đại diện cho khu vực nghiên cứu đã phản ánh được mức độ ảnh hưởng của tiểu hoàn cảnh rừng đối với quá trình tái sinh tự nhiên dưới tán rừng rất lớn, đồng thời nó còn phản ánh khả năng phát triển rừng trong tương lai.

4.2.3.3. Chất lượng cây tái sinh

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện hoàn cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nẩy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng của cây mạ, cây con.


Bảng 4.5: Chất lượng cây tái sinh của các trạng thái rừng nghèo tại KVNC

Trạng thái rừng

N/ha

Tỷ lệ chất lượng (%)

Tốt

TB

Xấu

IIA

5.960

25,65

40,25

34,1

IIB

7.040

31,82

43,18

25

IIIA1

5.960

31,54

51

17,46


Về chất lượng cây tái sinh có sự thay đổi ở các trạng thái rừng, tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt cao nhất là ở trạng thái IIIA1, rồi đến các trạng thái IIB, IIA. Tuy nhiên sự khác biệt ở các trạng thái là chưa rõ rệt. Về năng lực tái sinh của các trạng thái rừng ở mức độ trung bình. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt, chỉ một phần nhỏ có nguồn gốc từ chồi. Đặc điểm này thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai. Vì trong cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây chồi, khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh tốt hơn cây tái sinh chồi. Về phẩm chất cây tái sinh thì tỷ lệ cây tốt biến động từ 25,65% ÷ 34,64%, cây trung bình từ 40,25% ÷ 51% và cây xấu từ 14,38% ÷ 34,1%. Như vậy, ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng sau sự tác động mạnh mẽ của con người đến rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích (Vạng trứng, Trâm tía, Chẹo tía, Re hương, Lim xẹt, Trám trắng, Lim xanh, Giẻ trắng...) nhằm nâng cao chất lượng rừng.

Thời gian phục hồi tăng thì số lượng cây có chất lượng tốt tăng lên, số lượng cây có chất lượng trung bình và xấu giảm dần. Vì vậy biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng này là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp điều chỉnh


mật độ cây tái sinh mục đích trồng dặm trải đều trên bề mặt đất rừng, đồng thời nuôi dưỡng để chúng sinh trưởng, phát triển tốt, có tỷ lệ cây tốt chiếm tỷ lệ cao trong tổ thành.

Từ bảng 4.5 cũng cho thấy tầng cây cao có ảnh hưởng rất lớn đến tái sinh rừng, nó ảnh hưởng tới cả mật độ và chất lượng cây tái sinh thông qua sự điều tiết không gian dinh dưỡng bên dưới tán rừng. Ở trạng thái IIA mật độ tầng cây cao thấp, độ tàn che nhỏ, dưới tán có chế độ ánh sáng nhiều, đây là điều kiện để cây bụi thảm tươi phát triển. Còn ở các trạng thái IIB, IIIA1, mật độ tầng cây cao dần lớn hơn, độ tàn che cao hơn 0,44 ÷ 0,59, do vậy tầng cây bụi thảm tươi kém phát triển, cây tái sinh lúc nhỏ ưa bóng nên có thể phát triển mạnh hơn dẫn tới mật độ tái sinh cao, chất lượng cây tái sinh cũng rất tốt, tỉ lệ cây phẩm chất A tăng dần lên theo các trạng thái. Như vậy, cần phải có biện pháp tác động vào tầng cây cao cho hợp lý nhằm đảm bảo điều tiết không gian sống dưới tán rừng, làm tăng mật độ, chất lượng cây tái sinh và hạn chế sự sinh trưởng của tầng cây bụi dưới tán rừng cho hợp lý.

4.2.3.4. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Nhằm xác định quy luật phát triển cây tái sinh theo cấp chiều cao tại khu vực nghiên cứu, làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.6: Tổng hợp mật độ cây tái sinh theo cấp chiều cao


Các trạng thái rừng nghèo


N/ha

Số cây tái sinh theo cấp chiều cao %

< 0,5 m

0,5 1 m

1 1,5 m

1,5 ÷ 2 m

> 2 m

IIA

5.960

38,25

24,16

19,46

10,74

7,39

IIB

7.040

32,39

27,27

17,05

14,2

9,09

IIIA1

5.960

38,25

31,54

16,78

8,05

5,38


Mật độ cây tái sinh tập trung nhiều ở cấp chiều cao < 0,5m và 05 1m. Số cây tái sinh có xu hướng giảm dần ở cấp chiều cao từ 1 1,5m; 1,5 ÷ 2m và

>2 m. Điều này cũng phù hợp với nhiều công trình nghiên cứu về quy luật phân bố theo cấp chiều cao của cây tái sinh. Số lượng cây tái sinh chủ yếu sẽ tập trung ở cấp chiều cao đầu tiên.

4.3. Tính đa dạng loài thực vật của các trạng thái rừng thứ sinh nghèo

Nghiên cứu ĐDSH nói chung và đa dạng loài thực vật nói riêng là một vấn đề phức tạp, bởi khả năng biến đổi của sinh vật sống và phức hệ sinh thái, mà trong đó chúng đang tồn tại. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về đa dạng loài thực vật đã chuyển dần từ định tính (thống kê thành phần loài) sang định lượng (các chỉ số đa dạng sinh học). Thông qua việc lượng hoá, các nhà sinh thái và nhà lâm học hiểu được quy luật vận động và biến đổi của quần xã sinh vật, từ đó có thêm căn cứ để điều tiết có lợi cho sinh trưởng và phát triển cá thể cũng như quần xã một cách bền vững.

Tác giả đã lựa chọn phương pháp xác định tính đa dạng loài theo chỉ tiêu tính đa dạng α trong giáo trình “Sinh thái rừng” của tác giả Hoàng Kim Ngũ và Phùng Ngọc Lan, Trường Đại học Lâm nghiệp (2005).

Tính đa dạng còn được gọi là tính đa dạng sinh cảnh, là chỉ tiêu về tình trạng tổ thành loài trong quần xã, bao gồm số loài và tình trạng phân bố các cá thể trong quần xã (số lượng loài trong quần xã và độ nhiều tương đối của các loài sinh vật). Tính đa dạng phản ánh kết quả cùng sinh tồn giữa các loài sinh vật trong quần xã thông qua cạnh tranh và lợi dụng tài nguyên và sự cạnh tranh đó trong sinh sản. Chỉ tiêu tính đa dạng lại được chia ra 3 loại chỉ số là: Chỉ số độ phong phú loài (Species Richness Index), Chỉ số tính đa dạng loài (Species Abulance Distribution) và Chỉ số độ đồng đều loài (Species Evenness Index). Hiện nay thường được xác định như sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/02/2023