Nghiên Cứu Đặc Điểm Cấu Trúc Rừng Nghèo Trong Kvnc


sinh phục hồi sau nương rẫy khá đơn giản. Được thể hiện ở hệ số tổ thành của tổ hợp loài ưu thế cao, nhiều nơi chỉ 2 đến 3 loài đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Phân bố cây trên mặt đất là phân bố ngẫu nhiên, nhưng đối với từng loài cây thì là phân bố cụm.

Kết quả nghiên cứu về PHR tại khu vực Đông Nam Vườn Quốc Gia Tam Đảo và Xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, Lê Đồng Tấn (2003), kết luận: Quá trình phục hồi rừng bao gồm các giai đoạn từ trảng cỏ đến trảng cây bụi, rừng thứ sinh, rừng thứ sinh trưởng thành và cuối cùng là rừng cực đỉnh hay rừng khí hậu. Tốc độ của quá trình phụ thuộc vào mức độ thoái hoá của đất và nguồn gieo giống. Ở giai đoạn đầu quá trình diễn ra nhanh. Tuy nhiên cũng phải sau 10 năm (trên đất tốt) thảm thực vật mới đạt được trạng thái rừng thứ sinh. Nếu đất đã bị suy thoái thì quá trình diễn ra chậm. Đặc biệt trên những diện tích không được bảo vệ, thường xuyên bị chặt gỗ củi, chăn thả và lửa cháy thì quá trình diễn ra rất chậm.

Phạm Ngọc Thuờng (2001), lựa chọn đối tượng là thảm thực vật rừng phục hồi sau nương rẫy ở các giai đoạn khác nhau xây dựng mô hình phục hồi rừng với quy mô 0,5 ha/ô mẫu, 5-10 ô mẫu/mô hình/địa điểm. Và tìm kiếm các mô hình sử dụng đất bỏ hoá sau nương rẫy có hiệu quả ở địa phương để tìm hiểu các biện pháp tác động. Kết quả điều tra, theo dõi một số mô hình, tác giả kết luận: Mô hình khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung, làm giàu rừng là mô hình dựa trên cơ sở triệt để lợi dụng tái sinh, PHR tự nhiên của thực vật chi phí ban đầu thấp, góp phần rút ngắn thời gian phục hồi rừng, cải thiện cấu trúc tổ thành, mật độ theo hướng làm tăng giá trị phòng hộ và kinh tế của rừng trong hiện tại cũng như trong tương lai. Một số loài cây như: Hồi, Lát hoa, Quế là những cây có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, được người dân lựa chọn, đó là những cây có triển vọng phù


hợp với biện pháp kỹ thuật khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung và làm giàu rừng.

Cũng theo tác giả Phạm Ngọc Thường (2001), thì đất bỏ hoá sau canh tác nương rẫy bị rửa trôi mạnh nên nghèo dinh dưỡng, độ chua cao. Thực vật chỉ thị là nhóm loài cây Sim, Mua, Thành ngạnh,… Thảm thực vật rừng phục hồi tự nhiên là thành phần quan trọng nhất để biến đổi tính chất đất sau canh tác nương rẫy. Cùng với thời gian phục hồi thảm thực vật thì các đặc tính lý, hoá đất, số lượng vi sinh vật đất thay đổi theo chiều hướng tăng độ phì, cải thiện thành phần cơ giới đất.

Các công trình nghiên cứu về thoái hoá và phục hồi đất sau canh tác nương rẫy còn hạn chế, một số tác giả như: Bùi Quang Toản (1990), nghiên cứu xói mòn trên đất canh tác nương rẫy ở Tây Bắc, Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên trên nhiều vùng đất đồi ở miền Bắc (1965, 1986, 1995, 1998). Nhìn chung các nghiên cứu trên đã khẳng định xói mòn, rửa trôi là nguy cơ căn bản làm cho đất dốc ở Việt Nam nói chung và đất canh tác nương rẫy nói riêng nhanh chóng bị thoái hoá. Vì vậy, trong sử dụng đất bền vững phải có biện pháp chống xói mòn, rửa trôi.

Phục hồi đất sau canh tác nương rẫy còn ít được quan tâm nghiên cứu. Lê Đồng Tấn (1999), đã nghiên cứu một số tính chất hoá học và dinh dưỡng của đất qua các giai đoạn phục hồi rừng tự nhiên trên đất sau nương rẫy ở Sơn La. Tác giả nhận xét: tính chất hoá học và dinh dưỡng đất được cải thiện dần qua các giai đoạn PHR từ trảng cỏ đến rừng thứ sinh, hàm lượng mùn tăng, độ chua giảm và các chất dễ tiêu được tích luỹ nhưng chậm.

Tại vùng đệm Vườn Quốc Gia Cát Bà: Nhóm nghiên cứu đã thực nghiệm xây dựng mô hình khoanh nuôi phục hồi rừng với tổng diện tích 15 ha: Khoanh nuôi bảo vệ 10 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 2 ha, làm giàu rừng 1,5 ha, nuôi dưỡng rừng 1,5 ha.


Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 3 nhóm giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo trên núi đá vôi. Trước hết là phân chia đối tượng tác động cho rừng thứ sinh nghèo dựa vào 3 nhân tố là địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật rừng. Sau đó, chọn loài cây có triển vọng để phát triển rừng thứ sinh nghèo gồm: loài cây cải tạo hoàn cảnh rừng (cây Keo lai), loài cây gỗ bản địa mục đích (Lim xanh, Trám trắng, Re hương, Quất hồng bì, Sấu, Giổi xanh); và nhóm loài cây cho lâm sản ngoài gỗ (Song mật và Mây nếp). Về kỹ thuật gồm 5 giải pháp: KNBV; KN- XTTS + TRBS, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng, cải tạo rừng.


Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Góp phần nâng cao hiệu quả của phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định đặc điểm cấu trúc các trạng thái rừng nghèo tại KVNC.

- Tìm ra các vấn đề tồn tại trong phục hồi rừng thứ sinh nghèo, phân tích các nguyên nhân tồn tại đó.

- Đề xuất các giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại KVNC.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các trạng thái rừng thứ sinh nghèo tại KVNC rừng phòng hộ.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong vùng rừng thứ sinh nghèo phòng hộ tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nghèo trong KVNC

1- Tổ thành loài rừng thứ sinh nghèo

2- Cấu trúc quần xã rừng thứ sinh nghèo

3- Tính đa dạng loài quần xã rừng thứ sinh nghèo 4- Trữ lượng rừng thứ sinh nghèo.

2.3.2. Đánh giá hiệu quả phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương

1- Biện pháp KNBV (Khoanh nuôi không tác động).

2- Biện pháp KN - Xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng rừng bổ sung.


3- Biện pháp trồng rừng thay thế (cải tạo rừng nghèo = TRTT). 4- Biện pháp làm giàu rừng bằng cây bản địa.

2.3.3. Đề xuất biện pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu cơ bản

Kế thừa các tài liệu, số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các giải pháp đã áp dụng trong phục hồi rừng thứ sinh nghèo trong khu vực nghiên cứu, các tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài của các tác giả trong và ngoài nước.

2.4.2. Phương pháp điều tra thực địa

40 m

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra trên các ÔTC. Trên mỗi một trạng thái rừng nghèo, tại những nơi đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh ở rừng nghèo sẽ tiến hành chọn lập 3 ô tiêu chuẩn (ÔTC) có diện tích là 25m x 40m = 1.000m2/mỗi biện pháp KTLS. Ngoài ra còn kế thừa các ÔTC đã có sẵn của Viện quy hoạch Đông Bắc bộ Phú Thọ.



25 m

* Điều tra tầng cây cao

Trong các ÔTC mô tả các chỉ tiêu như vị trí, độ dốc, hướng phơi, độ cao, sau đó xác định tên loài và các chỉ tiêu sinh trưởng của tầng cây cao (có D1.3 > 6,0cm), nếu loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định tên, đo:

- Đường kính ngang ngực (D1.3, cm)

- Chiều cao vút ngọn (Hvn, m)


- Chiều cao dưới cành (Hdc, m)

- Đường kính tán lá (Dt, m) Kết quả ghi vào mẫu bảng sau:

Bảng 2.1: Phiếu điều tra tầng cây cao

ÔTC:

Vị trí: Độ dốc:

Diện tích: Ngày diều tra: Người điều tra:

Tiểu khu:

Độ cao tương đối: Trạng thái:


STT


Tên

loài cây

D1.3

(cm)

H

(m)

Dt

(m)


Ghi chú

ĐT

(cm)

NB

(cm)

TB

(cm)

vn (m)

dc (m)

ĐT

(m)

NB

(cm)

TB

(m)

1











2











3





















Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 4


* Điều tra cây tái sinh:


40 m

5 m

1


2

5

4


3

5 m


25 m


Trên ÔTC, lập 5 ÔDB có diện tích 25m2 phân bố đều trên ÔTC. Thống kê tất cả cây tái sinh (D1.3 < 6.0cm) vào phiếu điều tra theo các chỉ tiêu:

- Tên loài cây tái sinh, loài nào chưa rõ thì thu thập tiêu bản để giám định.

- Đo chiều cao cây tái sinh bằng thước sào.


- Chất lượng cây tái sinh

Kết quả điều tra được ghi vào bảng mẫu như sau:

Bảng 2.2: Phiếu điều tra cây tái sinh


ÔTS:

Diện tích: Tiểu khu:

ÔTC:

Độ cao tương đối: Trạng thái:

Vị trí:

Ngày điều tra: Người điều tra:



Phân ÔTS


Loài cây

Số cây theo cấp chiều cao (m)

Nguồn gốc

Chất lượng


Tổng số cây tái sinh


<0,5

0,5-

1,0


1,0-1,5


1,5-2,0


>2,0


Chồi


Hạt

Tốt (A)

TB (B)

Xấu (C)














* Điều tra tầng cây bụi, thảm tươi

Lập 5 ÔDB có diện tích 25m2 (5m x 5m) được bố trí đều trên 2 đường chéo của ÔTC cùng với những ÔDB điều tra tái sinh.

Điều tra cây bụi (Shrubs), điều tra thảm tươi (Ground cover vegetation) theo các chỉ tiêu: Tên loài chủ yếu, chiều cao bình quân, độ che phủ, tình hình sinh trưởng trên ÔDB. Kết quả điều tra được ghi vào bảng mẫu như sau:

Bảng 2.3: Phiếu điều tra tầng cây bụi, thảm tươi

ÔDB:

Diện tích: Tiểu khu:

ÔTC:

Độ cao tương đối: Trạng thái:

Vị trí:

Ngày điều tra: Người điều tra:

ÔDB

Tên loài

cây chủ yếu

HTB

(m)

Độ che phủ

(%)

Tình hình

sinh trưởng












* Xác định độ tàn che

Điều tra theo phương pháp mạng lưới điểm, phương pháp điều tra mạng lưới được tiến hành như sau: Trên mỗi ÔTC tiến hành nghiên cứu lập các tuyến song song cách đều. Trên mỗi tuyến này tiến hành điều tra khảo sát 100 điểm. Điều tra độ tàn che các điểm được cho điểm như sau:

Nếu điểm điều tra nằm trong tán ta cho điểm 1,0 Nếu điểm điều tra nằm mép tán ta cho điểm 0,5 Nếu điểm điều tra nằm ngoài tán ta cho điểm 0,0

Sau khi điều tra 100 điểm trong ÔTC ta tiến hành tính độ tàn che theo công thức: TC% = ∑ số điểm/100; Trong đó: TC% là độ tàn che của ÔTC.

2.4.3. Phương pháp nội nghiệp

2.4.3.1. Xác định các kiểu trạng thái rừng nghèo chủ yếu tại khu vực nghiên cứu theo Thông tư số: 34/BNN&PTNT.

2.4.3.2. Phân tích kết cấu không gian của các trạng thái rừng nghèo.

* Cấu trúc tổ thành

+ Xác định tỷ lệ tổ thành (Chỉ số quan trọng: Important Value)

Để xác định tổ thành tầng cây cao, đề tài sử dụng phương pháp tính tỷ lệ tổ thành theo phương pháp của Daniel Marmillod.

i

IV % Ni % Gi %

2(2-1)

Trong đó: IVi% là tỷ lệ tổ thành (chỉ số quan trọng: Important Value) của loài I; Ni% là % theo số cây của loài i trong QXTVR; Gi% là % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTV rừng.

Theo Daniel M, những loài cây có IV% 5% mới thực sự có ý nghĩa về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Trừng (1978), trong một lâm phần nhóm loài cây nào đó > 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì nhóm loài đó được coi là nhóm loài ưu thế. Cần tính tổng IV% của những loài có trị

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí