4.4.2. Phân tích hiệu quả biện pháp Khoanh nuôi - Xúc tiến tái sinh - kết hợp trồng bổ sung
Áp dụng các điều khoản thích hợp trong Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98). Có 2 mức độ tác động thấp và cao gắn với các biện pháp kỹ thuật cụ thể sau đây:
Mức độ tác động thấp: Quản lý bảo vệ là chính, bao gồm các nội dung: Cấm chăn thả đại gia súc. Bảo vệ chống chặt phá cây mẹ gieo giống, cây tái sinh. Được phép trồng bổ sung cây công nghiệp lâu năm, cây lấy quả, cây đặc sản có độ tán che phủ như cây rừng do dân tự bỏ vốn đầu tư hoặc vay vốn để đầu tư trồng bổ sung.
Mức độ tác động cao: Ngoài các biện pháp tác động thấp trên đây, áp dụng thêm các kỹ thuật cụ thể: Phát dọn dây leo tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển. Cuốc xới đất theo rạch hoặc theo đám để giữ hạt và tạo điều kiện cho hạt nảy mầm. Trồng bổ sung các loài cây bản địa, cây lấy quả vừa có tác dụng phòng hộ vừa nhằm mục đích kinh tế ở các khoảng trống lớn hoặc xen kẽ trong tán rừng. Phát dọn, vun xới xung quanh cây mục đích phòng hộ và cây trồng bổ sung, mỗi năm 1-2 lần trong 2-3 năm đầu. Chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh. Kết quả trồng rừng bổ sung được thể hiện ở bảng 4.13 sau:
Bảng 4.13: Loài cây trồng bổ sung rừng KN - XTTSTN
D1.3 (cm) bình quân | Hvn(m) bình quân | Tuổi cây trồng bổ sung | |
Lim xanh | 15,4 cm | 11,5 m | 7 |
Lim xẹt | 14,5 cm | 11,8 m | 7 |
Trám trắng | 12,5 cm | 9,5 m | 7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giải Pháp Đã Áp Dụng Trong Quản Lý Bảo Vệ Rừng
- Phân Bố N/hvn Phục Hồi Rừng Giai Đoạn 5-10 Năm (Iia) Và 10-15 Năm (Iib) Tại Xã Yên Lương
- Chỉ Số Độ Phong Phú Loài Trong Các Trạng Thái Rừng
- Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 10
- Đánh giá hiệu quả giải pháp phục hồi rừng thứ sinh nghèo tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ - 11
Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.
Kết quả ở bảng 4.13 cho thấy rừng trồng bổ sung sau 7 năm làm cho rừng phát triển nhanh, chóng khép tán, hỗn giao, mật độ cao, kinh phí thấp, hiệu quả cao hơn các mô hình PHR khác.
4.4.3. Phân tích so sánh hiệu qủa PHR bằng 2 biện pháp KN-BV & KN- XTTSTN+TRBS
4.4.3.1. So sánh 2 biện pháp PHR: KNBV & KN-XTTS + TRBS ( tại Thanh Sơn - Phú Thọ)
Có 3 phương thức và cách trồng rừng:
(1) Là rừng cây mọc nhanh, như rừng Keo Tai tượng, Bạch đàn, Bồ đề...tạo ra rừng thuần loài, một tầng thứ, mục đích là dùng gỗ hoặc phòng hộ đồng ruộng, loại phương thức này giản đơn, dễ tiến hành, việc thi công và quản lý đơn giản thu lợi nhanh và rõ ràng.
(2) Là các dải rừng lục hoá ở hai bên đường, xung quanh cơ quan hành chính, trường học... nó có tác dụng làm đẹp cảnh quan là mục đích chính, mà diện tích đều rất nhỏ, chức năng sinh thái chưa thật rõ.
(3) Là rừng trồng bổ sung bằng cây bản địa, rừng này gần giống với trạng thái rừng tự nhiên, được gọi là "Rừng bảo vệ môi trường", loại rừng này có giá trị cao nhất, nhiều loài cây, nhiều tầng thứ, nên nhiều chức năng, như chống gió, chống cháy, bảo vệ đất chống xói mòn, duy trì đất và nguồn nước v.v..., nhưng cần thời gian dài, trong thời gian ngắn hiệu quả không rõ ràng.
Theo Giáo sư Akira (Nhật Bản, 1972) cho rằng: Rừng lấy gỗ truyền thống hoặc rừng phong cảnh do loài cây được dùng là loài cây lá rộng, mọc nhanh, trong thời gian ngắn có thể thu hồi vốn. Nhưng loại rừng này có đặc điểm chủ yếu như sau:
- Rừng có 1 loài cây và kết cấu 1 tầng, năng lực đề kháng với sự can thiệp yếu, dễ bị sâu bệnh hại hoặc dễ phát sinh cháy rừng, dễ bị mưa lũ gây hại.
- Rừng đơn giản dễ bị xói mòn rửa trôi mất đất và nước.
- Trong việc bảo vệ đất và nước, cố định CO2, làm sạch ô nhiễm nước và không khí so với rừng tự nhiên có sự khác biệt rất lớn.
- Loài cây ngoại lai và tính đa dạng thực vật nó có sẵn tiềm ẩn nguy cơ đối với HST địa phương. Ngược lại biện pháp KN-XTTS + trồng rừng bổ sung trên sườn dốc sẽ hình thành rừng gần giống với tự nhiên. Do sử dụng loài cây bản địa ưu thế của địa phương, động vật đất cũng được phục hồi, năng lực cố định CO2 so với rừng thuần loài 1 tầng thì cao hơn. Vì vậy đến một thời gian nhất định, loại rừng gần với tự nhiên này có thể nâng cao được sản lượng gỗ và các sản phẩm khác của nó, phát huy được hiệu ích kinh tế và sinh thái cao.
.
Địa hình
Thực bì rừng TN
Thực bì bị thoái hóa (thành đồi núi trọc)
Khí hậu
Thổ nhưỡng
Ảnh hưởng của con người (như: Chặt phá, đốt nương, khai hoang …)
KN-BV
XTTS+TRBS (TRTT)
Cỏ 1 năm
Cỏ nhiều năm
5 - 10 năm
Trảng cây bụi
30 - 40 năm
Rừng cây gỗ ưa sáng
100 - 120 năm
Mất >150 năm
Đất dày >30cm, trồng cây mọc nhanh ưa sáng, sau đó trồng cây bản địa bổ sung. Cây con 1-2 tuổi, loài lập quần hay ưu thế: Lim xanh, Lim xẹt, Trám trắng… Hỗn hợp nhiều loài cây, nhiều tầng, mật độ cao.
Rừng non (trồng BS)
Rừng cây gỗ chịu bóng Giống với rừng tự nhiên
Mất 20 - 50 năm sẽ thành rừng
Rừng cây gỗ chịu bóng
Hình 4.5: Sơ đồ so sánh 2 biện pháp: Phục hồi rừng bằng KN-BV & Phục hồi rừng bằng KN - XTTSTTN +TR bổ sung hoặc trồng rừng thay thế
4.4.3.2. Đặc điểm biện pháp trồng rừng bổ sung trên sườn dốc (So với biện pháp KN-BV có khác biệt như sau
- Mục tiêu KDRPH ở vùng này là để bảo vệ môi trường là chính, mục tiêu lấy gỗ và cảnh quan là kết hợp.
- Loài cây trồng là loài cây bản địa, chủ yếu là loài ưu thế trong RTN. Mà kết cấu theo hướng hỗn giao nhiều loài cây, nhiều tầng thứ, mật độ cao.
- Là hình thành rừng trong thời gian ngắn. Căn cứ vào lý luận diễn thế và điều kiện tự nhiên có thể thấy biện pháp KN-XTTSTN + TRBS chi cần khoảng 20-50 năm sẽ thành rừng, còn theo con đường phục hồi tự nhiên (KN- BV) sẽ mất từ 150 đến 200 năm mới có rừng, trong khi đó chưa nói đến biến đổi khí hậu toàn cầu và các nhân tố khác ảnh hưởng đến.
- Quản lý rừng giản đơn: Phương pháp trồng đơn giản, 1-3 năm đầu tiến hành trồng cây làm dàn che, sau đó trồng cây dưới tán, quản lý chăm sóc, bảo vệ bình thường...
Đây là những phương thức nuôi dưỡng rừng ít tốn kém và phục hồi rừng tương đối nhanh. Vì vậy khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung là phương thức kinh doanh rất quan trọng trong nuôi dưỡng rừng hay quản lý rừng. Ưu điểm biện pháp này là:
(1) Giá thành thấp, khoanh nuôi đến thành rừng, thành gỗ, ít tốn kém, giá thành thấp, chỉ bằng 1/6 đến 1/10 so với giá thành trồng rừng mới.
(2) Tốc độ lục hoá nhanh. Rất nhiều nơi ở vùng trung du và miền núi với nguồn nhân lực và tiền vốn thiếu, công việc trồng rừng khó có thể tiến hành, nên nếu như tiến hành giải pháp khoanh nuôi sẽ có thể đạt tốc độ lục hoá rất nhanh, qua thời gian ngắn đã có rừng.
(3) Thời gian lợi dụng sớm, thu hồi vốn nhanh, hiệu quả cao, trên đất rừng khoanh nuôi với thời gian trên 10 năm đã có rừng non phục hồi, những cây non 3-5 tuổi có thể lợi dụng được nhiều, thời kỳ lợi dụng so với rừng trồng sớm hơn nhiều.
(4) Có lợi đối với bảo tồn tài nguyên động thực vật, ở trong rừng thực bì không bị phá hoại, bảo tồn nguyên sản các loài thực vật, vừa có thể hình thành rừng hỗn giao. Vì vậy khoanh nuôi là con đường quan trọng trong bảo tồn tính đa dạng loài và tính đa dạng sinh học nói chung.
(5) Có thể giảm thiểu sâu bệnh hại, rừng khoanh nuôi làm cho cấu trúc lâm phần và tiểu khí hậu rừng được cải thiện sẽ bất lợi cho sự phát triển sâu bệnh hại rừng, đặc biệt là có tác dụng quan trọng đối với việc khống chế sự phân bố lan rộng và tác hại của 1 số loài côn trùng.
4.4.4. Phân tích hiệu quả PHR bằng biện pháp TRTT hay cải tạo rừng hoặc Tái sinh nhân tạo (Trồng rừng)
Về nguyên tắc trồng rừng phòng hộ cũng giống như trồng rừng sản xuất nói chung, tuy nhiên có một số điểm khác biệt đáng chú ý sau đây:
- Xử lý thực bì: Không phát dọn toàn diện mà thường chỉ xử lý cục bộ ở những khu vực đào hố trồng cây hay xử lý theo rạch. Thực bì phát dọn không đốt mà tập trung thành đống nhỏ xếp ngang theo đường đồng mức. Cây bụi, cây tái sinh có trên đất rừng cần phải giữ lại để nuôi dưỡng, tạo rừng hỗn loài, đa tầng sau này. Làm đất chỉ tiến hành cục bộ bằng phương pháp đào hố. Tiêu chuẩn cây con đem trồng, đặc biệt là cây bản địa phải lớn hơn so với trồng rừng bình thường để nhanh chóng tạo lập hoàn cảnh rừng và phát huy chức năng phòng hộ.
Phương thức trồng rừng: thuần loài theo băng hoặc theo đám.
Mật độ trồng rừng: thường dày hơn so với trồng rừng kinh tế để rừng nhanh khép tán và phát huy chức năng phòng hộ.
Kỹ thuật trồng: Khi trồng tạo mặt bằng cục bộ ở hố trồng cây, phần phía dưới dốc đắp gờ cao hơn phía trên dốc một chút để giữ nước cho cây.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng rừng trồng phòng hộ. Những năm đầu chỉ làm cỏ và xới đất cục bộ quanh gốc cây, không phát luỗng cây bụi kể cả những
cây không có giá trị kinh tế. Làm vệ sinh rừng bằng cách loại bỏ những cây sâu bệnh, dây leo. Không áp dụng các biện pháp tỉa cành. Khi rừng trồng đã lớn, các loài cây tái sinh sẽ dần dần xuất hiện, tạo điều kiện để những cây này phát triển theo hướng hỗn loài, nhiều tầng, độ che phủ cao.
Tại xã Yên Lương đã tiến hành biện pháp cải tạo rừng bằng 3 loài cây trồng chính là Keo Tai tượng, Mỡ và Bồ đề. Cho đến nay sau 7 đến 8 năm trồng đã có kích thước bình quân như sau:
Bảng 4.14: Loài cây trồng trồng rừng thay thế
Mật độ hiện tại | D1.3 (cm) bình quân | Hvn(m) bình quân | Tuổi rừng | |
Keo Tai tượng | 1.480 cây/ha | 19 cm | 14 m | 8 |
Mỡ | 1.100 cây/ha | 10 cm | 9 m | 7 |
Bồ đề | 1.600 cây/ha | 22 cm | 18 m | 7 |
Nhận xét: Đây cũng là biện pháp PHR bằng TRTT, có hiệu quả cao, nhanh chóng thành rừng, kỹ thuật giản đơn, dễ quản lý rừng, rừng nhanh khép tán và phát huy chức năng phòng hộ. Song đầu tư cao, tính ổn định thấp.
4.5. Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong PHRTSN tại khu vực nghiên cứu
Tổng hợp các đánh giá ở trên ta có thể rút ra những tồn tại chính trong PHRTSN tại xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn như sau:
a/ Kết cấu các kiểu rừng nghèo không hoàn thiện, do thiếu khuyết về công tác quản lý rừng và công tác xúc tiến tái sinh rừng ở các loại rừng, loài cây trồng tại xã Yên Lương chưa thật hợp lý, trong vùng rừng phòng hộ, không đảm bảo về các loài cây, còn cây nhập nội như Keo Tai tượng.
b/ Cấu trúc các trạng thái rừng, các lâm phần rừng phòng hộ tương đối giản đơn, đơn tầng, hầu hết là rừng thứ sinh nghèo, rừng trồng đều là thuần loài, cây
nhập nội Keo Tai tượng. Kết cấu rừng thứ sinh nghèo thuộc loại đơn giản, đa số là rừng 1 tầng, mật độ, độ tàn che các lâm phần đã bị phá vỡ từng mảng.
c/ Các loài cây ưu thế trong các kiểu rừng nghèo hầu hết có giá trị kinh tế thấp, còn tồn tại hiện tượng cây rừng bị lão hóa tương đối nghiêm trọng, tình trạng thiếu vệ sinh và sâu bệnh hại khá nghiêm trọng, khả năng phòng hộ và kinh tế của rừng thấp. Vì vậy nhiệm vụ XTTSTN, TRBS và chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên trong giai đoạn trước mắt sẽ rất cần thiết.
d/ Diện tích đất không có rừng còn khá nhiều (gần 100 ha), diện tích rừng trong khu vực hầu hết là rừng nghèo về trữ lượng về loài cây mục đích. Như vậy có thể nói rằng nhiệm vụ PHR của xã Yên Lương sẽ rất nặng nề trong giai đoạn tới.
e/ Chất lượng tài nguyên rừng của khu vực thấp, trữ lượng rừng và tính đa dạng thực vật rừng thấp, nguyên nhân chủ yếu là do không kết hợp công tác QLBVR với KDR. Hiện nay rừng phòng hộ không hoàn chỉnh, kết cấu tổ thành loài cây đã bị thay đổi theo hướng xấu, môi trường sống của sinh vật rừng không thuận lợi dẫn đến chất lượng tài nguyên rừng không cao, tính ổn định của HSTR giảm xuống thấp, tính đa dạng sinh vật rừng bị thay đổi lớn.
Mặc dù nghiên cứu về phục hồi rừng đã phát triển mạnh hơn 10 năm qua, nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều vấn đề còn tồn tại. Có thể xếp chúng thành hai nhóm sau (Dẫn theo Nguyễn Xuân Quát và cộng sự, 2001):
* Một là, những gì liên quan đến chất lượng rừng khoanh nuôi như cần chọn đối tượng nào để chóng thành rừng sớm phát huy tác dụng, lấy rừng nuôi rừng cho cả trước mắt và lâu dài, cần chọn biện pháp nào cho từng đối tượng vừa dễ làm, vừa rẻ tiền mà rừng vẫn phát triển ổn định và bền vững.
* Hai là, những gì liên quan đến quyền lợi của những người làm rừng đặc biệt là các hộ nông dân, làm sao thu hút được họ gắn bó với rừng khoanh nuôi như quyền lợi sử dụng đất và rừng lâu dài, quyền hưởng lợi ích từ các sản