Kết quả thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy


Kết quả trên hình 3.14 cho thấy số lượng loài cây tái sinh biến động lớn giữa các cấp độ cháy khác nhau. Ở khu đối chứng, số lượng loài tái sinh tại năm 2017 đạt 45 loài. Ở cấp độ cháy cao, ngay sau cháy, năm 2017 (4 tháng sau cháy), không có loài cây tái sinh nào được ghi nhận, điều đó chứng mình, cấp độ cháy cao, tại thời điểm ngay sau cháy đã làm chết, cháy hoàn toàn số lượng loài cây tái sinh. Tương tự, ở cấp độ cháy trung bình, số lượng loài cũng đã bị chết, cháy khá lớn, trong năm 2017 đã ghi nhận được số lượng loài 13 loài. Ở cấp độ cháy thấp, số loài cây tái sinh được ghi nhận 27 loài, cao hơn so với cấp cháy trung bình và cháy cao. Số lượng loài có biến động tăng và tăng dần theo số năm sau cháy, mức độ tăng cũng phụ thuộc vào cấp độ cháy. Tại năm 2021, sau 5 lần điều tra, số loài ghi nhận được trên từng cấp độ cháy tương ứng đạt: khu đối chứng 45 loài, cháy thấp 33 loài, cháy trung bình 26 và cháy cao 25 loài. Trong khoảng thời gian 4 năm phục hồi sau cháy, số loài trên 3 cấp độ cháy mặc dù có tăng nhưng mức độ tăng về số loài vẫn không thể tiệm cận bằng khu đối chứng (khu không cháy).

Kết quả nghiên cứu khá tương đồng với một số kết quả nghiên cứu đã công bố của một số tác giả như: Tại Ấn độ, số loài cây tái sinh tại thời điểm sau cháy 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm tương ứng được ghi nhận là 15, 24, 34 và 42 loài so với khu đối chứng 62 loài. Tại khu rừng mưa nhiệt đới Braxin, thời gian sau cháy ban đầu (sau cháy ≤ 15 năm) thường ghi nhận số loài cây tái sinh thấp hơn, tuy nhiên số năm sau cháy khoảng 20 năm, số lượng loài cây tái sinh đã tăng cao hơn số lượng loài so với khu đối chứng, số loài tăng lên là do có sự xuất hiện một số loài mới, loài ngoại lai xâm nhập và những loài cây bản địa đã được tái sinh phục hồi. Không chỉ loài cây gỗ, số lượng loài cây tái sinh tre, nứa sau cháy trong khoảng thời gian 1 đến 5 năm cũng thấp hơn so với khu đối chứng, kết quả nghiên cứu này đã được ghi nhận tại khu cháy rừng tre nứa của Thái Lan.

- Mức độ phong phú loài R tương ứng với số lượng loài cây tái sinh giảm theo cấp độ cháy, mức độ phong phú loài (R) cũng giảm theo, và mạnh ở cấp


độ cháy cao so với khu đối chứng và các cháy thấp, trung bình. Mức độ phong phú loài trên các cấp độ tương ứng đặt: R = 2,13; 1,5; 1,01 và 1. Tương tự số loài, mức độ phong phú loài biến động theo số năm sau cháy là không lớn, ngoại trừ ở cấp độ cháy cao, mức độ biến động ngay sau năm thứ nhất là có chiều hướng tăng vọt, nhưng tăng chậm hay giữ nguyên sau 2 đến 4 năm.

(ii). Thành phân loài và loài ưu thế:

- Thành phân loài và loài ưu thế: loài ưu thế là những loài có chỉ số quan trọng loài cao (Ki ≥ 5%), tham gia vào công thức tổ thành. Kết quả tính toán chỉ số quan trọng loài năm 2021 tương ứng với từng cấp độ cháy khác nhau (xem phụ lục 3.7; 3.8; 3.9 và 3.10) đã xác định được những loài cây tái sinh ưu thế được thể hiện trong các công thức tổ thành sau.

a. Khu đối chứng: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận là 45 loài, thuộc 26 họ các loài chính gồm: Re gừng (Cinnamomum obtusifolium), Vàng tâm (Manglietia fordiana (Hemsl.)), Trắc dao (Dalbergia cultrata), v.v.

CTTT: 6,63Rg + 5,47Vt + 5,41Td + 5,2Hđg + 5,02Thl + 72,18 CLK (3.8)

Trong đó: Rg: Re gừng; Vt: Vàng tâm; Td: Trắc dao; Vt: Vối thuốc; Tbl: Thông ba lá và CLK: Các loài khác.

b. Cháy thấp: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận là 33 loài, thuộc 24 họ các loài chính gồm: Thông 2 lá (Pinus kesiya); Vối thuốc (Schima wallichii Choisy), v.v.

CTTT: 10,44Thl + 8,28Vt + 8,16Ss + 7,92Td + 7,44Hđg + 6,60Tbl

+5,40Kts + 45,74CLK (3.9)

Trong đó: Thl: Thông hai lá; Tbl: Thông ba lá; Td: Trắc dao; Vt: Vối thuốc; Hdg: Hoàng đàn giả; Ss: Sau sau; Kts: Kha thụ sừng nai và CLK: Các loài khác.

c. Cháy trung bình: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận vào năm 2022 là 26 loài, thuộc 22 họ, các loài chính gồm: Vối thuốc, Hoàng đàn giả, Sua sau, Vên vên nghẹ, Thông hai lá, v.v.


CTTT: 11,01Vt + 9,54Hdg + 8,39Ss + 8,18Vvn +7,764Thl + 7,02Tbl 5,56Kts + 42,56CLK (3.10)

Trong đó: Vt: Vối thuốc; Td: Trắc dao; Vt: Vối thuốc; Hdg: Hoàng đàn giả; Ss: Sau sau; Thl: Thông hai lá; Tbl: Thông ba lá; Kts: Kha thụ sừng nai và CLK: Các loài khác.

d. Cháy cao: Tổng số loài cây tái sinh được ghi nhận vào năm 2021 là 26 loài, thuộc 22 họ các loài chính gồm: Vối thuốc, Hoàng đàn giả, Sua sau, Vên vên nghẹ, Thông hai lá, v.v.

CTTT:10,55Thl + 9,28Tbl + 6,28Ss +6,04Vvn + 5,62Vt + 62,13CLK (3.11)

Trong đó: Thl: Thông hai lá; Tbl: Thông ba lá; Vt: Vối thuốc; Ss: Sau sau và CLK: Các loài khác.

Khu đối chứng cho thấy: có 5 loài cây tái sinh đồng ưu thế, trật tự ưu thế của 5 loài gồm: Re gừng, Vàng tâm (Manglietia fordiana (Hemsl.)), Trắc dao (Dalbergia cultrata), Thông hai lá (Pinus merkusii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum),

Cấp độ cháy thấp: có 7 loài đồng ưu thế, trật tự ưu thế của 7 loài gồm: Thông hai lá (Pinus merkusii); Vối thuốc (Schima wallichii Choisy); Sau sau , Trắc dao (Dalbergia cultrata), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum); Thông ba lá (Pinus kesiya)

Cấp độ cháy trung bình: có 7 loài đồng ưu thế gồm: Vối thuốc, Hoàng đàn, Sau sau, Vên vên nghệ, Thôn hai lá, Thông ba lá, Kha thụ sừng nai.

Cấp độ cháy cao: có 5 loài đồng ưu thế gồm: Thông hai lá, Thông ba lá, Sau sau, Vối thuốc.

3.2.2.3. Lớp cây cây bụi thảm tươi

Cây bụi, thảm tươi có ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh. Nghiên cứu cây bụi, thảm tươi sau cháy và biến động của chúng phần nào phản ánh mối quan hệ sinh thái trên và làm cơ sở cho các tác động kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy. Nghiên cứu về cây bụi, thảm tươi là căn


cứ để xác định chiều cao của cây tái sinh sau cháy đạt tiêu chuẩn phục hồi, có triển vọng.

Kết quả nghiên cứu, tính toán các đặc trưng về chiều cao bình quân, tỷ lệ che phủ và biến động của chúng theo thời gian sau cháy được thể hiện trên hình 3.15 và hình 3.16.

Hình 3 15 Thay đổi chiều cao bình quân theo thời gian trên các cấp độ cháy Kết 1

Hình 3.15. Thay đổi chiều cao bình quân theo thời gian trên các cấp độ cháy

Kết quả trên hình 3.13 cho thấy: Chiều cao bình quân cây bụi tại khu đối chứng đạt 0,79m, tại thời điểm điều tra năm 2021, chiều cao bình quân cây bụi tăng không đáng kể, đạt 0,8m. Tại các cấp độ cháy khác nhau, chiều cao bình quân cây bụi có tác động và ảnh hưởng khác nhau, ngay sau cháy chiều cao bình quân cây bụi giảm, giảm dần theo cấp độ cháy, ở cấp độ cháy cao, năm 2017, toàn bộ cây bụi, thảm tươi đều bị cháy trụi. Đến năm 2021, chiều cao bình quân cây bụi tăng lên mạnh mẽ và chiều cao bình quân cây bụi đạt ngang bằng khu đối chứng. Ở khu cháy trung bình và cháy thấp, chiều cao trung bình tăng dần theo số năm sau cháy, nhưng tại thời điểm năm 2021, chiều cao vẫn chưa thể đạt ngang bằng với khu đối chứng.


Hình 3 16 Thay đổi tỷ lệ che phủ bình quan theo thời gian trên các cấp độ 2

Hình 3.16. Thay đổi tỷ lệ che phủ bình quan theo thời gian

trên các cấp độ cháy

Tỷ lệ che phủ bình quân, tương tự chiều cao bình quân, tỷ lệ che phủ bình quân cũng bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào cấp độ cháy, mức độ biến động cũng theo hướng tăng dần theo số năm sau cháy. Tuy nhiên có tăng nhưng sau năm 2021, tỷ lệ che phủ bình quân trên các cấp vẫn chưa thể đạt bằng khu đối chứng.

- Thành phần loài cây bụi, thảm tươi

Kết quả điều tra thành phần lài cây bụi, thảm tươi trên các cấp độ cháy và khu đối chứng trong theo các năm. Tại năm 2021, thành phần loài cây bụi được tổng hợp gồm: Dương sỉ, Dong riềng, Ba gạc, Ớt sừng, Riềng gió, Sa nhân, chuối rừng,v.v. (chi tiết tên loài được ghi trong xem phục lục 4) .Các loài thuộc các họ (Lomariopsidaceae), họ Dong riềng (Cannaceae), họ La bố ma (Apocynaceae), họ Cà (Solanaceae), họ Gừng (Zingiberaceae).

3.3. Kết quả thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy

3.3.1. Thay đổi một số chỉ tiêu đất trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy

3.3.1.1. Thay đổi một số tính chất hóa học trong đất rừng trên các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng

(i). Lớp mùn hữu cơ (OM) (organic matter): Kết quả tính hàm lượng mùn tổng số (OM) dưới tác động của 3 biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng theo thời gian sau cháy được thể hiện trên hình 3.17.


Hình 3 17 Thay đổi hàm lượng mùn theo năm trên biện pháp phục hồi Các từ 3

Hình 3.17. Thay đổi hàm lượng mùn theo năm trên biện pháp phục hồi

Các từ viết tắt trên hình: CT: Cháy thấp; CTB: Cháy trung bình; CC: Cháy cao; XTTS: Xúc tiến tái sinh.

Kết quả được thể hiện trên hình 3.17 cho thấy: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy khác nhau ảnh hưởng đến lớp mùn hữu cơ khác nhau. Lửa rừng đã làm giảm lớp mùn hữu cơ của đất ngay sau cháy và hàm lượng mùn có xu hướng tăng dần trên các biện pháp kỹ thuật phục hồi rừng, tại năm 2021, so với năm 2017, hàm lượng mùn trên các cấp độ cháy đã tăng đáng kể và tại biện pháp chặt nuôi dương, hàm lượng mùn tăng cao hơn so với cùng cấp độ khi không áp dụng chặt nuôi dưỡng. Tuy vậy, ở khu đối chứng (không cháy) hàm lượng mùn hầu như không đổi trong 4 năm theo dõi và nghiên cứu.

(ii), Độ chua của đất rừng sau cháy (pH). Kết quả tính sự thay đổi pH của đất dưới tác động của 3 biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hổi rừng theo thời gian được thể hiện trên hình 3.18.


Hình 3 18 Thay đổi độ pH theo năm trên các cấp độ cháy Các từ viết tắt 4


Hình 3.18. Thay đổi độ pH theo năm trên các cấp độ cháy

Các từ viết tắt trên hình: CT: Cháy thấp; CTB: Cháy trung bình; CC: Cháy cao; XTTS: Xúc tiến tái sinh.

Kết quả được thể hiện trên hình 3.18 cho thấy: Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động phục hồi rừng sau cháy có ảnh hưởng khác nhau đến độ. Lửa rừng đã làm giảm độ pH của đất ngay sau cháy. Tại năm 2021. Ở khu đối chứng pH đạt 5,18. Ở cấp độ cháy thấp tiến hành biện pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh pH ghi nhận được 4,8. Ở cấp độ cháy cao, tiến hành biện pháp gieo sạ, độ pH đạt 4,71. Ở cấp độ cháy trung bình tiến hành biện pháp chặt nuôi dưỡng, độ pH đạt 4,66. Biến động độ chua của đất có xu hướng thay đổi tăng dần theo thời gian sau cháy. So sánh với 3 cấp độ cháy tương ứng không tiến hành biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy thì thay đổi độ pH thường thấp hơn, nghã là trên các biện pháp tác động, độ pH thường cao hơn khu vực không tác động.

3.3.1.2. Thay đổi một số tính chất vật lý trong đất rừng sau cháy

Thành phần cơ giới. Kết quả phân tích ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng sau cháy đến sự thay đổi thành phần cơ giới đất rừng tổng hợp trong bảng 3.8.


Bảng 3.8. Thành phần cơ giới của đất dưới tác động của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng


TT


Cấp độ tác động của lửa (cấp cháy)

Năm 2017

Năm 2021

Thành phần cấp hạt (%)

Thành phần cấp hạt (%)

< 0,002

mm

0,02 -

0,002

mm

2,0 -

0,02

mm


Loại đất

< 0,002

mm

0,02 -

0,002

mm

2,0 -

0,02

mm


Loại đất


1

Đối chứng

(không cháy)


14,23


46,23


39,54


Thịt TB


14,55


46,23


39,22


Thịt TB

2

Thấp

14,84

47,77

37,39

Thịt TB

13,44

46,36

40,2

Thịt TB

3

Trung bình

16,56

45,93

37,51

Thịt TB

14,75

44,54

40,71

Thịt TB

4

Cao

12,34

48,65

39,01

Thịt TB

11,89

47,68

40,43

Thịt TB


5

Chặt nuôi

dưỡng


16,56


45,93


37,51


Thịt TB


14,75


44,54


40,71


Thịt TB

6

Giao sạ hạt

13,08

48,65

39,01

Thịt TB

11,89

47,68

40,43

Thịt TB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

Các từ viết tắt trong bảng: TB: Trung bình

Kết quả phân tích thành phần cơ giới của đất dưới tác động của 3 biện pháp kỹ thuật lâm sinh phục hồi rừng khác nhau theo thời gian cho thấy biện pháp có tác động đến tính chất vật lý của đất. Dưới tác động của biện pháp, 4 năm, tỷ lệ hạt cát (2,0 - 0,02 mm) đã giảm đi đáng kể. Lửa rừng làm tăng đáng kể tỷ lệ limon (0,02 - 0,002 mm) trên cấp độ cháy thấp và cháy cao với tỷ lệ tương ứng 47,77; 48,65 so với tỷ lệ limon không bị cháy 46,23%. Bốn năm sau cháy, trên các biện pháp tác động phục hồi, tỷ lệ các hạt cát tăng lên đáng kể, tỷ lệ hạt limon và hạt sét có chiều hướng giảm đi, so với đất không bị tác động lửa rừng thì tỷ lệ các hạt hầu như không thay đổi, hay tỷ lệ thay đổi không đáng kể. Kết quả kiểm tra thống kê cho thấy, mức ý nghĩa (Sig. < 0,05), nghĩa là biện

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 10/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí