Khái Quát Khu Vực Nghiên Cứu - Huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái


đã thiết lập Ban chỉ đạo để giám sát việc triển khai Nghị định 05/ NĐ-CP và Nghị định 99/2010/NĐ-CP, và đã có 27 tỉnh thành đã thành lập và vận hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng cấp tỉnh. Hầu hết các tỉnh này đều phân bố trên các địa bàn có tiềm năng thủy điện cao như: Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung. Bên cạnh đó, VNFF cũng đã ký 27 hợp đồng chi trả DVMTR với các cơ sở sản xuất thủy điện và công ty cung cấp nước sử dụng dịch vụ môi trường rừng từ lưu vực của 2 tỉnh trở lên. Quỹ cấp tỉnh đã ký 94 hợp đồng chi trả DVMTR, bao gồm 62 hợp đồng với các nhà máy thủy điện, 11 hợp đồng với Công ty cung cấp nước sạch và 21 hợp đồng với Công ty du lịch. Các tỉnh ký được nhiều hợp đồng bao gồm Lâm đồng (40), Yên Bái (19), Đắk Lắk (8), Quảng Nam (7), Đắk Nông (6) và Kon Tum (5). Các quỹ cấp tỉnh ở các tỉnh trên đã tiến hành các chương trình nâng cao nhận thức; hầu hết các tỉnh cũng đang xây dựng kế hoạch cho việc thu và chi cũng như xác định ranh giới giữa các chủ rừng tại các lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Doanh thu từ chi trả DVMTR trong năm 2012 là 1.172,44 tỉ đồng (khoảng 55 triệu USD) [6].

Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng cho một chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES). Hai trong những văn bản quan trọng nhất là Quyết định 380/TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Thí điểm PFES ở hai tỉnh Sơn La (đầu nguồn của hệ thống sông Đà) và tỉnh Lâm đồng (đầu nguồn của hệ thống sông đồng Nai), và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Thực hiện PFES trên phạm vi cả nước. Một số dự án chính đã và đang triển khai, bao gồm: (i) Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn hồ Trị An; (ii) Thanh toán cho nước sông đồng Nai (2 dự án trên do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Động Thực vật Hoang dã đề xuất và tổ chức thực hiện); (iii) Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học khu vực châu Á, đánh giá tiềm năng và xây dựng mô hình thí điểm PFES ở 3 tỉnh Lâm đồng, đồng Nai và Bình Phước, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Winrock International tổ chức thực hiện từ năm 2006-2009; và (iv)


Chương trình môi trường trọng điểm và sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ từ năm 2006-2010, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị thực hiện. Dự án này hỗ trợ một số hoạt động đánh giá và tìm cơ hội thị trường cho PES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị [Huỳnh Thị Mai, 2008].

Sau một thời gian thực hiện, diện tích thí điểm được chi trả tại Lâm đồng đang là con số rất khiêm tốn so với kế hoạch. Lâm đồng mới chi trả được 20,23% diện tích và Sơn La là 12,9% diện tích (so với kế hoạch là 100% diện tích sẽ được chi trả). Công tác chi trả còn chậm so với kế hoạch là do một số vướng mắc trong việc thực hiện như: (i) chưa xác định được trạng thái rừng và ranh giới rừng, cũng như diện tích lưu vực chưa rõ ràng trên bản đồ và thực địa, thiếu kinh phí rà soát rừng; (ii) lúng túng trong việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng (QBVPTR) ở các địa phương; (iii) quy định hệ số K gặp khó khăn khi chưa nắm được chất lượng rừng; và (iv) phối hợp giữa các bộ và địa phương thí điểm chưa chặt chẽ, nhất là bố trí kinh phí thí điểm cho các tỉnh. Nhưng sự đồng thuận chi trả của các nhà máy thủy điện, như nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy điện Đa Nhim, đã góp phần tác động lớn đến việc tạo nguồn tài chính cho việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường, phần nào tác động đến sinh kế của một số cộng đồng dân cư ở gần rừng, nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng nhằm đem lại một hệ sinh thái tốt hơn [Hoàng Thị Thu Thương, 2011].


Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

2.1. Mục tiêu của đề tài


2.1.1. Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá được thực trạng và hiệu quả của việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế - xã hội cho người dân địa phương.

2.1.2 Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá được thực trạng công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa bàn nghiên cứu.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung đánh giá hiệu quả của việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái về các mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.

- Phạm vi về không gian: 21 xã, thị trấn nằm trong lưu vực sông Chảy được chi trả tiền DVMTR huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái

- Phạm vi về thời gian: Kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2018.


2.3. Nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu


2.3.1. Nội dung nghiên cứu

Từ các mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành các nội dung nghiên cứu sau:


- Nghiên cứu hiện trạng rừng và tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Đề xuất giải pháp nâng cao tính hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc:

- Các thông tin được thu thập từ sách báo, các quy định của Chính phủ, các dự án chi trả dịch vụ môi trường, các nghiên cứu đã có và nguồn internet,…

- Các tài liệu dự kiến thu thập: tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường của huyện Văn Chấn bao gồm: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hải văn), tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên đất, nước, du lịch, rừng, khoáng sản), điều kiện kinh tế - xã hội (cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, vấn đề dân số, văn hóa-giáo dục, cơ sở hạ tầng,…), hiện trạng quản lý, bảo vệ, khai thác, phát triển rừng…thực hiện các nội dung nghiên cứu về hiện trạng rừng và tài nguyên khu vực nghiên cứu, hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng tại khu vực nghiên cứu.

2.3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

a. Phương pháp điều tra xã hội học, ph ng vấn trực tiếp - đánh giá hoạt động và hiệu quả của việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

* Danh mục điều tra gồm những vấn đề:

- Bộ phận dùng để nhận dạng: Bao gồm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,… của đối tượng được điều tra.

- Bộ phận dùng để thu thập thông tin. Bộ phận này là bộ phận quan trọng nhất của phiếu điều tra. Nó giúp cho chúng ta thu được các thông tin cần thiết để tính toán các chỉ tiêu thống kê mà mục tiêu của cuộc điều tra đặt ra.

+ Các câu hỏi liên quan đến rừng và đất lâm nghiệp;


+ Các câu hỏi liên quan PFES;

+ Mức độ đánh giá về dịch vụ môi trường rừng của bên sử dụng, bên cung cấp và nhà quản lí;

+ Các đề nghị, yêu cầu của đối tượng được phỏng vấn.

* Phương pháp xây dựng phiếu điều tra:

- Phiếu điều tra phải đảm bảo sao cho sau khi xử lý thu được các thông tin cần thiết đã đặt ra;

- Hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót có thể xảy ra trong quá trình điều

tra;


tin


- Các câu hỏi trong phiếu phải là các câu hỏi đơn nghĩa;

- Phải tạo điều kiện cho khâu nhập thông tin được dễ dàng không bị sai sót;

- Tiết kiệm được thời gian, kinh phí trong quá trình điều tra, thu thập thông


Khi thiết kế các câu hỏi cho phiếu cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

các câu hỏi càng ngắn càng tốt; các chủ đề thông tin hay tiêu thức điều tra cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và một tư duy lôgic tự nhiên có liên quan đến việc trả lời câu hỏi; các chủ đề hay tiêu thức điều tra phải rõ ràng, chỉ có một nghĩa để tránh hiểu sang nghĩa khác; các tiêu thức và câu hỏi phải ở dạng dễ hiểu; tránh sử dụng các câu hỏi nặng nề; các câu hỏi và mã của chúng phải được xếp đặt sao cho khi nhập thông tin (các mã số) vào máy ít bị sai sót nhất; bố cục của câu hỏi phải được sắp xếp sao cho việc tính toán các chỉ tiêu thuận lợi.

* Các loại phiếu điều tra được áp dụng:

Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đã xây dựng 03 mẫu phiếu áp dụng cho 03 đối tượng: Cán bộ quản lý các cấp; Hộ gia đình, cá nhân; người được cung cấp dịch vụ (Phụ lục….)

- Phỏng vấn cán bộ quản lý rừng từ cơ quan quản lí huyện, xã tại khu vực nghiên cứu về hiệu quả việc áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Số lượng 05 phiếu;


- Phỏng vấn người dân sinh sống thuộc khu vực nghiên cứu, cũng là những người được hưởng lợi từ chính sách. Số lượng phiếu điều tra: 150 phiếu;

- Phỏng vấn (03 phiếu) từ đại diện người sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

b. Điều tra, khảo sát thực địa

Phương pháp điều tra khảo sát tại thực địa được tổ chức thành một hoặc nhiều đợt hướng tới nhiều đối tượng khác nhau tại địa phương nhằm quan sát thực tế trực tiếp khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin và tư liệu ảnh, đối chiếu những số liệu sẵn có với thực tế khu vực nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu, khảo sát thực tế đó giúp làm rõ hơn về các đặc điểm điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển KT-XH, các biểu hiện và dấu tích liên quan đến vấn đề nghiên cứu, cuộc sống của người dân địa phương.

Phương pháp này được áp dụng để đánh giá, kiểm chứng lại các số liệu, thông tin thu thập được về hiện trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng. đồng thời đây là cơ sở thực tiễn để đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường rừng.

2.3.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu

Phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp.

Kết quả từ các số liệu điều tra, khảo sát thực địa sẽ được diễn giải, phân tích và thảo luận chi tiết.

2.3.2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Dựa vào số liệu từ việc thu thập thông tin, quá trình trực tiếp điều tra, khảo sát thực địa. Phân tích việc thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để đưa ra được các tác động tốt của chính sách, các mặt còn hạn chế và kiến nghị những giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hiện nay.

Sử dụng các phần mềm Word, Excel và các phần mềm khác để tổng hợp, phân tích, xử lý các số liệu đã thu thập được.

Để đánh giá mức độ tác động của các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa bàn nghiên cứu, tác giả thực hiện phương pháp xử lý số liệu tách riêng


điều kiện kinh tế khi chưa áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đem so sánh với khi đã áp dụng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ đây tìm ra sự khác biệt, qua đó đánh giá sự thay đổi về kinh tế, văn hóa, xã hội như thế nào khi người dân tham gia và được chi trả phí dịch vụ môi trường rừng


Chương 3

ĐIỀU KIỆN, TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU


3.1. Khái quát khu vực nghiên cứu - Huyện Văn Chấn - tỉnh Yên Bái


3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Chấn là huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái có vị trí địa lý từ 21020' - 21045' vĩ độ bắc, 104020' - 104023' độ kinh đông, tiếp giáp với các địa phương: Phía Đông giáp huyện Văn Yên và Trấn Yên; Phía Tây giáp huyện Trạm Tấu; Phía Nam giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Phú Thọ; Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải.

Hình 3 1 Bản đồ hiện trạng rừng huyện Văn Chấn 2018 Nguồn Hạt Kiểm lâm 1

Hình 3.1: Bản đồ hiện trạng rừng huyện Văn Chấn, 2018

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Văn Chấn, 2018)

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 17/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí