Các Giải Pháp Thúc Đẩy Quan Hệ Thương Mại Hai Nước


cả năng suất và hiệu quả cùng với đường lối xây dựng đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm có độ tinh vi cao từ các nước phát triển, tận dụng lợi thế của nước đi sau. Ngoài ra các sản phẩm Việt Nam không có lợi thế như lúa mì, sữa và các sản phẩm từ sữa, tân dược cũng sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Australia.

Đặc biệt, trong những năm tới, tiềm năng nhập khẩu than từ Australia là rất lớn. Nếu như trong những năm trước, các doanh nghiệp Việt Nam còn phàn nàn về việc khó có thể nhập khẩu số lượng lớn than từ Australia. Gần đây, đại diện cho hai chính phủ đã ký biên bản ghi nhớ về xuất khẩu than, đề cập đến vấn đề nhập khẩu với khối lượng lớn, tới cả trăm triệu tấn/năm với thời gian dài hạn. Việc ký biên bản ghi nhớ này mở đường cho việc nhập khẩu than từ Australia về Việt Nam. Với điều kiện như thế, trong những năm tới, triển vọng nhập khẩu than từ Australia với số lượng lớn là rất cao.‌

Hiệp định AANZFTA đã và đang mở ra nhiều cơ hội lớn thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước Australia và Việt Nam. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh được thị trường này trong điều kiện còn nhiều khó khăn đòi hỏi phải có sự vươn lên của các doanh nghiệp cũng như việc hỗ trợ tích cực từ phía nhà nước.

II. Các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hai nước

Từ việc phân tích trên, chúng ta có thể thấy tiền năng phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Australia là rất to lớn. Để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước thì trong thời gian tới, Việt Nam cần có những giải pháp đúng đắn không chỉ ở Nhà nước mà các doanh nghiệp cũng cần có chiến lược thích hợp để thâm nhập thị trường đầy tiềm năng này.

1. Các giải pháp vĩ mô


1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam tuy đã nhiều lần được sửa đổi nhưng vẫn chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, phong cách làm việc quan liêu cửa quyền, các thủ tục còn rườm rà gây nhiều khó khăn cho không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn cả các công ty nước ngoài. Không chỉ thế, hệ thống pháp luật Việt Nam và Australia còn nhiều điểm không tương đồng, gây nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp. Chính vì thế, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật là rất cần thiết. Đó là nền tảng cơ sở pháp lý vững vàng bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bước vào kinh doanh với Australia đồng thời tạo niềm tin vào môi trường đầu tư ổn định cho các nhà kinh doanh Australia. Hệ thống pháp luật hoàn thiện đem lại niềm tin ở các nhà đầu tư về việc đỡ phải đối phó với sự thay đổi điều chỉnh quá nhiều về pháp lý kinh tế, đầu tư, và trong điều kiện có thay đổi thì họ có thể yên tâm về bồi thường thiệt hại do những thay đổi quy định trong luật, và nhờ đó, các doanh nghiệp Australia cũng dễ dàng tiếp cận với thị trường Việt nam hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật là một khối lượng công việc khổng lồ liên quan đến nhiều bộ ngành quản lý nhà nước, đòi hỏi sự thống nhất, tập trung. Rà soát lại hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm loại bỏ những văn bản (luật hoặc dưới luật) đã lỗi thời, đã bất cập, các cơ chế, chính sách không còn phù hợp cũng cần được thay đổi như cơ chế xuất nhập khẩu, nên tiến tới có quy định điều hành dài hạn trong một thời kỳ thay vì mỗi năm có một quyết định riêng. Đặc biệt cần lưu ý tới hệ thống thuế, đặc biệt là thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để hội nhập và hợp tác thuế quan với các nước ASEAN, mở rộng hệ thống hiệp định thuế song phương, theo dõi và thực hiện tốt các hiệp định đã ký là những phương cách tốt để thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Pháp lệnh đưa việc thu phí và lệ phí thống nhất cần được ban hành, công tác


Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 11

quản lý phải đi vào nề nếp để tránh tình trạng nhiều phí và lệ phí tuy không lớn nhưng không hợp lý làm phiền hà nhiều người đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Ban hành luật cạnh tranh và chống độc quyền nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doang nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài.

Việc thực hiện hoàn thiện hệ thống pháp luật đòi hỏi sự đầu tư lớn của Nhà nước về kinh phí, nhân lực và thời gian. Công cuộc hoàn thiện không phải là việc ngày một ngày hai mà có thể kéo dài đến hàng năm. Nhưng sự đầu tư thích hợp và đúng đắn sẽ mang lại hiệu quả cao. Nếu không đầu tư thích đáng khiến cho việc rà soát chỉ có tính chất cục bộ, nửa vời thì rất khó có cơ sở chắc chắn để khẳng định văn bản nào cần loại bỏ ngay và văn bản nào còn có thể xử dụng được, dẫn đến việc các thủ tục luật lệ ngày càng rườm rà và phức tạp, tạo bước cản lớn trong hoạt động thương mại giữa hai nước.

Chính phủ Việt Nam cũng cần thực hiện việc minh bạch hoá Luật lệ, thực hiện các cam kết đã đưa ra về minh bạch hoá luật pháp. Trong thời gian qua nhiều nhiều doanh nhân và đại diện doanh nghiệp nước ngoài hiện vẫn phàn nàn về sự thiếu minh bạch trong các văn bản pháp luật của ta, gây cản trở cho việc đầu tư và kinh doanh của họ tại Việt Nam. Do đó, việc minh bạch hoá hơn lúc nào là hết sức cần thiết đối với phía Việt Nam. Việc minh bạch hoá không chỉ giúp các doanh nghiệp trong nước kinh doanh được thuận lợi mà còn giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm hơn khi kinh doanh tại Việt Nam.

1.2. Hỗ trợ thông tin về thị trường và xúc tiến thương mại

Như đã phân tích ở trên, một trong những khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường Australia là thiếu thông tin trầm


trọng. Việc tìm hiểu thị trường cũng như việc thực hiện các hoạt động xúc tiến bán sản phẩm gặp nhiều khó khăn.Vì vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp về vấn đề này.

Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, việc hiểu biết về thị trường có vai trò rất quan trọng, thậm chí đóng vai trò quyết định tới việc kinh doanh thành công trên thị trường này hay không. Các doanh nghiệp phải nắm được những quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán giữa mình và các thương nhân Australia trong Luật Thương mại của Australia cùng những điểm khác biệt so với Luật Thương mại Việt Nam. Mặt khác, luật và các quy định về thuế và hải quan của Australia như Danh bạ thuế thực hiện, Chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập, cơ sở tính thuế hải quan hay những quy định về xuất xứ hàng hoá... có tác động trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi xuất khẩu sang Australia. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể thành công trên thị trường nếu không nghiên cứu hệ thống hàng rào phi thuế quan với những quy định chi tiết về danh mục hàng hoá hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, những quy định về vệ sinh dịch tễ đối với hàng hoá nhập khẩu… Để có được thông tin đầy đủ về thị trường này, sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước là rất cần thiết, cụ thể bằng một số biện pháp như sau:

Thông qua thương vụ của Việt Nam tại Australia, Bộ Thương mại phải thu thập và phổ biến về thông tin thị trường Australia cho các doanh nghiệp. Đồng thời, với những thông tin về thị trường như nhu cầu, đặc điểm, tính chất… của hàng hóa, cơ quan đại diện của Bộ Thương mại và Ngoại giao Việt Nam tại Australia cần xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường để giúp các doanh nghiệp trọng việc định hướng sản xuất và xây chiến lược xuất khẩu cho riêng mình. Các doanh nghiệp sẽ biết được mặt hàng nào nên sản xuất và với chất lượng ra sao, với mức giá là bao nhiêu, đối thủ cạnh tranh trên thị trường cũng như phương thức cạnh tranh của các đối thủ…


Nhà nước cũng cần tổ chức các khóa đào tạo, các lớp tập huấn hay hội nghị, hội thảo về hệ thống pháp luật thương mại của Australia nhằm nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về khía cạnh pháp luật trong kinh doanh với Australia . Đồng thời, Nhà nước cần khuyến khích các cơ quan, bộ, ngành liên quan và các cá nhân xuất bản và lưu hành những ấn phẩm về vấn đề này dưới dạng sách hay những bài viết trên báo, tạp chí hay đĩa hình… nhằm tạo ra nguồn thông tin phong phú và chính xác cho các doanh nghiệp tham khảo. Mặt khác, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc cung cấp một số địa chỉ tư vấn pháp luật đáng tin cậy cho các doanh nghiệp.

Không chỉ có thế, Nhà nước còn phải phổ biến rộng rãi thông tin thị trường qua các kênh thông tin đại chúng; thành lập quỹ hỗ trợ xúc tiến việc tìm hiểu thị trường Australia và cử các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thâm nhập thị trường Australia đi khảo sát bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước.

Về công tác xúc tiến bán sản phẩm, Nhà nước cần nhanh chóng thành lập Cục Xúc tiến thương mại để hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực thông tin và tiếp thị. Chức năng của Cục Xúc tiến thương mại là phổ biến thông tin và tổ chức xúc tiến các hoạt động thương mại. Trên cơ sở chiến lược xâm nhập thị trường đã được hoạch định, Cục Xúc tiến thương mại có nhiệm vụ xây dựng lộ trình hành động cụ thể để giúp các doanh nghiệp đưa hàng hoá Việt Nam ra thị trường nước ngoài.

1.3. Xây dựng – bổ sung – hoàn thiện các hệ thống chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển ngoại thương

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp và hàng hoá của Việt Nam thâm nhập dễ dàng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Australia, nhà nước nên tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ thương mại mạnh mẽ hơn nữa.


Về chính sách ngoại hối Việt Nam đang từng bước nới lỏng việc kiểm soát ngoại hối đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh. Nhà nước điều hành linh hoạt lãi suất, áp dụng chế độ tỉ giá hối đoái theo hướng vừa có lợi cho xuất khẩu, vừa đảm bảo ổn định kinh tế, thích hợp với từng đối tượng xuất- nhập khẩu và khu vực thị trường. Đối với các mặt hàng cần khuyến khích xuất khẩu, nhà nước cần áp dụng một chế độ tỉ giá theo hướng khuyến khích.

Nhà nước cũng cần đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển thị trường Australia thông qua đàm phán, ký kết các hiệp định, thoả thuận thương mại song phương và đa phương, tạo tiền đề về hành lang pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu. Các hiệp định, thỏa thuận thương mại từ trước đến nay vẫn luôn mở ra những cơ hội lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Nhà nước nên hỗ trợ thêm cho các doanh nghiệp trong việc xúc tiến và tiếp cận thị trường thông qua các quỹ hỗ trợ xuất khẩu hoặc tài trợ xuất khẩu. Đặc biệt đối với nông sản – mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Chính phủ cần cho thành lập các quỹ như Quỹ hỗ trợ xuất khẩu nông sản, Quỹ tín dụng hàng hóa nông nghiệp, đồng thời xây dựng các chương trình hỗ trợ và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu mặt hàng thuộc hải sản và sản phẩm nông nghiệp, xây dựng chương trình hỗ trợ đặc biệt đối với một số mặt hàng nông nghiệp như: ngô, sắn.v.v… Việc tài trợ xuất khẩu được thực hiện theo hướng xác định mặt hàng tài trợ trên cơ sở so sánh kết quả tài trợ với chi phí bỏ ra. Khi tài trợ xuất khẩu cần xác định rõ mục đích, phương thức và cơ chế bảo đảm để tránh tình trạng các doanh nghiệp ỷ lại, trì trệ và không cố gắng để vươn ra thị trường thế giới…Đối với mặt hàng nông sản, Nhà nước cần hỗ trợ và bảo vệ hơn nữa thu nhập ổn định cho người nông dân để họ yên tâm sản xuất hàng nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp, song song với việc đầu tư công nghệ cho việc sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp, hải sản….


Ngoài ra, nhà nước cũng cần đẩy mạnh, nâng cao vai trò của các Hiệp hội ngành hàng. Hiện tại, hoạt động của các Hiệp hội ngành hàng vẫn có nhiều hạn chế, chưa thực sự có được tiếng nói quyết định chưa hỗ trợ được đúng mức các mặt hàng cũng như xúc tiến thương mại Việt Nam – Australia. Trong thời gian tới, các Hiệp hội ngành hàng của Việt Nam cần nâng cao hơn nữa vai trò của mình, giúp các doanh nghiệp có được những thông tin vi mô về đối tác và dự báo thị trường. Có sự phối hợp, theo dõi giữa các doanh nghiệp trong cơ chế định giá xuất khẩu đồng thời với việc đẩy mạnh công tác kiểm soát chống gian lận thương mại.

1.4. Phát triển và hoàn thiện các lĩnh vực thương mại dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính

Gần đây, Việt Nam đã mở cửa khá thông thoáng tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Một nền tảng dịch vụ tốt cũng là một trong những yếu tố đẩy mạnh thương mại giữa hai nước. Dịch vụ cần sự điều chỉnh đầu tiên của Nhà Nước trong hệ thống kinh doanh dịch vụ thương mại là dịch vụ tài chính. Thực tế là không có các ngân hàng mạnh thì doanh nghiệp không thể vay tiền. Một thị trường tài chính phát triển là nền tảng tốt để kinh doanh. Vì thế, Nhà nước cần phát huy cai trò và chức năng của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp các dịch vụ vay vốn, bảo lãnh, cầm cố, tư vấn …cho các hoạt động xuất khẩu, thẩm định các dự án vay vốn của doanh nghiệp. Việc mở cửa lĩnh vực tài chính cần phải thực hiện song song với việc minh bạch hoá luật lệ, tránh tình trạng các văn bản pháp lý còn chồng chéo và không đồng bộ; và nhanh chóng đưa ra các văn bản chung điều chỉnh các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Điều này không chỉ thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương mà còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh yên tâm hơn và có hiệu quả hơn.

Cơ sở vận tải, viễn thông cũng cần được Nhà nước lưu ý phát triển hơn nữa bởi đây là những dịch vụ gắn liền với hoạt động xuất nhập khẩu và đầu


tư. Cần đẩy mạnh hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng bao gồm hệ thống kho tàng, sân bay, bến cảng để phục vụ cho các hoạt động vận chuyển hàng hoá, chuyển khẩu, tạm nhập, tái xuất và các dịch vụ kho vận, phát triển mạnh các phương tiện vận tải đa phương thức….Trước mắt cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các thành phố lớn, những nơi có mật độ giao dịch thương mại quốc tế dày đặc như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng bởi vì theo xu hướng phát triển các thành phố lớn này có thể được xây dựng thành các trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế, trong đó hoạt động thương mại quốc tế là một nội dung quan trọng. Thực hiện tốt điều này mức phí đầu tư, vốn bị đánh giá là còn khá cao sẽ giảm xuống đáng kể tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá hệ thống thông tin về thị trường xuất-nhập khẩu, xây dựng hệ thống thông tin thị trường xuất nhập khẩu, xây dựng thông tin thương mại từ các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua các đại sứ quán, các đại lí, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện, cơ quan xúc tiến xuất- nhập khẩu để đảm bảo tính cập nhật và tính toàn diện thông tin về thương mại.

Đối với các khu công nghiệp, cần thành lập các kho ngoại quan dưới các hình thức trung tâm phân phối hàng hoá với các chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận vận chuyển hàng hoá xuất-nhập khẩu, cung ứng nguyên vật liệu, vật tư cho các xí nghiệp và chức năng môi giới hải quan. Các trung tâm này sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và phân loại kiểm tra chất lượng một số loại sản phẩm nhập khẩu chuyên ngành trước khi làm thủ tục hải quan.

1.5 Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí