Quy Trình Về Kiểm Dịch Động Thực Vật, Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Đánh Giá Sự Phù Hợp


sống nhập từ Australia về, việc cắt giảm thực hiện dần và đến 2016 để về mức thuế 0%. Đối với các sản phẩm sữa, Việt Nam sẽ cắt giảm dần thuế nhập khẩu cho các mặt hàng sữa, sữa bột, bơ, pho mát, bột sữa gầy và sữa chua trong năm 2017-2018 sẽ bãi bỏ thuế, đến 2020 các mặt hàng này của Australia sẽ có mức thuế nhập khẩu là 0%.

Australia cũng cam kết xóa bỏ thuế quan xuống 0% đối với tất cả các dòng thuế các mặt hàng dược phẩm, giày dép, giấy và bột giấy từ năm 2010. Đối với các mặt hàng nông sản Việt Nam xuất vào thị trường này, như các và các sản phẩm cá, thuế suất cũng được cam kết bãi bỏ. Riêng sản phẩm dệt may và các sản phẩm từ dệt may đến 2020 Australia mới loại bỏ thuế quan. Cụ thể với hàng dệt may, sẽ có 563 dòng thuế được áp dụng ở mức 0%. Các dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm theo 2 giai đoạn và đến năm 2020, Australia sẽ loại bỏ tất cả các dòng thuế đối với mặt hàng này. Các mặt hàng công nghiệp khác sẽ được cắt giảm theo từng giai đoạn. Ngoài ra, Australia cũng đã chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ, điều này có ý nghĩa về cả mặt chính trị lẫn kinh tế đối với Việt Nam trong nỗ lực xây dựng một nền kinh tế thị trường lành mạnh, từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay.


2.2 Quy tắc xuất xứ

Theo AANZFTA, Quy tắc xuất xứ bao gồm các tiêu chí về xuất xứ thuần túy, hàm lượng giá trị khu vực 40%, tiêu chí chuyển đổi nhóm và các tiêu chí các mặt hàng cụ thể.

a./ Hàng hóa có xuất xứ thuần túy


Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng bao gồm trái cây, hoa, rau cỏ, cây, rong biển, nấm và thực vật sống được thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một nước thành viên;

Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một nước thành viên;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Các sản phẩm chế biến từ động vật sống tại một nước thành viên;

Sản phẩm thu được từ săn bắt, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một nước thành viên;

Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 9

Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc khai thác từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển một nước thành viên;

Sản phẩm (cá, tôm cua, thực vật) và các ký sinh ở biển khác đánh bắt xa bờ theo luật quốc tế bằng tàu được đăng ký hoặc được ghi nhận có đăng ký treo cờ tại một nước thành viên hoặc được phép treo cờ của nước đó;

Sản phẩm được chế biến hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký hoặc được ghi nhận có đăng ký tại một nước thành biên và được phép treo cờ của nước đó, trừ các sản phẩm được đề cập ở trên.

Các sản phẩm do nước thành viên hoặc người của nước thành viên đó khai thác từ đáy biển hoặc từ tầng đất cát dưới đáy biển bên ngoài Đặc khu Kinh tế và thềm lục địa của nước đó và các khu vực xa hơn mà nước thành viên thứ ba có chủ quyền khai thác phù hợp với luật quốc tế.

Các sản phẩm là phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ quá trình sản xuất và sử dụng tại một nước thành viên, với điều kiện các sản phẩm này chỉ phù hợp với việc tái chế làm nguyên vật liệu thô; hoặc các sản phẩm đã qua sử dụng được thu lượm tại một nước thành viên, với điều kiện các sản phẩm này chỉ phù hợp với việc tái chế làm nguyên liệu thô; và hàng hóa thu được hoặc sản xuất tại một nước thành viên chỉ từ các sản phẩm được đề cập ở trên của điều này hoặc từ các sản phẩm phái sinh.

b./ Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy


Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên, nhưng vẫn được coi là có xuất xứ nếu nó đáp ứng được các yêu cầu quy định như sau:

Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) của nó không nhỏ hơn 40% tính theo giá trị FOB và công đoạn sản xuất cuối cùng phải được thực hiện trong ranh giới của một nước thành viên; hoặc

Tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa ở cấp bốn (04) số của Hệ thống Hài hòa Mô tả Và Mã hóa Hàng hóa trong một nước thành viên.

c./ Cộng gộp xuất xứ

Trong phạm vi Hàng hóa có xuất xứ, hàng hóa đáp ứng các tiêu chí xuất xứ quy định tại đây và được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ra một sản phẩm hay hàng hóa tại lãnh thổ của một nước thành viên khác sẽ được coi là có xuất xứ tại lãnh thổ của nước thành viên nơi diễn ra các công đoạn gia công, chế biến cuối cùng cho hàng hóa đó.

d./ De-minimis (Mức tối thiểu)

Hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hóa theo mục Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy thì vẫn được coi là có xuất xứ nếu:

Đối với hàng hóa không thuộc từ chương 50 đến chương 63 trong Danh mục mã HS, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS yêu cầu không được phép vượt quá 10% của tổng giá trị FOB của hàng hóa

Đối với hàng hóa thuộc từ chương 50 đén 63 trong Danh mục mã HS, trọng lượng của nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS yêu cầu không được vượt quá 10% của tổng trọng lượng hàng hóa, hoặc giá trị của nguyên liệu


không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa không đạt tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã HS yêu cầu không được phép vượt quá 10% của tổng giá trị FOB hàng hóa, và

Ngoài ra, hàng hóa phải đáp ứng tất cả các điều kiện khác về xuất xứ quy định trong Chương này.

2.3 Thủ tục hải quan

AANZFTA tạo thuận lợi thương mại thông qua đẩy mạnh hợp tác, đơn giản và hài hòa hóa thủ tục hải quan, trong đó đặc biệt quan tâm đến thực hiện cơ chế hải quan một cửa, sử dụng công nghệ điện tử trong thông quan và phân loại hàng hóa trước khi cập cảng.

2.4 Quy trình về kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp

Hai vấn đề này được quy định tại chương V và chương VI của Hiệp định với các quy định chủ yếu về nâng cao tính minh bạch, khuyến khích trao đổi trong việc áp dụng các thủ tục và quy định liên quan cũng như tăng cường hợp tác giữa các cơ quan kiểm dịch động thực vật của các bên. AANZFTA ưu tiên áp dụng tham vấn khi có phát sinh tranh chấp liên quan thay vì sử dụng các chế tài, quy định này phù hợp với quy định của WTO.

2.5 Các biện pháp tự vệ

Một bên có quyền áp dụng biện pháp tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp nếu nhập khẩu một hàng hóa tăng lên đột biến do thực hiện cam kết của AANZFTA, hậu quả của sự tăng đột biến hàng hóa này đã đe dọa hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa sản xuất hàng hóa tương tự. Điều kiện để được áp dụng các biện pháp tự vệ: nhập khẩu từ một bên vượt quá 3% tổng nhập khẩu từ các bên khác và trong trường hợp tổng nhập khẩu từ nhiều nước vượt quá 9% tổng nhập khẩu từ các bên khác sẽ có lợi cho các nước có năng lực xuất khẩu nhỏ.


2.6 Thương mại dịch vụ‌

Những vấn đề về thương mại dịch vụ được quy định tại Chương 8, gồm có 24 điều và hai phụ lục về dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông và cam kết tự do hóa. Chương này áp dụng quy định về bảo hộ đầu tư (đối xử đầu tư, tước quyền sở hữu, đền bù thiệt hại, chuyển tiền ra nước ngoài, thế quyền và giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước của Chương đầu tư (Chương 11) trong lĩnh vực dịch vụ. Các phụ lục về tài chính và viễn thông, ngoài một số chi tiết được bổ sung thêm thì về cơ bản được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc và cam kết của GATs.

III. Các quy định của Australia có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

1. Quy định về khối lượng tịnh thủy sản nhập khẩu vào Australia

Gần đây, Australia đã áp dụng rộng rãi luật mới quy định về khối lượng tịnh của thủy sản nhập vào Australia. Theo đó, các cơ quan chức năng của Australia được phép kiểm tra khối lượng tịnh của thủy sản đóng gói nhập khẩu (sau khi làm tan đá), đối chiếu với khối lượng in trên bao bì để phát hiện vi phạm. Nếu bị phát hiện, các doanh nghiệp, cá nhân liên quan của Australia sẽ phải chịu một khoản tiền phạt có thể lên tới 100.000 AUD. Không chỉ có thế, Hiệp hội Các nhà Nhập khẩu Thủy sản Australia cũng đang vận động Chính phủ rút lại giấy phép được xuất khẩu sang thị trường Australia của các doanh nghiệp cung cấp hàng vi phạm. Đồng thời, Hiệp hội đang cân nhắc việc xây dựng một “Danh sách đen” các doanh nghiệp xuất khẩu vi phạm để Chính phủ liên bang tham chiếu. Hiệp hội lý giải, việc áp dụng luật mới nhằm tránh tạo ra sự cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường cũng như gây thiệt hại cho người tiêu dùng Australia. Tuy nhiên, đến nay, chính quyền bang Victoria đã thông báo hiệu lực của luật mới này từ ngày 23/7/2009 và kể từ ngày


1/11/2009 sẽ bắt đầu tiến hành kiểm tra khối lượng tịnh của thủy sản đóng gói. Hiện chưa có thông tin về việc thực thi luật tại bang khác.

Hiện nay, Australia là một trong 10 thị trường xuất khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam với kim ngạch đạt 128,9 triệu USD năm 2009, chiếm 5,7% tổng kim ngạch xuất khẩu với trên 30 nhóm hàng thủy sản. Trong đó cá, tôm, bạch tuộc, mực và chả cá là những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam vào Australia. Chính vì thế, luật về trọng lượng tịnh của thủy hải sản được ban hành và áp dụng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, cụ thể mặt hàng thủy hải sản. Do vậy, Bộ Công thương vừa gửi công văn cảnh báo tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiquad). Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên lưu ý các doanh nghiệp không nên nhận các đơn hàng từ Australia đề nghị cung cấp thủy sản đóng gói với trọng lượng tịnh dưới 100% khối lượng in trên bao bì (có tỷ lệ mạ băng) nhằm tránh những rủi ro đối với hàng xuất khẩu, uy tín của bản thân doanh nghiệp nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung trên thị trường Australia. Trước đây, do thỏa thuận giữa các nhà nhập khẩu thủy sản Australia với các doanh nghiệp Việt Nam nên có nhiều công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản đã nhận những đơn hàng với sản phẩm đóng gói có khối lượng thấp hơn ghi trên bao bì. Sau khi quy định của Australia có hiệu lực cùng công văn của Bộ Công thương, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã hết sức lưu ý tới vấn đề này.

2. Quy định về kiểm dịch đối với tôm nhập khẩu

Theo quy định này, Australia yêu cầu các nước xuất khẩu tôm tươi và tôm đông lạnh phải kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận an toàn đối với 5 loại bệnh là đốm trắng, đầu vàng, bệnh virus, taura và xuất huyết đỏ. Ngoài ra các nước xuất khẩu còn phải vặt đầu tôm và thân tôm ra để kiểm dịch.


Điều này gây ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tôm đông lạnh là nhóm hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có giá trị cao nhất tại Australia với giá trị xuất khẩu mặt hàng này năm 2008 chỉ dao động ở mức 9,4 đến 9,8 USD/kg. Theo số liệu thống kê, tôm đông lạnh lại là nhóm hàng có được tốc độ tăng trưởng lớn nhất về lượng tăng tới 41,79% về lượng. Nhưng dưới tác động của quy định kiểm dịch này, lượng xuất khẩu tôm đông lạnh giảm đi đáng kể.

Từ khi quy định này có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam cũng đưa ra những quy định gắt gao nhằm đảm bảo chất lượng tôm xuất khẩu sang Australia. Theo đó, các lô tôm và sản phẩm tôm bóc vỏ, bỏ đầu (trừ phần đuôi và cánh đuôi) chưa qua xử lý hoặc chế biến sâu (tẩm bột, bao bột, ướp bằng nước xốt ướt hoặc khô, được chế biến làm nhân bánh bao, bánh gối hay các sản phẩm tương tự) của các doanh nghiệp xuất khẩu vào Australia bắt buộc phải lấy mẫu xét nghiệm một số bệnh trước khi thông quan. Việc thực thi các biện pháp này gắn liền với sự xem xét cấp lại giấy phép nhập khẩu theo quy định kiểm dịch của Australia. Với những quy định chặt chẽ về kiểm dịch như thế, mặt hàng tôm đông lại vào thời điểm lúc bấy giờ rất khó đi vào thị trường Australia, làm sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nghiêm trọng.‌

IV. Những khó khăn và thuận lợi trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Australia

1. Thuận lợi

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Australia có những thuận lợi nhất định.

Việt Nam và Australia cùng nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đầy tiềm năng; đều mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam và Australia đều thực


hiện chủ trương hội nhập với kinh tế thế giới và mở cửa thị trường, tích cực tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế của mỗi nước tạo ra sự nhất quán cao hơn trong chính sách thương mại của hai nước, nhất là trong phạm vi điều ước của tổ chức kinh tế quốc tế mà hai nước cùng tham gia. Đơn cử trong việc gia nhập WTO của Việt Nam, Australia đã có những hỗ trợ hết mình không chỉ trong tiến trình đàm phán và gia nhập mà còn cả trong quá trình “Hậu gia nhập” nhằm giải quyết những yêu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức này. Việt Nam, là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN – Australia, luôn ủng hộ Australia được tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực Đông Á. Không chỉ vậy, trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực ngày càng phát triển, với Việt Nam và Australia đều là thành viên của Khu vực buôn bán tự do ASEAN, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương – APEC, Tổ chức thương mại thế giới - WTO, việc thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước càng có nền tảng vững chắc để phát triển.

Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập, người tiêu dùng Australia đã và đang dần dần quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Việc quan hệ trao đổi hàng hóa giữa hai nước đã đi vào giai đoạn phát triển theo chiều sâu, đã hình thành hệ thống nhóm hàng, nhu cầu xuất nhập khẩu tương đối rõ ràng, nên tạo ra sự thông hiểu nhu cầu của nhau. Đó là cơ sở cần thiết cho sự phát triển tiếp theo và cũng là căn cứ để chúng ta điều chỉnh cơ cấu hàng hóa trong quan hệ với Australia một cách phù hợp. Trao đổi thương mại giữa hai nước chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực thế mạnh của mỗi nước. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản, giảy dép, dệt may và những sản phẩm cần nhiều sức lao động. Australia xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là sản phẩm kim loại, nông sản (lúa mì, lúa mạch, thịt, sữa, rượu…),

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022