Giải Pháp Phát Triển Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Australia Trong Thời Gian Tới ‌


sản phẩm chế tạo có giá trị cao, cung cấp dịch vụ (nhất là về giáo dục - đào tạo). Đó là cơ sở để thiết lập một mối quan hệ bền vững và lâu dài.

Về môi trường đầu tư, Australia có khung chính sách thương mại khá toàn diện, nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, cơ cấu kinh tế ổn định. Australia cũng là một nền kinh tế mở với hệ thống thuế dành ưu đãi nhiều cho giới kinh doanh. Năm 2008, dù suy thoái kinh tế ảnh hưởng khắp toàn cầu nhưng Australia vẫn là một trong những nước chịu ảnh hưởng ít nhất, vẫn là một môi trường đầu tư có tính ổn định cao. Môi trường đầu tư ở Việt Nam cũng ngày càng được đánh giá cao. Có tới 80% các doanh nghiệp Australia được hỏi ý kiến cho rằng, họ hài lòng về môi trường đầu tư ở Việ Nam. Đây là một sự chuyển biến đáng kể, vì ở giai đoạn đầu khi mới đầu tư ở Việt Nam, có tới 45% số doanh nghiệp Australia cho rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam là còn nghèo nàn, đến hết năm 2007, tỷ lệ trên giảm còn 14%. Và hiện nay, Australia đã chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ.

Ngoài ra, những hiệp định song phương và đa phương được ký kết cũng tạo những điều kiện thuận lợi cực kỳ lớn trong quan hệ hợp tác thương mại hai nước. Việt Nam và Australia đã có nhiều Hiệp định và Thỏa thuận hợp tác đã được ký kết. Cụ thể là: Hiệp định Thương mại và Hợp tác kinh tế (14/6/1990); Hiệp định Thúc đẩy và Bảo hộ Đầu tư lẫn nhau (5/3/1991); Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (13/4/1992), sau đó đã được bổ sung, sửa đổi (22/11/1996); Hiệp định bổ sung giữa hai Chính phủ về cung cấp hàng hóa (20/7/1993); Hiệp định về Dịch vụ hàng không (31/7/1995); Hiệp định lãnh sự (29/7/2003); Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA). Nhiều thỏa thuận và bản ghi nhớ quan trọng như: Hợp tác Khoa học và Công nghệ (9/1992), Hợp tác Phát triển (5/1993), Hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (9/1995)… Đặc biệt, việc ký kết Hiệp định


Thương mại Tự do ASEAN – Australia – New Zealand đã và đang tạo nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh giữa hai nước, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông thủy sản, dệt may, đồ gỗ… sẽ được Australia miến thuế vào ngay năm 2010. Thêm vào đó, khi AANZFTA bắt đầu có hiệu lực, bà Nguyễn Hồng Hà, Giám đốc VCCI tại thành phố Hồ Chí Minh nhận định là: “ Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ công nghệ và thiết bị công nghiệp rẻ hơn, người tiêu dùng được lợi về giá cả”.

Nhìn chung, hai nước còn rất nhiều tiềm năng để thúc đẩy quan hệ hợp tác trên nhiều mặt. Tiềm năng hợp tác giữa hai nước không chỉ trong khuôn khổ song phương mà còn là sự hợp tác tại các tổ chức khu vực và quốc tế như APEC và Liên Hợp Quốc.

2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, việc thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Australia còn phải đối mặt với một số khó khăn.

Australia là một thị trường rất cạnh tranh bởi hàng hóa đến từ nhiều nước khác nhau trên thế giới và hàng hóa của các doanh nghiệp bản địa. Hơn nữa thị trường hai nước cách xa nhau về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng. Doanh nghiệp hai bên còn thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại. Không chỉ thế, thủ tục rườm rà phức tạp cũng tạo bước cản những bước cản lớn trong quan hệ thương mại hai nước. Khi xuất khẩu vào thị trường Australia, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải giải quyết rất nhiều giấy tờ – một bộ hồ sơ xuất khẩu phải có tám loại giấy tờ, thời gian làm thủ tục cũng khá lâu gây khó khăn cho doanh nghiệp vào thời điểm cạnh tranh. Hoặc đối với những mặt hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu, khi nhập khẩu vào Australia chúng đều phải yêu cầu trải qua quá trình Phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An toàn sinh học (Biosecuritu Australia – BA). Phần này do Cơ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Australia với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa Việt Nam và Australia khá chậm chạp. Về phía Australia, các doanh nghiệp nước này cũng gặp khá nhiều thách thức không nhỏ trong quá trình đầu tư ở Việt Nam, đó là những vấn đề liên quan đến quan liêu, tham nhũng, thuế, việc soạn thảo và thực thi các chính sách, luật, những quy định, thủ tục của Chính phủ Việt Nam.

Đánh giá hiệu quả chương trình ODA của Hà Lan về phát triển cơ sở hạ tầng giai đoạn 2005-2009 và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - 10

Thị trường Australia không áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, thuế suất đối với hàng dệt may và giày dép rất cao. Năm 2005, mức thuế tương ứng của hai mặt hàng này là 17,5% và 12,5%, giảm xuống 12,5% và 7,5% năm 2007. Và hiện nay, sau khi Hiệp định AANZFTA được ký kết, trong khi các mặt hàng khác được giảm xuống còn 0% thì hai mặt hàng này vẫn bị duy trì mức thuế là 5%. Trong khi đó, sự cạnh tranh của các đối tác như Trung Quốc và một số nước ASEAN ngày càng gia tăng bởi lợi thế lớn của các nước hiện tại đối với mặt hàng dệt may và đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tiếp tục khống chế thị trường thế giới. Và ngoài ra, dù thuế suất các mặt hàng nhập khẩu vào Australia phần lớn là thấp nhưng Australia lại có thêm nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng để hạn chế nhập khẩu.

Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật,...) khá chặt chẽ. Trong khi đó, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu, đặc biệt hàng thủy sản còn chưa thực sự đáp ứng được các yêu cầu trên. Hiện nay, Việt Nam có trên 200 nhà máy chế biến thuỷ sản, có khả năng chế biến khoảng 200.000 tấn sản phẩm xuất khẩu/năm. Trong số này, có 70% cơ sở đã hoạt động trên dưới 10 năm, máy móc thiết bị phần lớn đã lạc hậu, Công nghệ chế biến đơn giản, chủ yếu là công nghệ đông lạnh. Tỷ trọng lao


động thủ công rất lớn. Các yêu cầu vệ sinh thực phẩm cũng chưa được đảm bảo. Trong điều kiện đó, nếu các nhà máy của Việt Nam không cải tiến công nghệ và không áp dụng quy trình quản lý chất lượng chặt thì khó có thể đẩy mạnh được hơn nữa kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này.

Ngoài ra, về phía chủ quan, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm thương trường, kiến thức hiểu biểu biết về luật lệ, văn hoá kinh doanh của thị trường EU còn hạn hẹp. Các doanh nghiệp của ta nhìn chung vẫn làm ăn theo phong cách của sản xuất nhỏ, manh mún, trong khi tại sân chơi FTA, nơi hàng rào thuế quan được giảm và bãi bỏ, các rào cản thương mại được thu hẹp thì khả năng cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quyết định thì Việt Nam rất dễ bị rơi vào tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé”. Các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn có ý thủ thế, chưa mạnh dạn khai thác các thế mạnh để tìm thế chủ động, thể hiện tính tiến công trong việc chinh phục , chiếm lĩnh thị trường Australia . Mặt khác, Nhà nước cũng chưa có chính sách hỗ trợ một cách tích cực, hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp về thông tin kinh tế, xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, tiến hành cải cách hành chính cần thiết để giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp, nghiên cứu giảm thuế các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất, đồng thời với việc hỗ trợ xuất khẩu, chính sách khuyến khích xuất khẩu…. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam đã có chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tầm chiến lược, tuy nhiên chính sách trong ngắn hạn thường xuyên thay đổi nhiều khi không nhất quán nên chưa tạo cho bạn hàng Australia một lòng tin ổn định, yêu tâm quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp Việt Nam .


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA TRONG THỜI GIAN TỚI


I. Triển vọng phát triển quan hệ Việt Nam – Australia đến năm 2020

Hơn 30 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ, với đà phát triển nhanh chóng, Việt Nam và Australia đã trở thành một trong những đối tác quan trọng của nhau. Quan hệ giữa Việt Nam và Australia hiện tại không chỉ bó hẹp đơn thuần trong hợp tác phát triển, mà đã trở nên toàn diện hơn, mở rộng cả sang các lĩnh vực khác như kinh tế, thương mại đầu tư, văn hoá, giáo dục, du lịch, khoa học kỹ thuật... Trong năm năm gần đây, tăng trưởng thương mại giữa Australia và Việt Nam ở mức 22%/năm. Tuy vậy, tỷ lệ giá trị xuất nhập khẩu giữa hai nước được nhận định là vẫn chưa xứng với tiềm năng, và đều có triển vọng tăng trưởng ở mức cao hơn. Đặc biệt khi Hiệp định AANZFTA bắt đầu có hiệu lực, hoạt động thương mại giữa hai nước càng có triển vọng mở rộng hơn.

Trong những năm tới, Việt Nam – Australia sẽ tích cực khai thác hiệp định thương mại song phương cùng với những ưu đãi thuế quan mà Hiệp định AANZFTA mang lại. Sau khi ký Hiệp định, Australia xem Việt Nam là đối tác chiến lược. Trước mắt, Việt Nam vẫn có lợi thế về chi phí lao động trong khi các nước ASEAN khác hay các nước NICS đang mất dần lợi thế sản xuất


hàng hóa có độ thông dụng lao động cao vì giá nhân công ngày càng tăng. Các mặt hàng của Việt Nam như nông sản nhiệt đới chế biến, cà phê, thuỷ sản, dệt may, giày dép, đồ gỗ và các mặt hàng tiêu dùng trong gia đình, hàng thủ công mỹ nghệ dều có thể tiếp tục gia tăng vào Australia vì đây là mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh và người Australia không hoặc ít sản xuất. Tuy nhiên, điều quan trọng là các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự đầu tư công nghệ mới và thực hiện các biện pháp khác để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh với hàng hoá của nước thứ ba trên thị trường này. Theo dự báo, trước mắt, trong năm 2010, thương mại Việt – Mỹ sẽ vẫn phát triển mạnh mẽ, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- Australia đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực giữa Việt Nam và Australia cũng sẽ không có nhiều thay đổi, mà chủ yếu là có sự tăng lên về kim ngạch. Những dự báo trên dựa trên cơ sở những lợi thế mà thương mại Việt – Australia đang có được và các chính sách, biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ hai nước. Có thể con số dự báo trên sẽ không chính xác, song với những dự báo như vậy có thể thấy được một triển vọng thương mại rất to lớn đối với quan hệ buôn bán Việt Nam- Australia.

Về xuất khẩu

Dầu thô là mặt hàng sẽ tiếp tục giữ mức tăng trưởng ổn định do nhu cầu của Australia cũng như giá quốc tế sẽ còn ở mức cao. Mặt khác, việc khai thác dầu thô theo hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai nước còn cho phép Australia tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Việt Nam. Hiện tại, dầu thô của Việt Nam chiếm 25% lượng dầu thô nhập khẩu của Australia.

Hàng thủy sản với tốc độ tăng xuất khẩu 20-30%/năm dự kiến sẽ đạt được kim ngạch xuất khẩu sang Australia 250 triệu USD năm 2010. Nằm trải dài hơn 3.200km đường bờ biển nhiệt đới có trữ lượng hải sản lớn và đa dạng, với hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ cùng hệ thống sông ngòi dày đặc, hàng vạn


hécta đầm phá, hàng trăm nghìn hecta rừng ngập mặn, cửa sông ven biển... thuỷ sản thực sự là một lợi thế của nước ta. Theo thống kê của Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới (FAO) thì hiện nay, Việt Nam là một trong 20 nước có sản lượng đánh bắt cá lớn và đứng thứ 29 trong hàng ngũ 30 nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều nhất thế giới. Với lượng tài nguyên lớn cùng với việc đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng Australia ưa thịt các loại có thịt trắng, các sản phẩm cá tra và cá basa của Việt Nam rất có triển vọng xuất khẩu số lượng lớn sang thị trường này.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mặt hàng có truyền thống lâu đời của Việt Nam, được xuất khẩu khá sớm so với các mặt hàng khác, đã đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước, đồng thời có vai trò quan trọng trong giải quyết một số vấn đề kinh tế xã hội tại nông thôn. Các mặt hàng này mức độ tăng trưởng bình quân khá cao 20%/năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD trong năm 2004 và đạt hơn 750 triệu USD vào năm 2007, năm 2008 mặc dù bị tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kim ngạch xuất khẩu của cả nước cũng đạt gần 1 tỷ USD. Tuy kim ngạch xuất khẩu hàng Thủ công mỹ nghệ trong những năm qua tuy không lớn, nhưng lại có vai trò quan trọng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, là ngành thu hút nhiều lao động tham gia làm hàng xuất khẩu. Trong những năm tới, do nhu cầu hàng thủ công mỹ nghệ ở thị trường Australia vẫn cao nên triển vọng xuất khẩu mặt hàng này cũng rất lớn, ước tính đạt được khoảng 80 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 2010.

Đồ gỗ cũng là mặt hàng được tập trung xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia trong những năm tới. Hiện nay, tỷ giá đồng Australia đang gia tăng so với đồng USD nên giá hàng nhập khẩu từ các nước Châu Á có những lợi thế nhất định. Không chỉ thế, ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước của Australia không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu nội địa ngày một gia tăng.


Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ tại thị trường Australia đang tăng mạnh do xu hướng tăng các hộ gia đình độc thân và tăng hộ gia đình ở thành thị. Mặt khác, thuế nhập khẩu của Australia sẽ giảm xuống mức 0 vào năm 2010 nên đây sẽ là thị trường xuất khẩu rất thuận lợi cho doanh nghiệp. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu gỗ vào thị trường này sẽ đạt khoảng 230 triệu USD năm 2010.23

Các mặt hàng dệt may và giày dép sẽ khôi phục tốc độ tăng tại Australia do các thị trường Mỹ và EU dỡ bỏ hạn ngạch, các doanh nghiệp Việt Nam chuyển hướng sang các thị trường truyền thống do khó cạnh tranh hơn tại các thị trường nêu trên. Trong khi đó, sẽ có lượng lớn nhà nhập khẩu Australia sẽ chuyển từ các hợp đồng với Trung Quốc và Ấn độ sang làm với doanh nghiệp Việt Nam do chất lượng hàng dệt may của ta cao hơn với các sản phẩm cùng giá và khả năng đáp ứng các lô hàng nhỏ, thời trang là thích hợp hơn. Dự báo tới 2010, với kim ngạch tăng 10% hàng năm, kim ngạch hai mặt hàng này có thể đạt khoảng gần 50 triệu USD năm 2010 (chưa kể tới các yếu tố đột phá xuất khẩu tại thị trường).

Các mặt hàng khác bao gồm sản phẩm nhựa, máy tính và linh kiện điện tử, các mặt hàng vẫn tiếp tục tăng với tốc độ cao, nhưng do là những mặt hàng có kim ngạch nhỏ nên chưa có sự thay đổi đột biến về tỷ trọng giữa các mặt hàng không lớn nên chỉ chiếm khoảng dưới 10% kim ngạch xuất khẩu- tức khoảng gần 200 triệu USD năm 2010.

Về nhập khẩu

Máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ dùng trong sản xuất công nghiệp, nguyên vật liệu (kim loại, sắt thép…), là những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ Australia. Do trình độ của lực lượng sản xuất nước mình còn yếu kém về


23 Nguồn: http://www.sieuthisach.infotv.vn/xuat-nhap-khau/tin-tuc/15674-du-kien-kim-ngach-xuat-khau-cua- viet-nam-sang-australia-2005-2010

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí