Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (acb) – chi nhánh Huế - 4


cầu sản xuất kinh doanh,cho vay du học,cầm cố STK chiếm tỷ trọng lớn trong việc tác động đến dư nợ cho vay KHCN

-Cho vay sản xuất kinh doanh:

Loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng nhất qua các năm.Năm 2010 là năm mà tỷ trọng cho vay sản xuất kinh doanh chiếm cao nhất 51,49%. Sở dĩ nhu cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trong cao như vậy là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sụt giảm mạnh.Tuy nhiên, sau đó đã có dấu hiệu hồi phục. Sau khi được chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế trong năm 2011, bao gồm nhiều biện pháp khác nhau, từ chương trình hỗ trợ gói lãi suất, cụ thể là giảm lãi suất cho vay đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, miễn và hoãn thu nhiều loại thuế đến đầu tư vốn bổ sung…đã giúp cho các khách hàng có nhu cầu vay đáp ứng kinh doanh được thuận lợi. Tuy vậy dư nợ vay kinh doanh đang có xu hướng giảm qua các năm.Cụ thể giảm 28.081 triệu đồng so với năm 2010,với tỷ lệ là -28%, đồng thời trong năm 2012 giảm 10.340 triệu đồng,ứng với mức tỷ lệ là 14%. Qua đó cho ta thấy rằng,việc chính phủ đưa ra các gói kích cầu giảm lãi suất vẫn chưa khiến người dân hài lòng,tâm lí của người dân ở Huế vẫn còn e ngại,chưa dám mạnh tay mượn tiền để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh.Ngoài ra thêm một nguyên nhân nữa là do sang năm 2012, khi tình hình tăng trưởng kinh tế bắt đầu đi vào ổn định, phục hồi trở lại thì chính phủ không áp dụng gói kích cầu hỗ trợ lãi suất mới nữa, Vì vậy mà năm 2012 chủ yếu là từ số dư năm trước cộng với phát sinh trong năm 2012. Điều đó, đã làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ giảm là điều hiển nhiên. Mặc dù vậy, nhưng tỷ trọng loại hình cho vay kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay KHCN.

-Cho vay mua nhà:

Loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng nhất khá cao vì Huế vốn là một thành phố thu hút dân cư của cả nước,không chỉ bởi sự yên tĩnh từ hàng ngàn năm qua,mà con là nơi có nhiều cảnh đẹp,khiến người ta có cảm giác muốn sống và an cư lập nghiệp ở Huế. Năm 2011 là năm mà tỷ trọng cho vay mua nhà chiếm cao nhất 22,17%. Nguyên nhân chủ yếu là do số dư nợ của năm 2010 còn kéo dài sang năm 2011, vì năm 2010 là năm mà thị


trường ngân hàng chứng kiến sự bùng nổ về tăng trưởng tín dụng,trong đó tăng trưởng mạnh ở các nghiệp vụ cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán và tín dụng tiêu dùng. Khi giá vàng đang thấp, thị trường bất động sản đang lên. Vì vậy mà người dân vay nhà bằng vàng tăng cao. Bước sang năm 2012, những nghiệp vụ chính này bị siết chặt. Chính sách thắt chặt tiền tệ và khó khăn thanh khoản trong nửa đầu năm 2012 là nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều ngân hàng buộc phải “đóng cửa” đối với những nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng. Điều đó đã làm cho các ngân hàng rất thận trọng trong việc quyết định cấp tín dụng. Ngoài ra, lãi suất cho vay quá cao cũng là một rào cản đối với các nhu cầu vay của khách hàng. Ta thấy trong năm 2012 cho vay mua bán nhà giảm mạnh,cụ thể giảm 18.281 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 52%.Đó là do có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Mặt khác do sự biến động của nhiều nhân tố: ảnh hưởng suy thoái cuộc khủng hoảng kinh tế, chính sách siết chặt tín dụng, tỷ giá ngoại tệ và vàng đều tăng cao, mọi người thi nhau bán nhà, đất. Điều đó làm cho thị trường bất động sản đóng băng trong những năm gần đây, dẫn đến việc cho vay mua nhà chiếm tỷ trọng không cao và đang có xu hướng giảm.

-Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm:

Đây cũng là một loại hình chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể năm 2010 chiếm 22%, năm 2011 13,29% và năm 2012 là 31,48%. Qua bảng số liệu ta thấy rằng,cho vay bằng STK khá biến động,giảm từ năm 2010 đến 2011,và có dấu hiệu tăng lại từ năm 2011 đến 2012. Một trong những nguyên nhân gây ra sự biến độn này, chính là do thị trường tài chính ở Huế trong những năm gần đây khá biến động, ngày càng có nhiều dự án đầu tư mới đổ về,điều này đã làm cho người dân ở Huế ngày càng mạnh dạn hơn trong việc đầu tư và kinh doanh. Dòng tiền luân chuyển liên tục đã khiến cho lượng tiền mặt thiếu hụt, do đó họ phải cầm cố STK của mình để vay tiền để tiến hành đầu tư kinh doanh. Một nguyên nhân nữa,đó là do lãi suất huy động của ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng,cụ thể trong năm 2010 lãi suất huy động vốn của ACB nằm trong khoảng từ 10-11% thời hạn 1 năm. Tuy nhiên con số này đã là 14% trong năm 2011. Việc ngân hàng tăng lãi suất đã


khiến cho tâm lí của người dân, được ví von là “chắc như cục gạch” của xứ Huế ngày càng lo sợ. Lãi suất tăng lên,sẽ làm cho người dân cảm thấy việc gửi tiền tiết kiệm như bị hớ. Và đương nhiên việc người dân đổ xô rút tiền bằng cách cho vay STK là không tránh khỏi.

Tuy nhiên bước sang năm 2012 ta lại thấy cho vay bằng STK tăng trờ lại và nhanh, mức tăng là 31,48% so với năm 2011. Nguyên nhân là do số dư của 2011 còn kéo dài sang năm 2012. Một nguyên nhân nữa đó là do lãi suất huy động lại có sự biến đổi và có xu hướng giảm, cụ thể đó là 12-12,5% đối với thời hạn 1 năm. Việc lãi suất giảm sẽ làm cho tâm lí người dân ở Huế ổn định hơn, họ cảm thấy yên tâm khi gửi tiền tiết kiệm của mình. Ngoài ra còn một yếu tố nữa, đó là do sự đóng băng của thị trường bất động sản,sự bất an toàn về thị trường tài chính,cụ thể là sự biến động của giá vàng,đã khiến cho người dân không ưa thích rủi ro. Chính vì vậy gửi tiền là một phương án khả thi nhất trong giai đoạn này.

Bảng 6: Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùng so với các loại hình khác

(ĐVT: triệu VNĐ)



Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Cho vay tiêu dùng (sinh hoạt tiêu dùng, mua nhà,mua xe cơ giới,sửa chữa xây dựng

nhà)


36.704


26,8%


47.033


39,5%


27.943


31,2%

Cho vay kinh doanh

100.001

73,1%

71.920

60,5%

61.580

68,8%

Cho vay khác

50

0,1%

0

0

0

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 49 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (acb) – chi nhánh Huế - 4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của ngân hàng ACB-chi nhánh Huế)


Biểu đồ 6.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với các loại hình khác



120,000

100,000

80,000

60,000

Cho vay tiêu dùng Cho vay kinh doanh

Cho vay khác

40,000

20,000

0

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

(Nguồn: Số liệu lấy từ Bảng 6) Nhìn vào biểu đồ ta thấy rằng,dư nợ cho vay tiêu dùng ở ngân hàng ACB có sự biến động, từ năm 2010 đến năm 2011 tăng (từ 36.704 lên 47.033) và giảm từ năm 2011 đến năm 2012 (từ 47.033 xuống 27.943). Cụ thể năm 2010 tỷ trọng cho vay tiêu dùng chiếm 26,8%,trong khi đó con số này là 39,5% trong năm 2011. Và sau đó giảm xuống 31,2% trong năm 2012. Cùng trường hợp với cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh cũng biến động mạnh và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2010 cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất với 100.001 triệu VNĐ,tuy nhiên đến năm 2012 thì con số này chỉ còn

61.580 triệu VNĐ. Điều đó cho thấy dự nợ cho vay KHCN tăng chủ yếu từ hai loại hình là cho vay tiêu dùng và loại hình kinh doanh, còn loại hình cho vay khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Tuy nhiên loại hình cho vay kinh doanh chiếm tỷ trọng cao hơn so với loại hình cho vay tiêu dùng.Đây là minh chứng cho sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Khi các ngân thương mại trong nước đua nhau thu hút khối khách hàng cá nhân và các sản phẩm hầu như tương tự. Việc cạnh tranh chỉ còn dựa vào lãi suất, uy tín và thái độ phục vụ của nhân viên. Hơn nữa khi nước ta đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới, thị trường ngân hàng mở cửa, các ngân hàng thương mại trong nước còn phải đối phó với sự


cạnh tranh của các ngân nước ngoài, có kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ hơn hẳn. Mặt khác, những ngân hàng thương mại không phải chịu chi phí vốn cao, nên lãi suất thấp, thu hút được người dân vay tiền so với các đối thủ trong nước.

Điển hình là HSBC một tập đoàn tài chính – ngân hàng hùng mạnh, đã và đang ngắm vào thị trường này. Trong lịch sử hoạt động của ngân hàng HSBC Việt Nam, “lai vãng” thường xuyên trong ngân hàng là các vị khách nước ngoài. Nhưng từ mấy năm trở lại đây, theo thống kê của một giám đốc bộ phận, bóng dáng các vị khách nước ngoài bị che khuất bởi hơn 90% khách hàng nước ngoài, nhất là từ khi HSBC nới lỏng chính sách cho vay tiêu dùng cá nhân. Thay đổi mạnh nhất vẫn là mức lương tối thiểu, 8 -10 triệu đồng hạ thấp xuống còn 3 triệu đồng. Lúc đầu HSBC còn “giằng co” giữa mức lương 5 triệu và 3 triệu. Sau đó mức lương 3 triệu đã được quyết định, với lý do HSBC không muốn bỏ qua lượng khách hàng lớn và đầy tiềm năng này. Đi kèm theo nó là phạm vi khách hàng được mở rộng. Lúc trước bó hẹp trong các công ty liên doanh, công ty nước ngoài, giờ được mở đến các doanh nghiệp hành chính số lượng khách hàng của HSBC từ đó tăng theo cấp số nhân. Tính đến quý 1 năm 2011, lượng khách hàng cá nhân tăng 782

% và lượng tín dụng cho vay tăng 653% so với trước quý 1 năm 2011.

Trong khi đó, có một đối thủ khác là tập đoàn ngân hàng Standard Chartered (SC), là ngân hàng bán lẻ hàng đầu thế giới. Lần đầu tiên bổ nhiệm một Giám đốc phụ trách bán lẻ Namita Lai nhằm giới thiệu “những sản phẩm cá nhân mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam”. Năm 2011, Theo đó, tổng doanh thu của Ngân hàng đạt 766,294 tỷ đồng (tương đương 40,5 triệu USD), tăng 243% so với năm 2010. Lợi nhuận trước thuế đạt 80,386 tỷ đồng (tương đương 4,2 triệu USD). Tính đến ngày 31/12/2010, tổng tài sản của Ngân hàng đạt 16.641,407 tỷ đồng (tương đương 879 triệu USD). Mục tiêu đến năm 2011 của SC là đẩy mạnh phát triển mảng dịch vụ ngân hàng tiêu dùng.

Vì vậy, để có thể cạnh tranh với các đối thủ “sừng sỏ” này, ACB đã đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân trải dài từ mua nhà, mua xe, đám cưới, cho vay mua chứng từ, cho vay nhanh 24 giờ … cũng như chú trọng đến chất lượng dịch vụ.


Trong khi ACB sải bước chân đến gần người dân hơn thì một số người dân lại muốn dùng thử dịch vụ ngân hàng nước ngoài để xem ngân hàng nước ngoài có gì khác với ngân hàng trong nước. Một trong những lợi thế của ACB cũng như các ngân hàng trong nước là hiểu thói quen, phong tục của người dân hơn. Nhưng liệu lợi thế này có còn không, khi nhân viên của các ngân hàng nước ngoài cũng là người Việt Nam thì tầm am hiểu của họ vì thế mà cũng không thua kém. Nếu trước đây, khách hàng của những ngân hàng nước ngoài như: ANZ, HSBC, SC, UOB,… là các đại sứ quán tổ chức phi chính phủ thì bây giờ họ đang mở rộng dần phạm vi khách hàng với mục tiêu sẽ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong vòng 5 năm tới. Ngoài ra HSBC và ANZ dự kiến sẽ mở rộng thêm nhiều chi nhánh ở các tỉnh và thành phố lớn của đất nước trong một vài năm tới. HSBC còn bày tỏ ý định sẽ mở hẳn một ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại việt nam. Điều đó cho thấy, sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, mà ngân hàng ACB cần có thêm nhiều chiến lược kinh doanh đa dạng , mở rộng thêm nhiều dịch vụ tiện ích và nâng cao chất lượng hơn đến các khách hàng cá nhân từ đó mới có thể phục vụ khách hàng tốt để thể lôi kéo khách hàng về phía mình nhiều hơn

-Tình hình nợ quá hạn:

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, một trong những yếu tố cơ bản dẫn đến rủi ro tín dụng là vấn đề nợ quá hạn và nghiêm trọng hơn là khách hàng mất khả năng thanh toán (trả nợ) cho ngân hàng. Để nhận định rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng ACB – chi nhánh Huế, chúng ta đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn KHCN trong 3 năm gần đây.


Bảng 7: Tình hình cho vay và nợ quá hạn KHCN

(ĐVT: Triệu đồng)



Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Dư nợ cho vay KHCN

194.227

158.751

157.220



Nợ quá hạn KHCN

604

603

623

Doanh số thu nợ

276.817

571.419

501.427

Tỷ lệ nợ quá hạn/dư

nợ cho vay KHCN

0,31%

0,38%

0,4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của ngân hàng ACB-chi nhánh Huế)


Biểu đồ 7.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN so với nợ quá hạn


100%


90%


80%


70%


60%


50%


40%

Dư nợ cho vay

Dư nợ quá hạn

30%


20%


10%


0%

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

(Nguồn: Số liệu lấy từ Bảng 7)

Qua biểu đồ, ta thấy dư nợ cho vay của ACB – CN Huế liên tục giảm và nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng. Mặc dù nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng tằng,cụ thể năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 0,31%,đã tăng lên thành 0,4% trong năm 2012,nhưng mà nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng vẫn bé hơn 1%. Đây là điều tốt, chứng tỏ hoạt động tín dụng của ACB – Huế có hiệu quả trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, càng ngày càng có rất nhiều ngân hàng mọc lên. Ngày nay, các ngân hàng thương mại luôn tìm cách để mở rộng hoạt động tín dụng và ACB – CN Huế cũng vậy. Điều đáng chú ý là, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay năm 2010 là thấp nhất so với các năm trước.


Điều này chứng tỏ, chính sách tín dụng của ngân hàng khi quyết định cấp tín dụng đều rất

thận trọng và đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong điều kiện kinh tế khó khăn, suy thoái.

Tình hình dư nợ giảm nhưng doanh số thu nợ cũng tăng, tỷ lệ nợ quá hạn tăng. Điều đó cho thấy chiến lược kinh doanh đúng đắn của ngân hàng vẫn lấy tăng trưởng ổn định bền vững rồi mới đến lợi nhuận. Ngoài ra, nhờ vào quy trình cho vay chặt chẽ, kết hợp với việc thẩm định và kiểm soát kỹ lưỡng các khoản vay trước và sau khi giải ngân tốt thì phần nào đã làm giảm được tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức thấp. Như chúng ta đều biết việc thay đổi tăng lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, vàng, lạm phát nhanh chóng đã làm cho các ngân hàng huy động vốn với lãi suất cao và chi phí cao, sau đó cho vay lại với lãi suất cao không kém. Chính điều này đã làm cho chất lượng tín dụng ngân hàng thấp. Đồng thời, khi nền kinh tế tăng trưởng chậm thì ngân hàng cũng không dám cho vay ra nhiều vì thu nhập của người dân thấp xuống, lúc đó khả năng chi trả lãi vay rất khó khăn vì thu nhập chỉ đủ đáp ứng chi tiêu nhu cầu sinh hoạt. Chính vì thế, mà các ngân hàng thẩm định rất kỹ khả năng trả nợ của khách hàng tốt mới dám cho vay. Điều đó làm cho các khoản cho vay ra của ngân hàng rất chắc chắn và an toàn, dẫn đến dư nợ tăng đều, doanh số thu hồi nợ vay cũng tăng và tỷ lệ nợ quá hạn giảm xuống. Mặc dù biết hoạt động của ngân hàng là mạo hiểm để có lợi nhuận nhưng nguy cơ tiềm ẩn từ phía khách hàng rất lớn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.2.1.2. Phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) – Chi nhánh Huế

-Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay

Bảng 8: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh Huế

(ĐVT: Triệu đồng)



Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Dư nợ cho vay tiêu

dùng cá nhân

8.259

8.278

7.366



Dư nợ cho vay cá

nhân

194.227

158.751

157.220

Tỷ trọng (%)

4,25%

5,21%

4,69%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của ngân hàng ACB-chi nhánh Huế)


Biểu đồ 8.1: tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân trên dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân


100%


90%


80%


70%


60%


50%


40%

Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay tiêu dùng

30%


20%


10%


0%

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

(Nguồn: Số liệu lấy từ Bảng 8)

Nhìn vào bảng số liệu phân tích trên, có thể cho ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân qua các năm có xu hướng giảm, cụ thể là giảm từ 8.259 triệu đồng vào năm 2010 đến 7.366 triệu đồng vào năm 2012. Dư nợ cho vay tiêu dùng giảm phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng không tốt, làm cho ngân hàng giảm đi phần lợi nhuân do việc không tạo ra khoản thu nhập chính từ lãi vay.

Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay chi nhánh thì có xu hướng tăng,cụ thể từ năm 2010 đến năm 2011 tăng từ 4,25% lên 5,21%, và từ năm 2011 đến 2012 thì giảm từ 5,21% xuống còn 4,69%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của các khủng hoảng kinh tế trên thế giới, đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế


Việt Nam, làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta chậm lại, tổng thu nhập quốc dân (GDP) giảm xuống, dẫn đến thu nhập của người dân giảm, vì vậy mọi người phải cắt giảm chi tiêu để tiết kiệm, nên làm cho nhu cầu vay tiêu dùng giảm mạnh, từ đó làm cho dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân của chi nhánh Huế giảm. Vì vậy việc giảm này tuy là một dấu hiệu không khả quan, nhưng khi nhìn nhận trên góc độ vĩ mô thì đây là một điều tất yếu.

Ý nghĩa chỉ tiêu: qua việc phân tích chỉ tiêu, nó phản ánh tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Đồng thời, phản ánh quy mô của việc cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng dư nợ chi nhánh đang ở mức trung bình. Tỷ lệ này khá cao đồng thời lại có xu hướng tăng trong ba năm gần đây. Điều này cho thấy ngân hàng có chú trọng đến hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân, đặc biệt là mảng cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, do những ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế cùng với những những chính sách tiến tệ, tỷ giá, lãi suất … đã phần nào tác động đến việc làm giảm tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong những năm qua của chi nhánh Huế. Từ đó, làm cho hiệu quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn còn thấp.

-Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng tài sản của chi nhánh Huế

Bảng 9: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng tài sản của CN Huế

(ĐVT: Triệu đồng)



Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Dư nợ cho vay tiêu

dùng

8.259

8.278

7.366

Tổng tài sản

1.123.230

1.305.619

1.208.026

Tỷ trọng (%)

0,74%

0,63%

0,61%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của ngân hàng ACB-chi nhánh Huế)

Biểu đồ 9.1: Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng tài sản



1,400,000

1,200,000

1,000,000

800,000

600,000

Tổng tài sản

Dư nợ cho vay tiêu dùng

400,000

200,000

0

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(Nguồn: Số liệu lấy từ Bảng 9) Nhìn vào bảng phân tích số liệu trên cho ta thấy tỷ trọng của dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân so với tổng tài sản có xu hướng giảm. Cụ thể là giảm từ 0,74% vào năm 2010 xuống còn 0,63% vào năm 2011 và cuối cùng giẩm xuống 0,61% vào năm 2010. Điều này cho thấy các khoản cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngân hàng. Các ngân hàng thường phân tán mức độ rủi ro bằng cách đa dạng hóa các tài sản sinh lời của mình. Vì vậy mức tỷ trọng trên có thể xem là an toàn. Tỷ trọng giảm và thấp cho thấy, ngân hàng ACB trong những năm vừa qua chưa thu hút được khách hàng nhiều,hoặc có thể lượng khách hàng của ngân hàng ngày càng giảm đi. Nguyên nhân có thể là do hiên nay có quá nhiều ngân hàng,dẫn đến sự canh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau,các ngân hàng không ngừng phát triển thêm các dịch vụ mới để thu hút khách hàng. Qua đó nói lên một điều, ngân hàng ACB đang trong giai

đoạn khó,khó ở đây là chịu sự canh tranh khốc liệt của các ngân hàng khác.

-Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ cho vay tiêu dùng cá nhân

Bảng 10: Tỷ lệ nợ quá hạn/Dư nợ cho vay tiêu dùng

(ĐVT: Triệu đồng)




Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Dư nợ cho vay tiêu

dùng

194.227

158.751

157.220

Nợ quá hạn

604

603

623

Tỷ lệ nợ quá han/Dư

nợ cho vay tiêu dùng

0,31%

0,38%

0,4%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của ngân hàng ACB-chi nhánh Huế) Qua số liệu tính toán ta thấy, tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay tiêu dùng chi nhánh Huê qua các năm có xu hướng tăng dưới 1%. Cụ thể năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 0.31%, năm 2011 là 0.38% và sang năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn là 0.4%. Điều này chứng tỏ, chất lượng cho vay của ngân hàng ngày càng giảm, các khoản vay chưa được an toàn cho lắm và lợi nhuận từ các khoản cho vay tiêu dùng không cao. Việc ngân hàng chưa hạn chế được tỷ lệ nợ quá hạn đối với loại hình cho vay tiêu dùng, phần nào làm chi

nhánh tăng nguy cơ rủi ro trong tín dụng.

Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được kiếm chế dưới 1%,đây là một tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh. Đạt được kết quả này là do đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh ngày càng chuyên nghiệp hơn, khả năng phân tích, định lượng rủi ro ngày càng tăng, công tác kiểm soát kỹ trước và sau khi các khoản vay được giải ngân cùng với khả năng lãnh đạo Ngân hàng cũng như chi nhánh ngày càng sáng suốt hơn.

2.3. Kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại

2.3.1. Kết quả đạt được

Như vậy thông qua phân tích kêt quả cho vay tiêu dùng cá nhân tại NHTMCP Á châu (ACB) trong giai đoạn 2010-2012 ta thấy ngân hàng triển khai hoạt động cho vay tiêu dùng là một chính sách hợp lý. Mặc dù nước ta đang trong giai đoạn suy thoái do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên ngân hàng vẫn có những chính sách hợp lí và đã giữ cho mức dư nợ cho vay KHCN vẫn ở mức an toàn. Bên cạnh đó ngân hàng còn kiếm chế được tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,5%, đây là mức tỷ lệ nợ quá hạn rất an toàn đối với các ngân hàng. Như vậy có thể nói, mặc dù đang trong giai đoạn suy thoái

Xem tất cả 49 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí