những vấn đề cấp bách quản lý bảo vệ rừng, ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức có hiệu quả các cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng.
Các chủ rừng là tổ chức, phải thực hiện rà soát, xây dựng Đề án khoán bảo vệ rừng. Đề án bảo vệ rừng phải được ưu tiên khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số sống gần rừng, tăng khả năng hưởng lợi trực tiếp từ rừng, bao gồm cả các khoản thu từ dịch vụ môi trường đem lại, để thay thế dần hình thức khoán bằng tiền từ ngân sách nhà nước hiện nay.
4.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách
Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ trong bảo vệ và phát triển rừng.
Phổ biến rộng rãi luật bảo vệ và phát triển rừng c ng như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chi trả DVMTR cho mọi tầng lớp nhân dân và cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn chi trả DVMTR để đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh như: đường ranh cản lửa, biển niêm yết nội quy bảo vệ rừng, bể chứa nước… hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng.
Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính phủ. Trong đó chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và chế biến lâm sản trên cơ sở gắn và chia xẻ lợi ích với cộng đồng.
Tiếp tục thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt, đảm bảo các chế độ trợ cấp và ưu đãi theo quy định.
4.3.5. Nâng cao năng lực phục vụ giám sát và đánh giá chi trả DVMTR
Có thể bạn quan tâm!
- Tài Nguyên Rừng Tại Lưu Vực Thủy Điện Cửa Đạt
- Bảng Tổng Hợp Kết Quả Chi Trả Tiền Dịch Vụ Môi Trường Rừng Cho Các Chủ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Thường Xuân Từ Năm 2012 Đến Nay.
- Tỷ Lệ Trích Lập Quỹ Tiết Kiệm Từ Tiền Dvmtr Năm 2016 Và Thành Viên Các Thôn Tham Gia Ban Quản Lý Quỹ Ban Đầu
- Đánh giá hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân Lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ 2012- 2016 - 12
- Đánh giá hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân Lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ 2012- 2016 - 13
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Đây là giải pháp nhằm củng cố hoàn thiện và nâng cao năng lực công tác của hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng DVMTR. Giải pháp này bao gồm giải pháp nâng cao nhận thức các bên liên quan, nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn của Ban giám sát và đánh giá, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giám sát và đánh giá. Cụ thể như sau:
4.3.5.1. Nâng cao nhận thức của các bên liên quan
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giác ngộ về vai trò của rừng, về nghĩa vụ bảo vệ phát triển rừng và nghĩa vụ chi trả DVMTR cho các tầng lớp nhân dân đặc biệt là những đơn vị quản lý rừng, chủ rừng và các đơn vị tham gia sử dụng dịch vụ môi trường của rừng. Hình thức hiệu quả nhất là phát thanh và truyền hình, lồng ghép vào những hội nghị đại biểu các cấp kể cả hội nghị cấp thôn bản, lồng ghép tuyên truyền vào chương trình giáo dục tiểu học và phổ thông, thiết kế các dạng các tờ rơi, pano, biểu ngữ...
4.3.5.2. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho Ban giám sát và đánh giá
Kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy nghiệp vụ chuyên môn phục vụ giám sát và đánh giá chi trả DVMTR còn rất hạn chế. Vì vậy, giải pháp này cần tập trung chủ yếu vào các phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên nước. Cụ thể cần tập huấn kiến thức và kỹ năng sử dụng các công cụ và phần mềm cần thiết như máy định vị GPS, hệ thống thông tin địa lý (GIS), thu thập và xử lý ảnh viễn thám, các biện pháp điều tra đánh giá hiện trường trong lâm học, kỹ thuật thu thập và phân tích mẫu nước, đo lưu lượng dòng chảy, nhất là cần trang bị kiến thức và kỹ năng xác định ranh giới lưu vực. Ngoài ra cần tập huấn nâng cao nhận thức về các chính sách có liên quan của Đảng và Nhà nước, các hình thức sử dụng c ng như hiệu quả kinh tế thu được từ sử dụng dịch vụ nguồn nước của rừng.
4.3.5.3. Đầu tư xây dựng và trang thiết bị phục vụ giám sát và đánh giá
Để đáp ứng mục tiêu giám sát và đánh giá chất lượng DVMTR đạt hiệu quả cao, cần phải đầu tư nâng cấp trụ sơ làm việc của các tổ quan trắc thuỷ văn môi trường hiện có, bổ sung thêm nhân sự để thành lập thêm 01 tổ quan
trắc thuỷ văn môi trường. Ngoài ra, cần đầu tư đầy đủ các trang thiết bị phục vụ giám sát và đánh giá chất lượng DVMTR như: Máy định vị, thiết bị và dụng cụ quan trắc lưu lượng phù sa, máy v kế và lưu tốc kế, thiết bị lấy mẫu và bảo quản mẫu nước để phân tích độ mặn, độ pH, hàm lượng NPK, máy tính và các phần mềm phục vụ phân tích không gian và biên tập bản đồ (GIS), giải đoán ảnh viễn thám và xử lý thống kê (SPSS).
KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài, có thể rút ra một số kết luận chính sau.
- Đề tài đã đánh giá được hiện trạng tài nguyên rừng, tình hình quản lý và bảo vệ rừng huyện. Theo đó đã phân tích và đưa ra được những tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Đây là những vấn đề then chốt để đề xuất các giải pháp thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
- Đề tài đã xác định được diện tích lưu vực thủy điện Cửa Đạt, xác định được ranh giới, diện tích, chủ rừng, trạng thái, loại rừng, xác định được các bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR, xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ chi trả DVMTR tại huyện Thường Xuân.
- Đề tài đã đánh giá được cách thức tổ chức, phương thức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng đang triển khai, áp dụng tại lưu vực. Hiện tại, hệ thống tổ chức chi trả tiền DVMTR đã được thành lập từ tỉnh xuống cơ sở, việc triển khai chính sách đã được sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, sự hưởng ứng đồng thuận của người dân trong khu vực, do đó bước đầu đã phát huy được hiệu quả của chính sách.
- Đã đánh giá được hiệu quả của Chính sách tác động đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, tác động đến thu nhập, cải thiện đời sống người dân, cộng đồng dân cư trong lưu vực thủy điện Cửa Đạt. Từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của Chính sách đến quản lý nguồn tài nguyên.
- Đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn, trong đó có giải pháp tổ chức chi trả dịch vụ môi trường rừng, giải pháp tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, giải pháp giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, giải pháp
về cơ chế chính sách và giải pháp nâng cao năng lực phục vụ giám sát và đánh giá chi trả DVMTR.
2. Tồn tại
Đề tài chưa nghiên cứu đề xuất được cơ chế chi trả hoặc hỗ trợ kinh phí cho các chủ rừng không thuộc lưu vực thủy điện Cửa Đạt nhưng có diện tích rừng giáp ranh với diện tích rừng có cung ứng DVMTR. Đây là nguyên nhân làm cho một số chủ rừng và chủ nhận khoán bảo vệ rừng ở những vùng giáp ranh với lưu vực Cửa Đạt không cố gắng bảo vệ rừng được giao.
3. Khuyến nghị
- Tiếp tục có nghiên cứu, đề xuất cơ chế chi trả hoặc hỗ trợ kinh phí cho các chủ rừng không thuộc lưu vực của hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt nhưng có diện tích rừng giáp rang với diện tích rừng có cung ứng DVMTR.
- Chi trả DVMTR là một lĩnh vực mới, chưa có nhiều mô hình và kinh nghiệm thực tiễn. Đến nay các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách đã cơ bản đã đầy đủ nhưng việc triển khai thực hiện tại địa phương còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu, như cơ chế chi trả, phương thức chi trả, hệ thống dữ liệu để rà soát các chủ rừng, xây dựng hệ số... Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu những vấn đề về chính sách chi trả DVMTR để nâng cao hiệu quả của chính sách này trên phạm vi toàn tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tài liệu tiếng Việt:
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định số 05/2008/NĐ-CP về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.
2. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Phát triển rừng bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Báo cáo số 898/BC-BNN- PC ngày 31/3/2010 về sơ kết tình hình triển khai Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Thông tư số 80/2011/TT-BNN ngày 23/11/2011 hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), Thông tư số 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệp thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Thông tư số 60/2012/TT- BNNPTNT Quy định nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
8. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 05/5/2012 về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, Hà Nội.
9. Chính phủ (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
10. Nguyễn Thành Công (2007), “Chi trả dịch vụ môi trường và đói nghèo – Những bài học kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí kinh tế môi trường, trang 10–13.
11. Forest Trends, Nhóm Katoomba (2008), Chi trả dịch vụ hệ sinh thái: Khởi động thực hiện, Hà Nội.
12. Forest Trends, Nhóm Katoomba (2010), Thực trạng của chi trả cho dịch vụ rừng đầu nguồn, Hà Nội.
13. Forest Trends (2011), Thực trạng của chi trả cho dịch vụ rừng đầu nguồn,
Hà Nội.
14. Hoàng Minh Hà, V Tấn Phương (2008), Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội.
15. Heal G (1999), Định nghĩa dịch vụ hệ sinh thái, Trường kinh doanh Columbia, Hà Nội.
16. V Thị Thu Hương (2010), Chi trả dịch vụ môi trường – kinh nghiệm thế giới và áp dụng tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.
17. V Thị Thu Hương (2011), Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu chi trả dịch vụ môi trường rừng cho Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, Hà Nội.
18. Jackie Prince Roberts và Sissel Waage (2007), Đàm phán cho các dịch vụ từ thiên nhiên, Tổ chức Forest Trends.
19. Phùng Văn Khoa (2010), Nghiên cứu xây dựng Hệ thống giám sát và đánh giá chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) tại Sơn La, Hà Nội.
20. Bộ Nông nghiệp & PTNT, Tài Chính (2012), Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
21. Nhóm Cộng tác Kỹ thuật về Chi trả dịch vụ môi trường rừng của Tỉnh Lâm Đồng (2010), Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Nghiên cứu trường hợp thực hiện thí điểm ở tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.
22. V Tấn Phương (2006), “Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng“, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hà Nội.
23. Pagiola S và Platais G (2002), Báo cáo ý tưởng chiến lược môi trường: Chi trả dịch vụ hệ sinh thái, Ngân hàng Thế giới Washington.
24. Ngô Đình Quế (2008), Ảnh hưởng của một số loại rừng đến môi trường ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (2016), Báo cáo kết quả 8 năm tổ chức hoạt động của Quỹ Bảo vệ và 5 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
26. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa (2016), Báo cáo 5 năm triển khai và thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa.
27. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La (2012), Kinh nghiệm tổ chức hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng đến từng chủ rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Tài liệu Hội nghị tập huấn cơ chế chi trả DVMTR tại Đăk Nông.
28. Nguyễn Thị Bích Thủy và nhóm cộng sự (2011), Phân tích lợi ích và chi phí du lịch bền vững cho tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.
29. Nguyễn Thị Bích Thủy và nhóm cộng sự (2011), Giá trị của rừng về duy trì nguồn nước và kiểm soát sói mòn ở lưu vực Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng.
30. Thủ tướng Chính phủ (2008), Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.
31. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2284/QĐ-TTG phê duyệt Đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.