4.1.1.4. Hiệu quả lâm nghiệp với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
- Về mặt kinh tế: Diện tích rừng trồng tăng thêm đã cho giá trị cây đứng có thể khai thác mỗi năm ước đạt hàng chục tỷ đồng. Các chương trình, dự án đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở miền núi thông qua việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tập trung, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương, tích l y để tái đầu tư phát triển rừng. Hình thành các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, trồng rừng bằng giống mới có năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cao.
- Về mặt xã hội: Thông qua thực hiện các chương trình, dự án lâm nghiệp đã làm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền và người dân, đặc biệt là người dân miền núi vùng sâu, vùng xa. Từ chỗ coi rừng là tài nguyên vô tận chỉ biết lợi dụng khai thác, đến nay người dân nhận đất, nhận rừng đã quan tâm và bỏ vốn đầu tư phát triển vốn rừng. Vì vậy, tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã được quản lý và khai thác hợp lý hơn, sản xuất lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, các chương trình, dự án đã tạo công ăn việc làm giúp người dân ổn định cuộc sống thông qua các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và khoán bảo vệ rừng. Tạo cơ hội cho các gia đình tham gia và làm giàu từ việc đầu tư phát triển rừng, góp phần tích cực vào chủ trương xóa đói giảm nghèo của Nhà nước, tạo thêm động lực cho các huyện miền núi của tỉnh phát triển.
- Về mặt môi trường: Đến năm 2016, diện tích rừng toàn huyện tăng thêm 13.187 ha, đưa độ che phủ rừng tăng lên 76% năm 2016, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống thoái hóa đất và hiện tượng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, điều tiết nguồn nước, hạn chế l ống, l quét, tạo động lực và điều kiện cho các ngành kinh tế Nông nghiệp, Văn hóa, Du lịch phát triển bền vững.
4.1.2. Tình hình triển khai chi trả DVMTR
4.1.2.1. Kết quả xác định lưu vực thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân
Lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt có vị trí tọa độ điểm đập X: 529.300, Y: 2.199.100 (Hệ tọa độ VN2000). Với tổng diện tích tự nhiên của lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt là 579.971,74 ha, trong đó: Diện tích thuộc địa phận Nước Cộng hòa Nhân dân Lào: 464.700,0 ha (chiếm 80,1 %), diện tích thuộc địa phận Việt Nam: 115.271,74 ha (chiếm 19,9%). Trong đó:
- Lưu vực thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa 53.323,14 ha (chiếm 46,26
%): gồm 01 huyện (Thường Xuân) với 5 đơn vị hành chính cấp xã.
- Lưu vực thuộc địa phận tỉnh Nghệ An 61.948,60 ha (chiếm 53,74%): Gồm 01 huyện Quế Phong với 2 đơn vị hành chính cấp xã.
Bảng 4.2: Diện tích tự nhiên lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt
Thuộc địa phận Lào | Thuộc địa phận Việt Nam | |||
Tổng số | Chia ra các tỉnh | |||
Thanh Hóa | Nghệ An | |||
Diện tích | 464.700,00 | 115.271,74 | 53.323,14 | 61.948,60 |
Tỷ lệ (%) | 80,1 | 19,9 | 46,26 | 53,74 |
Diện tích có rừng | 89.702,23 | 43.274,95 | 47.434,40 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Đề Tài Nghiên Cứu
- Hiện Trạng Rừng Và Đất Rừng Phân Theo Chủ Quản Lý
- Công Tác Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng, Tình Hình Triển Khai Chi Trả Dvmtr Ở Địa Phương
- Tài Nguyên Rừng Tại Lưu Vực Thủy Điện Cửa Đạt
- Bảng Tổng Hợp Kết Quả Chi Trả Tiền Dịch Vụ Môi Trường Rừng Cho Các Chủ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Thường Xuân Từ Năm 2012 Đến Nay.
- Tỷ Lệ Trích Lập Quỹ Tiết Kiệm Từ Tiền Dvmtr Năm 2016 Và Thành Viên Các Thôn Tham Gia Ban Quản Lý Quỹ Ban Đầu
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Điểm đầu ra của lưu vực
Hình 4.2: Hình ảnh 3D toàn bộ lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt
Hình 4.3: Hình ảnh hiện trạng TNR lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt
4.1.2.3. Kết quả rà soát, thống kê các đối tượng cung ứng DVMTR
Hiện tại, trong lưu vực hồ thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt có loại hình DVMTR bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng suối, về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện. Đối tượng sử dụng là Nhà máy thủy điện Cửa Đạt. Ngoài ra, còn có loại hình dịch vụ: Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện
pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững, Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, hai loại hình dịch vụ này không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Xác định diện tích từng loại rừng có cung ứng DVMTR ở lưu vực
a) Diện tích đất có rừng trong lưu vực.
Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong lưu vực là 43.275 ha. Trong đó phân theo chủ quản lý: Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên 22.307 ha, chiếm 51.5%, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Chu 5.298 ha, chiếm 12,2%, Đồn Biên phòng Bát Mọt là 906,0 ha, chiếm 2,09%. Đất giao cho UBND xã tạm quản lý 4.698,3 ha, chiếm 10,8%. Đất giao cho hộ gia đình, cá nhân 10.061 ha, chiếm 23,3%, phân theo chức năng: rừng đặc dụng 22.190 ha, chiếm 50,2%, rừng phòng hộ 10.607 ha, chiếm 23,7%, rừng sản xuất 9.470,4 ha, chiếm 26,1% (Chi tiết tại bảng 4.3).
Bảng 4.3: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng và theo ranh giới hành chính các xã trong lưu vực.
Đơn vị tính - diện tích: ha.
Tên xã | Tên chủ rừng | Phân theo 3 loại rừng | Tổng cộng | |||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | ||||
1 | Bát Mọt | Đồn BP 505 Bát Mọt | 1.558,2 | 169,3 | 1.727,5 | |
Hộ gia đình | 1.112,7 | 5.040,8 | 6.153,5 | |||
Khu BTTN Xuân Liên | 6.591,0 | 6.591,0 | ||||
UBND xã | 2.649,1 | 972,9 | 3.622,0 | |||
Cộng | 6.591,0 | 5.320,1 | 6.183,0 | 18.094,1 | ||
2 | Lương Sơn | BQL RPH Sông Chu | 918,9 | 918,9 | ||
Hộ gia đình | 260,0 | 260,0 | ||||
Khu BTTN Xuân Liên | 1.049,4 | 1.049,4 | ||||
Cộng | 1.049,4 | 918,9 | 260,0 | 2.228,4 | ||
3 | Vạn Xuân | Hộ gia đình | 66,1 | 66,1 | ||
Khu BTTN Xuân Liên | 6.067,2 | 6.067,2 | ||||
UBND xã | 174,2 | 174,2 | ||||
Cộng | 6.067,2 | 240,3 | 6.307,5 | |||
4 | Xuân Cẩm | BQL RPH Sông Chu | 0,2 | 0,2 | ||
Hộ gia đình | 141,2 | 0,8 | 142,0 | |||
Khu BTTN Xuân Liên | 676,1 | 676,1 | ||||
Cộng | 676,1 | 141,4 | 0,8 | 818,3 | ||
5 | Yên Nhân | BQL RPH Sông Chu | 3.986,8 | 174,3 | 4.161,1 | |
Hộ gia đình | 2.852,2 | 2.852,2 | ||||
Khu BTTN Xuân Liên | 7.806,4 | 7.806,4 | ||||
Cộng | 7.806,4 | 3.986,8 | 3.026,5 | 14.819,6 | ||
Tổng cộng | 22.190,0 | 10.607,5 | 9.470,4 | 43.275 |
Hình 4.4: Hình ảnh hiện trạng quy hoạch 3 loại rừng tại lưu vực thủy điện Cửa Đạt
Hình 4.5: Hình ảnh hiện trạng tài nguyên rừng theo trạng thái lưu vực thủy điện Cửa Đạt
b) Diện tích đất chưa có rừng trong lưu vực
Tổng diện tích đất chưa có rừng 3.021,83 ha, phân theo chức năng: Rừng đặc dụng 1.085.14 ha, chiếm 36%, rừng phòng hộ 383.24ha, chiếm 12,7%, rừng sản xuất 1.553,53ha, chiếm 51,3%. Kết quả chi tiết được tổng hợp tại Bảng 4.4.
Bảng 4.4: Diện tích đất chưa có rừng phân theo chức năng và theo ranh giới hành chính xã trong lưu vực thủy điện Cửa Đạt.
Đơn vị tính - diện tích: ha.
Tên xã | Tên chủ rừng | Phân theo 3 loại rừng | Tổng cộng | |||
Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | ||||
1 | Bát Mọt | Đồn BP 505 Bát Mọt | 38,8 | 38,8 | ||
Hộ gia đình | 254,9 | 605,2 | 860,2 | |||
Khu BTTN Xuân Liên | 244,1 | 244,1 | ||||
UBND xã | 23,1 | 23,1 | ||||
Cộng | 244,1 | 316,9 | 605,2 | 1.166,2 | ||
2 | Lương Sơn | BQL RPH Sông Chu | 0,9 | 0,9 | ||
Hộ gia đình | 52,6 | 52,6 | ||||
Khu BTTN Xuân Liên | 204,2 | 204,2 | ||||
Cộng | 204,2 | 0,9 | 52,6 | 257,6 | ||
3 | Vạn Xuân | Hộ gia đình | 34,8 | 23,0 | 57,8 | |
Khu BTTN Xuân Liên | 56,0 | 56,0 | ||||
Cộng | 56,0 | 34,8 | 23,0 | 113,7 | ||
4 | Xuân Cẩm | Khu BTTN Xuân Liên | 95,7 | 95,7 | ||
Cộng | 95,7 | 95,7 | ||||
5 | Yên Nhân | BQL RPH Sông Chu | 30,7 | 30,7 | ||
Hộ gia đình | 1.915,1 | 1.915,1 | ||||
Khu BTTN Xuân Liên | 485,2 | 485,2 | ||||
Cộng | 485,2 | 30,7 | 872,73 | 1.388,63 | ||
Tổng cộng | 1.085,1 | 383,2 | 1.553,53 | 3.021,83 |