- Sử dụng công cụ SWOT nhằm phân tích, đánh giá: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện cách thức tổ chức chi trả DVMTR, c ng như công tác quản lý bảo vệ rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn huyện.
3.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Toàn bộ các thông tin và số liệu thu thập được sẽ được phân tích theo các nội dung và mục tiêu của đề tài dựa trên các các công cụ phân tích tổng hợp như: kỹ thuật phân tích không gian bằng bản đồ, kỹ thuật xử lý thống kê, kỹ thuật xử lý bảng hỏi và kết quả phỏng vấn, kỹ thuật phân tích SWOT và kỹ thuật tham kiến chuyên gia.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Công tác bảo vệ và phát triển rừng, tình hình triển khai chi trả DVMTR ở địa phương
4.1.1. Công tác bảo vệ và phát triển rừng
4.1.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý về lâm nghiệp
Về tổ chức quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp: Cấp huyện có Phòng Nông nghiệp và PTNT, với chức năng tham mưu cho UBND huyện quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Có Hạt kiểm lâm với chức năng quản lý Nhà nước về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, có các trạm khuyến nông, khuyến lâm huyện làm công tác khuyến nông lâm trên địa bàn. Các xã có uỷ viên lâm nghiệp xã phối hợp nhằm ngăn chặn, theo dõi, phát hiện các hành vi chặt phá rừng. Ngoài ra còn có lực lượng bảo vệ rừng của đơn vị chủ rừng.
Về thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng: Thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ phát triển rừng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã kiện toàn Ban chỉ đạo cấp huyện và 17 Ban chỉ đạo cấp xã và 04 Ban chỉ đạo của các chủ rừng Nhà nước, thành lập 90 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với 900 người tham gia, thành lập 46 đội thanh niên xung kích bảo vệ rừng với 460 thành viên, tổ chức được 125 cuộc họp thôn bản để tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng với 1.940 người tham gia.
4.1.1.2. Về công tác giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Trên địa bàn huyện đã giao khoán rừng tự nhiên cho người dân và cộng đồng dân cư bảo vệ rừng. Theo kết quả cập nhập đến nay về cơ bản các xã trong huyện đã hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất rừng, trong đó:
- Giao cho chủ rừng là tổ chức 28.512,05 ha (Gồm: Khu BTTN Xuân Liên 23.307,99 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chu 5.298,06 ha và giao cho Đồn Biên phòng 505 Bát Mọt quản lý là 906,0 ha).
- Tổ chức nhưng không phải là chủ rừng (Diện tích do UBND xã đang tạm quản lý), bao gồm xã: Bát Mọt, Vạn Xuân, Lương Sơn: 4.698,30 ha.
- Chủ rừng là cộng đồng thôn: 1.727,40 ha.
Khoán
bảo vệ
UBND xã
tạm giao
Khoán bảo vệ
Chuyển
hóa
Rừng
Rừng đã giao
Rừng chưa giao
(tạm giao cho UBND xã quản lý
Hộ gia đình, cá nhân
Thôn/bản
(Quản lý rừng cộng đồng)
Thôn
/bản
Nhóm hộ
Chủ rừng là tổ chức Nhà nước
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân: 8.337,20 ha.
Hình 4.1: Sự hình thành và hình thức quản lý rừng
a) Về công tác xây dựng và phát triển rừng.
Thông qua chính sách hỗ trợ của các chương trình dự án như: Trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg, trồng rừng thay thế… Diện tích có rừng trên địa bàn huyện trong những năm qua đã tăng lên đáng kể. Kết quả được tổng hợp tại bảng 4.1.
36
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển rừng
Chỉ tiêu | ĐVT | Tổng | Phân theo các năm thực hiện | |||||
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | ||||
Tỷ lệ che phủ | % | 75,0 | 75,0 | 75,2 | 76,0 | 76,0 | ||
1 | Bảo vệ rừng | |||||||
- | Dân tự bảo vệ | ha | 19.290,0 | 4.700,0 | 14.590,0 | |||
2 | Phát triển rừng (Vốn ngân sách) | |||||||
- | Khoanh nuôi | ha | 107.709 | 67.000 | 40.709 | |||
- | Tr. rừng tập trung | ha | 4.771,0 | 1.063,6 | 955,1 | 898,4 | 908,9 | 945,0 |
- | Trồng cây phân tán | cây | 860.000 | 200.000 | 100.000 | 200.000 | 130.000 | 230.000 |
3 | Phát triển rừng (vốn nhân dân tự đầu tư) | ha | 3.271,0 | 382,7 | 150,0 | 160,0 | 1.020,1 | 1.558,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét. Từ Các Mô Hình Pes Ở Các Nước Cho Thấy:
- Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Đề Tài Nghiên Cứu
- Hiện Trạng Rừng Và Đất Rừng Phân Theo Chủ Quản Lý
- Hiệu Quả Lâm Nghiệp Với Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và Môi Trường
- Tài Nguyên Rừng Tại Lưu Vực Thủy Điện Cửa Đạt
- Bảng Tổng Hợp Kết Quả Chi Trả Tiền Dịch Vụ Môi Trường Rừng Cho Các Chủ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Thường Xuân Từ Năm 2012 Đến Nay.
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
(Nguồn số liệu: Báo cáo Chương trình mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng huyện Thường Xuân, giai đoạn 2011-2015).
Nhận xét: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch cho lâm nghiệp phân theo chức năng trong giai đoạn 2008-2012 không có sự biến động, diện tích rừng giảm ít, tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định qua từng năm, diện tích đất trống được đầu tư trồng rừng luôn ở mức cao, trung bình là trên 900ha rừng được đầu tư hỗ trợ từ các nguồn vốn khác nhau, tạo điều kiện cho người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp và từng bước có thu nhập ổn định từ nghề rừng. Hàng năm, bằng các nguồn vốn của Trung ương và vốn huy động huyện đã bảo vệ được diện tích rừng hiện có không để xảy ra khai thác trái phép, xâm lấn đất rừng và cháy rừng. Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền xã, thôn và lực lượng Kiểm lâm nên rừng được bảo vệ tốt không bị chặt phá, tình trạng suy thoái về diện tích và chất lượng rừng giảm rõ rệt, an ninh rừng được đảm bảo, diện tích rừng tự nhiên được bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi bước đầu đã phát huy tác dụng phòng hộ đầu
nguồn, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Trồng và chăm sóc rừng trồng: rừng trồng được chăm sóc đúng thời vụ, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật như phát thực bì, xới xáo vun gốc. Do đó chất lượng rừng trồng được nâng lên. Tuy nhiên, do suất đầu tư chăm sóc của dự án thấp chưa tương xứng với công lao động của người làm rừng nên việc chăm sóc ở một số ít diện tích chưa kịp thời đã làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng: Tăng trưởng của ngành lâm nghiệp và lợi nhuận từ sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện còn thấp và chưa bền vững, sức cạnh tranh của sản phẩm rừng chưa cao, năng suất, chất lượng rừng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; chưa khai thác được tiềm năng tài nguyên rừng một cách cao nhất,
nhất là tiềm năng về lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trường rừng c ng như các lợi thế canh tranh về vị trí địa lý so với các huyện trong vùng. Công tác quy hoạch sử dụng đất vĩ mô chưa ổn định, việc phân định và cắm mốc phân định ranh giới cụ thể ngoài thực địa và trên bản đồ của 3 loại rừng chưa được giải quyết, quy hoạch lâm nghiệp còn chồng chéo với các quy hoạch khác; Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã và đang được các cấp, các ngành, ở địa phương quan tâm. Tuy nhiên chưa huy động được đông đảo các cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Hàng năm, diện tích trồng rừng mới đạt kết quả thấp và vẫn còn hiện tượng cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Việc đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp tuy có nhiều cố gắng nhưng so với yêu cầu chung vẫn chưa đáp ứng được, thiếu những giải pháp đồng bộ để phát triển có hiệu quả. Công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành chưa hợp lý, lực lượng cán bộ theo dõi về lâm nghiệp cấp huyện, xã còn thiếu và thường xuyên thay đổi, thiếu sự phổ cập, nâng cao về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
4.1.1.3. Những khó khăn thuận lợi trong thực hiện giao, khoán quản lý bảo vệ rừng trong lưu vực
Giai đoạn 2012-2016 với sự nỗ lực và chỉ đạo điều hành chặt chẽ từ các Cơ quan, Ban Ngành Trung ương, địa phương, tinh thần trách nhiệm của các đơn vị chủ rừng và quan trọng hơn là ý thức của các hộ gia đình, tổ chức cá nhân tham gia bảo vệ rừng và trồng rừng. Việc tổ chức thực hiện chính sách giao rừng, khoán rừng để thực hiện quản lý bảo vệ đánh giá như sau:
a) Những kết quả đạt được:
- Chính sách khoán bảo vệ rừng là hình thức phù hợp với tập quán và trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc theo từng vùng, từng dân tộc, nên được người dân thực sự quan tâm và mong muốn duy trì các nguồn tài chính hỗ trợ để thực hiện trong những năm tiếp theo.
- Các cơ quan ban ngành liên quan trong thời gian qua đã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý chuyên ngành Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm trực thuộc phổ biến sâu rộng cho người dân và các tổ chức về Luật bảo vệ và phát triển rừng, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt các chính sách lâm nghiệp trong giao rừng,khoán rừng, thuê rừng.
- Các chính sách giao rừng, khoán rừng để quản lý bảo vệ đã đem đến những tác động đáng kể về mặt xã hội trong nhận thức giá trị của tài nguyên rừng, cải thiện sinh kế hàng năm cho khoảng hơn 30.000 người sống gần rừng thông qua hình thức nhận tiền công nhận khoán, tham gia các công trình lâm sinh hàng năm thuộc nguồn vốn Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đầu tư.
- Những vùng đặc biệt khó khăn được trung ương, địa phương triển khai hỗ trợ thực hiện Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ nên trong thời gian tới thu nhập từ nhận khoán có thể đạt đến 200.000 đồng/ha/năm.
- Trong quá trình thực hiện khoán bảo vệ rừng, từ diễn biến thực tế phức tạp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng đã vận động hộ dân tham gia chuyển từ hình thức tuần tra đơn lẻ sang tuần tra theo nhóm cộng đồng nên đã tạo sức mạnh tập thể khi đối phó những tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng ở các điểm nóng.
b) Những khó khăn trong việc triển khai chính sách lâm nghiệp về quản lý bảo vệ rừng:
- Việc khoán rừng cho các hộ đồng bào dân tộc là chính sách đúng đắn nhưng thực tế một số nơi thực hiện chưa hiệu quả: người dân vẫn ỷ lại tiền công chi trả là chính sách hỗ trợ không đi rừng tuần tra, hoặc có đi chỉ là đi đối phó, khi gặp đối tượng phá rừng thường né tránh nên không phát huy tác dụng.
- Khoán quản lý bảo vệ rừng hưởng lợi từ giá trị lâm sản của rừng tự nhiên không được người dân hưởng ứng tích cực, do thủ tục tận thu tận dụng lâm sản trong giai đoạn hiện nay chưa đơn giản, khả năng tự khai thác tiêu thụ và chế biến lâm sản của hộ dân chưa cao. Chi phí bán sản phẩm hưởng lợi từ khai thác chọn trên diện tích nhận khoán nhỏ lẻ của người dân không đủ bù đắp chi phí khai thác.
- Hiện nay theo số liệu thống kê mức thu nhập của hộ dân từ nhận khoán bảo vệ rừng/năm là 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Mức thu nhập này thấp chưa động viên người dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng.
- Sản xuất lâm nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng giảm khai thác, tăng cường quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng kinh tế. Hoạt động lâm nghiệp có nhiều đổi mới về cơ chế tổ chức quản lý, chuyển từ hoạt động lâm nghiệp truyền thống sang hoạt động lâm nghiệp xã hội. Do đó nguồn kinh phí cho các chính sách bảo vệ rừng trong thời gian dài sẽ không ổn định.
Với những kết quả đạt được trong giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua, những khó khăn từ thực tế triển khai. Đánh giá chung vai trò của cộng đồng dân cư gồm đa số các hộ gia đình và tiếp đến là các tổ chức đã quản lý bảo vệ và tạo ra cho rừng trên địa bàn huyện Thường Xuân, đóng góp nhiều lợi ích rất lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trường cho cộng đồng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua đời sống của những người tham gia bảo vệ rừng và tái tạo rừng ở Thường Xuân (phần lớn là đồng bào dân tộc) vẫn còn rất nghèo, thu nhập thấp hơn rất nhiều so với các khu vực khác, do chưa được hưởng lợi hết các giá trị sử dụng của rừng, thu nhập và đời sống của họ chưa gắn liền với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.