Ý Nghĩa Khoa Học Và Thực Tiễn Của Đề Tài Nghiên Cứu‌


nghiệp và PTNT quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng đã xác định được tổng diện tích rừng được chi trả là 42.172,27 ha trên địa bàn huyện Thường Xuân có 05 xã, chiếm 47% diện tích rừng của toàn huyện. Phần lớn diện cung ứng DVMTR chủ yếu thuộc quyền quản lý của các chủ rừng là tổ chức nhà nước: Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Ban quản lý RPH Sông Chu, Đồn Biên Phòng Bát Mọt (sau đây gọi chung là chủ rừng Nhà nước) với diện tích khoảng 30.000 ha chiếm 71% diện tích của toàn bộ lưu vực.

1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu‌

1.3.1. Ý nghĩa về khoa học‌

Sự tham gia của các thành phần khác nhau vào quá trình xây dựng và thực thi chính sách liên quan quản lý tài nguyên thiên nhiên được khung pháp luật quốc tế ủng hộ và được luật pháp của một số quốc gia thừa nhận. Ở Việt Nam, sự tham gia của các thành phần liên quan, nhất là người dân địa phương được quy định rõ tại Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó quy định các vấn đề cụ thể các quyền của chủ rừng.

Nhìn chung, công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng bước đầu đã góp phần đảm bảo sự công bằng xã hội khi có sự tham gia, sự minh bạch, tuân thủ pháp luật và có trách nhiệm giải trình. Khi kết quả của sự tham gia được nhìn nhận sẽ làm tăng động cơ cho các thành phần liên quan hỗ trợ tiến trình quản lý, bảo vệ rừng. Mặc dù công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng đã được thực hiện từ năm 2012, tuy nhiên mức độ tác động đến công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao đời sống đang còn hạn chế. Để đảm bảo công tác bảo vệ rừng có ý nghĩa thực tiễn hơn, điều quan trọng không chỉ là giao quyền đối với rừng, mà còn phải chuyển giao cả quyền lực cần thiết để ra quyết định về quản lý tài nguyên rừng cho dân cư địa phương trong đó. Ngoài ra, cần có sự hỗ trợ cần thiết và kịp thời để tăng cường năng lực của người dân trong việc


sử dụng các quyền và quyền lực được trao. Đề tài sẽ góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý chi trả DVMTR đảm bảo công bằng, minh bạch và hiệu quả.

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn‌

Diện tích rừng ở nước ta ngày càng bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân: Sự gia tăng dân số, đời sống người dân còn khó khăn, trình độ dân trí thấp, các chính sách quản lý rừng còn nhiều bất cập, đặc biệt sự phối hợp của các bên có liên quan trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn rất hạn chế.

Hơn nữa ở vùng nông thôn miền núi, đời sống của các cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ đó dẫn đến vòng luẩn quẩn trong cộng đồng là nghèo đói buộc họ phải khai thác bất hợp lý tài nguyên rừng làm suy thoái tài nguyên rừng. Hệ quả dẫn đến hạn hán, l lụt, và những bất ổn của nền kinh tế-xã hội ở các địa phương.

Nhiều nghiên cứu hiện nay đã đánh giá giá trị của rừng theo quan điểm kinh tế, nghĩa là lượng hoá các lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống con người qua các con số chứ không còn đơn thuần là kể ra những lợi ích định tính. Dựa trên chính các kết quả này, giá trị dịch vụ môi trường rừng ngày càng được thừa nhận rộng rãi hơn. Các nghiên cứu thực hiện trên phạm vi thế giới đã chỉ ra cơ cấu cho các loại dịch vụ môi trường rừng là: hấp thụ các-bon chiếm 27%, bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%, phòng hộ đầu nguồn chiếm 21% ,bảo vệ cảnh quan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10%. Thực tiễn tại Việt Nam c ng cho thấy những tín hiệu đáng mừng của việc thay đổi trong nhận thức của con người về các giá trị của dịch vụ môi trường rừng. Rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn có chức năng bảo vệ cho các khu vực hạ lưu, vì thế Việt Nam đã xác định cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý rừng hiệu quả hơn thay thế cho các phương pháp trước đây theo


quan điểm coi dịch vụ môi trường rừng là một loại hàng hoá. Đây là cơ sở tiền đề quan trọng để hiểu và tiếp thu “Cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường”.

Trước những khó khăn và thách thức đó, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương nhằm xã hội hoá nghề rừng, tăng cường sự tham gia của cộng đồng và làm rõ trách nhiệm các bên có liên quan trong quản lý nguồn tài nguyên rừng và đất rừng. Qua 05 năm thực hiện chi trả tiền DVMTR tại lưu vực thủy điện Cửa Đạt, kết quả cho thấy, bước đầu tiền dịch vụ môi trường rừng đã đến tay người dân, nguồn tiền này c ng đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện một phần kinh tế cho cộng đồng dân cư sống gần rừng, người dân đã được quyền tham gia vào các quyết định và lập kế hoạch, sử dụng tiền DVMTR, công tác bảo vệ rừng được tăng cường, các vụ vi phạm lâm luật, xâm lấn rừng trái phép được hạn chế, do đó chất lượng rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được từ Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng còn có những mặt hạn chế: Đơn giá chi trả thấp, Người dân chưa được tiếp cận đầy đủ các thông tin có liên quan về chính sách, Quy chế hoạt động của Tổ bảo lâm còn mang tính tự phát, chưa gắn kết sự tham gia của các cấp, ngành có liên quan, cải thiện đời sống người dân đang còn hạn chế, sự tham gia của cả cộng đồng đang còn hạn chế, do đó chưa phát huy hết vai trò của toàn xã hội vào mục tiêu quản lý, bảo vệ rừng, người dân, cộng đồng chưa hoàn toàn quyết định được diện tích giao khoán trong khi nhu cầu nhận khoán bảo vệ rừng thì nhiều hơn.

Từ những lý do nêu trên, trong khuôn khổ phạm vi của chương trình học tập, khả năng nghiên cứu và tính phù hợp trong công tác, bản thân đề xuất thực hiện đề án tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân Lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ 2012- 2016. Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích hiệu quả của


chính sách tác động đến công tác quản lý bền vững tài nguyên rừng và cải thiện đời sống cộng đồng tại các địa phương để làm rõ những vấn đề khó khăn, tồn tại và đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn, qua đó sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những đánh giá và phân tích cụ thể về tính hiệu quả, hiệu ích và công bằng của Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực thủy điện Cửa Đạt trong quá trình triển khai từ năm 2012 đến nay. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài liên quan đến việc đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả DVMTR ở Cửa Đạt và của Thanh Hóa nói chung.


Chương 2‌

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU


2.1. Đặc điểm tự nhiên‌

2.1.1. Vị trí ranh giới‌

Khu vực

nghiên cứu

Khu vực nghiên cứu thuộc lưu vực hồ thuỷ lợi, thủy điện Cửa Đạt trên địa giới hành chính của 5 xã Bát Mọt, Yên Nhân, Vạn Xuân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân. Tổng diện tích lưu vực là 53.350 ha.

Hình 2.1: Khu vực nghiên cứu

- Về toạ độ địa lý: Lưu vực thuỷ lợi, thủy điện Cửa Đạt nằm ở phía Tây Bắc của huyện

Thường Xuân, có tạo độ X: 0529.599 Vĩ Bắc, Y: 2.198.265 Kinh Đông (Hệ tọa độ VN2000).

- Về giới cận: Phía Bắc giáp huyện Lang Chánh và tỉnh Hủa Phăn (Lào), Phía Nam giáp xã Xuân Lẹ và một phần xã Xuân Cẩm. Phía Đông giáp một phần diện tích đất của các xã: Lương Sơn, Xuân Cẩm và Ngọc Phụng. Phía Tây giáp tỉnh Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn (Lào).

2.1.2. Địa hình, địa thế‌

Địa hình của lưu vực thấp dần từ Tây Bắc và Tây xuống phía Đông và Nam. Có nhiều dãy núi Chòm Vịn cao 1.442m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt bởi các sông Khao, sông Chu và các suối chính: suối Bọng, suối


Yên. Có thể chia địa hình lưu vực làm 3 vùng sinh thái như: Vùng cao (độ cao trung bình từ 500-700 m) gồm 2 xã Bát Mọt và Yên Nhân. Vùng giữa (độ cao trung bình từ 150-200 m): gồm 2 xã Lương Sơn và Vạn Xuân. Vùng thấp (độ cao trung bình từ 50-150 m) gồm xã Xuân Cẩm.

2.1.3. Khí hậu thủy văn‌

- Khí hậu: Mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, mùa đông khô hanh, mùa hè nóng, mưa nhiều. Các xã nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng và có những đợt rét đậm kéo dài. Tổng nhiệt độ năm 8.000 - 8.600oC, nhiệt độ không khí trung bình 23 – 24oC; lượng mưa trung bình năm 1600-2000 mm, phân bố không đều, tập trung 60-80% vào mùa mưa.

- Thủy văn: Trong vùng có Sông Chu với lưu vực trên 500.000 ha, modun dòng chảy 3540 l/s/km2. Tổng lưu lượng dòng chảy trung bình

350.339 x 106 m3/năm. Ngoài ra có phụ lưu sông Khao với diện tích lưu vực 30.000ha. Modun dòng chảy 35 - 40 l/s/km2. Tổng lượng dòng chảy: 385.536 x 106 m3/năm.

2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên‌

- Tài nguyên nước: Nước mặt có hồ chứa nước Cửa Đạt, diện tích lưu vực (Fv = 5.708km²). Nước ngầm, trên địa bàn khá phong phú, thuộc hai dạng chính là nước ngầm lỗ hổng trong các tầng trầm tích và nước trong các tầng chứa khe nứt.

- Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên 111.380,80 ha. Theo FAO - UNESCO năm 2000, trên lưu vực có 4 nhóm đất chính: Nhóm đất xám Acrisols (AC), chiếm 89,84%. Nhóm đất phù sa: Fluvisols (Fl), chiếm 2,05%. Nhóm đất đỏ Ferrlsols (FR), chiếm 3,15%. Nhóm đất đỏ tầng mỏng - Leptosols (LP), chiếm 4,96%.


2.1.5. Hiện trạng rừng và tình hình quản lý và bảo vệ rừng‌

2.1.5.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bị chi phối bởi quy luật độ cao và ảnh hưởng của địa hình. Từ đó tạo ra một tài nguyên rừng đặc thù với sự hình thành nhiều kiểu rừng, nhiều loại động thực vật rừng và các loài cây trồng nông nghiệp phong phú góp phần tăng cường đa dạng sinh học.

2.1.5.2. Hiện trạng sử dụng đất

a) Diện tích tự nhiên và cơ cấu sử dụng. Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn huyện là 111.380,8 ha và có cơ cấu sử dụng tại Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên và cơ cấu sử dụng đất huyện Thường Xuân


Chỉ tiêu

Năm 2016

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên

111.380,8


1. Đất nông nghiệp

90.006,5

88,89

- Đất sản xuất NN

8.529,87

7,66

- Đất lâm nghiệp

90.097,96

80,89

- Đất nuôi trồng thuỷ sản

378,17

0,34

2. Đất phi nông nghiệp

6.857,76

6,16

- Đất ở

2.149,12

1,93

- Đất chuyên dùng

3.060,44

2,75

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa

271,55

0,24

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng

2,13


- Đất sông suối và mặt nước CD

1.372,62

1,23

3. Đất chưa sử dụng

5.516,54

4,95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân Lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn từ 2012- 2016 - 4

(Nguồn: Báo cáo Quy hoạch phát triển nông thôn mới huyện Thường

Xuân, năm 2011)

b) Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp. Theo số liệu công bố hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tại Quyết định số 320/QĐ-UBND ngày 21/01/2013, huyện Thường Xuân có diện


tích tự nhiên 111.380,8 ha, phân bố trên địa bàn 17 xã, thị trấn cụ thể tại Bảng

2.2 như sau:

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp huyện Thường Xuân

Đơn vị tính - diện tích: ha.


TT

Diện tích

tự nhiên

Có rừng

Trong đó

Đất

trống

Nương

rẫy

Đất

khác

Rừng

Rừng

1

Bát Mọt

20.543,4

16.830,8

16.830,8


2.396,2

286,0

1.316,3

2

Luận Khê

5.438,4

3.594,8

2.571,5

1.023,3

910,2


933,4

3

Luận

3.719,4

2.514,6

1.204,6

1.309,9

49,8


1.155,0

4

Lơng Sơn

8.252,6

4.977,3

4.157,0

820,3

541,2


2.734,2

5

Ngọc

1.884,9

324,8


324,8

346,7


1.213,4

6

Thị trấn

312,0

23,5


23,5

0,1


288,4

7

Thọ

887,2

30,4


30,4

60,6


796,1

8

Tân

3.912,5

2.650,2

1.067,4

1.582,8

130,3


1.132,0

9

Vạn Xuân

13.839,8

9.798,6

9.384,8

413,8

446,3


3.594,9

10

Xuân Cao

3.499,2

1.695,8

657,3

1.038,5

605,5


1.197,9

11

Xuân

7.422,8

6.091,3

5.652,5

438,8

648,8


682,6

12

Xuân Cẩm

5.116,1

3.131,0

2.479,7

651,3

437,0


1.548,1

13

Xuân

871,3

105,1


105,1



766,1

14

Xuân Lẹ

9.249,0

6.761,7

5.926,1

835,6

1.760,9


726,4

15

Xuân Lộc

3.284,8

2.563,5

2.015,4

548,1

170,3


551,0

16

Xuân

4.254,1

3.478,3

2.634,3

844,0

267,5


508,3

17

Yên Nhân

18.893,8

15.862,9

15.687,2

175,7

1.372,0


1.658,9


Tổng

111.380,8

80.434,4

70.268,7

10.165,7

10.143,3

286,0

20.803,1

(Nguồn kiểm kê rừng huyện Thường Xuân, năm 2015)

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí