Hiện Trạng Rừng Và Đất Rừng Phân Theo Chủ Quản Lý


c) Hiện trạng rừng và đất rừng phân theo chủ thể quản lý theo bảng 2.3.

Bảng 2.3: Hiện trạng rừng và đất rừng phân theo chủ quản lý

Đơn vị tính - diện tích: ha.


TT

Loại đất, loại

Tổng

Ban

Doanh

LL v

Hộ gia

Tập thể

UBND


Tổng diện tích

111.380

39.879

565,2

1.766,

39.862

17.755

11.551

A

Đất có rừng

80.434,

34.850

15,2

1.490,

32.276

1.056,

10.746

I

Rừng tự nhiên

70.268,

33.203

15,2

1.490,

23.812

1.001,

10.746

1

Rừng gỗ

35.894,

19.088


921,2

10.756

527,4

4.600,


- Giàu

3.682,9

3.231,


304,8

146,8




- Trung bình

3.839,0

2.193,


225,1

646,5

95,9

677,8


- Nghèo

7.069,7

2.612,


195,7

2.896,


1.365,


- Phục hồi

21.302,

11.051


195,6

7.066,

431,5

2.557,

2

Rừng tre nứa

17.050,

5.495,


118,5

8.109,

35,5

3.291,


- Tre luồng









- Nứa

12.320,

4.196,


118,5

6.882,

35,5

1.088,


- Tre nứa khác

4.729,3

1.298,



1.227,


2.203,

3

Rừng hỗn giao

16.866,

8.161,

15,2

450,6

4.946,

438,5

2.853,


- Gỗ là chính

16.693,

8.095,

15,2

450,6

4.946,

438,5

2.746,


- Tre nứa là

173,0

66,1





106,9

4

Rừng trên núi

457,8

457,8






II

Rừng trồng

10.165,

1.646,



8.464,

54,9

-

1

RT có trữ lượng

4.547,1

1.088,



3.458,



2

RT chưa có TL

3.697,8

502,3



3.140,

54,9


3

RT là tre luồng

1.836,8

55,8



1.781,



4

RT là cây đặc

84,0




84,0



B

Đất chưa có

10.143,

2.457,


190,6

6.628,

65,7

801,5

1

Nương rẫy (LN)

286,0




241,2

44,8

-

2

Ia,Ib

7.202,4

1.830,


190,6

4.657,

21,0

503,8

3

Có gỗ tái sinh

2.492,7

464,8



1.730,


297,7

4

Núi đá

162,2

162,2






C

Đất khác

20.803,

2.572,

550,0

85,6

957,8

16.633

3,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

(Nguồn: Kết quả kiểm kê tài nguyên rừng huyện, năm 2015)


2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội‌

2.2.1. Dân số và lao động‌

- Dân số: Trong khu vực có hơn 30.000 nhân khẩu, gồm 3 dân tộc chính là Thái, Kinh, Mường, trong đó: Thái chiếm 52,9%, Mường chiếm 3,63%, Kinh chiếm 43,3%, các dân tộc khác chiếm 0,17%). Dân cư phân bố không đều, tập trung phần lớn ở vùng thấp. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,97%/năm.

- Lao động: Tổng số người trong độ tuổi lao động khoảng 22.000 người, chiếm 53,6%; trong đó: Lao động nông nghiệp chiếm 84,6%; Lao động chưa qua đào tạo chiếm 80%; Lao động ở nông thôn chiếm 92%.

2.2.2. Thực trạng kinh tế trên địa bàn huyện‌

Là 01/07 huyện miền núi thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất lâm - nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế đang từng bước chuyển dịch theo hướng giảm Nông, lâm nghiệp, tăng Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ, thương mại. Kinh tế có mức tăng trưởng khá đạt 14,5%, cơ cấu các ngành cụ thể như sau: Nông lâm - Thuỷ sản: 48,0%; Công nghiệp - Xây dựng: 30,0%; Dich vụ: 22,0%. Thu ngân sách hằng năm trên địa bàn đạt trên 195 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 7,0 triệu đồng/người/năm.

2.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và văn hóa xã hội‌

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Hệ thống giao có đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận với 12 km, đường vành đai Biên giới 26 km; đường ô tô đến trung tâm các xã và thôn, bản dài 327 km. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi lại sinh hoạt đạt 88%. Tuy nhiên giao thông liên thôn còn kém phát triển, rất khó đi lại vào mùa mưa. Hệ thống công trình thuỷ lợi cung cấp nước đảm bảo tưới cho 2.177 ha lúa xuân và 2.250 ha lúa mùa (còn khoảng


300 ha đất gieo trồng lúa mùa ở một số xã miền núi chưa được tưới chủ động).

- Văn hóa xã hội: Đã cơ bản phổ cập Giáo dục tiểu học theo đúng độ tuổi, tỷ lệ trẻ em đến trường đạt 98%. Đến nay có 3/17 xã, 100/142 thôn bản, khu phố có nhà văn hoá; có 4 trạm phát lại truyền hình, với 11/17 xã được sử dụng; tỷ lệ dân số được xem truyền hình đạt 85%. Hiện có 17/17 xã có điểm bưu điện văn hoá xã. Hệ thống điện có 97 trạm biến áp (85 trạm hạ thế, 12 trạm trung thế); Số thôn bản có điện đạt tỷ lệ 94,3% song tỷ lệ số hộ sử dụng điện chỉ đạt 75%. Y tế: Đến nay, có 6/17 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì mức 0,87%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 28%.


Chương 3‌‌

MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1. Mục tiêu nghiên cứu‌

3.1.1. Mục tiêu chung‌

Mục tiêu chung của đề tài luận văn là góp phần nâng cao hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR trong lưu vực thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể:‌

Đề tài được thực hiện nhằm để đạt được các mục tiêu sau:

- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR, những mặt đạt được, những bất cập, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

- Đánh giá được tác động của chính sách đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, tình hình cải thiện đời sống cho người làm nghề rừng; đặc biệt là những hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng, cộng đồng các dân tộc ít người ở huyện Thường Xuân có diện tích rừng cung ứng DVMTR.

- Đánh giá được những điểm tồn tại, bất cập của quy định hiện hành liên quan đến chi trả DVMTR; Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao được hiệu quả của Chính sách chi trả DVMTR ở địa phương.

3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu‌

3.2.1. Đối tượng nghiên cứu‌

Đối tượng của nghiên cứu là cộng đồng địa phương có chi trả DVMTR ở Lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt trên địa bàn huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.


3.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung Nghiên cứu sự tác động của Chính sách đến công tác quản lý 1

- Về nội dung: Nghiên cứu sự tác động của Chính sách đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân lưu vực thủy điện

- Phạm vi không gian: Trên địa bàn 05 xã của huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.


Hình 3.1: Nhà máy thủy điện Cửa Đạt

- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ năm 2012 - 2016 (05 năm)

3.3. Nội dung nghiên cứu‌

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập chung nghiên cứu những nội dung sau:

(i) - Công tác bảo vệ và phát triển rừng, tình hình triển khai chi trả DVMTR ở địa phương

- Công tác bảo vệ và phát triển rừng

+ Về tổ chức bộ máy quản lý về lâm nghiệp

+ Về công tác giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp.

+ Những khó khăn thuận lợi trong thực hiện giao, khoán quản lý bảo vệ rừng trong lưu vực

+ Hiệu quả lâm nghiệp với phát triển kinh tế- xã hội và môi trường

- Tình hình triển khai chi trả DVMTR

+ Kết quả xác định lưu vực thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân

+ Kết quả rà soát, thống kê các đối tượng cung ứng DVMTR

+ Xác định tiền chi trả DVMTR


+ Xác định số tiền điều phối cho các tỉnh

+ Xác định số tiền chi trả cho chủ rừng trong lưu vực Nhà máy thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân.

- Cơ cấu bộ máy và cách thức chi trả tiền DVMTR tại lưu vực thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân

(ii)- Những tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường

- Tác động đến công tác quản lý bảo vệ rừng

+ Đối với phần diện tích giao cho hộ gia đình, cá nhân

+ Diện tích rừng giao cho chủ rừng Nhà nước và UBND xã tạm quản lý

+ Diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý

- Tác động đến tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương

+ Tăng thu nhập

+ Cải thiện sinh kế người dân địa phương

+ Tác động đến đời sống của cộng đồng dân cư

(iii)- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện chi trả DVMTR tại lưu vực thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân

- Giải pháp tổ chức thực hiện chi trả DVMTR

- Giải pháp về tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật

- Giải pháp bảo vệ và phát triển rừng

+ Giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp

+ Phục hồi rừng

+ Bảo vệ rừng

- Giải pháp về cơ chế chính sách

- Nâng cao năng lực phục vụ giám sát và đánh giá chi trả DVMTR

+ Nâng cao nhận thức của các bên liên quan

+ Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho Ban giám sát và đánh giá

+ Đầu tư xây dựng và trang thiết bị phục vụ giám sát và đánh giá


3.4. Phương pháp nghiên cứu‌

3.4.1. Phương pháp luận‌

Chi trả DVMTR được thực hiện trên cơ sở cam kết tham gia có sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa bên tạo ra các hàng hóa (bên cung ứng DVMTR) thông qua việc bảo vệ, cải thiện hệ sinh thái và bên sử dụng (bên sử dụng DVMTR). DVMTR là một hình thức đã được áp dụng tại một số nước trên thế giới, tuy nhiên nó là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với Việt Nam. Chi trả DVMTR cần có sự đồng thuận của các cấp, cách ngành và đặc biệt là các đối tượng cung ứng DVMTR, cần thiết phải nắm bắt được những băn khoăn của các đối tượng tham gia, tình hình quản lý bảo vệ và sử dụng rừng, nhận thức của họ về chi trả DVMTR. Vì vậy, cần phải tham vấn ý kiến phản hồi của những đối tượng là cơ quan quản lý, bên tạo ra các hàng hóa và bên sử dụng để củng cố cơ sở thực tiễn cho việc xác định hệ số điều chỉnh mức chi trả DVMTR cho phù hợp, làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý bảo vệ, phát triển rừng và các giải pháp thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Có thể nhận thấy, trạng thái rừng, loại rừng và nguồn gốc hình thành rừng khác nhau sẽ tạo ra các DVMTR khác nhau và theo đó c ng tạo ra các giá trị DVMTR khác nhau. Những khu vực khó khăn về bảo vệ rừng sẽ có mức chi phí trồng rừng và bảo vệ rừng cao hơn ở những khu vực thuận lợi về bảo vệ rừng. Cần phải nghiên cứu, xác định một hệ số điều chỉnh mức chi trả cho phù hợp với các đặc điểm về trạng thái, loại rừng, nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn, thuận lợi đối với việc bảo vệ rừng, đảm bảo cho việc chi trả DVMTR được công bằng, minh bạch.

3.4.2. Phương pháp cụ thể‌

- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các nguồn tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan có thẩm quyền.


Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, sông, suối, khí hậu, thủy văn, dân số, nguồn nhân lực, thực trạng kinh tế - xã hội, thực trạng văn hóa xã hội.

Kế thừa kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, kết quả tình hình thực hiện công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng hàng năm, số liệu giao đất giao rừng, báo cáo thống kê về các Nhà máy thủy điện, nhà máy sản xuất nước, các trạm quan trắc thủy văn và doanh thu của các Nhà máy điện, nhà máy nước hàng năm, những kết quả nghiên cứu trong nước và trên thế giới có liên quan đến chi trả DVMTR...

- Điều tra ngoại nghiệp bằng phương pháp phỏng vấn có sự tham gia của chủ rừng, người dân, chính quyền địa phương (PRA): Xây dựng bộ phiếu, biểu thu thập thông tin đối với từng đối tượng có liên quan:

+ Đối với chủ rừng là tổ chức: Hồ sơ giao khoán, đối tượng giao khoán: Tiêu chí, hình thức, các Quy chế phối hợp, kiểm tra, giám sát, phản hồi thông tin, hình thức, cách thức chi trả, nghiệm thu và thanh toán tiền dịch vụ môi trường rừng, công tác chia sẽ lợi ích.

+ Người dân, cộng đồng địa phương: Đơn giá chi trả, mức chi trả, cách thức quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm v.v... Lựa chọn những người là đại diện cộng đồng, người có uy tín, già làng, trưởng bản với các nội dung sau: Cách thức tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo vệ rừng trong cộng đồng và cơ chế chia sẽ lợi ích..., vai trò trong lập kế hoạch và giám sát, quy chế phối hợp, giải quyết sự phản hồi thông tin, sự bàn bạc.

+ Chính quyền địa phương và cơ quan kiểm lâm: Sự ra quyết định, ban hành các quy định có liên quan, giám sát và giải quyết các khiếu nại, tố cáo...

- Tổ chức thảo luận tham vấn ý kiến cộng đồng về thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng cung ứng DVMTR và đời sống người dân.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/01/2023