Kỹ Thuật, Công Cụ Thu Thập Số Liệu Định Lượng


còn lại 625 đối tượng nghiên cứu (Ba Vì có 301 và Đan Phượng có 324 ) có con dưới 5 tuổi còn tham gia nghiên cứu. Số còn lại là 9 bà mẹ ngừng tham gia nghiên cứu vì bận việc, 15 bà mẹ chuyển đi và 33 bà mẹ không đáp ứng điều kiện tuổi của con (trên 5 tuổi). Để đảm bảo so sánh trước sau trên cùng đối tượng nghiên cứu, trong báo cáo này chúng tôi chỉ trình bày số liệu phân tích của 625 đối tượng được theo dõi từ đầu đến khi kết thúc can thiệp và có con nằm trong độ tuổi quy định của nghiên cứu. Số lượng này đảm bảo đủ cỡ mẫu như tính toán.

2.5.3.6. Chọn đối tượng cung ứng dịch vụ y tế


Nghiên cứu áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ CBYT và người bán thuốc tại địa bàn các xã đã được lựa chọn. Danh sách CBYT và người bán thuốc được lấy từ hai nguồn do trưởng thôn cung cấp và danh sách do trạm y tế quản lý. Các đối tượng cung ứng dịch vụ mới chuyển đến vẫn được tham gia can thiệp. Nhưng nghiên cứu chỉ phân tích số liệu của các đối tượng được theo dõi từ đầu đến khi kết thúc can thiệp.

- Tổng số có 79 CBYT (Ba Vì là 36 và Đan Phượng là 43). Không có CBYT từ chối tham gia, bỏ cuộc trong quá trình can thiệp.

- Có 7 người bán thuốc chuyển đi trong quá trình can thiệp. Nghiên cứu chỉ phân tích số liệu của 47 người (Ba Vì là 23 và Đan Phượng là 24).

2.5.4. Phương pháp thu thập số liệu


2.5.4.1. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu định lượng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.


Đối tượng bà mẹ

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng, Hà Nội - 7

- Nghiên cứu thu thập số liệu đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ bằng phỏng vấn trực tiếp sử dụng bộ câu hỏi định lượng (Phụ lục 1). Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn cùng một bộ câu hỏi trước và sau can thiệp. Toàn


bộ mẫu bà mẹ được phỏng vấn đánh giá kiến thức. Những bà mẹ có con mắc NKHHCT trong vòng 2 tháng trước thời điểm điều tra được phỏng vấn đánh giá thực hành. Bộ câu hỏi phỏng vấn gồm hai phần:

+ Phần 1: Đánh giá kiến thức nhận biết dấu hiệu bệnh, tìm kiếm dịch

vụ y tế và chăm sóc trẻ NKHHCT.


+ Phần 2: Đánh giá thực hành nhận biết dấu hiệu bệnh, tìm kiếm dịch vụ y tế và chăm sóc của bà mẹ trong lần cuối cùng trẻ bị NKHHCT trong vòng 2 tháng trước điều tra.

Đối tượng cán bộ y tế

- Đánh giá kiến thức bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bộ câu

hỏi định lượng (Phụ lục 2).


- Đánh giá thực hành bằng quan sát có sử dụng bảng kiểm (Phụ lục 3). Chuyên gia thuộc chương trình NKHHCT tuyến TW quan sát trực tiếp và đánh giá thực hành của CBYT.

Đối tượng người bán thuốc

- Đánh giá kiến thức bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi

phỏng vấn định lượng (Phụ lục 4).


- Đánh giá thực hành bằng phương pháp đóng vai người mua thuốc để quan sát trực tiếp và đánh giá bằng bảng kiểm (Phụ lục 5). Tình huống đóng vai là bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị ho, cảm lạnh không có đơn đi mua thuốc.

2.5.4.2. Kỹ thuật, công cụ thu thập số liệu định tính


- Tại mỗi huyện, trước và sau can thiệp, nghiên cứu tiến hành thảo luận nhóm

với 1 nhóm bà mẹ, 1 nhóm bà mẹ tích cực, 1 nhóm CBYT, 1 nhóm người bán


thuốc và 1 nhóm quản lý y tế (lãnh đạo TTYT, phụ trách Chương trình NKHHCT, phụ trách Dược của huyện) và lãnh đạo Ủy ban Nhân dân xã.

- Nội dung thảo luận nhóm với các đối tượng được tiến hành nhằm tìm hiểu sự thay đổi trong kiến thức, thực hành và những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi. Ngoài ra, thảo luận nhóm sau can thiệp còn tìm hiểu về tính phù hợp, khả năng duy trì và nhân rộng của can thiệp.

- Với mỗi đối tượng, nghiên cứu xây dựng một bộ hướng dẫn thảo luận nhóm.

Có 5 hướng dẫn thảo luận được thiết kế cho 5 nhóm đối tượng (Phụ lục 9).


2.5.4.3. Thiết kế, thử nghiệm và hoàn chỉnh bộ công cụ


- Bản dự thảo của bộ công cụ được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn, hướng dẫn của TCYTTG, của Bộ Y tế và tham khảo kết quả, bộ công cụ của các nghiên cứu cùng lĩnh vực. Bản dự thảo này bao gồm các câu hỏi, chỉ số có liên quan và phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

- Để đảm bảo độ chính xác và phù hợp, bộ công cụ được thử nghiệm trước khi sử dụng tại 1 xã không thuộc mẫu nghiên cứu mỗi huyện. Tại mỗi xã, 5 phụ nữ, 3 CBYT và 3 người bán thuốc đã được phỏng vấn thử nghiệm bộ công cụ định lượng.

- Dựa trên kết quả thử nghiệm, bộ công cụ ban đầu được chỉnh sửa, tiếp tục

phát triển để thích hợp với tình hình thực tế và ngôn ngữ địa phương.


2.5.5. Biện pháp khống chế sai số


2.5.5.1. Khống chế sai số do chọn mẫu


- Cỡ mẫu đã được tính toán đủ độ lớn và sử dụng phương pháp chọn mẫu

nhiều giai đoạn để đảm bảo tính đại diện cho quần thể.


- Nghiên cứu đã lựa chọn nhóm đối chứng và can thiệp xa nhau để tránh sai

số do rò rỉ thông tin giữa huyện đối chứng và can thiệp.


- Nghiên cứu đã lựa chọn huyện và xã tương đồng nhau để kiểm soát các sai số do tác động ngoại lại, sai số mất đối tượng, sai số đo lường, sai số do đối tượng thay đổi theo thời gian.

2.5.5.2. Khống chế thu thập số liệu tại thực địa


- Bộ công cụ thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, được thử nghiệm trước khi sử dụng.


- Điều tra viên là người có kinh nghiệm điều tra nhưng không trực tiếp làm việc trong hệ thống y tế địa phương nhằm hạn chế sai số hệ thống. Cụ thể, đề tài đã sử dụng tại mỗi xã:

+ 3 Cộng tác viên Dân số phỏng vấn định lượng đối tượng bà mẹ,


+ 2 cán bộ đội Y tế Dự phòng phỏng vấn CBYT và người bán thuốc,


+ 1 Cộng tác viên Dân số có con nhỏ đóng vai khách hàng mua thuốc.


+ Chuyên gia tuyến TW quan sát và đánh giá thực hành của CBYT.


- Điều tra viên không biết huyện nào là can thiệp, huyện nào là đối chứng.


- Điều tra viên đều được tập huấn và thực hành thử trước khi thu thập số liệu.


- Quá trình thu thập số liệu được giám sát chặt chẽ dưới nhiều hình thức, gồm có: rà soát toàn bộ 100% phiếu, kiểm tra ngẫu nhiên trên thực địa 10% từng loại phiếu. Những phiếu điều tra không đảm bảo độ tin cậy được giám sát viên quay lại hộ gia đình để phỏng vấn. Nếu không đạt yêu cầu, phiếu đó được loại bỏ, không đưa vào phân tích.

2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu


2.5.6.1. Số liệu định lượng


- Trước khi nhập, các số liệu được làm sạch và mã hóa. Bảng kiểm đánh giá thực hành được các chuyên gia so sánh phác đồ và hướng dẫn bán thuốc cho trẻ NKHHCT để đánh giá, mã hóa.


- Số liệu điều tra định lượng được nhập bằng phần mềm Epi-DATA và phân tích bằng phần mềm STATA.

- Các chỉ số nghiên cứu được tính toán theo tỷ lệ phần trăm và trung bình. Nghiên cứu sử dụng χ2-test để kiểm định sự khác biệt giữa hai tỷ lệ; T-test để kiểm định sự khác biệt hai giá trị trung bình cùng nhóm đối tượng giữa trước và sau can thiệp.

2.5.6.2. Đánh giá hiệu quả của can thiệp


- Chỉ số hiệu quả (CSHQ) được tính bằng công thức [62], [77]:


p2- p1

CSHQ = ............ x 100%

p1

Trong đó:

p1 = tỷ lệ trước can thiệp

p2 = tỷ lệ cùng chỉ số đó sau can thiệp

- Chỉ số hiệu quả can thiệp được tính bằng hiệu CSHQ của nhóm can thiệp trừ đi CSHQ của nhóm đối chứng.

2.5.6.3. Số liệu định tính


Số liệu định tính thu thập từ thảo luận nhóm đều được ghi chép và ghi băng. Băng ghi âm được nghe và ghi chép lấy thông tin. Những ghi chép trong quá trình phỏng vấn, gỡ băng được xử lý theo phương pháp mã hóa theo chủ đề. Các câu nói được mã hóa (code). Các mã có nội dung tương tự nhau được xếp vào cùng một nhóm (sub-team). Những sub-team có nội dung giống nhau lại được xếp vào cùng chủ đề (team). Các code, sub-team và team được mã không hạn chế về số lượng. Từ các chủ đề, nghiên cứu có thể xác định được xu thế, vấn đề của quần thể nghiên cứu. Các câu trả lời cũng được trích dẫn trong chương Kết quả và chương Bàn luận.


2.6. Xây dựng và triển khai can thiệp


2.6.1. Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng mô hình can thiệp


Để đảm bảo tính hiệu quả, khả thi và bền vững của mô hình can thiệp, nội dung và biện pháp can thiệp được xây dựng dựa trên các tiêu chí:

- Xây dựng mô hình can thiệp dựa trên bằng chứng. Nghiên cứu triển khai đánh giá nhanh tại 2 xã để lựa chọn vấn đề sức khỏe cần can thiệp và đề xuất giải pháp can thiệp. Nghiên cứu đánh giá trước can thiệp để xác định thực trạng và yếu tố tác động. Phân tích đối tượng, xem xét nhu cầu cộng đồng, nguồn lực để lựa chọn nội dung, biện pháp can thiệp phù hợp.

- Sử dụng hệ thống, tổ chức, nguồn lực sẵn có. Sử dụng ngay hệ thống mạng lưới sẵn có của y tế, dân số, chính quyền để giảm thiểu chi phí mức tối đa.

- Dựa vào những chính sách, tiêu chuẩn sẵn có. Nội dung, tài liệu can thiệp đều dựa trên phác đồ hướng dẫn của TCYTTG và Bộ Y tế ban hành.

- Nội dung dễ tiếp thu và áp dụng vào thực tế. Đối tượng hưởng thụ cùng với nhóm nghiên cứu trực tiếp xây dựng nội dung can thiệp. Sử dụng hình thức cần tay chỉ việc, hướng dẫn trực tiếp để hướng dẫn thực hành.

- Hình thức can thiệp đa dạng.Vừa cung cấp kiến thức, vừa hướng dẫn thực hành. Với bà mẹ can thiệp được triển khai ngay tại nhà, khi đi khám, khi đi mua thuốc, khi đi hội họp. Với nhóm cung ứng dịch vụ y tế can thiệp thực hiện tập huấn cả ở tuyến huyện, hội họp trao đổi kinh nghiệm và hướng dẫn thực hành ngay tại nơi làm việc.

- Huy động sự tham gia của cộng đồng. Tất cả những can thiệp được thực hiện ngay tại cộng đồng, sử dụng nguồn lực của cộng đồng và cộng đồng tham gia xây dựng, triển khai tất cả hoạt động. Bản thân các nhóm đối tượng tự giám sát và hướng dẫn cho nhau những kỹ năng đã học.


- Có khả năng nhân rộng. Phương pháp can thiệp là TT-GD-TT và giám sát hỗ trợ là những phương pháp dễ triển khai nhưng có hiệu quả cao. Địa bàn can thiệp đặc trưng cho vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ nên dễ nhân rộng ở nhiều nơi có điều kiện tương tự.

2.6.2. Nội dung can thiệp


Nội dung can thiệp được xây dựng nhằm mục đích giúp các đối tượng có kiến thức và hành vi đúng trong chăm sóc, điều trị một số nhóm bệnh NKHHCT thường gặp. Nghiên cứu sử dụng “Phác đồ xử trí trẻ bị ho và khó thở” của TCYTTG và Bộ Y tế làm cơ sở để xây dựng nội dung TT-GD-TT và hướng dẫn giám sát hỗ trợ [8], [31], [32] (Phụ lục 7). Nội dung can thiệp chủ yếu bao gồm:

- TT-GD-TT và giám sát hỗ trợ bà mẹ nâng cao kiến thức, thực hành phát hiện bệnh, xử trí, điều trị và chăm sóc tại nhà trẻ NKHHCT.

- Tập huấn và giám sát hỗ trợ CBYT xã nâng cao kiến thức, thực hành xác

định bệnh, chuyển tuyến, điều trị phù hợp và tư vấn chăm sóc trẻ NKHHCT.


- Tập huấn và giám sát hỗ trợ người bán thuốc tại xã nâng cao kiến thức, thực

hành hỏi thông tin trẻ bệnh, bán thuốc và tư vấn chăm sóc trẻ NKHHCT.


2.6.3. Đối tượng thực hiện can thiệp


Những đối tượng chính tham gia quá trình can thiệp bao gồm:


- Quản lý, điều hành can thiệp: nghiên cứu sinh, các chuyên gia của Bộ Y tế, Khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Chương trình Phòng chống NKHHCT Quốc gia và cán bộ quản lý tuyến huyện, lãnh đạo xã.

- Tuyên truyền và giám sát hỗ trợ bà mẹ: bà mẹ tích cực, CBYT và người bán

thuốc, trong đó đóng vai trò nòng cốt là các bà mẹ tích cực.


+ Bà mẹ tích cực là người sống tại thôn xóm gần các bà mẹ được can thiệp, cũng đang có con nhỏ nên có lợi thế là dễ tiếp cận, dễ trò truyện, trao đổi kinh nghiệm. Bà mẹ cũng dễ dàng chia sẻ tâm tư thắc mắc với họ hơn.

+ CBYT, người bán thuốc là những người có chuyên môn nên được các bà mẹ rất tin tưởng. Nhóm cung ứng dịch vụ tuyên truyền cũng là một nhắc nhở quan trọng đối với bà mẹ.

- Tập huấn và giám sát cán bộ y tế: cán bộ phụ trách Chương trình NKHHCT tuyến tỉnh và huyện, có sự hỗ trợ từ chuyên gia tuyến TW.

- Tập huấn và giám sát người bán thuốc: cán bộ phụ trách Dược tuyến tỉnh

và huyện với sự hỗ trợ từ chuyên gia tuyến TW.


2.6.4. Tài liệu can thiệp


Trên cơ sở hướng dẫn của TCYTTG và Bộ Y tế, nhóm nghiên cứu và chuyên gia tuyến TW đã lựa chọn, chỉnh sửa các tài liệu cần thiết liên quan đến xử trí và chăm sóc trẻ NKHHCT phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Bà mẹ

- Tài liệu truyền thông chính là sổ tay “Nhật ký sức khoẻ của trẻ" (Phụ lục 6). Tài liệu này được phát cho tất cả bà mẹ để có thể đọc, tra cứu tại nhà khi cần. Việc ghi lại diễn biến bệnh, quá trình điều trị của trẻ giúp bà mẹ tích lũy kinh nghiệm chăm sóc, điều trị trẻ NKHHCT. Nội dung của cuốn nhật ký gồm 3 phần chính:

+ Phần 1: Thông tin cơ bản (địa chỉ, họ tên, tuổi …của trẻ và bà mẹ)

+ Phần 2: Thông tin có ảnh minh họa cung cấp kiến thức cơ bản nhất

giúp bà mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh và chăm sóc trẻ NKHHCT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2023