Số Liệu Thu Thập Qua Mẫu Phân Và Xét Nghiệm Phân


- Trạm y tế thị trấn tư vấn miễn phí cho người dân có nhu cầu tìm hiểu về bệnh SLGN các ngày trong tuần và thứ 3, thứ 5 hàng tuần phát thuốc miễn phí điều trị sán SLGN cho người dân khi xét nghiệm có trứng SLGN trong phân.

2.8. Vật liệu và kỹ thuật nghiên cứu

- Các dụng cụ, hoá chất xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp KATO-KATZ (Phụ lục3) [6].

- Các dụng cụ định loại SLGN ở người, ấu trùng nang SLGN ở cá bằng kỹ thuật sinh học phân tử(Phụ lục 4).

- Vật liệu và kỹ thuật phân loại ấu trùng sán lá ở cá nước ngọt (Phụ lục 5)[6].

- Thuốc điều trị: praziquantel 600mg biệt dược “Distocide” do hãng Shinpoong (Triều Tiên) sản xuất. Liều điệu trị:25mg/kg x 3 lần x 1 ngày,mỗi lần cách nhau 6 giờ đồng hồ.

2.9. Phương pháp thu thập số liệu

2.9.1. Số liệu thu thập qua mẫu phân và xét nghiệm phân

- Mẫu phân của đối tượng nghiên cứu là người dânthị trấn Rạng Đông được chọn tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu sinh phối hợp với cán bộ y tế cơ sở giải thích cho đối tượng nghiên cứu về nội dung nghiên cứu và phát túi đựng phân, hướng dẫn cách lấy, ghi rõ thông tin, người được xét nghiệm tự đưa mẫu phân đến trạm y tế, một số trường hợp không tự đi lại được thì cán bộ y tế thôn sẽ đến lấy phân tại nhà, khoảng 10 gam phân/mẫu được thu thập. Phân được xét nghiệm ngay trong ngày bằng phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng SLGN (Kato – Katz) (Phụ lục 3) [6].

- Mẫu cá được nghiên cứu sinh, kỹ thuật viên của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng

- Côn trùng Trung ương, Kỹ thuật viên của bộ môn Ký sinh trùng - trường đại học Y Hà Nội, cán bộ Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm và cán bộ trạm y tế lấy từ ao nuôi cá của các đối tượng nghiên cứu nằm trong mẫu nghiên cứu bằng cách chọn năm ao nuôi cá của đối tượng nghiên cứu tại năm vị trí của địa bàn nghiên cứu một ao ở giữa địa bàn và bốn ao ở bốn góc địa bàn nghiên cứu.


2.9.2. Số liệu qua phỏng vấn

Sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc để phỏng vấn kiến thức, thái độ, thực hành nhằm đánh giá hiệu quả trước, sau can thiệp đối với người dân từ 15 tuổi trở lên.

2.9.3. Số liệu xác định loài sán trưởng thành ở người, ấu trùng sánở cá nước ngọt

Xác định loài sán thu được từ bệnh nhân khi điều trị và ấu trùng sán trên cá bằng hình thái học và sinh học phân tử (sử dụng chỉ thị di truyền là gen ty thể Cox1).

- Xác định loài sán dựa vào hình thái: sán thu được từ người nhiễm sán là đối tượng nghiên cứu được điều trị từ chương trình can thiệp để xác định loài theo khoá phân loại dựa vào Cẩm nang xét nghiệm, chẩn đoán giun sán của Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng trung ương [6]; ấu trùng nang SLGN trên cá nước ngọt sẽ được xác định loài bằng hình thái học theoCẩm nang xét nghiệm, chẩn đoán giun sán của Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng trung ương [6].

- Xác định loài SLGN dựa vào kỹ thuật sinh học phân tử (PCR): Quá trình định loại SLGN tại điểm nghiên cứu bằng phương pháp sinh học phân tử gồm các bước chính sau: chuẩn bị cặp mồi đặc hiệu; tách ADN tổng số; chạy PCR; dòng hoá và tinh sạch sản phẩm; giải trình tự và xử lý chuỗi gen do Viện Công nghệ thực hiện (Phụ lục 4).

2.10. Qui trình thu thập số liệu

2.10.1. Chuẩn bị cho nghiên cứu tại thực địa

- Nghiên cứu sinh đã đến làm việc với Phó Chủ tịch phụ trách văn xã của Uỷ Ban nhân dân thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đặt vấn đề và trình bày về kế hoạch triển khai đề tài nghiên cứu về phòng, chống SLGN trên địa bàn thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và đã nhận được sự đồng ý cho triển khai đề tài nghiên cứu vào tháng 8/2009;

- Nghiên cứu sinh lập khung mẫu và chọn mẫu trước khi thu thập số liệu tại thực địa trên cơ sở danh sách người dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, có thời gian sinh sống trên 1 năm kể về trước cho đến thời điểm tháng 9/2009;


- Nghiên cứu sinh chuẩn bị công cụ và quy trình thu thập phiếu phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc tháng 10/2009,

- Chuẩn bị in, phô tô phiếu phỏng vấn, danh sách đối tượng trong mẫu nghiên cứu để phát cho điều tra viên tháng 10/2009;

- Nghiên cứu sinh tập huấn cho điều tra viên, giám sát viên là cán bộ trạm y tế thị trấn Rạng Đông và 02 cán bộ Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nam Địnhđể tiến hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có cấu trúc, tháng 11/2009;

- Nghiên cứu sinh cùng với bộ môn Ký sinh trùng của trường Đại học Y Hà Nội và cán bộ của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương chuẩnbị hoá chất, trang thiết bị,dụng cụ phục vụ cho việc xét nghiệm phân tìm trứng SLGN tháng 11/2009;

- Nghiên cứu sinh nhập số liệu, tổng hợp số liệu, phân tích số liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu trước can thiệp, xác định tỉ lệ nhiễm SLGN, tỉ lệ nhiễm ấu trùng SLGN, loài sán lá gan nhỏ trưởng thành ở người và loài ấu trùng nang sán ở cá nước ngọt, một số yếu tố liên quan từ đó xây dựng chương trình can thiệp cộng đồng phòng, chống SLGN, tháng 12/2009;

- Nghiên cứu sinh tiến hành các can thiệp cộng đồng theo nội dung và biểu đồ grantt về các hoạt động can thiệp phòng, chống SLGN theo thời gian 2 năm?? (Phụ lục 7), tháng 1/2010 đến tháng 12/2011;

2.10.2. Các bước tiến hành thu thập số liệu tại thực địa

Trước khi đi đến gặp đối tượng nghiên cứu, nghiên cứu sinh và điều tra viên phải cùng người dẫn đường kiểm tra lại các thông tin về đối tượng được cung cấp trên danh sách mẫu.

Bước 1: Tiến hành tiếp cận với đối tượng nghiên cứu, xác định đối tượng cần phỏng vấn, tiếp đó điều tra viên phải giới thiệu về mục đích ý nghĩa của nghiên cứu. Bước 2: Điều tra viên giải thích cho đối tượng được phỏng vấn, lấy phân xét nghiệm về bảo mật thông tin, những thông tin mà đối tượng cung cấp sẽ được giữ bí

mật và chỉ có nhóm nghiên cứu mới được tiếp cận thông tin này.


Bước 3: Điều tra viên xin phép và đọc từng câu hỏi trong bảng hỏi cho đối tượng nghiên cứu nghe và trả lời, điều tra viên ghi nhận lại thông tin trên phiếu một cách trung thực.

Bước 4: Kết thúc cuộc phỏng vấn, điều tra viên hỏi lại đối tượng nghiên cứu có cần bổ sung, sửa đổi thông tin hay không, có thắc mắc gì không, nếu có điều tra viên phải giải đáp các thắc mắc này trong phạm vi có thể, nếu không trả lời được hết các câu hỏi của đối tượng đặt ra, điểu tra viênghi nhận lại các câu hỏi và hẹn giải đáp sau.

Bước 5: Điều tra viên quan sát hố xí và đánh giá theo bảng kiểm. Bước 6: Điều tra viên cảm ơn đối tượng nghiên cứu và chào ra về.

Điều tra viên tập hợp phiếu đã phỏng vấn trong ngày và chuyển cho giám sát viên sau mỗi ngày thu thập số liệu tại thực địa.

2.11. Quản lý, phân tích, sử dụng số liệu

Việc quản lý, phân tích, sử dụng số liệu được nghiên cứu sinh thực hiện phối hợp với chuyên gia của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương thực hiện gồm một số nội dung như sau:

2.11.1. Nhập số liệu

- Số liệu thu thập được nghiên cứu sinh và chuyên gia của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương rà soát và được hai người độc lập nhập số liệu hai lần riêng rẽ dựa vào phần mềm Epidata 3.1.

- Thường xuyên ghi chép lại những quy định mã hoá số liệu tránh việc quên các nguyên tắc đã dùng để mã và trong một bộ số liệu thực hiện thống nhất mã hoá theo một nguyên tắc.

- Kiểm tra tính nhất quán: những câu trả lời không nhất quán được xác định và kiểm tra.

2.11.2. Kế hoạch làm sạch số liệu

Nghiên cứu sinh kiểm tra các số xác định đối tượng trùng nhau; kiểm tra các giá trị bất thường của tất cả các biến; kiểm tra các mã không phù hợp ở tất cả các biến phân loại; kiểm tra giá trị bị mất cho từng biến; kiểm tra tính nhất quán trong trả lời các câu hỏi, liệt kê các cá nhân có câu trả lời không nhất quán và xử lý bằng


đối chiếu tất cả các lỗi với phiếu gốc để chỉnh sửa nếu đó là lỗi mã hóa hoặc nhập số liệu. Nếu không có lỗi khi mã hóa cũng như nhập liệu và các đối tượng phỏng vấn thực sự đưa ra các câu trả lời không nhất quán thì nghiên cứu sinh liên lạc với đối tượng nghiên cứu để xác định lại thông tin. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ gặp 03 trường hợp có câu trả lời không nhất quán nhưng khi đối chiếu với phiếu gốc, thì lỗi là do quá trình nhập liệu.

2.11.3. Phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm EPI-INFO 6.04 để nhập và quản lý số liệu; Sử dụng phần mềm SPSS 19.0 cho phân tích thống kê mô tả, phân tích hai biến để đánh giá mối liên quan kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống SLGN; mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân, kiến thức, thái độ, thực hành và nhiễm SLGN. Sử dụng kiểm định Khi bình phương (2) để so sánh sự khác biệt giữa hai tỷ lệ với mức ý nghĩa 95%, đánh giá độ mạnh của sự kết hợp sử dụng tỉ số chênh (OR). Sử dụng các thuật toán thống kê y sinh học để so sánh sự khác biệt trước và sau can thiệp. Để lượng giá hiệu quả trước và sau can thiệp, các chỉ số so sánh chính bao gồm: Tỷ lệ thay đổi kiến thức, thái độ, thực hành phòng, chống SLGN trước và sau can thiệp,các chỉ

số này được tính theo công thức: Hiệu quả can thiệp = (%) (Trong đó p1: là tỷ lệ trước can thiệp, p2: là tỷ lệ sau can thiệp) [46, 66].

2.11.4. Xử lý số liệu

Các xét nghiệm phân được nghiên cứu sinh, cán bộ của Bộ môn Ký sinh trùng củatrường Đại học Y Hà Nội và 03 cán bộ của Viện Sốt rét – ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương thực hiện, các xét nghiệm xác định loài bằng hình thái học được nghiên cứu sinh và cán bộ của bộ môn Ký sinh trùng của trường Đại học Y Hà Nội thực hiện và xác định loài SLGN bằng kỹ thuật sinh học phân tử được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm của Viện Công nghệ sinh học thực hiện.

2.11.5. Quản lý số liệu và sử dụng kết quả nghiên cứu

Việc quản lý số liệu được tuân theo các nguyên tắc của trường Đại học Y

tế công cộng và do nhóm nghiên cứu (Nghiên cứu sinh và giáo viên hướng dẫn) chịu trách nhiệm.Kết quả nghiên cứu và báo cáo kết quả nghiên cứu là sản phẩm


phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng được chia sẻ và đăng tải trên các tạp chí phù hợp (tạp chí Phòng chống sốt rét và ký sinh trùng, Tạp chí y học thực hành, Tạp chí Y học Dự Phòng, Tạp chí thông tin y dược học) và được trình bày tại Hội nghị Y tế dự phòng năm 2015.Một phần của đề tài nghiên cứu là đề tài cấp cơ sở của Bộ Y tế đã được thông qua với kết quả đạt loại khá.Báo cáo kết quả nghiên cứu cũng được thông báo cho địa phương nơi triển khai nghiên cứu.

2.12. Đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu tuân thủ quy định đạo đức trong nghiên cứu y sinh học đã được Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Y tế công cộng phê duyệt số 023/2010/YTCC-HD3 ngày 24/5/2010. Nghiên cứu tiến hành khi đã được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Các đối tượng tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện, đối tượng có quyền từ chối không tham gia nghiên cứu. Sau khi được làm xét nghiệm và chẩn đoán, đối tượng được tư vấn các biện pháp phòng, chống SLGN. Tất cả các trường hợp có kết quả xét nghiệm phân dương tính với giun sán (trừ phụ nữ có thai) đều được cấp thuốc điều trị miễn phí theo phác đồ của Bộ Y tế. Các thông tin cá nhân được mã hoá, xử lý để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Trong quá trình triển khai nghiên cứu, khi các đối tượng có bất kỳ thắc mắc gì cần hỏi liên quan đến chủ đề của nghiên cứu đều đã được nghiên cứu sinh vàcán bộ trạm y tế trả lời, tư vấn.


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Tỉ lệ nhiễm và loài sán lá gan nhỏ ở người và ở cá nước ngọt nuôi tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định trước can thiệp

3.1.1. Tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ ở người

Để có số liệu về tỉ lệ nhiễm SLGN của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, nghiên cứu đã thực hiện một thiết kế thu thập số liệu trước can thiệp trên đối tượng người dân từ 01 tuổi trở lên trong cộng đồng, kết quả cho thấy, tỉ lệ nhiễm SLGN ở người như sau:


Có nhiễm

SLGN 15,8%


Không nhiễm SLGN 84,2%

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nhiễm SLGN của người từ 01 tuổi trở lên (n =400)


Biểu đồ 3.1 cho biết, tỉ lệ nhiễm SLGN ở người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là 15,8%, các trường hợp nhiễm SLGN đều ở các nhóm tuổi từ 15 tuổi trở lên và không có sự chênh lệch tỉ lệ nhiễm giữa các nhóm tuổi (p>0,05), với 60 trẻ từ 01 đến 14 tuổi được xét nghiệm chưa phát hiện có trẻ nào nhiễm SLGN.

Trong số 400 người dân được chọn vào thiết kế thu thập số liệu trước can thiệp chưa phát hiện thấy người nhiễm SLGN từ 15 tuổi trở xuống, do vậy, chúng tôi chọn những người từ 15 tuổi trở lên trong số 400 người dân trong thiết kế thu thập số liệu trước can thiệp là đối tượng của thiết kế thu thập số liệu trước - sau can thiệp nhằm đánh giá các chỉ số hiệu quả sau 2 năm triển khai can thiệp cộng đồng


bằng điều trị thuốc praziquantel cho các trường hợp phát hiện nhiễm SLGN kết hợp với TTGDSK phòng, chống SLGN.

Bảng 3.1. Tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ theo tuổi, giới, nghề nghiệp và học vấn (n=340)


Chỉ số


Phân loại

Số

nhiễm

Số xét

nghiệm

Tỉ lệ

(%)

p

Chung

63

340

18,5


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 9

15 – 19 2 32 6,3


20 – 29 8 47 17,0


30 – 39 21 89 23,6

Nhóm tuổi

40 – 49 11 82 13,4


50 – 59 11 49 22,4


≥ 60 10 41 24,4

Nam 50 166 30,1

Giới

Nữ 13 174 7,5

Làm ruộng 61 313 19,5 Nghề nghiệp

Nghề khác 2 27 7,4

Tiểu học 18 54 33,3


> 0,05


< 0,001


< 0,001

Trình độ học vấn

THCS 28 180 15,6

Trên THCS 17 106 16,0

< 0,012



Bảng 3.1 cho biết, tỉ lệ nhiễm SLGN ở người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là 18,5% ở người từ 15 tuổi trở lên và không có sự chênh lệch tỉ lệ nhiễm SLGN giữa các nhóm tuổi (p>0,05).

Tỉ lệ nhiễm SLGN ở nam (30,1%) cao hơn nữ (7,5%); tỉ lệ nhiễm SLGN ở những người làm ruộng (19,5%) cao hơn tỉ lệ nhiễm SLGN ở người làm nghề khác (7,4%); tỉ lệ nhiễm SLGN cao ở những người có trình độ học vấn thấp, tỉ lệ nhiễm cao nhất ở người có trình độ học vấn tiểu học là 33,3%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/03/2024