Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người dân đang sinh sống có hộ khẩu tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định không phân biệt giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, có khả năng giao tiếp và tự nguyện tham gia nghiên cứu, người dân từ 1 tuổi trở lên cho thiết kế thu thập số liệu trước can thiệp và người dân từ 15 tuổi trở lên cho thiết kế thu thập số liệu sau can thiệp.
- Cá nước ngọt được nuôi tại ao nhà của đối tượng nghiên cứu can thiệp gồm cá mè, cá chép, cá trắm, cá diếc, cá trôi, cá chuối và cá rô phi.
- Sán lá gan nhỏ trưởng thành thu được từ phân của đối tượng tham gia vào nghiên cứu xét nghiệm có trứng SLGN trong phân sau khi sử dụng thuốc điều trị praziquantel và ấu trùng sán lá gan nhỏ ở cá nước ngọt được nuôi tại ao nhà của đối tượng tham gia nghiên cứu can thiệp.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, trong đó:
- Từ tháng 10/2009-12/2009: điều tra trước can thiệp, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và xét nghiệm phân cho đối tượng nghiên cứu.
- Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011: triển khai can thiệp TTGDSK phòng, chống SLGN cho người dân và điều trị đặc hiệu bằng praziquantel cho người xét nghiệm phân có trứng SLGN.
- Từ tháng 1/2012 đến tháng 6/2012: điều tra sau can thiệp, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và xét nghiệm phân cho đối tượng nghiên cứu.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Can thiệp
Số liệu và kết quả trước can thiệp
Số liệu và kết quả sau can thiệp
Phiên giải
Đề tài có thiết kế nghiên cứu đánh giá chương trình can thiệp y tế, sử dụng dạng thiết kế một nhóm so sánh trước – sau là thiết kế thu thập số liệu trước can thiệp và số liệu sau can thiệp, sau đó so sánh hai số liệu này và đánh giá sự thay đổi sau một thời gian can thiệp được triển khai.
Hình 2.1. Thiết kế nghiên cứu
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
2.4.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu và cỡ mẫu
2.4.1.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Người dân hiện đang sống tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định có thời gian sống tại địa bàn ít nhất là 1 năm trước nghiên cứu (cụ thể là đã sinh sống tại thị trấn Rạng Đông từ tháng 6 năm 2008), khả năng giao tiếp bình thường, tình nguyện tham gia nghiên cứu, không biệt giới tính, nghề nghiệp. Loại trừ những người mất năng lực hành vi, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ (căn cứ vào danh sách quản lý của trạm Y tế thị trấn Rạng Đông).
- Các loại cá nước ngọt được nuôi trong ao của các gia đình là đối tượng nghiên cứu can thiệp gồm cá mè, cá chép, cá trắm, cá diếc, cá trôi, cá chuối và cá rô phi, cá còn sống hoặc vừa mới chết chưa bị khô, ít bị tổn thương do đánh bắt.
- Sán lá gan nhỏ trưởng thành thu được từ phân của đối tượng tham gia vào nghiên cứu can thiệp sau khi sử dụng thuốc điều trị praziquantel và ấu trùng sán lá gan nhỏ ở cá nước ngọt được nuôi tại ao nhà của đối tượng tham gia nghiên cứu can thiệp để phân tích thành phần loài.
2.4.1.2. Cỡ mẫu cho thiết kế thu thập số liệu trước can thiệp
- Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu một tỉ lệ sử dụng độ chính xác tuyệt đối [73]:
Trong đó:
2
n
(1/ 2)
p(1 p)
(d )2
(1)
n: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được;
Z (1-/2): hệ số tin cậy, giá trị Z được lấy ở độ tin cậy 95% (Z = 1,96);
: mức ý nghĩa ( =0,05);
p: ước lượng tỉ lệ biến nghiên cứu chính trong quần thể, p trong nghiên cứu này được ước lượng bằng lệ nhiễm SLGN dự kiến, được ước tính là p = 0,36 (theo nghiên cứu của Trương Tiến Lập về tỉ lệ nhiễm SLGN ở xã Nghĩa Hải, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định [46, 47]);
Z (1-/2) là giá trị Z được lấy ở độ tin cậy 95% (Z = 1,96) d: sai số chấp nhận được của ước lượng, d = 0,05
Thay vào công thức (1), ta có cỡ mẫu tính toán theo lý thuyết n = 354 người. Dự phòng 10% từ chối hoặc vắng mặt vào thời điểm điều tra và làm tròn số, cỡ mẫu cần điều tra là 389 người. Thực tế chúng tôi thực hiện nghiên cứu trước can thiệp trên 400 người.
2.4.1.3. Cỡ mẫu trong thiết kế thu thập số liệu sau can thiệp
- Cỡ mẫu: sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho so sánh hai tỉ lệ [73]
Z
(1/ 2)
2PQ Z
(1)
p q p q
2
1 1
2 2
n1
( p1
2
p )2
(2)
Trong đó:
n1: cỡ mẫu tối thiểu cho một nhóm.
P1: ước lượng tỉ lệ nhiễm SLGN trước khi can thiệp (P1 = 0,36). P2: ước lượng tỉ lệ nhiễm SLGN sau khi can thiệp (P2 = 0,26).
: mức ý nghĩa ( =0,05);
Z(1 - /2): hệ số tin cậy, với = 0,05 thì Z(1 - /2) = 1,96;
1 - : lực mẫu, với = 90% thì Z(1 - ) = 0,84 q1 = 1-p1; q2 = 1-p2 ; P = (P1+P2)/2; Q = 1-P.
Thay vào công thức (2) ở trên ta được số đối tượng cần nghiên cứu này là 335 người, được làm tròn 340 người.
2.4.1.4. Cỡ mẫu sử dụng điều tra ấu trùng sán lá gan nhỏ ở cá
Sử dụng phương pháp tính số lượng điều tra của Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trung Trung ương [6, 46] mỗi một loài chọn 50 cá thể. Tổng số mẫu được chọn 350 mẫu cá nước ngọt nuôi tại ao nhà đối tượng nghiên cứu ở thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định.
2.4.2. Chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu cho thiết kế thu thập số liệu trước can thiệp
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong bảng tính Exel của phần mềm Microsoft Office 2007 với câu lệnh = RAND [73] (là hàm dùng để lấy các giá trị ngẫu nhiên trong Exel) như sau :
+ Lập danh sách tất cả các đối tượng nghiên cứu của từng khu thuộc thị trấn Rạng Đông dựa trên danh sách người dân do trạm y tế thị trấn Rạng Đông cung cấp, cập nhật trên Excel tổng số là 8.000 người;
+ Sử dụng câu lệnh = RAND () * 8.000;
+ Sắp xếp lại thứ tự danh sách khung mẫu theo thứ tự được chọn ngẫu nhiên trong Excel cho đủ 400 đối tượng.
- Chọn mẫu thiết kế thu thập số liệu sau can thiệp
Chọn mẫu cho thiết kế thu thập số liệu sau can thiệp là những người được chọn từ trong số 400 người trong thiết kế thu thập số liệu trước can thiệp có tuổi từ 15 tuổi trở lên. Vậy tổng số đối tượng cho thiết kế thu thập số liệu sau can thiệp là 340 người từ 15 tuổi trở lên.
- Chọn mẫu cá nước ngọt
Là cá nước ngọt được nuôi trong ao của các đối tượng có tham gia nghiên cứu can thiệp tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định. Sử dụng phương pháp chọn mẫu của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương chọn năm ao nuôi cá của đối tượng nghiên cứu tại năm vị trí của địa bàn nghiên cứu một ao ở giữa địa bàn và bốn ao ở bốn góc địa bàn nghiên cứu.
- Chọn mẫu sán lá gan nhỏ trưởng thành
Sán lá gan nhỏ trưởng thành thu được từ phân của đối tượng tham gia vào nghiên cứu can thiệp sau khi sử dụng thuốc điều trị praziquantel và ấu trùng sán lá
gan nhỏ ở cá nước ngọt được nuôi tại ao nhà của đối tượng tham gia nghiên cứu can thiệp.
2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Để xác định tỉ lệ nhiễm SLGN ở người và tỉ lệ nhiễm ấu trùng SLGN ở cá nước ngọt, xác định loài SLGN, mô tả một số yếu tố liên quan đến nhiễm SLGN và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng, đề tài nghiên cứu sử dụng một số biến số và chỉ số nghiên cứu như sau:
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu
Tên biến | Định nghĩa biến | Phương pháp thu thập | |
Nhóm biến số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu | Tuổi | Tính theo năm sinh dương lịch | Phỏng vấn |
Giới tính | Đối tượng nghiên cứu là nam hay nữ | ||
Trình độ học vấn | Trình độ học vấn cao nhất mà đối tượng có được | ||
Nghề nghiêp | Nghề nghiệp chính đang làm | ||
Nhóm biến số xác định tỉ lệ nhiễm SLGN ở người và ở cá nước ngọt | Người nhiễm SLGN | Là trường hợp đối tượng nghiên cứu xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato-Katz tìm thấy trứng SLGN trong phân | |
Xét nghiệm phân tìm trứng SLGN | |||
Người tái nhiễm | Đối tượng nghiên cứu bị nhiễm SLGN sau khi được điều trị | Xét nghiệm phân tìm trứng SLGN | |
Cá nhiễm ấu trùng SLGN | Các loài cá nhiễm ấu trùng SLGN | Phân loại bằng hình thái, sinh học phân tử |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tỉnh, Thành Phố Có Người Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ Ở Việt Nam [Nguyễn Văn Đề [29]]
- Các Nghiên Cứu Về Biện Pháp Phòng, Chống Sán Lá Gan Nhỏ
- Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng phòng, chống nhiễm sán lá gan nhỏ của người dân tại thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định năm 2009 - 2012 - 6
- Hướng Dẫn Phân Loại Cường Độ Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ Theo Who
- Số Liệu Thu Thập Qua Mẫu Phân Và Xét Nghiệm Phân
- Phân Loại Cường Độ Nhiễm Sán Lá Gan Nhỏ (N = 63)
Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.
Tên biến | Định nghĩa biến | Phương pháp thu thập | |
Người nhiễm mới | Số dương tính với trứng SLGN trong xét nghiệm lặp lại đối với các đối tượng đã xét nghiệm âm tính lần trước. | Xét nghiệm phân tìm trứng SLGN | |
Nhóm biến số xác định mối liên quan đến nhiễm SLGN | Hiểu biết thông tin về bệnh SLGN | Đối tượng trả lời có hoặc không biết về bệnh SLGN | Phỏng vấn |
Nguồn thông tin người dân có được về SLGN | Các kênh cung cấp thông tin về SLGN cho người dân | ||
Hiểu biết đúng đường lây truyền SLGN | Chấm điểm và đánh giá theo phụ lục 2 | ||
Hiểu biết đúng về phòng, chống SLGN | Chấm điểm và đánh giá theo phụ lục 2 | ||
Thái độ đúng | Chấm điểm và đánh giá theo phụ lục 2 | ||
Thái độ cho rằng SGLN nguy hiểm | Đối tượng cho rằng bệnh SLGN nguy hiểm | ||
Đồng tình với biện pháp phòng chống bệnh | Đối tượng nghiên cứu đồng tình với chính sách phòng chống bệnh SLGN | ||
Thực hành đạt | Chấm điểm và đánh giá theo phụ lục 2 | ||
Ăn cá gỏi | Đối tượng nghiên cứu trả lời ít nhất một lần ăn gỏi cá hoặc cá nấu chưa chín |
Tên biến | Định nghĩa biến | Phương pháp thu thập | |
Sử dụng dụng cụ chung chế biến thức ăn sống và chín | Đối tượng nghiên cứu trả lời có dùng dụng cụ chung chế biến thức ăn sống và thức ăn chín | ||
Dùng phân tươi của người, gia súc bón ruộng, nuôi cá | Đối tượng nghiên cứu trả lời có dùng phân tươi của người, gia súc chưa ủ hoặc ủ chưa đủ 6 tháng để bón ruộng, nuôi cá. | ||
Nhóm chỉ số đánh giá quá trình | Số lượt cán bộ trạm y tế tham dự các buổi tập huấn kiến thức về phòng, chống SLGN | Tổng số cán bộ trạm y tế đã tham dự các buổi tập huấn kiến thức về phòng, chống SLGN trong 2 năm can thiệp. | Ghi chép |
Số cán bộ y tế thôn tham dự các buổi tập huấn kiến thức về phòng, chống SLGN | Tổng số cán bộ y tế thôn đã tham dự các buổi tập huấn kiến thức về phòng, chống SLGN trong 2 năm can thiệp. | ||
Số cán bộ lãnh đạo chính quyền, ban ngành, đoàn thể tham dự các buổi tập huấn kiến thức về phòng, chống SLGN | Tổng số cán bộ lãnh đạo chính quyền, ban ngành, đoàn thể đã tham dự các buổi tập huấn kiến thức về phòng, chống SLGN trong 2 năm can thiệp. | ||
Số lượt hội viên Hội Nông dân tham dự | Tổng số lượt hội viên Hội nông dân đã tham dự các | Ghi chép |
Tên biến | Định nghĩa biến | Phương pháp thu thập | |
các buổi nói chuyện có nội dung phòng, chống SLGN | buổi nói chuyện có nội dung phòng, chống SLGN trong 2 năm can thiệp. | ||
Số lượt hội viên Hội Phụ nữ tham dự các buổi nói chuyện có nội dung phòng, chống SLGN | Tổng số lượt hội viên Hội Phụ nữ đã tham dự các buổi nói chuyện có nội dung phòng, chống SLGN trong 2 năm can thiệp. | Ghi chép | |
Số lượt hội viên Hội Người cao tuổi tham dự các buổi nói chuyện có nội dung phòng, chống SLGN | Tổng số lượt hội viên Hội người cao tuổi đã tham dự các buổi nói chuyện có nội dung phòng, chống SLGN trong 2 năm can thiệp. | ||
Số lượt đoàn viên Đoàn TNCSHCM (Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) tham dự các buổi nói chuyện có nội dung phòng, chống SLGN | Tổng số lượt đoàn viên Đoàn TNCSHCM đã tham dự các buổi nói chuyện có nội dung phòng, chống SLGN trong 2 năm can thiệp. | ||
Số buổi tuyên truyền cho học sinh và phụ huynh học sinh | Tổng số buổi tuyên truyền đã thực hiện tại các trường tiểu học, THCS, THPT cho học sinh và phụ huynh. | ||
Số buổi họp Ban chỉ đạo VSATTP có | Tổng số buổi họp Ban chỉ đạo VSATTP có lồng ghép | Ghi chép |