Hỗ Trợ Xây Dựng Chiến Lược Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Quốc Gia Và Các Chính Sách Khác


4.2. Đánh giá dự án điểm


Đề tài đã chọn “Chương trình nghiên cứu và phát triển nhằm hỗ trợ bảo tồn và quản lý bền vững rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam” làm mô hình đánh giá điển hình cho đề tài. Tuy là một chương trình có quy mô không lớn, không

đại diện cho toàn bộ các dự án phi chính phủ nước ngoài đang triển khai thực hiên tại Việt Nam. Nhưng nó phù hợp với khả năng, thời gian của đề tài.

4.2.1. Thông tin chung về dự án

4.2.1.1. Mục tiêu của TBI-VN

1) Góp phần xây dựng Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp quốc gia

2) Biên soạn và quảng bá thông tin, phương pháp và kỹ thuật nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn và sử dụng bền vững rừng nhiệt đới ở Việt Nam và thúc đẩy việc áp dụng các kết quả nghiên cứu vào trong xây dựng chính sách và quản lý rừng.

3) Đào tạo nghiên cứu sinh thạc sỹ và tiến sỹ và hỗ trợ các trường đại học, các tổ chức khác đào tạo các nhà nghiên cứu, quản lý nghiên cứu và cung cấp kiến thức chuyên sâu, phương pháp luận cho các nhà quản lý rừng, cán bộ giám sát và cho cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

4.2.1.2. Các hợp phần của Chương trình

(1) Hỗ trợ xây dựng Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp quốc gia

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 12

(2) Hỗ trợ nghiên cứu hiện trường và nghiên cứu trong phòng

(3) Nâng cao năng lực cho cá nhân và tổ chức

4.2.1.3. Các hoạt động chính.

(1) Xác định nhu cầu về thông tin và nâng cao năng lực (bao gồm các phương pháp và kỹ thuật) cùng với các bên liên quan trong lĩnh vực bảo tồn và sử dụng bền vững rừng nhiệt đới;

(2) Xây dựng và triền khai chương trình nghiên cứu đa ngành đã được mô tả trong Kế hoạch nhiều năm (MAP) và Kế hoạch hàng năm;

(3) Thực hiện các dự án nghiên cứu;


(4) Giáo dục và đào tạo nghiên cứu sinh (Thạc sỹ, Tiến sỹ), trao đổi chuyên gia, đào tạo chuyên môn và trong công việc;

(5) Các hoạt động truyền thông và xuất bản ấn phẩm;

(6) Hội thảo, hội nghị, ban kỹ thuật, cung cấp chuyên gia cho các hội

đồng kỹ thuật

(7) Các hoạt động khác dựa trên hợp đồng đã ký với các bên tham gia

4.2.1.4. Các đối tác của dự án

TBI là đơn vị điều hành và cơ quan thực hiện về phía Việt Nam là Viện

điều tra và quy hoạch rừng (FIPI) thuộc Bộ NN&PTNT (MARD). TBI-Việt Nam là đối tác chính thức của Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP) và Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

Chương trình TBI – Việt Nam được thực hiện dưới sự hướng dẫn chung của Ban điều hành. Ban điều hành có trách nhiệm thẩm định phê duyệt Kế hoạch nhiều năm, phê duyệt kế hoạch hàng năm và xác định ưu tiên trên cơ sở nguồn ngân sách hiện có. Ban quản lý dự án có trách nhiệm trước các đối tác tham gia trong Văn bản thoả thuận về việc thực hiện Văn bản thoả thuận và với Ban

điều hành chung TBI quốc tế về việc quản lý và chi tiêu ngân sách do Ban

điều hành chung TBI quốc tế cung cấp.

Hai điều phối viên khoa học, một từ phía Hà Lan do Văn phòng TBI trụ sở chính bổ nhiệm và một từ phía Việt Nam do Bộ NN&PTNT bổ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm điều phối về mặt khoa học.

Giám đốc chương trình TBI- Việt Nam, chức vụ do Văn phòng TBI trụ sở chính bổ nhiệm sau khi tư vấn với các đối tác Việt Nam, và Đồng giám đốc Chương trình do Viện ĐTQHR/Bộ NN&PTNT bổ nhiệm, có trách nhiệm quản lý hàng ngày Chương trình TBI- Việt Nam. Một điều phối viên Chương trình chịu trách nhiệm quản lý chung và cung cấp thông tin hướng dẫn việc xây dựng dự án và hỗ trợ thực hiện dự án.


Với cơ cấu tổ chức như vậy, TBI-Việt nam đã triển khai công việc với các

đối tác sau đây:

Quốc tế: Viện khoa học thông tin địa lý và quan sát trái đất quốc tế (ITC), Hà Lan; ĐH Utrecht (Hà Lan), ĐH Queensland (úc), Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFBR).

Trong nước: Viện ĐTQHR (FIPI), Viện Khoa Học Lâm Nghiệp VN (FSIV), Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp (FSSP), Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (IEBR), Dự án IUCN/NTFP, dự án SNV ở Việt Nam.

Vùng và địa phương: Phân viện ĐTQHR TTB, Trường ĐH Nông Lâm Huế (HUAF), Vườn quốc gia Bạch Mã (BMNP), Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế (DARD).

4.2.2. Kết quả thực hiện dự án

4.2.2.1. Hỗ trợ xây dựng chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp quốc gia và các chính sách khác

a. Hỗ trợ xây dựng Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp

Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đã được Chính phủ Việt Nam yêu cầu để củng cố hơn nữa Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2001-2010. FSIV và FIPI

đã được Bộ NN&PTNT chỉ định để xây dựng chiến lược nghiên cứu. Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp sẽ thiết lập phương hướng cho quá trình xây dựng chính sách, lên kế hoạch hành động và xác định ưu tiên cho nghiên cứu lâm nghiệp, nhằm đẩy mạnh hiệu quả của nghiên cứu khoa học, xây dựng dự án và thu hút đầu tư. Chương trình hỗ trợ ngành lầm nghiệp ở Châu á Thái Bình Dương (FORSPA), Tổ chức nông lương (FAO) đã cung cấp các hỗ trợ ban

đầu. Các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế này mới tập trung vào việc thảo luận và chưa đưa ra kết quả cụ thể.

TBI-VN sau đó đã được yêu cầu hỗ trợ FSIV xây dựng Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp. Hợp đồng cho hoạt động hỗ trợ này được ký vào tháng 04/2003. Rất nhiều cơ quan đơn vị trong nước và quốc tế thuộc ngành lâm


nghiệp đã tham gia quá trình này, tuy nhiên TBI-VN đã đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy tại các cuộc họp, hội nghị và góp phần vào quá trình xây dựng dự thảo chiến lược nghiên cứu.

Quá trình xây dựng Chiến lược lâm nghiệp quốc gia cũng được bắt đầu, điều này đã tạo ra hai quá trình xây dựng chiến lược được thực hiện cùng lúc. Dự thảo hiện nay của Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp được xác định vào tháng 02/2005. Bởi vì Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp cần phải trở thành một phần nội dung của Chiến lược lâm nghiệp quốc gia, nên bản dự thảo hiện nay của chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đang đợi sự phê duyệt của Chiến lược lâm nghiệp quốc gia, sau đó có thể sẽ cần phải rà soát lại. Việc phê duyệt Chiến lược lâm nghiệp quốc gia theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm nay 2006. Điều này không trở thành hiện thực bởi vì nó còn phải được gửi đến các chuyên gia trong nước và quốc tế, sau đó chiến lược đã chỉnh sửa sẽ được

đệ trình lên Thủ Tướng chính phủ phê duyệt. Vì vậy, hi vọng rằng trong năm 2006 TBI sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc hoàn thành Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp. Ngoài ra, Chiến lược nghiên cứu cũng cần phải được mang ra áp dụng thông qua việc xây dựng một kế hoạch hành động nghiên cứu.

b. Góp phần vào Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP)

TBI-VN cũng đã góp phần vào FSSP bằng cách trở thành thành viên của FSSP vào tháng 02/2003. FSSP không chỉ một cơ chế điều phối của các nhà tài trợ mà là một cơ chế điều phối cho tất cả các hoạt động lâm nghiệp quốc tế ở Việt Nam. Chính vì lý do này nên việc TBI-Việt Nam trở thành một thành viên đối tác là một quyết định rất quan trọng.

Cho đến nay, FSSP vẫn còn là một diễn đàn thảo luận và không có hoạt động hướng vào các quan hệ đối tác thật sự. Chưa có quyết định chỉ rò cách thức mà các đối tác sẽ góp phần vào các ưu tiên của FSSP, bởi vì chưa có đánh giá nào về điểm mạnh, điểm yếu, cũng như phần chia trách nhiệm của các bên. Cũng


cần phải hiểu được quá trình/ cách thức mà Bộ NN&PTNT chuyển đổi chiến lược FSSP vào trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và lồng ghép vào Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng đang được thực hiện thông qua việc xây dựng chiến lược lâm nghiệp, trong đó đã có rất nhiều lỗ lực để kết nối với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

Một bất lợi của FSSP là hợp phần nghiên cứu không được lồng ghép như là một hoạt động hỗ trợ cho tất cả các chương trình, thay vào đó nó được xem như là một chương trình riêng biệt. Vì thế, hầu hết các đối tác trong nước của FSSP đều có suy nghĩ rằng việc đóng góp trong tương lai của TBI-VN đối với FSSP đặc biệt chỉ liên quan đến chương trình số 8 về Nghiên cứu, Khuyến nông lâm, Đào tạo và Giáo dục (RETE).

TBI-VN đã đệ trình rất nhiều đề xuất dự án lên TFF (Góc hỗ trợ thông tin, học bổng giai đoạn 2004-2005, không được chấp thuận) cùng với SNV và Trường ĐH Queensland.

TBI-VN tham gia vào hội thảo của FSSP và đưa ra các ý kiến đề xuất.

TBI-VN đã tổ chức đợt kêu gọi đề cương nghiên cứu trên cơ sở các ưu tiên của nghành lâm nghiệp được xác định tại cuộc hội thảo của FSSP ở Đà Lạt (năm 2001). Khung của FSSP trong đó có các ưu tiên theo chủ đề đã được đưa vào trong phụ lục của Văn kiện và đề tài nghiên cứu mà TBI-VN có thể áp dụng cũng đã được giới thiệu trong bản này.

TBI-VN đã có rất nhiều lỗ lực để nộp đề xuất dự án cho TFF.

4.2.2.2. Giáo dục và đào tạo

Phần ngân sách lòi của TBI-VN cho hợp phần nâng cao năng lực là 260,000 EURO trong 4 năm. Ngoài ra còn có các quỹ khác thông qua Dự án cấp học bổng do Đại sứ quán Hà Lan (RNE) tài trợ trong giai đoạn 2003-2004, sau này được gia hạn cho đến giữa năm 2005 (tổng ngân sách RNE tài trợ là 150,000 EURO), và từ ITC.


* Quá trình và kết quả đầu ra

Hai sinh viên Việt Nam đã được hỗ trợ để làm đề tài thạc sỹ ở Hà Lan từ năm 2002-2004 (Một suất học bổng được hỗ trợ từ ngân sách của TBI-VN, suất còn lại do ITC tài trợ). 4 sinh viên khác của Việt Nam cũng đã được TBI- VN hỗ trợ thông qua Dự án cấp học bổng để làm thạc sỹ ở Hà Lan (từ năm 2003-2005). Bản tóm tắt được chương trình trong bản 1 dưới đây.

TBI-VN đã tổ chức các khoá đào tạo bổ sung (kỹ năng Tiếng Anh, kỹ năng nghiên cứu) đối với các nghiên cứu sinh chuẩn bị sang Hà Lan học. Các cơ quan có cán bộ được tuyển đi học ở Hà Lan tiếp tục trả lương cho các nghiên cứu sinh này trong quá trình họ theo học ở Hà Lan. Các sinh viên đã tiến hành nghiên cứu hiện trường ở dự án số 2 (Thông tin địa lý cho quản lý vùng đệm, GEOCOBUF) và dự án số 3 (hệ thống nông lâm kết hợp bền vững cho vùng

đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã). Các sinh viên đã quay trở lại cơ quan trước

đây của mình để làm việc sau khi kết thúc khoá học.

Ngoài ra, TBI-VN cũng đã thúc đẩy bốn sinh viên làm nghiêm cứu thạc sỹ ở Hà Lan tiến hành nghiên cứu hiện trường tại vùng nghiên cứu của TBI-VN.

TBI-VN hỗ trợ ba nghiên cứu sinh tiến sỹ của Trường Đại học utrecht, trong đó có hai sinh viên Việt Nam và một sinh viên người Hà Lan. Một sinh viên Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu hiện trường trong dự án nghiên cứu số 5: đánh giá, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên song mây ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Sinh viên này là cán bộ của FSIV nhưng trong thời gian đã chuyển công tác sang Vụ hợp tác quốc tế (ICD) thuộc Bộ NN và PTNT. Sinh viên này theo dự kiến sẽ hoàn tất đề tài nghiên cứu tiến sỹ vào năm tới. Sinh viên Việt Nam thứ hai làm nghiên cứu tiến sinh sỹ cũng là cán bộ của FSIV, đã thực hiện nghiên cứu hiện trường trong dự án số 4: Biên soạn và quảng bá kiến thức về bảo tồn các loại cây có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam (cây họ Dầu). Sinh viên này sẽ bắt đầu viết luận án tiến sỹ tại Trường Đại học utrecht và hy vọng sẽ hoàn tất đề tài nghiên cứu vào năm 2006. Công việc nghiên cứu của sinh


viên làm nghiên cứu sinh tiến sỹ người Hà Lan (do WOTRO tài trợ) thực chất là dự án nghiên cứu số 8: Cơ chế sinh thái của diễn thế thứ sinh rừng ở Việt Nam. Sinh viên này hiện đang thực hiện nghiên cứu hiện trường.

Các khoá đào tạo trong nước

TBI-VN đã thực hiện Đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) đề xác định các chủ

đề đào tạo cho các khoá học ngắn hạn. Một số nội dung có trong đánh giá này

đã được sử dụng cho việc tổ chức các khoá đào tạo với những chủ đề liên quan của các dự án nghiên cứu thuộc TBI-VN. Đối với các chủ đề khác, TBI-VN đã hợp tác với cơ quan/ tổ chức khác, trong đó có sự hợp tác với dự án IUCN- NTFP như: viết đề cương nghiên cứu và quản lý dự án, đã được tổ chức trên cơ sở hợp tác với dự án Lâm sản ngoài gỗ (NTFP). Các đề tài mà nhiều tổ chức/

đơn vị đề cập đã được sử dụng trong các khóa ngắn hạn.

Danh sách các khoá đào tạo ngắn hạn do TBI-VN tổ chức được giới thiệu trong biểu 2 dưới đây. Điều này cho thấy rằng rất nhiều cá nhân của các tổ chức khác nhau đã tham gia đào tạo. Các học viên đặc biệt đánh giá cao các khoá đào tạo về các đề tài: phương pháp luận nghiên cứu, kỹ năng viết báo cáo và đề cương, GIS, quản lý dự án và phát triển tổ chức.

Do nguồn ngân sách hạn chế, không phải tất cả các nội dung đã được đề xuất trước đây đều được sử dụng cho các chương trình đào tạo trong nước.

Các buổi thỉnh giảng, thuyết trình

TBI-VN cũng đã tham gia tổ chức các buổi trình bày với sự tham gia của khoảng 200 người. Bản giới thiệu tóm tắt được trình bày trong phụ biểu 3 dưới

đây. Cán bộ, người tham gia cho rằng các buổi trình bày rất hay và mang tính phù hợp cao, đặc biệt bởi vì chúng cung cấp những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu do các tổ chức/ đơn vị thực hiện


4.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện dự án

4.2.3.1. Mục tiêu

Các mục tiêu có liên quan đến nhu cầu hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu số 2 và số 3 vẫn còn rất chung, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn ngân sách rất hạn chế của chương trình TBI-VN. Các mục tiêu trọng điểm đúng ra

đã có thể chỉ đạo chương trình theo các hoạt động củ thể hơn và theo cách này sự đóng góp có thể thấy được và cụ thể hơn đối với nhu cầu của Việt Nam trong bối cảnh bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng nhiệt đới. Kết quả

đầu ra được xác định trong văn kiện chương trình chỉ là các hoạt động, vì thế không có cơ sở cụ thể cho việc đánh giá tác động của Chương trình.

4.2.3.2. Quá trình thực hiện dự án

Công tác đào tạo.

Các cá nhân tham gia phỏng vấn cho rằng sự kết hợp của nghiên cứu hiện trường ở Việt Nam và tiếp thu kiến thức lý thuyết ở Hà Lan là rất hữu ích.

Những ảnh hưởng của hoạt động hỗ trợ nghiên cứu sinh thạc sỹ của TBI-VN là rất lớn. Tất cả các nghiên cứu sinh thạc sỹ trở về lại cơ quan cũ của mình, hoặc một đơn vị khác như Vụ hợp tác quốc tế (IDC)

TBI-VN đã vận dụng phương pháp giảng dạy theo hai chiều và có sự trao đổi, với số lượng tối đa cho mỗi khóa đào tạo ngăn hạn là 20 người. Đây là phương pháp đào tạo rất có hiệu quả. Đặc biệt với các khoá học về phương pháp luận nghiên cứu, kỹ năng viết đề cương báo cáo, tiếp cận sinh thái trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và quản lý dự án.

Các buổi thuyết trình từ các nghiên cứu và thực hiện bởi những cơ quan/ viện nghiên cứu quốc tế đã mang lại những kiến thức mới cho các cán bộ tham gia dự án.

Các đề tài nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực GIS, được một số tổ chức quốc tế (WWF) đánh giá cao. Các tổ chức quốc tế này cho rằng họ sẽ sử dụng

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí