Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 14


thể đã tạo ra sự trùng lặp. Vai trò này của PMU, cùng với sự hỗ trợ của Ban điều hành dự án, nên được đẩy mạnh.

4. Các nghiên cứu chỉ vừa mới được thực hiện vì thế sẽ còn quá sớm để

đánh giá việc áp dụng của các nhà quản lý, xây dựng chính sách. Tuy nhiên để áp dụng nghiên cứu vào trong xây dựng chính sách cấp quốc gia thì các đề tài này lại quá rộng và quy mô lại quá nhỏ. Để áp dụng vào trong chính sách ở cấp tỉnh và trong thực tế, thì việc áp dụng xem ra lại quá hạn chế do mức độ sở hữu của các đối tác Việt Nam vẫn còn thấp.

5. Cẩm nang “ Môi trường thể chế ở tỉnh Thừa Thiên Huế” mặc dù bản chất là một tập thông tin rất hữu ích, tuy nhiên vẫn cần phải chi tiết hoá hơn nữa các hoạt động lâm nghiệp của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ. Hơn thế, việc tiếp cận thông tin còn gặp khó khăn bởi vì độc giả phải đọc hết cả cuốn cẩm nang để tìm thấy được thông tin mà mình cần tìm

4.2.3.4. Tổ chức nhân sự

TBI-VN về mặt thể chế có trụ sở đặt tại Viện ĐTQHR quản lý ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Trong hai năm đầu, TBI-VN có văn phòng đặt tại Hà Nội với một Giám đốc người nước ngoài, một giám đốc người Việt. Sau hai năm thực hiện, Giám đốc người nước ngoài kết thúc thời hạn làm việc và sau đó chức vụ này được thay bằng một giám đốc người Việt và văn phòng chính là ở Huế. Số lượng cán bộ hiện nay ở văn phòng Hà Nội bao gồm 1 thư ký và một lái xe và

Đồng giám đốc chương trình làm việc cho Viện ĐTQHR, trong đó Đồng giám

đốc làm việc cho TBI-VN là 40% thời gian. Tại văn phòng Huế, các cán bộ bao gồm 1 Giám đốc Chương trình, 1 phiên dịch, một kế toán, một lái xe và một trợ lý Chương trình phụ trách mảng truyền thông và hỗ trợ quản lý thông qua sự hỗ trợ từ quỹ của DGIS.

Cán bộ kỹ thuật của TBI-VN còn hạn chế. Giám đốc chương trình có kiến thức chuyên môn nhưng hầu hết thời gian của Giám đốc Chương trình được sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


dụng cho công việc điều phối và quản lý, chưa phát huy được tác dụng. Có ít cán bộ với chuyên môn kỹ thuật để xây dựng và giám sát chương trình một cách hiệu quả. Cần có nhiều sự hỗ trợ hơn nữa trong quá trình viết đề xuất dự

Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý Dự án quốc tế - 14

án. Sự hỗ trợ của các điều phối viên khoa học Chương trình được quyết định trên cơ sở kiến thức chuyên môn của họ. Vị trí cán bộ với trách nhiệm hỗ trợ truyền thông và quản lý (thông qua Trợ lý chương trình sử dụng ngân sách của DGIS) là cần thiết và có giá trị vị trí này đã kết thúc vào tháng 6 năm 2006. Việc tiếp tục có một cán bộ phụ trách công tác truyền thông và quản lý là rất quan trọng cho văn phòng Huế, để có thể quảng bá hiệu quả kết quả nghiên cứu và nâng cao năng lực và để hỗ trợ trong quá trình xây dựng quan hệ đối tác

4.2.3.5. Quản lý dự án

Công tác quản lý Chương trình thuộc quyền của PMU, trong đó bao gồm Giám đốc Chương trình, Đồng giám đốc Chương trình, các điều phối viên khoa học (Hà Lan và Việt Nam) và các điều phối viên chương trình (Hà Lan và Việt Nam). Các thành viên này tổ chức họp nhiều lần trong năm, bao gồm hai lần tham gia vào các cuộc họp của Ban điều hành. Giám đốc chương trình thường xuyên có cuộc họp với điều phối viên dự án và điều phối viên khoa học người Việt. Ngoài ra, còn có các cuộc họp đột xuất hoặc trên cơ sở thống nhất giữa hai bên.

Ban điều hành Chương trình đã được chính phủ Việt Nam thiết lập và bao gồm rất nhiều các ban ngành của Bộ NN&PTNT: Cục Lâm nghiệp, Cục kiểm lâm, đại diện Bộ KHĐT, đại diện Bộ Tài chính, Vụ tài chính và Kế hoạch, Viện KHLN, Viện ĐTQH Rừng, đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phần này khác với Văn bản thoả thuận giữa Bộ NN và PTNT và TBI.

Ban tư vấn cho Ban điều hành Chương trình, theo sự thống nhất giữa chính phủ Việt Nam và TBI, bao gồm tư vấn về định hướng tương lai của Chương trình và phê chuẩn kế hoạch thường niên. Tuy nhiên trên thực tế tầm quan


trọng đối với các trách nhiệm chính có thể rất khác biệt. Có thể, theo quan niệm ở Việt Nam thì trọng tâm chính sẽ tập trung ở việc đảm bảo việc thực hiện và chi tiêu của chương trình theo như thỏa thuận. Đối với TBI, việc chỉ

đạo định hướng chung của Chương trình và đảm bảo tính phù hợp với các ưu tiên và nhu cầu ở Việt Nam cần phải lưu ý hơn. Yêu cầu thứ nhất mang tính hành chính hơn - đánh giá tiến độ, vai trò thứ hai mang tính tư vấn và chỉ đạo hơn – các định hướng tương lai cho việc chỉ đạo chiến lược. Vì thế nên dẫn

đến chương trình hiện nay chủ yếu chỉ mang tính giám sát/theo dòi về mặt hành chính, việc chỉ đạo hoặc tư vấn chương trình về định hướng tương lai còn nhiều điểm hạn chế. Công việc này cũng không thực sự mạnh ở văn phòng Huế.

TBI-VN sử dụng mẫu báo cáo do văn phòng TBI cung cấp, đây là một mẫu chuẩn để cho các TBI tại nước sử dụng. Tuy nhiên, mẫu này lại không phải là công cụ đánh giá giám sát mà chỉ là một khung mẫu chỉ rò hoạt động nào đã

được lập kế hoạch và hoạt động nào đã được triển khai. Không có phản hồi tạm thời đối với các mục tiêu và kết quả đầu ra dự kiến. Chương trình còn thiếu một khung logic, là công cụ cần thiết để theo dòi và đánh giá tiến độ, tác

động của Chương trình.

4.2.3.6. Quản lý tài chính

Nhìn chung dự án đã thực hiện đúng các quy định về tài chính của phía Việt Nam và phía đối tác. Hàng tháng các báo cáo tài chính được gửi về văn phòng chính tại Hà Lan. Những khoản chi chủ yếu do chuyên gia chi theo kế hoặc đã được ban điều hành phê duyệt hàng năm. Hàng năm dự án mời tổ chức kiểm toán quốc tế Price Waterhouse thực hiện công tác kiểm toán cho dự

án.

Khó khăn lớn nhất mà ban quản lý dự án phía Việt Nam gặp phải trong lĩnh vực quản lý tài chính là toàn bộ công tác chi tiêu thường xuyên do chuyên gia thực hiện và báo cáo trực tiếp về văn phòng chính tại Hà Lan và một phần


không nhỏ ngân sách không được chi tiêu tại Việt Nam, vì trong dự án có các

đối tác thực hiện là các cơ quan nước ngoài đó là Trường ITC- Hà Lan và Trường Queensland của úc. Các khoản kinh phí được chi trả trực tiếp từ Hà Lan lên đến 506,784 euro (tương đương khoảng 10.055.608.000 VND). Viện và ban quản lý dự án phía Việt Nam không trực tiếp quản lý kinh phí, do vậy cho đến nay việc đăng ký vốn viện trợ với Bộ tài chính vẫn chưa được thực hiện ngoài kinh phí sử dụng cho việc nhập khẩu 3 chiếc ô tô với tổng kinh phí tính ra tiền Việt là: 1.260.681.445 đ

Kết luận

Sự đóng góp của TBI- Việt Nam đối với việc xây dựng chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, sự đóng góp chiến lược của TBI- VN để xây dựng chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp quốc gia vẫn còn hạn chế bởi vì việc phân tích chiến lược về điểm mạnh, điểm yếu, ưu tiên và nhu cầu vẫn chưa thật sự mạnh trong Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp, TBI- Việt Nam đã nỗ lực để cung cấp các nguồn đầu vào. TBI-VN có thể đẩy mạnh hơn nữa sự nhìn nhận ở cấp trung ương bằng cách thực hiện phân tích thể chế mô tả năng lực hiện nay trong ưu tiên nghiên cứu, đồng thời cũng dựa trên các ưu tiên đã xác định trong chiến lược lâm nghiệp mới và sau đó tuyển chọn các nhu cầu tập trung cần thiết sự hỗ trợ quốc tế.

Hoạt động nâng cao năng lực của TBI-VN rất có giá trị, trong đó 6 nghiên cứu sinh thạc sỹ và 2 nghiên cứu sinh tiến sỹ đã tham gia đào tạo và trở về cơ quan trước đây của mình. Các buổi trình bày và khoá đào tạo ngắn hạn rất có hiệu quả. Tuy nhiên, hợp phần nâng cao năng lực nên dựa vào Bản đánh giá nhu cầu đào tạo của các tổ chức để xác định những lĩnh vực mà TBI-VN cần hỗ trợ, xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả và nâng cao tác động ở các cơ quan/đơn vị. Đối với các khoá đào tạo ngắn hạn, TBI-VN nên sử dụng phương pháp “ đào tạo tiểu giáo viên” và tập trung vào các tổ chức/ đơn vị không đảm trách nhiệm vụ nghiên cứu, để tạo điều kiện cho nhiều đối tượng tham gia từ


các nhà quản lý đến cán bộ lập kế hoạch. Điều này sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn hơn đối với hoạt động nâng cao năng lực của TBI-VN.

Nhìn chung, đề tài nghiên cứu của TBI-VN mặc dầu phù hợp với các ưu tiên của quốc gia, nhưng những nghiên cứu này chưa theo hướng nhu cầu và mức độ sở hữu của các cơ quan, phía Việt Nam tham gia vào các dự án nghiên cứu vẫn còn yếu. Điều này có lẽ do tiếp cận mà TBI-VN sử dụng trong quá trình kêu gọi đề cương từ các tổ chức quốc tế khi bắt đầu triển khai chương trình. Trong giai đoạn tiếp theo, TBI-VN nên tập trung vào một vấn đề chính sách, sau đó xây dựng quan hệ đối tác và đề cương cùng với các cơ quan ở Việt Nam trên cơ sở điểm mạnh và nhu cầu và để các trường đại học nước ngoài hỗ trợ rút ngắn khoảng cách tồn tại. TBI-VN cũng nên khởi xướng nghiên cứu thử nghiệm trong khuôn khổ chủ đề nghiên cứu ở nhiều vùng hơn thay vì chỉ tập trung vào một vùng nghiên cứu và xây dựng đề cương cho các nghiên cứu tiếp theo để kêu gọi các nguồn tài trợ khác.

TBI-VN đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác quốc tế khác (cơ quan nghiên cứu và cơ quan không đảm trách nghiên cứu). Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ rất quan trọng nếu tiếp tục đẩy mạnh các mỗi quan hệ đã thiết lập này nhưng phát triển chúng thành các mỗi quan hệ

đối tác thực sự với các tổ chức ở Việt Nam và sau đó xác định những hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức quốc tế. Việc phân tích thể chế, ở cấp trung ương và cấp tỉnh, được đề cập ở trên sẽ cung cấp một cơ sở vững vàng để chuyển đổi sự hợp tác thành mối quan hệ đối tác.



5.1. Kết luận

Chương 5

kết luận, khuyến nghị


Đề tài “Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các Dự án quốc tế” được thực hiện nhằm làm sáng tỏ thực trạng quản lý và triển khai thực hiện các hoạt

động của các dự án quốc tế Lâm nghiệp hiện nay ở Việt Nam, những vấn

đề tồn tại chủ yếu mà các dự án đang gặp phải và đề xuất những bài học kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tồn tại của dự án.

Thứ nhất đề tài đã xây dựng một số định nghĩa, khái niệm có liên quan

đến vấn đề quản lý và đánh giá các dự án Quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Thứ hai, đề tài đã tổng kết được thực trạng quản lý các dự án quốc tế lâm nghiệp hiện nay ở Việt Nam và tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành Lâm nghiệp hiện nay để nói lên rằng ngành Lâm nghiệp đang có những chuyển đổi mạnh mẽ với sự quan tâm rất lớn của cộng đồng Quốc tế cũng như Chính phủ Việt Nam.

Thứ ba, đề tài đã phân tích đánh giá các hoạt động của các dự án Quốc tế lâm nghiệp, tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các dự án quốc tế Lâm nghiệp hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong muốn và những bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những nguyên nhân này.

Thứ ba, đề tài cũng đã phân tích những ưu nhược điểm của các mô hình quản lý các dự án Quốc tế hiện nay mà Việt Nam đang áp dụng, làm cơ sở cho các dự án về sau lựa chọn mô hình quản lý phù hợp nhất với quy mô và mục tiêu mà dự án đề ra.


Thứ tư, đề tài cũng đã chỉ ra được sự phụ thuộc quá nhiều vào các tư vấn nước ngoài trong các dự án quốc tế Lâm nghiệp dẫn đến tình trang mất tính chủ động trong việc xây dựng cũng như thực hiện dự

án. Để chủ động hơn trong các hoạt đông đầu tư của dự án cần phải thay thế dần dần các chuyên gia nước ngoài bằng các chuyên gia nội

địa, vấn đề này rất quan trọng vì chung ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế Thế giới.

Đề tài cũng đã đánh giá hiệu quả của một dự án điểm nhằm chứng minh rằng các vấn đề tồn tại trong các dự án lớn mà Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đang quản lý cũng gặp phải.

5.2. Khuyến nghị

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, xin đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án quốc tế Lâm nghiệp.

* Đối với các nhà quản lý dự án:

Cần phải xem xét và khắc phục những vấn đề tồn tại trong các dự án quốc tế hiện nay mà đề tài đã đưa ra. Các bài học kinh nghiệm cần phải áp dụng thực tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và là tiền đề cho quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành Lâm nghiệp.

Cần phải đưa cán bộ dự án cấp xã vào biên chế hưởng lương chính thức của nhà nước để quản lý và giám sát các dự án có trên địa bàn không chỉ riêng có dự án Lâm nghiệp.

Cần phải phân cấp cho cấp tỉnh quản lý những dự án có quy mô dưới 3 triệu USD để dễ dàng trong vấn đề giải ngân.

* Đối với các dự án Quốc tế Lâm nghiệp:

Thời gian tối thiểu của mỗi dự án là từ 7 đến 8 năm, vì chu kỳ của cây rừng và thời gian chuẩn bị đầu tư dài.

Chính phủ cần phải cấp đủ vốn cho thiết kế và thẩm định dự án bao gồm cả vốn cho điều tra khảo sát thu thập thông tin cơ bản và nguồn vốn này


được coi là nguồn vốn đối ứng của dự án, nhằm chủ động hơn cho công tác chuẩ bị thiết kế dự án.

* Đối với các Nhà tài trợ:

Cần phải phối kết hợp giữa nhóm tư vấn và nhóm cán bộ đối tác cùng nhau xây dựng cuốn sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án ngay trong quá trình thiết kế dự án. Cần làm rò trách nhiệm của các cấp trong dự án, của người hưởng lợi và cung cấp cho các cấp cơ sở những hướng dẫn chi tiết và phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022