Giải Pháp Về Quản Lý Và Duy Trì Hệ Thống Cây Xanh Đường Phố


thành dạng gié thòng; hoa cái có 2 vòi nhụy dài, mọc thành gié ngắn. Quả nang 2 mảnh, nhỏ; hạt có lông mịn. Tốc độ sinh trưởng: trung bình.

Cây Liễu rũ ưa ẩm, thích hợp với việc trồng bên bờ nước, không thích hợp trồng ở các công viên, sân vườn, công sở

4.4.2. Giải pháp về quản lý và duy trì hệ thống cây xanh đường phố

Đề xuất các nguyên tắc, biện pháp chung:

Cải tạo thay thế cây xanh đô thị hai bên đường trên địa bàn thành phố dựa theo kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội, đảm bảo tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức tối đa theo các tiêu chuẩn quy định của đô thị loại II, phấn đấu đưa TP. Thái Bình phát triển cả về chất và lượng của một đô thị loại II kiểu mẫu và phấn đấu xây dựng Thành phố Thái Bình trở thành Đô thị loại I trước năm 2020.

- Bố trí diện tích đất trên vỉa hè để trồng cây bóng mát theo phương châm: có đường là có cây. Tận dụng các khoảng không gian trống để bố trí trồng các mảng xanh: cây cảnh trồng mảng, thảm cỏ, cây trồng giàn, cây trồng bám vào các trụ cầu để tăng tính mỹ quan, tạo diện tích xanh, nâng cao chỉ tiêu cây xanh đô thị.

- Tăng cường công tác quản lý thông qua việc thường xuyên kiểm tra, chăm sóc, đề xuất các biện pháp kỹ thuật phù hợp để bảo vệ, giữ gìn và nâng cao chất lượng của hệ thống cây xnah đường phố.

- Xử lý nghiêm các hành vi xâm hại, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hệ thống cây xanh đô thị

- Đề xuất các chương trình xã hội hóa trong hoạt động phát triển hệ thống cây xanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Tuyên truyền, giáo dục vận động toàn xã hội, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị.


Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây đường phố cho thành phố Thái Bình - 11

Giải pháp về cơ chế, chính sách.

- Xây dựng cơ chế, chính sách, đảm bảo thực thi được các quy hoạch, kiến trúc và kế hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị đã được phê duyệt. Việc này gắn liền với quy hoạch Thành phố.

- UBND thành phố bố trí nguồn kinh phí dài hạn cho kế hoạch phát triển cây xanh đô thị.

- Gắn trách nhiệm cụ thể cho UBND các phường, các đơn vị, tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Có chế độ, quy chế khen thưởng rõ ràng cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thành tochs chăm sóc, bảo vệ, phát triển hệ thống cây xanh đô thị.

- Xây dựng và thực thi các chế tài nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân không thực hiện theo quy định quản lý, bảo vệ và phát triển hệ thống cây xanh đô thị,

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng, xử lý các hành vi vi phạm cây xanh đô thị theo Nghị định số 23/2009/NĐ- Cp ngày 27/2/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tâng kĩ thuật, quản lý phát triển nhà và công sở, Ngoài việc bồi thường để trồng lại cây mới thay thế cây chết do bị phá hoại, cây chặt trộm đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự với các hành vi xâm hại nghiêm trọng và thường xuyên đến cây xanh.

- Tăng cường công tác tổ chức đào tạo chuyên nhàng cho cán bộ của các Sở, ngành,phường, khuyến khích các đơn vị chuyên môn tăng cường cáctrang thiết bị chuyên dùng đảm bảo duy trì hệ thống cây xanh đô thị theo quy trình kỹ thuật, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy trình quản lý chăm sóc cây xanh đô thị.

- UBND thành phố công khai danh sách các tuyến phố cần thay cây và


số lượng, chủng loại, vị trí trồng, loài cây thay thế, để tổ chức, các nhân biết và phối hợp trong quá trình thực hiện

- Tiếp tực phân cấp trong công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, điều chỉnh việc phân cấp theo thực tế để nang cao chất lượng, trách nhiệm trong công tác quản lý.

- Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác chăm sóc, quản lý bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị của toàn xã hội gồm Nhà nước, cộng đồng và tư nhân.

Giải pháp về vốn.

- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách hàng năm cho việc quy hoạch, bảo tồn, chăm sóc, duy trì hệ thống cây xanh đô thị.

- Cần có nguồn vốn ngân sách cố định, cơ chế riêng để tạo ra các nguồn quỹ và nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Giải pháp đề xuất là đối với các cơ quan, tổ chức, tư nhân kinh doanh có nhà mặt phố đóng góp tỷ lệ % chi phí cho quỹ cây xanh.

- Xây dựng quỹ, chương trình đóng gớp từ thiện các thành phần xã hội như doanh nghiệp, hiệp hội cây xanh, người dân.

- Ngoài đóng góp bằng tài chính có thể huy động người dân góp sức trong việc bảo tồn, phát triển hệ thống cây xanh đường phố. Ví dụ: tham gia của hội phụ nữ xây dựng các tuyến đường nở hoa bằng cách đặt các chậu hoa trên các tuyến đường, thu gom rác thái, nạo vét, khơi thông cống rãnh, trồng và chăm sóc cây xanh trên địa bàn thành phố. Kinh phí do hội phụ nữ, các cá nhân và một số chính quyền địa phương ủng hộ.

Giải pháp về tuyên truyền giáo dục

- Xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn và phá triển hệ thống cây xanh đô thi theo giai đoạn 3-5 năm. Chương tình tuyên truyền được xây dựng theo logic trực quan sinh động, tư dùy trừu tượng để phục vụ yêu cầu đề ra.


- Thường xuyên tổ chức các hội nghị phố biến kiến thức luật pháp nhà nước, quy định của thành phố để cán bộ và người dân hiểu rõ được vai trò và trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát triển hệ thống cây xanh.

- Giới thiệu cây xanh bóng mát tại thành phố và đặc biệt là các cây cổ thụ thông qua triển lãm tranh ảnh, nêu những giá trị đến đời sống của nhân dân. Đồng thời công bố danh sách cây trên đường phố đề nghị bảo tồn.

- Tổ chức các lớp giới thiệu, bồi dưỡng và thi về nhận thức ở các trường tiểu học và trung học cơ sở về xây xanh bóng mát tại thành phố. Trong những năm qua hình thức nãy cũng đã được tổ chức nhiều lần bởi các Trung tâm giáo dục và truyền thông môi trường dưới sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ quốc tế.

- Tổ chức in ấn tờ rơi giới thiều về cây bóng mát tại thành phố. Làm các pano tuyên truyền rộng rãi.

- Tổ chức các cuộc thị ảnh nghệ thuật giới thiệu về những cây cổ thụ đẹp, quý hiếm có giá trị lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố nhân dịp các ngày lễ lớn.

Giải pháp về tổ chức thực hiện

Tổ chức thực hiện ngay việc cải tạo, thay thế cây xanh hai bên đường trên địa bàn thành phố được phê duyệt và cần phối hợp thực hiện bởi các sở ban ngành khác nhau.

+ Sở xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp cùng các Sở, ngành liên quan tổ chức xây dựng phương án và triển khai việc cải tạo, thay thế cây xanh đô thị đảm bảo an toàn, chất lượng, độ chính xác về khối lượng và hiệu quả.

- Phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, Sở tài chính kiểm tra, rà soát về hồ sơ dự toán, thống nhất khối lượng, kinh phí thực hiện trình UBND thành phố phê duyệt theo quy định.

- Chỉ đạo đơn vị ủy quyền của chủ đầu tư để kiểm tra, giám sát, nghiệm


thu việc chặt hạ, dịch chuyển, trồng cây thay thế và các hạng mục công trình khác theo quy định.

- Đánh giá, tổng kết báo cáo Thành phố kết quả thực hiện.

+ Sở Kế hoạch và đầu tư.

- Chủ trì phối hợp cùng Sở tài chính, Sở xây dựng cân đối, bố trí kế hoạch vốn hàng năm trong ngân sách Thành phố để phục vụ việc cải tạo thay thế cây xanh của thành phố Thái Bình.

- Nghiên cứu trình UBND Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển hệ thống cây xanh đô thị.

+ Sở Tài Chính:

- Chủ trì, phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư, Sở xây dựng báo cáo UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí cho việc cải tạo cây xanh, thẩm định kinh phí dự toán trình Thành phố phê duyệt theo quy định.

+ Sở Quy hoạch- kiến trúc:

Quản lý chặt chẽ về quy hoạch đô thị, đảm bảo mật độ cây xanh theo quy định chung của Thành Phố đã được phê duyệt.

+ Sở Giao thông vận tải:

Phối hợp cùng sở xấy dựng khi triển khai thực hiện các dự án trồng cây xanh, cải tạo vỉa hè, tuân thủ các quy định về bảo vệ, trồng cây xanh trong đô thị.

+ Sở Nông ngiệp và phát triển nông thôn

Hỗ trợ, phát triển nguồn giống, chủng loại cây xanh trồng nhằm tạo sự đa dạng, phong phú cây xanh đô thị, phát triển cơ sở hậu cần vườn ươm phụ vụ nhu cầu trồng cây xanh của Thành phố.

+ Sở Thông tin - Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức tuyên truyền phố biến nội dung của đề án này trên hệ thống thông tin đại chúng.


+ UBND Thành phố và UBND các phường:

Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt tổ chức phổ biến, công khai các quy hoạch được phê duyệt, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho việc thực hiện đề án. Triển khai các chương trình, dự án trồng, quản lý, bảo vệ cây xanh theo phân cấp và chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn.

Giải pháp về giống cây trồng:

- Để phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Thành được bền vững phải chủ động được nguồn cây, loài cây đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Tuổi cây con đem trồng trên đường phố từ 8-10 tuổi cũng chính là thời gian cây được chăm sóc trong vườn ươm. Do vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là phải xây dựng được các vườn ươm đạt chuẩn về diện tích, quy mô với các trang thiết bị, công nghệ phù hợp.

- Tiêu chuẩn cho cây đường phố: Cây trong danh mục cây được trồng có đường kính tối thiểu 10cm, chiều cao trên 6m, thân cây thẳng đẹp, không sâu bênh.

- Loài cây trồng đường phố đã được tác giả đề xuất phần trên của luận văn.

+ Một số biện pháp kĩ thuật khác:

Quản lý cây xanh đường phố một cách có hệ thống. Tất cả các cây trồng trên đường phố phải dược kiểm kê, đánh số thứ tự và hồ sơ lưu các biện pháp kỹ thuật đi kèm trong đó ghi rõ ngày trồng, vị trí, chủng loại, các biện pháp cắt tỉa tạo tán. Qua đó xác định được tình trạng già cỗi của cây theo chu kỳ sinh học để đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp để giải quyết tình trạng không an toàn do cây xanh gây nên trong mùa mưa bão như đổ, gẫy cành. Đồng thời có nguồn thu từ việc khai thác gỗ trước khi cây già cỗi, tăng hiệu quả kinh tế của cây xanh.

- Thời gian cắt tỉa cây không vào thời kỳ cành non đâm chồi, nảy lộc. Đối với những cây rụng lá vào thời kỳ nhất định ( cây không có lá vào mùa


đông) : thời gian cắt tỉa tốt nhất vào tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Khi thực hiện cắt tỉa cây cần chú ý đến vấn đề thẩm mỹ và tác dụng bảo vệ môi trường của cây. Cắt tỉa cành với mục đích để giảm cành gẫy do cành phát triển quá dài và tán cây thông thoáng để không cản trở gió. Không thực hiện cắt tỉa quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây

- Tuyển chọn cây theo mục đích sử dụng và thử nghiệm trồng trên một vài tuyêndsphố với chiều dài vừa đủ để tổng kết đánh giá kinh nghiệm.

- Nghiên cứu các biện pháp chăm sóc, tỉa tán cây theo mục đích và chế độ bón phân chăm sóc đối với cây mới trồng.

- Nghiên cứu xử lý sâu bệnh hại đối với một số loài cây như: bằng lăng nươc,..

- Riêng đối với cây cổ thụ cần có nghiên cưu về quá trình sinh trưởng của cây, tình hình sâu bệnh hại và mục thân cành, các biện pháp bón phân và xử lý để duy trì và bảo tồn những cây có giá trị về lịch sử và văn hóa.


KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua quá trình điều tra hiện trạng cây xanh đường phố tại thành phố Thái Bình, cùng với số liệu do công ty cây xanh cung cấp tổng số cây xanh được trồng trên đường phố của toàn thành phố 12.818 cây trên địa bàn thành phố, trong đó 90% là các loài cây gỗ như: Bàng, Sữa, bằng lăng, Phượng, Lộc vừng....10% các cây còn lại là cây trang trí tầng thấp và các cây ăn quả. Nhưng đa số các tuyến còn trồng quá nhiều chủng loại, chủ yếu là Bàng, loài cây được khuyến cáo không nên trồng tại đô thị.

Phạm vi thành phố gồm nhiều tuyến đường nên tôi chọn 8 tuyến đường chính thuộc khu vực nội thị, qua đó cho thấy các tuyến đường trên vẫn thiếu cây xanh, các cây trồng chưa được quản lý chặt chẽ, còn bị xâm hại bởi người dân, bị ảnh hương bởi hệ thống điện, cáp quang. Một số đường có mật độ tham gia giao thông, giao thương, đi qua bệnh viện, trường học nhiều như Lê Quý Đôn, Trần Hưng Đạo, Lý Bôn..mật độ cây xanh còn ít nên dẫn đến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi, bên cạnh đó là sự kết hợp giữa các loài chưa tạo được mỹ quan đô thị.

Nên chọn các loài phù hợp với quy hoạch của từng tuyến đường, ưu tiên những loài cho hoa đẹp, tán đẹp, có sức chống chịu gió bão cao như: Sấu, Viết, Bằng Lăng...

Sau khi điều tra thực trạng các tuyến đường cần triển khai thực hiện kết hợp giữa trồng bổ sung, cải tạo, chăm sóc cá loài cây trên các tuyến phố và tuyên truyền tới các người dân chung tay bảo vệ, phát triển cây xanh cho toàn thành phố.

2. Tồn tại

Bên cạnh kết quả đã đạt được, đề tài còn một số tồn tại sau:

- Đề tài chỉ mới giới hạn nghiên cứu cây xanh đô thị trồng trên 8 tuyến

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí