Hiện Trạng Cây Xanh Trên Đường Phố Lê Đại Hành.


Qua điều tra thực tế ta có tổng số cây được trồng trên tuyến đường là 554 cây, số loài 25 loài trong đó Bàng chiếm phần lớn gồm 102 cây chiếm 16,4 % trong số 25 loài. Các cây được trồng đều có tình trạng sinh trưởng và phát triển tốt, phần đa đều tạo bóng mát.

Đường khu vực

4.2.1.7. Đường Lê Đại Hành.

Đường Lê Đại Hành dài 1,8km, rộng 7m có vỉa hè 2 m và cao so với lòng đường 20cm. Là đường khu vực ít phương tiện giao thông di chuyển thuộc phường Kỳ Bá thành phố Thái Bình.

Hình 4 13 Đường Lê Đại Hành Nguồn Tác giả Bảng 4 12 Hiện trạng cây xanh 1

Hình 4.13: Đường Lê Đại Hành

(Nguồn: Tác giả)


Bảng 4.12: Hiện trạng cây xanh trên đường phố Lê Đại Hành.



STT


Tên loài cây

Số

lượng (cây)


D1.3

(cm)


Dt (m)


Hvn (m)


Hdc (m)


Sinh trưởng


Ghi chú

1

Bàng

51

20.5

3.9

4.8

2.3

T

-

2

Bằng lăng

66

16.5

3.5

4.9

2.6

T

-

3

Bông gai

44

33.3

4.1

5.7

2.8

T

-

4

Đa

1

20

4.2

6.0

2.6

T

-

5

Dâu da

1

18

2.8

3.9

2.2

TB

-

6

Lộc vừng

7

13.6

3.1

4.2

2.2

T

-

7

Muồng

29

19.3

3.7

5.7

2.5

T

-

8

Phượng

2

21.5

3.4

5.5

2.8

T

-

9

Sao đen

1

10

3.4

4.0

2.2

T

-

10

Sấu

79

11.9

3.5

5.0

2.8

T

-

11

Sữa

32

26.1

3.5

5.0

2.8

T

-

12

Trứng cá

3

10.0

2.7

4.0

2.0

T

-

13

Xà cừ

6

40.7

5.2

6.6

2.9

T

-

14

Xoài

3

18.3

3.0

4.2

2.0

T

-

Tổng


325

20.0

3.6

5.0

2.5


-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.


Qua số liệu điều tra, tổng số cây trồng trên đường là 325 cây gồm 14 loài , có 3 loại chủ đạo gồm Sấu chiếm 24,3%; Bằng lăng chiếm 20,3%, Bàng chiếm 15,7 %. Các loài sinh trưởng đều tốt.Như hình 4.12 ta thấy cây xanh trên đường phố Lê Đại Hành trồng khoảng cách không đều nhau, chênh lệch về chiều cao nhiều. Có nhiều đoạn mật độ cây xanh còn thưa, chưa được quy hoạch rõ ràng


Hình 4 14 Cây xanh còn thiếu trên đường Lê Đại Hành Hình 4 15 Không gian sống 2Hình 4 14 Cây xanh còn thiếu trên đường Lê Đại Hành Hình 4 15 Không gian sống 3


Hình 4.14: Cây xanh còn thiếu trên đường Lê Đại Hành

Hình 4.15: Không gian sống hạn hẹp của cây xanh trên đường Lê Đại Hành

(Nguồn: Tác giả)

4.2.1.8. Đường Trần Thánh Tông

Trần Thánh Tông là một trong những đường khu vực có chiều dài dài nhất, dài 2,5km, rộng 9m, vỉa hè hai bên rộng 2m, 3m.

Đường Trần Thánh Tông có một bên vỉa hè cạnh con sông, nước sông rất ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây

Hình 4 16 Đường phố Trần Thánh Tông Nguồn Tác giả Bảng 4 13 Hiện trạng 4

Hình 4.16: Đường phố Trần Thánh Tông

(Nguồn: Tác giả)


Bảng 4.13: Hiện trạng cây xanh trên đường phố Trần Thánh Tông



STT


Tên loài cây

Số

lượng (cây)


D1.3

(cm)


Dt (m)


Hvn (m)


Hdc (m)


Sinh trưởng


Ghi chú

1

Bách tán

1

5

0.5

1.3

0.4

T


2

Bàng

18

15.6

3.0

4.0

2.2

T


3

Bằng lăng

15

30.1

2.9

4.1

1.7

T


4

1

17

2.2

3.3

2

T


5

Bông gai

78

31.3

4.3

5.3

2.8

T


6

Bông gòn

3

51.7

4.8

6.9

3.2

T


7

Cau

10

15.8

3.6

4.6

2.2

TB

Chết,

sâu bệnh

8

Dâu

1

-

2.5

3.2

-

T

Khóm

9

Dầu rái

9

15.1

3.0

4.2

2.2

TB


10

Hòe

6

15.5

3.3

4.3

2.2

T


11

Keo lá chàm

175

21.3

4.0

5.4

2.6

TB


12

Keo tai tượng

10

23.2

3.5

5.3

2.6

TB


13

Liễu

41

23.4

2.8

4.6

2.6

T


14

Lộc vừng

7

9.1

1.9

2.7

1.5

TB


15

Muồng hoa

vàng

24

25.0

3.6

4.8

2.5

TB


16

Muồng trắng

5

20.6

3.4

5.2

2.6

TB


17

Nhãn

9

21.0

3.0

3.7

2.1

TB


18

Nhội

1

17

2.9

3.3

2.2

T


19

Phượng vàng

1

25

4.3

6.5

2.8

T


20

Sanh

4

20.0

3.1

4.5

2.1

T


21

Sấu

73

9.4

2.9

2.4

1.5

T


22

Sưa

4

25.0

4.5

6.2

2.6

TB


23

Sữa

10

18.7

3.1

4.0

2.3

T


24

Sung

2

20.0

3.5

3.7

2.1

T


25

Trứng cá

42

11.1

2.8

2.8

1.5

T


26

Vông

3

14.0

3.5

2.7

1.8

T


27

Xoài

3

17.7

2

3.7

1.8

T


28

Trạng nguyên

-

-

-

-

-

T

Khóm

29

Viết

1

7

3.3

4.3

2.7

T


30

Cây gừa

-

5.0

2.6

2.1

-

T

Khóm

Tổng


557

18.9

3.1

4.1

2.1




Theo hình ảnh cho thấy trên tuyến đường này đang thi công các công trình ngầm, điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển và hệ rễ của cây. Qua bảng 4.13 cho thấy, tổng số cây trên tuyến đường là 557 cây, số loài quá nhiều với 30 loài. Đa số các loài sinh trưởng tốt, nhiều nhất là Keo lá chàm 175 cây chiếm 31,4%, Bông gai 78 cây chiếm 14,2 % còn lại là các loài khác có số lượng cây từ 1 đến 41 cây.

Hình 4.17: Các công trình kỹ thuật trên đường Trần Thánh Tông

(Nguồn: Tác giả)

4.2.2. Đánh giá sinh trưởng và chất lượng của cây xanh đường phố

4.2.2.1 Ảnh hưởng môi trường đến sinh trưởng của cây xanh.

Qua quá trình điều tra thực tế và quan sát, tôi nhận định rằng cây xanh đường phố ở TP Thaí Bình sinh trưởng trong môi trường đang bị biến đổi do các hoạt động xây dựng của con người, một điều kiện môi trường hoàn toàn thay đổi so với điều kiện tự nhiên của chúng. Những đặc điểm chính của môi trường đô thị ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây xanh đường phố được tổng kết lại như sau:

+ Không gian sinh trưởng:

Do quá trình đô thị hóa của TP, các hoạt động xây dựng, mở rộng và lấn chiếm không gian sống cho cá nhân kéo theo một loạt các hệ quả, diện tích


đất dành cho trồng cây xanh bóng mát bị thu hẹp, hiện tượng chặt hạ cây không theo qui hoạch các phần tán lá, bộ rễ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng. Điều quan trọng nhất đối với cây xanh bóng mát ở đường phố là không gian sinh trưởng bị giới hạn bởi các công trình như đường dây điện phía trên khống chế sự sinh trưởng về chiều cao do định kỳ phải chặt tỉa cành lá để đề phòng tai nạn; hệ thống cấp thoát nước làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ; nhà cửa che bóng làm cho cây xanh giảm quá trình quang hợp và hô hấp; đường giao thông, không gian làm hành lang đường bộ, các khoảng không dành cho hệ thống bảng chỉ đường, đèn đường. Ngoài ra hàng năm cây xanh đường phố còn chịu ảnh hưởng bởi việc cải tạo các công trình, cơ sợ hạ tầng, giao thông…của các ban ngành làm không gian sinh trưởng bị vi phạm một cách nghiêm trọng và lâu dài.

+ Điều kiện đất đai:

Môi trường đất trồng cây xanh đường phố thường bị thay đổi về thành phần cơ giới, độ ẩm đất, tính chất vật lý và hóa học do các hoạt động làm đường, cải tạo hè phố, cải tạo hệ thống cấp thoát nước và các công trình khác. Mỗi lần như vậy lớp đất mặt bị đào lên và được thay thế bằng lớp đất khác làm cho đất khô cứng, khó thấm và thoát nước, chất dinh dưỡng trong đất kém. Đồng thời đất bị ô nhiễm bởi các vật liệu xây dựng, các chất thải, nền đất bị nén chặt do sử dụng máy móc trong khi xây dựng các công trình…Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây xanh.

+ Khí hậu:

Thành phố Thái Bình đang trong thời kỳ chỉnh trang, phát trở thành đô thị loại I nên hệ thống công trình kiến trúc nhà ở và công sở phát triển mạnh trong những năm gần đây. Sự xuất hiện mới những dãy nhà cao tầng dọc theo các tuyến phố đã cục bộ làm thay đổi hướng gió, bức xạ mặt trời và nhiệt độ của thành phố cũng như hàng năm thành phố chịu ảnh hưởng nhiều của các


trận bão gió từ đó ảnh hưởng đến vi khí hậu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây xanh đường phố.

+ Chất lượng không khí:

Do sự phát triển các khu công nghiệp ở trong và ven TP Thaí Bình, một số nhà máy, xưởng sản xuất được xây dựng, và sự gia tăng của các phương tiện giao thông…đã gây ô nhiễm không khí ở nơi đây. Các chất bụi bẩn, bồ hóng, các chất khí độc đã bám vào thân, lá, cành ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp của cây xanh và cây thường dễ nhiễm nấm, sâu bệnh. Từ đó ảnh hưởng sâu sắc đến sinh trưởng và chất lượng cây xanh đường phố.

4.2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây xanh đường phố

Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của cây xanh đường phố cần xem xét mối tương quan của những tác động môi trường đô thị ảnh hưởng đến đời sống cây xanh. Các tiêu chí được lựa chọn để đánh giá: chiều cao của cây, đường kính tán lá, tuổi cây là những tiêu chí quan trọng nhất. Ngoài ra tình trạng sâu bệnh của cây xanh cũng được xem xét để đánh giá. Tiêu chí đánh giá sinh trưởng của cây xanh đường phố tôi dựa theo cách phân chia tốc độ sinh trưởng cây rừng của giáo trình Lâm học.

- Nhóm cây sinh trưởng nhanh: gồm những cây có mức độ sinh trưởng chiều cao trung bình vn) từ 2 - 3m/năm và đường kính 1,3) 2 - 3 cm/năm.

- Nhóm cây sinh trưởng trung bình: gồm những cây có mức độ sinh

trưởng chiều cao trung bình vn) từ 1 - 2m/năm và đường kính 1,3) 1 - 2 cm/năm.

- Nhóm cây sinh trưởng chậm: có mức độ sinh trưởng chiều cao trung bình vn) dưới 1m/năm và đường kính 1,3) 1 cm/năm.

Do khu vực nghiên cứu khá rộng với nhiều loại hình khác nhau nên chúng tôi

lựa chọn mẫu điều tra trên các tuyến đường huyết mạch của thành phố. Các tuyến khảo sát được thiết kế qua các phân cấp đường phố và các tuyến đường


có thành phần loài cây xanh bóng mát chủ yếu khác nhau, bao gồm:đường Lê Lợi, đường Trần Thái Tông, đường Trần Thánh Tông, đường Quang Trung, đường Lê Đại Hành, đường Lý Thường Kiệt, đường Lý Bôn, đường Trần Hưng Đạo. Những thông tin lịch sử loài cây như: thời gian được trồng, tuổi cây, hiện trạng cây xanh chúng tôi thu thập từ Công ty cây xanh Thái Bình. Trung bình mỗi loài cây đánh giá tốc độ sinh trưởng được điều tra đo đếm 10 vị trí ngẫu nhiên trên mỗi tuyến đường. Các chỉ tiêu đo đếm là chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính 1,3m (D1,3), đường kính tán (Dt) sau đó lấy giá trị trung bình cho từng chỉ tiêu. Kết quả được tổng kết chi tiết thành các bảng ở phần đánh giá hiện trạng các loài cây xanh đường phố từ bảng 4.3 đến bảng 4.13. Qua đấy có thể nhận xét và đánh giá được chất lượng và sinh trưởng của các loài cây trên từng tuyến phố. Nhìn chung, trên các tuyến đường nghiên cứu thì các loài cây bóng mát đều sinh trưởng và phát triển bình thường, hàng năm các cây đều ra hoa, kết quả và quả hạt của chúng có thể làm nguồn giống, nhiều loại có sự thích nghi cao như Sấu (Dracontomelum duperreanum Pierre), Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss), Sữa (Alstonia scholaris (L) R. Br), Xà cừ (Khaya senegalensis (Desr) A. Juss), Phượng vỹ (Delonix regia (W. J. Hook) Raf),…

Tuy nhiên các vấn đề tồn tại như cây chết, cây bị xâm hại các bộ phận như rễ, thân bởi các tác động môi trường, công trình, hay con người đã được nêu trên hiện trạng từng tuyến đường nghiên cứu.

4.2.3. Đánh giá tổ chức các loài cây đường phố

Để đánh giá về vấn đề tổ chức các loài cây đường phố Thái Bình, tôi đánh giá các tuyến đường chính đã nêu trên. Hầu hết các tuyến đường trồng theo hình thức vỉa hè một hàng cây, khoảng cách trung bình giữa các cây từ 5m-8m , cây trồng cách vỉa hè trung bình từ 0,6-1m. Như ở đường Lý Bôn, Lê Lợi cây trồng đa số cách nhau 5m, đường Quang Trung cây trồng cách nhau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/01/2023