Xác Định Tiêu Chí Để Lựa Chọn Tập Đoàn Cây Trồng Cho Hệ Thống Cây Đương Phố Của Thành Phố Thái Bình.


8m, có đoạn vỉa hè rộng trồng hai hàng cây. Đường Lý Thường Kiệt , đường Trần Thánh Tông, đường Đại Hành cây được trồng cách nhau 3-5m. Đa số cây trồng trên các tuyến đường đều nhiều trên 10 chủng loại do nhà dân trồng tự phát các loài cây ăn quả dẫn đến đa chủng loại và kích cỡ khác nhau, không đồng nhất, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Cây xanh đường phố và các dải cây phải hình thành một hệ thống cây xanh liên tục và hoàn chỉnh, không trồng quá nhiều cây trên một tuyến phố. Trồng từ một đến hai loài cây xanh đối với các tuyến phố có chiều dài dưới 2km. Trồng từ một đến ba loài cây đối với tuyến đường phố có chiều từ 2km trở lên hoặc theo từng cung, đoạn đường.

Điều này là chưa phù hợp về số loại cây được trồng trên các tuyến phố đô thị được quy định trong Thông tư 20/2005/TT- BXD ngày 20 tháng 12 năm 2005 của Bộ xây dựng .

4.3. Xác định tiêu chí để lựa chọn tập đoàn cây trồng cho hệ thống cây đương phố của thành phố Thái Bình.

Nhìn chung, cây xanh thành phố Thái Bình có thành phần loài khá đa dạng phong phú. Ngoài một số cây trong danh mục được phép trồng trên đường phố, còn nhiều cây trồng xen kẽ chưa đáp ứng được cảnh quan đô thị như Keo, Dâu da, Trứng cá, Bạch đàn, Bàng, Sung….đây là cây nằm trong danh mục cấm trồng trên đường phố được người dân trồng tự phát trên vỉa hè để lấy bóng mát. Đặc điểm bất loại của những loài này là cây gỗ nhỏ, rễ nông, dễ gãy đổ khi vào mùa bão và có vật hậu làm ô nhiễm môi trường. Một số loài cây đã khẳng định được ưu thế vượt trồi về kích thước, chiều cao, hình dáng tán, hoa đẹp và phát huy được các ưu điểm của mảng cây xanh cho đời sống của xã hội, hệ thống cây xanh này bị giảm dần về số lượng và chất lượng. Việc thường xuyên cắt tỉa các cành nhánh của cây để hạn chế việc gãy đổ trong mùa mưa bão đang làm hình dáng cây, tán cây bị biến dạng không còn


đúng với đặc điểm di truyền của cây. Đặc biệt hệ rễ của cây bị xâm hại nghiêm trọng khi nằm trong mặt bằng thi công xây dựng, lắp đặt công trình ngầm làm ảnh hưởng đến sự sống của cây. Trước tình hình thực tế, điều kiện khí hậu như vậy ta đưa ra một số tiêu chí chọn loài cây như sau:

4.3.1. Tiêu chí chung cho việc lựa chọn loài cây trồng đường phố

Để có được những loài cây phù hợp với yêu cầu sinh thái, điều kiện khí hậu của thành phố trước tiên ta cần tuân thủ những quan điểm sau:

- Quan điểm sinh thái học: Với điều kiện của thành phố Thái Bình là vùng đất Phù sa bồi tụ nên đất đai màu mỡ, những hàng năm hay có mưa bão nên các dễ thích nghi với các loại cây trồng những các cây đòi hỏi có sức chống chịu với thời tiết. Bởi vậy việc lựa chọn cây trồng phải phù hợp với điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Bình. Với đặc điểm đất phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi cho các loài cây phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

- Quan điểm kiến trúc cảnh quan: Một tuyến đường đẹp phải đảm bao hài hòa giữa yếu tố cây xanh và kiến trúc xây dựng (đường xá, nhà cửa, cầu cống…) Hệ thống cây xanh được coi là xương sống của cảnh quan đô thị, trong nhiều cảnh quan thì cây xanh là vật liệu chính tham gia vào tạo mỹ quan. Ở thành phố Thái Bình những tuyến phố có bố trí cây trồng phù hợp đã tạo ra khung cảnh đẹp và tạo nên nét riêng của thành phố thể hiện qua đặc điểm hình thái của cây. Nhưng còn không ít tuyến phố còn chưa có sự thống nhất hài hòa về cảnh quan kiến trúc và đô thị như tuyến chính Lý Bôn, Trần Thái Tông…làm ảnh hưởng đễn mỹ quan chung của đô thị

Việc trồng cây xanh cần phối hợp giữa các loài để đạt hiệu quả trang trí tốt về màu hoa, tán lá…để phân cách, chống khói bụi, cải tạo vi khí hậu, vệ sinh môi trường, chống nhiệt nhưng cũng cần đảm bảo về sức khỏe, an toàn giao thông và không ảnh hưởng tới công trình hạ tầng.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển cây đường phố cho thành phố Thái Bình - 9


- Quan điểm hệ thống: cây xanh đường phố là một bộ phận quan trong của cảnh quan đô thị, nên giữa các tuyến đường hệ thống cây xanh cần hình thành một dải liên tục để mục đích cảnh quan được phát huy tốt nhất, không để trống đường như một số đoạn ở Lý Bôn, Trần Thánh Tông.

- Quan điểm đảm bảo an toàn giao thông: Cây xanh trồng trên đường phố không được che khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, biển báo, đèn tín hiệu.

Phân cành cao hoặc thường xuyên cắt tỉa cành để đảm bảo an toàn cho người đi đường.

Từ những quan điểm trên ta cần xác định rõ

Đối tượng đường phố trồng là đường giao thông chính, đông đúc xe cộ tham gia giao thông, có độ rộng vỉa hè, có giải phân cách hay không để có sự lựa chọn phù hợp.

Đối với tuyến phố có vỉa hè hẹp <3m không có giải phân cách: chọn cây trồng nhỏ, có tán gọn, hoa đẹp thơm

Đối với tuyến phố có vỉa hè rộng >3m, có giải phân cách : chọn cây trồng gỗ lớn và nhỡ kết hợp lý giữa cây mọc nhanh và cây mọc chậm. Cây mọc nhanh sớm phát huy được tuổi đời ngắn trong khoảng 20 năm- 30 năm. Cây mọc chậm với tuổi thọ kéo dài và là nhóm cây các nhà thiết kế đô thị hướng tới trong tương lai. Đối với những tuyến đường này cần bố trí thêm cây trồng theo hàng kết hợp với cây trồng mảng, cây cảnh, cây hoa cho giải phân cách

Lựa chọn các loại cây phù hợp: mỗi loại đường chọn cây phù hợp với đặc điểm của tuyến đường, có thể thay đổi luân phiên loài cây giữa các tuyến phố tránh sự nhàm chán

Khi tiến hành chọn loài cây gỗ, cây thân gỗ trồng đường phố cần phải đảm bảo nguyên tắc.


- Cây thân gỗ, sống lâu năm, cây có độ tăng trưởng trung bình, khi nhỏ sinh trưởng nhanh.

- Cây đã và đang trồng tại thành phố có sức sống chịu với điều kiện khí hậu, môi trường tại thành phố Thái Bình

- Có sức sống cao, chịu được các tác động bất lợi của môi trường, kết cấu đô thị.

- Cây có tán đẹp, hình khối rõ rang, chiều cao tầng tán dày. Tán lá dày, lá thường xanh, có hoa hương thơm.

- Cây ít sâu bệnh, không có chu kỳ trung gian cho các loại sâu bệnh hại người.

- Cây có hệ rễ phát triển mạnh, ăn sâu, dẻo dai, chịu được gió bão, chịu được cứt tỉa, tạo tán.

- Bộ rễ cọc sâu không có bạnh vè và cành không xâm hại các công trình kĩ thuật hạ tầng như cấp nước, điện và các hệ thống khác, cũng như tránh đội hỏng đường xá, vỉa hè.

- Hoa, quả, nhựa, hương thơm không gây ô nhiễm, độc hại và cản trở giao thong.

- Có khả năng chống khói bụi, tiếng ồn

- Đối với cây có quả: với cây có quả cho thu hoạch cần quả chín đồng loạt để tránh gây ô nhiễm môi trường

4.3.2. Tiêu chí chọn cây theo mục đích sử dụng, quy mô đường phố.

Việc đánh giá để đưa ra tiêu chí chọn loài cây dựa vào đường kính tại trí 1,3m so với mặt đất (D13) và chiều cao vút ngọn của cây (Hvn)

- Cây gỗ nhỏ: Cây có đường kính thân dưới 20cm, chiều cao dưới 10m. Phần lớn các nhóm cây này sử dụng với mục đích tạo cảnh quan, trồng phối với các loài cây lớn, trên các vỉa hè hẹp, có nhiều công trình ngầm, nổi hoặc trồng trên các giải phân cách như đường Lê Quý Đôn, Trần Hưng Đạo, Lý Bôn có thể sử


dụng các loài cây gỗ nhỏ. Các loài này thường cho hoa, dáng đẹp như Hoa ban, Muồng Hoàng Yến, Liễu.. thường được trồng ở các vỉa hè <3m.

- Cây gỗ nhỡ: Cây có đường kính từ 20cm-40cm, chiều cao từ 10-15m. Ngoài tác dụng cho hoa đẹp, thơm còn tạo bóng mát do có đường kính tán tương đối lớn. Nếu có không gian phù hợp, cây cho tán đều và đẹp. Nhóm cây này gồm một số loài như: Bằng Lăng nước, Lim xẹt, Muồng đen, Phượng Vĩ, Ngọc Lan.. Nhóm cây này thường được trồng tại tuyến phố có vỉa hè 3m-5m, sinh trưởng trung bình. Với các tuyến phố như Lê Lợi, Trấn Thái Tông, Quang Trung có thể sử dụng các loài cây gỗ nhỡ như trên

- Cây gỗ lớn: Cây có đường kính từ 40cm trở lên, cao tối thiểu 15m. Trong điều kiện ánh sang, chất dinh dưỡng đầy đủ cây có thể cao lên đến 25- 30m, đường kính trên 100cm, tán cây lớn có tác dụng tạo bóng mát trên diện tích rộng. Cây được trồng để tạo cảnh quan kiến trúc trên các tuyến phố có mặt cắt rộng như Trần Thái Tông, Lý Thường Kiệt, Lý Bôn. Cây được trồng để tạo cảnh quan kiến trúc trên các tuyến phố có mặt cắt ngang long đường rộng, vỉa hè >5m. Môt số loài cây lâu năm nhưng chưa có dấu hiệu già cỗi. Cây sinh trưởng, phát triển tốt, không bị sâu mục, chết cành, chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Nhóm loài cây này được trồng nhiều ở Đường Quang Trung như Xà cừ, Sấu, Hoa sữa….

4.4. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh đường phố trong khu vực nghiên cứu

4.4.1. Giải pháp quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đường phố khu vực nghiên cứu.

Cây xanh bóng mát cây trồng đường phố là một công trình xây dựng đặc biệt, bởi nó là một thể sống và thời gian xây dựng không thể tính theo một vài năm. Để có được những hàng cây trên đường phố như ngày hôm nay chúng ta phải mất vài chục năm, thậm chí trên trăm năm. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người đã có nhiều công trình nghiên cứu


và thực hiện đi thực các thực vật có giá trị kinh tế, môi trường, cảnh quan để phục vụ cho mục đích của con người và đạt được những kết quả như hôm này.

Chính vì thế để quy hoạch phát triển cây xanh ta cần dựa vào những điều có sẵn, gắn liền với quy hoạch của thành phố, mở mang đô thị, phát triển đường xá để nâng cấp lên đô thị loại II trong giai đoạn 2016-2020.

Công tác quy hoạch cần gắn kế chặt chẽ giữa các nhà kiến trúc cảnh quan, đô thị để đảm bảo sự thống nhất giữa công trình và cây xanh.

Thành phố cần tiến hành lập quy hoạch tổng thể cây xanh thành phố theo các tuyến đường.

Với điều kiện tự nhiên đặc trưng của thành phố có khí hậu biển, hay ảnh hưởng của nhiều gió bão, lượng mưa lớn hàng năm, việc lựa chọn cây xanh trồng cho thành phố dựa trên những loài cây được trồng hiện nay tôi đưa ra ưu tiên các loài cây đô thị có sức chống chịu với gió bão, rễ cọc ăn sau, thân cành dẻo dai, có tán đẹp, chịu được cắt tỉa như Sấu, Bằng Lăng, Muồng hoa vàng, Phượng, Lim xẹt, Ngọc Lan, Osaka, Lộc vừng.

Việc triển khai công tác cải tạo, quy hoạch nên tiến hành theo từng bước và phù hợp với điều kiện về vốn đầu tư. Những tuyến đường chính nên được ưu tiên trước. Trong các tuyến đường tiến hành điều tra thực tế tôi đưa ra một số ý kiến cho từng tuyến đường như sau

Đường chính đô thị.

+ Đường Lý Bôn: là tuyến đường trung tâm thành phố, cần thiết phải đưa tính thẩm mỹ lên trên hết. Hiện tại tuyến đường được bố trí cây hai bên vỉa hè. Tuy nhiên hàng cây phía trong được bố trí vẫn còn lộn xộn, có nhiều loài cây, hình thức bố trí không được đẹp. Đường có nhiều xe cộ đi lại, có bệnh viện, đại học Y, bến xe,..nên trồng cây thành một dải xanh liên tục để chống bụi, chống ồn .


Cần giải quyết vấn đề dây điện, cáp quang. Thay thế toàn bộ các loài cây như Bàng, Dâu da, Trứng cá. Thuyết phục người dân không trồng cây tự phát.Giữ lại 295 cây Sấu hiện có, giữ nguyên các cây Bằng Lăng, Vàng anh, Osaka hiện có và thay thế bằng các loài này trên toàn tuyến đường. Trồng cây cách cây 6m dọc hai bên vỉa hè. Bằng lăng là loài có sức chịu gió bão tốt, cho hoa đẹp, tán đẹp. Có thể trồng xen kẽ các loài này với khoảng cách 6m để tạo hệ thống cây xanh cho tuyến đường. Vàng anh có tán caayd dẹp, tạo được bóng mát và cho hoa đẹp tạo điểm nhấn cảnh quan cho đô thị.

+ Đường Quang Trung: Cây xà cừ là chủ đạo những đều là các cây cổ thụ tạo bóng mát, nét riêng cho tuyến đường, nên giữ lại 116 cây Xà cừ hiện tại nhưng đến màu bão nên cắt tỉa cành chống gãy đổ. Thay thế Bàng, Trứng cá, Xoài, Gạo..bằng các cây như Bằng Lăng, Muồng, Lim xẹt, Lộc vừng...Đường Quang Trung chạy qua các trường cao đẳng, trung học nên chọn Lim xẹt, Bằng Lăng..những loài có tán tròn, cho hoa nở đẹp có thể che bóng cho các công sở, đường phố. Trồng thành hai hàng trên vỉa hè, cự lý 6- 8m

+ Đường Lê Lợi:Sấu là loài mới được trồng tại đường này nên giữ nguyên cảnh quan cho khu phố, nhưng thay thế Bàng, Trứng cá bằng Sấu, Lộc Vừng để tạo cảnh quan thống nhất cho khu phố. Lộc vừng có sức sống

khoẻ, thân dẻo dai. Tại Việt Nam, cây này có mặt từ bắc vào nam. Chúng có

thân và gốc đẹp, hoa thường màu đỏ và khi nở có hương thơm, vì thế chúng

thường được sử dụng để làm cây cảnh. Có thể trồng xen lẫn các loài Sấu, Lộc vừng để tạo cảnh quan đẹp cho đường phố. Chăm sóc và cải tạo hệ thống cây trang trí tầng thấp. Đây là nơi có nhiều trụ sở cơ quan ban ngành nên cần tạo tính thẩm mỹ.

+Đường Trần Thái Tông: Đoạn 1 trồng thay thế Bàng, Trứng Cá và các loài cây lẻ bằng đồng loạt Bằng Lăng, Lim, có thể quy hoạch mở rộng vỉa hè


và lòng đường cho hai đoạn cùng thống nhất về mặt cảnh quan. Đoạn 2 thay thế cây Bàng, Xoài, Đề bằng Phượng, Viết, Lộc Vừng. Vì ở đây các dải phân cách trước các công ty nhà máy đang trồng rất nhiều Phượng, việc bổ sung thêm cây Phượng cho đoạn này tạo nét riêng cho đoạn đường. Trồng thành hai hàng trên vỉa hè, cự ly 6m,có thể xen kẽ giữa các loài. Dải phân cách cần bổ sung các nền cỏ, các loài Môn trường sinh, Thài lái tía hiện có nhưng mật độ còn thưa chưa có tính thẩm mỹ.

+ Đường Trần Hưng Đạo: Đây là tuyến có nhiều đoạn phố hẹp, do hai bên chủ yếu là các hộ kinh doanh cho nên phải lựa chọn những loài cây có thân và tán gọn, phân cành cao để không làm ảnh hưởng đến các biển hiệu quảng cáo, lựa chọn loài cây trồng là cây Sấu, Sao đen. Hiện tại đường phố đang có 221 cây Sấu, ta có thể trồng thuần loài Sấu một bên vỉa hè, bên còn lại trồng thuần loài Sao đen làm thành các loại chính cho tuyến đường. Có thể trồng cây cự ly 6-10m tùy với sự phát triển của tán với từng loài

+ Đường Lý Thường Kiệt: Thay thế các loài cây lẻ bằng các loài như Lát hoa, Lim xẹt, Ngọc Lan, hoặc Phượng, Bằng lăng. Trồng mới các cây thay cho Bàng, Trứng cá,với cự ly 6-8m. Đường Lý Thường Kiệt cũng là một trong những tuyến phố đi các trụ sở ban ngành của thành phố, đường phố mới được mở rộng có thể trồng các loài Ngọc Lan, Lim xẹt, Bằng Lăng xen kẽ nhau để tạo thành cảnh quan xanh cho đường phố, các loài trên đều cho tán đẹp, hoa đẹp với các màu sắc khác nhau.

Đường khu vực:

+ Đường Lê Đại Hành: Giữ nguyên các loài như Bằng Lăng, Sấu, Muồng và trồng thay thế tất những loài còn lại bằng các loại trên.

+ Đường Trần Thánh Tông: Thay thế các cây Bàng, Trứng cá, Dâu da bằng Liễu, Muồng hoa vàng. Có thể trồng Liễu phía đường ven sông, Liễu là loài thích hợp với trồng ven sông, ven hồ. Phía còn lại trồng Muồng hoa vàng,

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 18/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí