Địa Điểm, Thời Gian, Nội Dung, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu

- Địa hình núi đá vôi (Castơ)

+ Khí hậu

Thành phố Cẩm Phả chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu biển. Theo số liệu của trạm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu thành phố được chia làm 2 mùa rò rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ bình quân cả năm 23,00C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng cao

nhất là 36,60C (tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 5,50C (tháng 1).

- Lượng mưa bình quân hàng năm 2.144,5 mm nhưng phân bố không đồng

đều.


- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.500 – 1.700 h/năm.

- Độ ẩm không khí bình quân cả năm khoảng 84%, cao nhất là tháng 3,4 đạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 đạt 78%.

- Gió: Thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông bắc và gió Đông nam.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - 4

+ Thủy văn:

- Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Cẩm Phả phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Đồng Mỏ.., các sông, suối thường ngắn và dốc.

+ Sông Diễn Vọng dài khoảng 14,5 km bắt nguồn từ sườn phía Đông của cánh cung Đông Triều – Móng Cái, chảy theo hướng Đông bắc – Tây nam đổ ra vịnh Hạ Long. Lưu lượng nước trong năm chỉ đạt 2,91m3/s, lưu lượng cực đại là 0,04 m3/s.

+ Sông Mông Dương và sông Đồng Mỏ bắt nguồn từ dãy Bằng Dải chảy theo hướng Nam và hướng Đông rồi đổ ra biển. Hai con sông này có lưu lượng nước nhỏ.

- Ngoài các con sông chính, chảy qua thành phố Cẩm Phả và địa phận các xã ven biển có sông Voi Lớn, sông Voi Bé, sông Thác Thầy, sông Voi Lớn và sông Voi Bé chảy qua địa phận xã Cộng Hòa thường xuyên gây ảnh hưởng đến chế độ triều.

+ Các nguồn tài nguyên:

Tài nguyên đất

Theo báo cáo thổ nhưỡng thành phố Cẩm Phả có 8 nhóm đất như sau:

* Nhóm đất phù sa (P): Chủ yếu ở vùng trũng, thấp, được bồi đắp bởi phù sa của sông và phù sa biển có diện tích 459 ha, chiếm 1,34% diện tích tự nhiên.

* Đất glây (GL): Diện tích 30,1ha, chiếm 0,09% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Cộng Hòa và Quang Hanh.

* Đất vàng đỏ (Fv): Diện tích 26.405,64 ha, chiếm 78,65% diện tích tự nhiên.

* Đất Cát (C)

Diện tích 724,21 ha, chiếm 2,16% diện tích tự nhiên.

* Đất mặn

Diện tích 1.554,9 ha chiếm 4,62% diện tích tự nhiên, phân bố ở phường Mông Dương, xã Cẩm Hải, xã Cộng Hòa.

* Đất mùn vàng đỏ trên núi (HV)

Diện tích 175,6 ha, chiếm 0,52% diện tích tự nhiên. Phân bố ở phường Mông Dương. Đất mùn vàng đỏ nằm ở độ cao 700 – 900 m.

* Đất có tầng sét loang lổ (L)

Diện tích 236,5 ha, chiếm 0,7% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã, phường: Dương Huy, Cẩm Phú, Cẩm Sơn.

Tài nguyên nước

- Nước mặt: Tài nguyên nước mặt của thành phố bao gồm các sông chính như hệ thống sông Diễn Vọng, sông Mông Dương, sông Voi Lớn, Sông Voi Bé và còn có 28 hồ đập lớn nhỏ nằm rải rác trong thành phố.

- Nước ngầm: Tài nguyên nước ngầm trên địa bàn thành phố hiện nay rất kém, phía bắc là vùng đồi núi có chất lượng nước tốt.

Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai 31/12/2010 diện tích đất rừng sản xuất của thành phố là 21.197,60 ha, chiếm 93,74% diện tích tự nhiên.

- Đất rừng sản xuất 18.971,42 ha.

- Đất rừng phòng hộ 2.226,18 ha.

Diện tích rừng thường tập trung chủ yếu ở các phường xã: Mông Dương, Cộng Hòa, Cẩm Hải, Dương Huy và Quang Hanh. Độ che phủ rừng đạt 62,73%.

Tài nguyên biển

Cẩm Phả là thành phố ven biển, có trên 70 km bờ biển chạy dọc theo vịnh Bái Tử Long từ phường Quang Hanh đến cầu Ba Chẽ. Tiềm năng kinh tế biển khá đa dạng, nhất là các cảng và dịch vụ cảng biển, du lịch biển – ven biển và thủy sản.

Tài nguyên khoáng sản

- Than đá

Tài nguyên khoáng sản lớn nhất nhất ở Cẩm Phả là than đá và phân bố ở vùng núi phía Đông Bắc và Tây Bắc thành phố. Tổng tiềm năng ước tính trên 1 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác thuận lợi 240 triệu tấn (theo số liệu ngành than), qua thăm dò than khai thác hầm lò đạt độ sâu -300 m, sản lượng than khai thác trên địa bàn thành phố chiếm 50 - 55% sản lượng than toàn quốc.

- Đá Vôi

Phân bố chủ yếu trên địa bàn phường Quang Hanh và các dãy núi đá vôi ngoài vịnh, có trữ lượng lớn để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng và sản xuất vật liệu xây dựng, trữ lượng khai thác hàng năm đạt 270.000 m3.

- Đất Sét

Là nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất gạch ngói được tập trung nhiều ở trên địa bàn phường Quang Hanh và xã Cộng Hòa.

- Nước Khoáng

Là nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, có thể phát triển khai thác với quy mô lớn, tập trung ở phường Quang Hanh [23]

1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

+ Kinh tế nông nghiệp

Năm 2010 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 89,239 triệu đồng (giá cố định 1994), tăng 52,346 triệu đồng so với năm 2000 (36,893 triệu đồng).

- Trồng trọt: Đến năm 2010 giá trị sản xuất ngành trồng trọt 19,971 triệu đồng, tăng 3015 triệu đồng so với năm 2000 (16,956 triệu đồng). Đất sản xuất nông

nghiệp thành phố có 971,90 ha bao gồm: đất trồng lúa nước 504,65 ha, đất nông nghiệp còn lại 134,23 ha, đất trồng cây lâu năm 333,02 ha.

- Lâm nghiệp: Đến năm 2010 đã trồng và bảo vệ được 21.197,60 ha, sản lượng gỗ khai thác 26.364 m3, giá trị sản xuất đạt 26 triệu đồng (Giá CĐ 1994), tỷ lệ che phủ của rừng lên 62,73%.

- Thủy sản: Từ lợi thế của vùng ven biển, thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích 442,07 ha ao, hồ phân tán ở nhiều phường, xã, ngoài ra trên địa bàn thành phố còn phát triển nghề đánh bắt với 501 doanh nghiệp và hộ cá thể khai thác nguồn lợi ven biển. Năm 2010 giá trị sản xuất (Giá CĐ 1994) đạt 23 triệu đồng tăng 10,2 triệu đồng so với năm 2000 (12,800 triệu đồng).

- Ngành chăn nuôi: Năm 2010 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 19,731 triệu đồng.

+ Kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng

Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt khoảng 7.996,70 tỷ đồng (Giá CĐ 1994) tăng 6.558,76 tỷ đồng so với năm 2000 (1.437,94 tỷ đồng) với số lao động trong ngành công nghiệp 55.057 người.

+ Kinh tế dịch vụ – thương mại:

Doanh thu dịch vụ năm 2010 đạt 5.931,48 tỷ đồng, tăng 16,38% so với cùng

kỳ.

- Điện lực: Hiện nay 100% số xã, phường có điện lưới Quốc gia. Nguồn cung

cấp bao gồm: Đường dây 110KV, hai trạm hạ thế 110/35/6 KV là trạm thành phố Cẩm Phả 1x15MVA (phường Cẩm Thành) và trạm 1x15MVA + 1x25MVA (phường Mông Dương).

- Vận tải: Khối lượng hành khách vận chuyển năm 2010 là 8920 lượt người, khối lượng hàng hóa vận chuyển là 42500 nghìn tấn, tổng doanh thu vận tải 144 tỷ đồng.

+ Dân số, lao động, việc làm và thu nhập:

Năm 2010 dân số của thành phố có 177.528 người, trong đó dân số của các xã 7.816 người, phường có 169.712 người, mật độ dân số bình quân 517,23 người/km2.

Tốc độ tăng dân số tự nhiên của thành phố ở mức 1,1%. Trong năm qua số lao động được giải quyết việc làm tại chỗ ước khoảng 194.152 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo 61,5%.

- Giáo dục: Đến năm 2010, thành phố có 60 trường (gồm 17 trường trung học cơ sở, phổ thông cơ sở với 273 lớp và 9.851 học sinh, 22 trường tiểu học với 397 lớp và 11.075 học sinh, 14 trường mầm non, mẫu giáo với 199 nhóm, lớp và 5.920 cháu) ngoài ra còn có 37 nhà trẻ gia đình với 322 cháu, 7 trường trung học phổ thông với 147 lớp và 6.529 học sinh, 01 trung tâm hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên với 9 lớp và 383 học viên và 01 trung tâm dạy nghề, tổng số có 3.378,6 học sinh (chiếm 19,03% dân số thành phố).

Hiện tại thành phố có 1.892 giáo viên, đảm bảo cơ bản đủ giáo viên đứng lớp.

- Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Có 44/44 trạm y tế, cơ sở được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh tiếp tục được tăng cường. Bệnh viện, phòng khám khu vực được đầu tư nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị. [23]

CHƯƠNG 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu là một số mỏ than thuộc TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (chủ yếu là mỏ than Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu do các mỏ này có khối lượng chất thải rắn rất lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng khối lượng chất thải rắn của ngành than).

Các khu vực tiến hành điều tra, khảo sát thực địa như sau:

- Khu vực Bãi thải Đông Cao Sơn, Mông giăng, Bắc Bàng Nâu – Khe Chàm, Đông Bắc Cọc Sáu + Khe Dè, Thắng Lợi, Lộ Trí, Nam Khe Tam, Đông Khe Sim – Tây Nam Đá Mài, Bắc Cọc Sáu – Cao Sơn, Khe Chàm 3 và cụm vỉa 14 Khe Chàm.

- Khu vực các mỏ than đang khai thác: Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu, Khe Chàm, Mông Dương, Quang Hanh.

- Khu vực sàng tuyển và các tuyến vận chuyển than, cụm cảng km 6; cảng 1- 10, Khe Dây.

2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03/2014 – 12/2014 (10 tháng). Trong quá trình nghiên cứu, các số liệu được cập nhật sát với thời gian nghiên cứu, nhằm đưa ra những thông tin gần nhất phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý môi trường của một số Công ty để phục vụ cho mục đích phát triển bền vững.

2.3 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

1. Cơ sở lý luận và tầm quan trọng của công tác quản lý chất thải rắn.

2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn tại một số mỏ than vùng Cẩm Phả.

3. Dự báo chất thải rắn các mỏ than vùng Cẩm Phả đến năm 2030

4. Định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn các mỏ than vùng Cẩm Phả để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho các Công ty.

2.4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp luận

- Phương pháp tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên

Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác giữa chúng. Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba… và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Bất cứ mối tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Một cách khái quát, tiếp cận hệ thống là nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận động và toàn diện. Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất với các vấn đề môi trường và phát triển – các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phương pháp, công cụ cụ thể được sử dụng trong tiếp cận hệ thống.

Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên thiên nhiên coi tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận của hệ thống tự nhiên. Sự tồn tại, vận động và biến đổi của nó chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên, đông thời nó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế xã hội.

Khu vực nghiên cứu là một số mỏ than của vùng than Cẩm Phả, tài nguyên thiên nhiên ở đây tương đối phong phú đặc biệt là tài nguyên than (chiếm đến 2/3 sản lượng than của toàn tỉnh). Ngoài than, thì đá vôi, đất sét và nước khoáng và các loại tài nguyên nước mặt, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật cũng là nguồn tài nguyên rất có giá trị và đang được khai thác nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của con người. Trong cách tiếp cận hệ thống về tài nguyên thiên nhiên thì việc thăm dò, khai thác, sản xuất, chế biến và tiêu thụ tài nguyên đều có chính sách, quy định của các ngành liên quan: Luật khoáng sản, luật tài nguyên nước, luật bảo tồn đa dạng sinh học, luật bảo vệ môi trường...kèm theo các thông tư, nghị định, quyết định...để hướng dẫn về tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra không gian, mật độ khai thác than cũng đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên đất, nước, không

khí và hệ sinh thái và đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên tại khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng Quản lý thiên nhiên dựa vào cộng đồng là chiến lược nhằm xác định những

vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng mà một nguyên tắc mà người sử dụng tài nguyên đồng thời là người quản lý tài nguyên đó. Điều này giúp phân biệt nó với các lược quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác có tính tập trung cao hoặc không có sự tham gia của cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng cũng là một quá trình mà qua đó những cộng đồng địa phương được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể dành quyền kiểm soát hợp lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Nhóm cộng đồng ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là người dân gốc bản địa của thành phố Cẩm Phả và họ là người hiểu nhất tài nguyên khu vực mình đang sinh sống, quá trình khai thác tài nguyên và chứng kiến sự biến đổi hàng ngày nguồn tài nguyên của mình. Cách tiếp cận này cần đưa ra nhằm lồng ghép và nâng cao vai trò của cộng đồng địa phương trong việc quản lý tài nguyên. Một số chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về cộng đồng địa phương như: Giao đất, giao rừng, thực hiện khoán và được quyền tham gia ý kiến cho các hoạt động khai thác, thăm dò tài nguyên khu vực của mình. Ngoài người dân sống xung quanh các mỏ là các công nhân lao động trực tiếp trong các mỏ than, lãnh đạo của các Công ty than, lãnh đaọ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, khách du lịch là những cộng đồng trực tiếp liên quan đến khu vực nghiên cứu.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí