Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết

Hoạt động khai thác than ở nước ta đã bắt đầu từ những năm 1840 và đến nay đã được trên 170 năm. Trong giai đoạn những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ngành công nghiệp Than Việt Nam lâm vào khủng hoảng, sản lượng thấp, nạn khai thác than trái phép hoành hành và tình trạng công nghệ lạc hậu đã để lại nhiều tác động xấu đến môi trường và cảnh quan. Biểu hiện rò nét nhất là việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán chất thải; làm ảnh hưởng đến sử dụng nước, ô nhiễm nước, tiềm ẩn nguy cơ về dòng thải axit mỏ... Những hoạt động này đang phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ô nhiễm nặng nề đối với môi trường, trở thành vấn đề cấp bách mang tính chính trị và xã hội của cộng đồng một cách sâu sắc.

Trữ lượng than ở Việt Nam tập trung chủ yếu tại tỉnh Quảng Ninh (10 tỷ tấn) là trung tâm của bể than Đông Bắc. Các hoạt động khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than tại đây đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và quy mô, điều đó gây sức ép rất lớn đối với môi trường. Hiện nay ở Quảng Ninh chủ yếu sử dụng hai hình thức khai thác là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò, dù ở hình thức nào thì các chất thải phát sinh là rất lớn mà điển hình là bụi, khí thải; nước thải; chất thải rắn; sự cố môi trường...Theo các báo cáo của TKV, hàm lượng bụi tại các khu vực khai thác,

chế biến than đã vượt tiêu chuẩn 1,2 – 5,2 lần; lượng nước thải từ 25 – 30 triệu m3/năm (pH thấp, cặn lơ lửng nhiều) và đặc biệt là đất đá thải khoảng 150 triệu m3/năm. [13]

Lượng chất thải rắn trong hoạt động khai thác than rất lớn, chủ yếu là đất đá thải và các loại chất thải rắn công nghiệp khác. Trong các vùng mỏ tại Quảng Ninh thì vùng than Cẩm Phả chiếm một vị trí quan trọng, theo tính toán của ngành than, lượng đất đá đổ thải các mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả là hơn 5,5 tỷ m3 (đến năm 2030). Tuy nhiên, hiện nay công tác quản lý chất thải rắn này chưa được quan tâm và đầu tư thích đáng, việc đổ thải còn bừa bãi, các bãi thải bị chồng lấn và đặc biệt

ít có biện pháp cải tạo, phục hồi môi trường cho các bãi thải dẫn đến việc để xảy ra sự cố đáng tiếc như sạt lở bãi thải Khe Dè năm 2006 của Công ty CP than Cọc Sáu. Chất thải rắn từ khai thác than nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều tác động đến môi trường và kinh tế xã hội. Việc hình thành các “đồi núi nhân tạo” sẽ gây mất mỹ quan khu vực, ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước và đặc biệt là ô nhiễm môi trường không khí do phát tán bụi khi đổ thải.

Nhận thức được những vấn đề nêu trên, Tác giả thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do hoạt động khai thác than tại thành phố Cẩm Phả” với mong muốn đưa ra được các giải pháp nhằm cải thiện các vấn đề môi trường và định hướng phát triển bền vững cho các Công ty than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả.

2. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu

a) Mục tiêu nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Xác lập cơ sở khoa học dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn do hoạt động khai thác than tại thành phố Cẩm Phả, một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn do khai thác than gây ra gắn liền với sự phát triển bền vững của các Công ty than trên địa bàn thành phố. Trong đó tập trung nghiên cứu về hiện trạng sản xuất của các Công ty than, hiện trạng chất thải rắn, các hoạt động quản lý, xử lý chất thải rắn...của một số Công ty than khu vực Cẩm Phả.

b) Nhiệm vụ nghiên cứu

- Điều tra, nghiên cứu các điều kiện tự nhiên; kinh tế - xã hội; hiện trạng khai thác, chế biến, tiêu thụ than... tại một số mỏ than thuộc TP Cẩm Phả . Từ các nghiên cứu đó đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường khu vực nghiên cứu.

- Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn phục vụ cho phát triển bền vững của các Công ty.

3. Phạm vi và Đối tượng nghiên cứu

a) Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Một số mỏ than của TP Cẩm Phả như Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu, Quang Hanh...

- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 10 tháng của năm 2014 (Hiện tại và đến năm 2020), đây là giai đoạn các Công ty đang tiến hành chuyển đổi hình thức khai thác từ lộ thiên sang hầm lò theo đúng quy hoạch của ngành than.

b) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn tại các mỏ than trên địa bàn TP Cẩm Phả. Chất thải rắn chủ yếu là đất đá thải và tác giả nghiên cứu 3 công ty lớn là Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu (vì các mỏ này có khối lượng chất thải rắn lớn). Trong Công tác quản lý môi trường sẽ có các giải pháp về mô hình quản lý môi trường và các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn (ví dụ: cải tiến công nghệ khai thác, sàng tuyển; trồng cỏ vetiver trên bãi thải; xây dựng đập chắn chân bãi thải...).

4. Kết quả và Ý nghĩa

a) Kết quả

- Đánh giá, nghiên cứu được hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn của một số mỏ than vùng Cẩm Phả thông qua các biện pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật từ các tài liệu của một số Công ty, một số Cơ quan Sở, Ngành và công trình khoa học đã được điều tra, khảo sát của một số tác giả.

- Định hướng và đưa ra một số giải pháp để nâng cao công tác quản lý chất thải rắn của một số Công ty than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả, đồng thời có những kiến nghị để đạt được mục tiêu phát triển bền vững cho vùng mỏ Cẩm Phả.

b) Ý nghĩa

- Ý nghĩa khoa học: Phát triển cách tiếp cận liên ngành trong đánh giá tổng hợp công tác quản lý môi trường với việc sử dụng bền vững tài nguyên than tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

- Ý nghĩa thực tiễn: Các nội dung nghiên cứu của đề tài là những đóng góp quan trọng về cả mặt lý luận khoa học và triển khai thực tiễn. Những kết quả của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác quy hoạch và quản lý tài nguyên, môi trường khu vực Cẩm Phả, Quảng Ninh.

5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Địa điểm, thời gian, nội dung, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn

Theo quan niệm chung: Chất thải là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm các hoạt động sản xuất và hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Chất thải là sản phẩm được phát sinh trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, khu dân cư, nhà hàng, khách sạn...

Lượng chất thải phát sinh thay đổi do tác động của nhiều yếu tố như tăng trưởng và phát triển sản xuất, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự phát triển điều kiện sống và trình độ dân trí.

Chất thải rắn của các tổ chức, cá nhân là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt, hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại. Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp. [18]

Chất thải rắn trong sản xuất than là các chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ khai thác than bao gồm: Đất đá thải, máy móc, thiết bị hỏng đã qua sử dụng, gỗ chống lò, băng tải than hết hạn, máy khoan, vật tư mỏ đã không còn sử dụng, rác thải sinh hoạt từ công nhân....Chất thải nguy hại phát sinh bao gồm chủ yếu là dầu mỡ thải của máy móc, thiết bị; giẻ lau dính dầu, má phanh, bóng đèn huỳnh quang, ắc quy....

1.1.2 Hoạt động quản lý chất thải rắn

Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm

thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người. [18]

Thu gom chất thải rắn: là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Vận chuyển chất thải rắn: là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.

Xử lý chất thải rắn: là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng các thành phần có ích trong chất thải rắn.

Chất thải rắn trong sản xuất than cũng tuân theo những hoạt động quản lý nói chung như việc quy hoạch chất thải rắn, hoạt động phân loại, thu gom, tái chế, tái sử dụng, vận chuyển và xử lý chất thải rắn...đều tuân theo quy định của Nhà nước, quy định của địa phương.

- Thu gom chất thải rắn: Rác thải sinh hoạt được thu gom bằng thùng rác và được lưu giữ tạm thời trước khi xử lý. Đất đá thải được thu gom tại nơi khai thác hoặc trên khai trường khai thác.

- Vận chuyển chất thải rắn: Chất thải rắn trong sản xuất than được vận chuyển bằng xe chở rác (đối với rác thải sinh hoạt) và bằng ô tô, xe tải (đối với đất đá thải) đến bãi chôn lấp hoặc đổ thải.

- Xử lý chất thải rắn: Rác thải sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng những thành phần có ích, phần không có ích được chôn lấp hoặc đốt. Đất đá thải được đổ thải thành bãi sau đó tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải.

1.2 Tổng quan về khai thác than và vấn đề môi trường liên quan trên thế giới Trữ lượng than trên toàn thế giới cao hơn gấp nhiều lần trữ lượng dầu mỏ và

khí đốt. Người ta ước tính có trên 10 nghìn tỷ tấn, trong đó trữ lượng có thể khai thác là 3.000 tỷ tấn mà 3/4 là than đá. Than tập trung chủ yếu ở Bắc bán cầu, trong đó đến 4/5 thuộc về Trung Quốc (tập trung ở phía Bắc và Đông Bắc), Hoa Kỳ (chủ yếu ở các bang miền Tây), LB Nga (vùng Ekibát và Xibêri), Ucraina (vùng

Đônbat), CHLB Đức, Ấn Độ, Ôxtrâylia (ở hai bang Quinslan và Niu Xaoên), Ba Lan... [1]

Hình 1 1 Khai thác than trên thế giới Có thể coi than là một ngành công nghiệp 1

Hình 1.1 Khai thác than trên thế giới

Có thể coi than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, lượng than thương mại được khai thác tại hơn 50 quốc gia và tiêu thụ tại trên 70 quốc gia trên toàn thế giới, toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản xuất điện, thép và kim loại, xi măng và các loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc).

Hàng năm có khoảng hơn 4,030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong khi đó chấu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng.

Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển từ nửa sau thế kỉ XIX. Sản lượng than khai thác được rất khác nhau giữa các thời kì, giữa các khu vực và các quốc gia, song nhìn chung, có xu hướng tăng lên về số lượng tuyệt đối. Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trung bình là 5,4%/năm, còn cao nhất vào thời kì 1950 - 1980 đạt 7%/năm. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay, mức tăng giảm xuống chỉ còn 1,5%/năm. Mặc dù việc khai thác và sử dụng than có thể gây hậu quả xấu đến môi trường (đất, nước, không khí...), song nhu cầu than không vì thế mà giảm đi.

Các khu vực và quốc gia khai thác nhiều than đều thuộc về các khu vực và quốc gia có trữ lượng than lớn trên thế giới. Sản lượng than tập trung chủ yếu ở khu vực châu á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Nga và một số nước Đông Âu. Các nước sản xuất than hàng đầu là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Nga, chiếm tới 2/3 sản lượng than của thế giới. Nếu tính cả một số nước như Nam Phi, CHLB Đức, Ba Lan, CHDCND Triều Tiên... thì con số này lên đến 80% sản lượng than toàn cầu. [6]

Tuy nhiên hoạt động khai thác và chế biến, tiêu thụ than đang gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Tác động môi trường của khai thác than bao gồm xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến than. Trong một số trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa chất thải mỏ. Bên cạnh hủy hoại môi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương. Những công ty khai mỏ ở một số nước đã được yêu cầu phải tuân thủ những quy định về môi trường và hồi phục bảo đảm vùng khai mỏ trở lại gần với tình trạng khi chưa khai mỏ.

Một số tác động đến môi trường do khai thác than gây ra:

- Khai thác than đá bằng phương pháp lộ thiên tạo nên lượng đất đá thải lớn, ô nhiễm bụi, ô nhiễm nước, mất rừng. Khai thác than bằng phương pháp hầm lò hiện nay làm mất 50% trữ lượng, gây lún đất, ô nhiễm nước, tiêu hao gỗ chống lò và gây các tai nạn hầm lò.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí