dốc dưới 350), chống lò bằng giá thuỷ lực di động (vỉa dốc dưới 450) chiếm khoảng 40-60%. Công nghệ này hiện đang áp dụng rộng rãi tại các mỏ như mỏ Thống Nhất, Khe Chàm, Dương Huy, Mông Dương trong những năm gần đây đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, có mức độ an toàn cho người lao động cao.
- Hệ thống khai thác chia lớp ngang nghiêng chống bằng giá thuỷ lực di động, khấu than bằng khoan nổ mìn áp dụng cho các vỉa có góc dốc trên 45, chiều dày trung bình từ lớn hơn 5m, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả toàn phần. Khi vỉa dày trên 10m, hệ thống bố trí thêm một lò bên vách. Hiện đang áp dụng rộng rãi tại các mỏ như mỏ Hà Ráng, Bình Minh (Thành Công), Nam Mẫu, Vàng Danh…Chiếm khoảng 15-20%.
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương chống giữ lò chợ bằng giá khung di động, khấu than bằng phương pháp khoan nổ mìn, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả toàn phần, áp dụng cho vỉa có chiều dày từ 2,5-6,5m, góc dốc đến 35o. Công nghệ này hiện đang áp dụng rộng rãi tại các mỏ như mỏ Dương Huy, Thống
Nhất, …Chiếm khoảng 20-25%.
- Hệ thống khai thác chia cột theo hướng dốc khấu than từ trên xuống, chống giữ lò chợ bằng tổ hợp dàn 2ANSH khấu than bằng máy đào 1ASHM, điều khiển đá vách bằng phương pháp phá hoả toàn phần, áp dụng cho những khu vỉa có góc dốc từ 350-900 và chiều dày vỉa từ 1,1-2,2 m. Đất đá vách trụ thuộc loại từ ổn định trung
bình trở lên và dễ sập đổ. Công nghệ mới được ứng dụng thử nghiệm ở các mỏ Mạo Khê, Hồng Thái, …Chiếm khoảng 2-5%.
- Các dạng khai thác khác như dàn chống mềm, dàn dẻo, chia lớp bằng chiếm 2-3%.
- Điều khiển đá vách trong lò chợ có chống là phá hoả toàn phần với các cũi lợn gỗ hoặc sắt, khi vách treo thì khoan nổ mìn cưỡng bức. Riêng với mỏ có nguy hiểm về than tự cháy như Mạo Khê, Hồng Thái thì khoảng không sau lò chợ được chèn lấp kín và đá vách tự hạ dần dần.
- Với tình trạng kỹ thuật và trình độ công nghệ như hiện nay, sản lượng và năng suất khai thác hầm lò còn thấp. Năng suất lao động 36 tấn/ca, tốc độ tiến
gương lò chợ chậm 18 25m/tháng, tổn thất than ở hầu hết các mỏ hầm lò đều lớn từ 5565%. Nếu không nhanh chóng hoàn thiện các công nghệ hiện có và đổi mới công nghệ thì hiệu quả sản xuất của ngành than sẽ thấp.
- Hiện nay, TKV đang nghiên cứu triển khai một số công nghệ mới có ứng dụng cơ giới hoá khai thác than trong lò chợ như áp dụng thử nghiệm khai thác bằng máy khấu với giá chống thuỷ lực của Trung Quốc tại vỉa 14 mỏ Khe Chàm và vỉa 9 mỏ Mạo Khê, khai thác lò dọc vỉa phân tầng với các thiết bị khoan dài nổ mìn không chống trong lò chợ theo công nghệ của Pháp ở vỉa 12 mỏ than Mông Dương, hệ thống khai thác dàn chống mềm lò chợ cắt nghiêng áp dụng cho vỉa dốc đứng ở mỏ Vàng Danh.... Nếu các thử nghiệm này thành công sẽ mở ra hướng đi mới cho công nghệ khai thác lò chợ của các mỏ hầm lò.
Đào lò chuẩn bị:
Các thiết bị áp dụng đào lò đã được đầu tư đồng bộ nhằm nâng cao năng suất trong công tác đào lò như combai đào lò than AM-50, AM-45, tại các mỏ hầm lò có quy mô sản xuất trung bình trở lên thì việc đào các đường lò chuẩn bị được thực hiện như sau:
- Đào lò trong đá bằng khoan nổ mìn, xúc bốc bằng máy lên xe goòng với tổ hợp thiết bị gồm: máy khoan khí nén cầm tay có giá đỡ, máy nén khí di động năng suất, máy xúc, búa chèn và máy nổ mìn. Trong trường hợp đào sân ga hầm trạm có khối lượng nhiều tại các mỏ lớn thì có sử dụng dàn khoan nhiều cần.
- Để đạt được sản lượng than hầm lò như hiện nay, công tác đào lò chuẩn bị trong than cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Đã có nhiều công ty thuộc Vinacomin đã đưa máy liên hợp AM-50Z, AM-45 vào đào lò thi công như: Vàng Danh, Hồng Thái, Nam Mẫu, Khe Chàm, tiến độ đạt 200250m/tháng, cho lò chống
thép có tiết diện trên 12m2. Đối với những đường lò trong than có tiết diện nhỏ hơn
12m2 được thi công thủ công bằng khoan nổ mìn tiến độ đạt từ 100140m/tháng.
- Đào các lò nghiêng trong than hầu hết là khoan nổ mìn kết hợp xúc bốc bằng máy lên thiết bị vận tải băng tải hoặc goòng.
- Đối với các công trường khai thác quy mô nhỏ lộ vỉa thì đào lò chuẩn bị chủ yếu là khoan nổ mìn, xúc bốc thủ công lên xe goòng đẩy tay.
- Từ trước đến nay chống giữ các đường lò chủ yếu bằng thép và hiện đang được thay thế dần bằng công nghệ neo tại hầu hết các.
- Tốc độ đào lò trung bình đối với lò đá có tiết diện >16m2 đạt từ
4060m/tháng, với lò đá có tiết diện nhỏ hơn 16m2 đạt 6080m/tháng, với lò than đạt từ 80100m/tháng đối với tiết diện 12m2, với tiết diện nhỏ hơn 12m2 đạt từ 100140m./tháng. Như vậy, công tác đào lò chuẩn bị hiện tại còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất và xây dựng mở rộng.
Vận tải trong lò:
Vận tải than trong lò chợ có chống bằng máng trượt kim loại khi góc dốc lò chợ 230, bằng máng cào khi góc dốc lò chợ 230. Vận tải than trong các lò song song bằng máng cào hoặc băng tải các phỗng rót cách nhau theo chiều dài thiết bị (đạt từ 80100m). Than từ khu khai thác đưa ra sân ga hoặc trạm dỡ tải trên mặt bằng bằng xe goòng trọng tải 13 tấn, kéo bằng đầu tầu hoặc bằng băng tải kéo. Đối với các mỏ khai thông bằng giếng nghiêng thì vận tải than qua giếng bằng băng tải như Mạo Khê, Khe Chàm, Khai thông bằng giếng đứng hiện có mỏ Mông Dương và Hà Lầm.Vận tải than qua giếng đứng bằng trục thùng cũi. Các hình thức vận tải người và thiết bị như tời KS hay mônôray đã được áp dụng tại các mỏ như Khe Chàm III, Nam Mẫu bước đầu đã thu được những thành công nhất định.
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ hầm lò thế giới hiện nay là hoàn thiện sơ đồ công nghệ khấu lò chợ dài theo hướng cơ giới hoá đồng bộ, tăng chiều cao khấu hết chiều dày vỉa. Phát triển sơ đồ công nghệ chia lớp nghiêng với vách giả nhân tạo bằng các vật liệu mới, khấu than dưới giàn tự hành có cơ cấu thu hồi than nóc và cơ giới hoá khai thác gương lò chợ ngắn. [15]
3.1.4 Hiện trạng sàng tuyển, cảng rót than tại thành phố Cẩm Phả Hiện trạng sàng tuyển:
Hiện nay, vùng Cẩm Phả có 3 nhà máy sàng tuyển than (Trung tâm sàng tuyển than Cửa Ông) với tổng công suất 11 triệu tấn/năm, đủ đáp ứng cho sản xuất than chất lượng cao phục vụ cho xi măng và xuất khẩu.
+ Nhà máy Tuyển than No-1:
Nhà máy đã cải tạo nâng công suất đạt 3,5 triệu tấn/năm. Trong thời gian tới cần điều chỉnh công nghệ từ tuyển bằng máng rửa nghiêng hiện nay bằng công nghệ tuyển bằng máy lắng và xoáy lốc huyền phù để sản xuất các chủng loại than phù hợp với thị trường. Đồng bộ với hệ thống đánh đống kho chứa than và tiêu thụ than tại cảng bằng công nghệ băng tải mới.
+ Nhà máy Tuyển than No-2:
Nhà máy đã được đầu tư nâng cấp thiết bị công nghệ, đặc biệt là công nghệ sử lý bùn nước, áp dụng công nghệ lọc ép than bùn để hoàn toàn khống chế được lượng nước tiêu hao, giảm thiểu diện tích khu sử lý bùn nước. Duy trì sản lượng sàng tuyển khoảng 6,0 triệu T/năm.
Tiếp tục đầu tư các dây chuyền xử lý bùn nước cho 02 nhà máy tuyển No-1; No-2 để nâng cao năng lực xử lý và thu hồi than cám mịn của khâu công nghệ bùn nước với mục tiêu tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, cảnh quan của khu vực, tăng nguồn than cấp cho nhiệt điện.
+ Nhà máy Tuyển than No-3: Duy trì khả năng làm việc của nhà máy với nhiệm vụ chủ yếu là sàng thu hồi, chế biến than cho nhiệt điện với công suất 2,0 triệu T/năm.
Hiện trạng cảng rót than:
Hiện nay trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có một số cảng phục vụ cho việc xuất nhập hàng hóa, cụ thể như sau:
- Cụm cảng Cẩm Phả: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành cảng chuyên sâu có bến tổng hợp, thiết bị đồng bộ với công suất khoảng 12 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng 2.000 DWT vào nhận hàng.
- Cảng Km6: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất 5 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
- Cảng Mông Dương – Khe Dây: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cảng lớn, có công suất 7 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng 2.000 DWT vào nhận hàng.
- Cảng Cẩm Thịnh (Cầu 20): Đầu tư cải tạo, mở rộng nâng công suất lên khoảng 3 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than đến hết năm 2013, đảm bảo cho tàu có tải trọng 2.000 DWT vào nhận hàng.
3.2 Hiện trạng chất thải rắn của các mỏ than tại thành phố Cẩm Phả
3.2.1 Nguồn thải và khối lượng chất thải rắn
Chất thải rắn từ hoạt động khai thác than chủ yếu xuất phát từ hoạt động khai thác, bóc đất mở vỉa, hoạt động giao thông vận tải và hoạt động chế biến tuyển than.
Hoạt động khai thác, với hai hình thức lộ thiên và hầm lò, là nguồn phát sinh chủ yếu CTR trong ngành công nghiệp khai thác than. Sau khi khai thác, toàn bộ phần đất bóc tại khu vực khai thác trở thành CTR. Thành phần đất đá thải chủ yếu là sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và đất phủ. Sau khi nổ mìn các khối đá trở thành các cục có kích thước nhỏ từ 050mm, chiếm khoảng 10%, cỡ hạt 5080mm chiếm khoảng 80%, còn lại là các cục có kích thước >80mm. Cỡ hạt được phân bổ dần theo chiều cao của mái dốc: phía trên là cỡ hạt nhỏ, ở chân tầng là cỡ hạt lớn.
Lượng chất thải rắn phát sinh này phụ thuộc vào cấu tạo địa chất từng vùng và công nghệ khai thác. Tỷ lệ đất bóc trong khai thác than quyết định lượng phát sinh CTR. Ở Việt Nam hệ số đất bóc trong khai thác lộ thiên là rất cao, dao động từ 3-13 m3/tấn sản phẩm.
Hoạt động vận tải cũng tạo ra lượng thải không nhỏ trong quá trình khai thác than. Hàng ngày tại các mỏ than có hàng ngàn lượt xe vận tải sản phẩm và chất thải đến các điểm tập kết. Các phương tiện đa phần không thực hiện nghiêm các quy định che đậy, do tăng ca chạy theo khối lượng đã dẫn đến tạo ra lượng CTR thứ cấp.
Hoạt động chế biến và tuyển quặng than làm phát sinh dạng chất thải chủ yếu là quặng đuôi. Quặng đuôi là các sản phầm mịn còn lại sau khi đã tuyển lấy các thành phần kim loại hoặc khoáng vật có giá trị, phần còn lại được thải ra dưới dạng các hồ thải quặng đuôi. Quặng đuôi thông thường được thải ra các hồ chứa, được thiết kế để phục vụ cho các mục đích tập trung và lưu giữ các chất thải rắn cũng như nước công nghệ đã bị ô nhiễm. Tuy nhiên, có những hồ chứa chất lượng kém, hoặc bảo trì không tốt, ở một số nơi thậm chí còn bị khô cạn, làm cho vật liệu thải thoát ra vùng đất và nước xung quanh gây ô nhiễm. [22]
Theo báo cáo từ Công ty CP tư vấn, đầu tư mỏ và công nghiệp – TKV cho biết: Tính đến 31/12/2012, tổng khối lượng đất đá thải còn lại vùng Cẩm Phả là 3,7 tỷ m3, trong đó khối lượng đất đá thải của các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu, Khe Chàm II và Đông Đá Mài chiếm trên 94% tổng khối lượng đất đá thải toàn vùng.
Khối lượng đất, đá thải của các năm 2011, 2012 và 2013 của một số mỏ than ở Cẩm Phả như sau (xem Bảng 3.2).
Bảng 3.2 Khối lượng đất đá thải theo từng năm của các mỏ than ở Cẩm Phả
Đơn vị 1000 m3
2011 | 2012 | 2013 | Tổng | |
Toàn Vùng | 159165 | 166469 | 166832 | 492466 |
Mỏ Cao Sơn (GĐ-I, II), than 103 tấn | 27000 | 27000 | 27000 | 81000 |
Mỏ Khe Chàm II (Lộ thiên) | 16000 | 16000 | 16000 | 48000 |
Mỏ Cọc Sáu (LT, có khu Nam Quảng Lợi) | 36900 | 42000 | 43000 | 121900 |
Mỏ Đèo Nai | 24300 | 31800 | 31800 | 87900 |
Mỏ Lộ Trí | 225 | 225 | 450 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Giai Đoạn Quản Lý, Xử Lý Chất Thải Rắn Trên Thế Giới
- Địa Điểm, Thời Gian, Nội Dung, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Đặc Điểm Một Số Mỏ Than Được Nghiên Cứu Tại Khu Vực Cẩm Phả
- Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Của Các Công Ty Than Tại Cẩm Phả
- Danh Mục Các Bãi Thải Khai Trường Đã Được Cải Tạo, Phục Hồi Môi Trường Vùng Cẩm Phả Giai Đoạn 1995 – 2011
- Vị Trí, Khối Lượng Đổ Thải Các Mỏ Vùng Cẩm Phả
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
833 | 992 | 1450 | 3275 | |
Mỏ Bắc Quảng Lợi (CTLT Băc +50, Nam -70) | 2040 | 357 | 357 | 2754 |
Mỏ Khe Chàm I (cả Đông bắc Khe Chàm) | 409 | 439 | 439 | 1287 |
Mỏ Khe Chàm III (Giếng) | 1113 | 621 | 621 | 2355 |
Mỏ Tây Nam Đá Mài | 8500 | 1500 | 1500 | 11500 |
Mỏ Đông Đá Mài | 7120 | 7120 | 7300 | 21540 |
Mỏ Bàng Nâu (Đông Bàng Nâu, Tây Bàng Nâu) | 4032 | 4000 | 4000 | 12032 |
Mỏ Nam Khe Tam (Đông Bắc) | 3730 | 3750 | 3750 | 11230 |
Mỏ Khe Tam (Dương Huy) | 7425 | 8500 | 8500 | 24425 |
Mỏ Tây Bắc Khe Tam (LT) | 652 | 367 | 367 | 1386 |
Mỏ Khe Sim | 13206 | 15800 | 15800 | 44806 |
Mỏ Tây Khe Sim (TI-TVIII) | 706 | 706 | 706 | 2118 |
Mỏ Tây Bắc Ngã Hai | 1240 | 1150 | 1150 | 3540 |
Mỏ Ngã Hai | 5200 | 4142 | 2867 | 12209 |
Rác thải sinh hoạt của các mỏ than hiện nay phát sinh cũng rất lớn, với số lượng công nhân tham gia khai thác thường xuyên trung bình khoảng 1000 – 3000 người, với tiêu chuẩn thải là 0,5 – 0,8 kg/người/ngày thì lượng rác thải này vào khoảng 0,8 – 2,4 tấn/ngày. Rác thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, SS, ecoli, coliform, giấy, báo, nilong....Hiện nay công tác thu gom, xử lý tại các mỏ than vẫn chưa được chú trọng, nhiều mỏ đặc biệt khu sinh hoạt công nhân chưa được thu gom gây mất mỹ quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân.
Tóm lại, hiện nay CTR trong khai thác than chủ yếu là đất đá thải với số lượng và thành phần như đã đề cập ở trên. Rác thải sinh hoạt ít hơn và chủ yếu phát sinh
từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, ảnh hưởng đến môi trường cũng ít hơn so với đất đá thải do khai thác than gây ra.
3.2.2 Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Hoạt động khai thác than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đang gây ra một số tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng như sau:
Biến dạng địa hình: Dải ven biển từ Nam cầu trắng tới Cửa Ông với chiều dài gần 50 km là các bến bãi xuất than, dải ven biển là nơi chứa đựng các mỏ than, bãi thải đất đá với bề mặt địa hình bị thay đổi biến dạng liên tục, nơi đào khoét thành hồ, nơi đổ thải đất đá thành "núi thải" (bãi thải Nam Đèo Nai, bãi thải Lộ Phong, Cao Sơn).
Biến động diện tích nông nghiệp: Đến năm 1996, thị xã Cẩm Phả đã bị vùi lấp 69 ha đất nông nghiệp, trong đó có 30ha là ruộng lúa.
Biến động mạng thuỷ văn: đất đá trôi vùi lấp các dòng chảy, thay đổi bình diện thuỷ văn, lòng suối nâng cao gây ứ tắc, nơi nấp đầy bùn, vùi dập và huỷ diệt thảm thực vật. làm thu nhỏ hệ thống bồn thu nước gây lụt lội vào mùa mưa như ở Mông Dương, Hà Tu, Hà Khánh. Độ sâu khai thác lớn làm hạ thấp mực nước thuỷ văn gây ra tình trạng khô cạn nguồn nước ở một số nơi như sông Diễn Vọng, hồ Hà Tu, Hà Lầm…
Biến động rừng bị tàn phá: nhất là trong các năm trước 1994 có hàng trăm điểm khai thác than thổ phỉ đã chặt cây chống lò, các khu rừng Quang Hanh, Ngã Hai, vùng xã Dương Huy, Đá Bạc, Diễn Vọng, Đồng Lá, …. lòng sông, hồ đầy đất đá trôi lấp, đó cũng chính là lý do nhà máy nước Diễn Vọng không có nước để hoạt động khi đã đầu tư 30tỷ đồng (hiện phải sử dụng nước từ hồ Cao Vân chuyển về).
Biến động quá trình ngoại sinh: Khai thác mỏ làm gia tăng quá trình ngoại sinh xâm thực, bóc mòn đổ lở, trượt và bồi tụ lấp biển. Từ năm 1969 đến năm 1985 có nơi đường bờ biển lấn ra 300 - 400m có nơi đến 700m, có đảo nối liền với đất liền như Hòn Gai, các đảo ven Cẩm Phả , đoạn ven bờ biển Cẩm Phả - Cửa Ông bồi tụ đất đá nâng cao xa đến gần đảo Khỉ, làm phá huỷ rừng sú vẹt.