2.4.2 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực địa (Điều tra các yếu tố Môi trường, điều tra xã hội học)
Đây là phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ngay tại thực địa vùng nghiên cứu. Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp đánh giá nhanh môi trường thông qua ảnh chụp ngoài thực địa và bảng thu thập số liệu theo mẫu có sẵn. Các lĩnh vực khảo sát thu thập số liệu là các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường, công tác quản lý của thành phố. Ưu điểm của phương pháp là xác định được mối quan hệ giữa các chủ thể và đối tượng điều tra nhằm hiểu rò được hoàn cảnh thực tế của đối tượng cần điều tra. Phương pháp này còn giúp kiểm tra được các số liệu đã thu thập. Những thông tin này sẽ có lợi ích rất nhiều khi đưa ra những khuyến nghị nhằm bảo vệ chất lượng môi trường của địa phương. Đối với khu vực nghiên cứu trong luận văn, Tác giả thực hiện việc điều tra các yếu tố môi trường: Hiện trạng môi trường nền, khu vực bị tác động bởi hoạt động khai thác và sản xuất. Các yếu tố xã hội học: Kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu, điều kiện tự nhiên của vùng Cẩm Phả. Tiến hành khảo sát về địa hình, cảnh quan, mặt bằng sân công nghiệp, bãi thải...khu vực nghiên cứu (bằng các ảnh chụp, dùng thiết bị GPS để định vị trí khu khảo sát sau đó tiến hành sắp xếp, phân loại các dữ liệu phục vụ cho mục tiêu của mình. Việc khảo sát thực địa được thực hiện theo tuyến: Mặt bằng sân công nghiệp – khu khai thác – tuyến đường vận chuyển – sàng tuyển, chế biến – đổ thải – cải tạo, phục hồi môi trường.
+ Phương pháp thu thập xử lý số liệu
Số liệu điều tra được chủ yếu thu thập từ những tư liệu, tài liệu, các bài báo, những bào báo khoa học, các thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng (internet, đài phát thanh…) và thông qua các đợt khảo sát thực địa tại địa phương (khảo sát thực tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND TP Cẩm Phả, phòng Tài nguyên môi trường TP Cẩm Phả, một số Công ty đang khai thác than trên địa bàn thành phố…).
Qua đó chọn lọc các số liệu quan trọng, phù hợp để đưa vào sử dụng. Những số liệu, tài liệu chủ yếu liên quan đến: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của TP Cẩm Phả, số liệu hiện trạng chất thải rắn của một số công ty than và TKV. Từ đó tiến hành xử lý số liệu điều tra tạo ra một kết quả tổng thể và hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn các mỏ than vùng Cẩm Phả.
+ Phương pháp kế thừa (Kế thừa những tài liệu, số liệu liên quan đến Môi trường của các mỏ than)
Dựa vào các thông tin thu được từ các phương pháp để lập sơ đồ Swot đánh giá được thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức khai thác than gắn liền với công tác bảo vệ Môi trường. Đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ Môi trường trong khai thác than.
Các số liệu được kế thừa chủ yếu liên quan đến môi trường của các mỏ than ví dụ: Kết quả quan trắc môi trường định kỳ các mỏ, báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm và 5 năm/lần của Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo thăm dò địa chất, khoáng sản...
+ Phương pháp bản đồ
Mục đích của phương pháp này là thu thập các bản đồ hành chính, địa hình, vị trí khai thác từng năm và kết thúc khai thác, bản đồ tổng mặt bằng mỏ than, bản đồ quy hoạch, các bản đồ cải tạo, phục hồi môi trường của một số mỏ than vùng Cẩm Phả. Các thông tin trên bản đồ được sử dụng bao gồm: tuyến đường giao thông, thủy văn (sông, suối), cao độ, mặt cắt, sườn tầng, cây xanh, cửa lò, bãi thải, mặt bằng sân công nghiệp, kè chắn đất đá, mương rãnh thoát nước...và các thông tin này cần được miêu tả chi tiết, cụ thể trên bản đồ. Thông qua các bản đồ này có thể nhận biết được tình trạng khai thác, sàng tuyển, vận chuyển và đổ thải của các công ty than trên địa bàn. Mặt khác cũng có cách nhìn tổng thể các mỏ, bãi thải để quyết định việc đóng cửa mỏ, cải tạo, hoàn nguyên môi trường cho các mỏ, bãi thải của vùng than Cẩm Phả.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm một số mỏ than được nghiên cứu tại khu vực Cẩm Phả
3.1.1 Vị trí, quy mô sản xuất một số mỏ than vùng Cẩm Phả
Cẩm phả là thành phố công nghiệp lớn của tỉnh Quảng Ninh, có vị trí thuận lợi về giao thông và hệ thống cảng biển. Đây cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh với di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ Long, Bái Tử Long. Cẩm Phả được biết đến là vựa than của cả nước (chiếm 2/3 sản lượng than của cả nước), hiện nay theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 thì trữ lượng huy động còn lại của các mỏ than vùng Cẩm Phả là khoảng hơn 2,2 tỷ tấn được phân bố cho 24 mỏ (trong đó có 17 mỏ đang khai thác lộ thiên với trữ lượng huy động hơn 276 triệu tấn). Tại đây tập trung nhiều mỏ than lộ thiên lớn như mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu, Cao Sơn; sản lượng khai thác mỏ hàng năm trên 1,2 triệu tấn. Ngoài ra còn có 16 mỏ vừa và nhỏ như Bàng Nâu, Đông Đá mài, Tây Nam Đá Mài, Tây Bắc Đá mài, Vỉa 14 Khe Chàm…có sản lượng từ 100-500 ngàn tấn than/năm; tổng sản lượng năm 2001 là 6.2 triệu tấn. Bên cạnh các mỏ than lộ thiên là các mỏ than hầm lò lớn: Thống Nhất, Mông Dương, Dương Huy, Khe Chàm (sản lượng 200 - 300 nghìn tấn/ năm), mỏ Khe Tam, Tây Đá Mài, Ngã Hai, Bắc Khe Chàm có sản lượng từ 100 - 150 nghìn tấn/năm và một số lò nhỏ tận thu khác. Sản lượng khai thác hầm lò toàn vùng Cẩm Phả đạt 2,1 triệu tấn. [14]
Hiện tại khu vực mỏ than vùng Cẩm Phả có nhiều đơn vị đang tham gia khai thác, sàng tuyển, chế biến và vận chuyển than tiêu thụ. Trong các mỏ than đó đáng kể nhất là một số mỏ có công suất và trữ lượng lớn như mỏ than Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu, Khe Chàm, Mông Dương...Dưới đây tác giả xin được dẫn chứng một số mỏ tiêu biểu cho vùng than Cẩm Phả làm cơ sở cho việc đánh giá tổng thể khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.1 Đặc điểm của một số mỏ than vùng Cẩm Phả
Các mỏ than | Diện tích (km2) | Trữ lượng (triệu tấn) | Sản lượng (triệu tấn/năm) | Chất thải rắn | ||
Đất đá thải (triệu m3) | CTR sinh hoạt (kg/ngày) | |||||
1 | Đèo Nai | 6,06 | 42,5 | 2,5 | 644,028 | 1.500 |
2 | Cao Sơn | 4,87 | 48,13 | 3,5 | 640,017 | 2.000 |
3 | Cọc Sáu | 5,35 | 51,947 | 3,5 | 680,624 | 1.800 |
4 | Khe Chàm | 3,09 | 38,72 | 3,0 | 689,603 | 1.100 |
5 | Mông Dương | 4,1 | 70,444 | 1,3 - 2 | 445,789 | 900 |
8 | Khe Sim | 2,3 | 6,39 | 0,25-1,45 | 78,597 | 1.200 |
11 | Lộ Trí | 1,8 | 46,315 | 1,6-2 | 64,268 | 950 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - 2
- Các Giai Đoạn Quản Lý, Xử Lý Chất Thải Rắn Trên Thế Giới
- Địa Điểm, Thời Gian, Nội Dung, Phương Pháp Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Hiện Trạng Sàng Tuyển, Cảng Rót Than Tại Thành Phố Cẩm Phả Hiện Trạng Sàng Tuyển:
- Hiện Trạng Quản Lý Chất Thải Rắn Của Các Công Ty Than Tại Cẩm Phả
- Danh Mục Các Bãi Thải Khai Trường Đã Được Cải Tạo, Phục Hồi Môi Trường Vùng Cẩm Phả Giai Đoạn 1995 – 2011
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Hiện nay, các mỏ than vùng Cẩm Phả thực hiện khai thác theo hai hình thức là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò. Mỗi hình thức đều có những công nghệ và phương pháp khai thác khác nhau, dưới đây xin trình bày cụ thể về hiện trạng khai thác tại vùng mỏ Cẩm Phả.
3.1.2 Hiện trạng khai thác lộ thiên vùng Cẩm Phả
Trong những năm qua cũng như hiện nay, khai thác than lộ thiên luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc đáp ứng sản lượng của ngành than. Theo thống kê, sản lượng khai thác lộ thiên trong những năm qua chiếm khoảng 55 - 65% tổng sản lượng than khai thác của toàn ngành.
Hiện nay, ngành than có 5 mỏ lộ thiên lớn với công suất trên 2 triệu tấn/năm là: Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai, Hà Tu, Núi Béo, 15 mỏ lộ thiên vừa và một số công trường khai thác lộ thiên khác do các Công ty than hầm lò quản lý sản xuất với công suất từ 100 700 ngàn tấn/năm và một số điểm khai thác mỏ nhỏ và lộ vỉa với sản lượng than khai thác nhỏ hơn 100 ngàn tấn/năm.
Hình 3.1 Ranh giới các mỏ than lộ thiên lớn vùng Cẩm Phả
Mở vỉa và chuẩn bị khai trường: Hầu hết các mỏ lộ thiên khai thông bằng hệ thống hào mở vỉa bám vách vỉa than, riêng khu vực Tả Ngạn mỏ Cọc Sáu mở vỉa bằng hào trong than, còn khu Đông Thắng Lợi - Cọc Sáu và Lộ Trí - Đèo Nai hiện nay đang khai thác từ trụ sang vách vỉa. Thiết bị đào hào là máy xúc thuỷ lực gầu ngược phối hợp với máy xúc gầu thẳng EKG. Chiều rộng đáy hào 2 4m đối với máy xúc thuỷ lực gầu ngược và 18 20m đối với máy xúc gầu thẳng. Trong những năm gần đây, đối với một số mỏ khai thác dưới mức thoát nước tự chảy như: Cọc Sáu, Cao Sơn, Đèo Nai đã áp dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược để kết hợp đào hào mở vỉa, tháo khô đáy mỏ và tăng cường tốc độ xuống sâu đạt kết quả rất tốt, tốc độ xuống sâu đạt bình quân 6 15m/n, thậm chí có mỏ đạt 20m/n.
Về hệ thống khai thác: Do cấu trúc địa chất và sản trạng của các vỉa than tại các mỏ lộ thiên chủ yếu cắm nghiêng với góc dốc trung bình 30 35 độ nên hầu hết các mỏ lộ thiên đều áp dụng hệ thống khai thác (HTKT) xuống sâu, dọc, một hoặc hai bờ công tác, đất đá chủ yếu được đổ ra bãi thải ngoài. Trong những năm gần đây, trên cơ sở áp dụng thử nghiệm thành công tại khu vực Tây Nam - Cao Sơn, ngành Than Việt Nam đã đưa vào thiết kế và vận hành HTKT khấu theo lớp đứng hầu khắp trên các mỏ lộ thiên để tăng góc dốc bờ công tác lên 25 27 độ theo kết cấu bờ công tác bằng cách chia chúng thành các nhóm tầng, mỗi nhóm tầng có 1-2 tầng công tác với chiều rộng mặt tầng Bmin = 35 40m và 2 3 tầng tạm nghỉ với
chiều rộng mặt tầng 15 17m. Việc đưa vào thiết kế và áp dụng HTKT này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao vì giảm được hệ số bóc đất đá thời kỳ đầu.
Về đồng bộ hoá thiết bị: Hiện nay, tại tất cả các mỏ lộ thiên được trang bị đồng bộ thiết bị khoan, xúc bốc, vận tải thuộc loại trung bình tiên tiến. Đối với các mỏ quy mô lớn như Cao Sơn, Cọc Sáu, Đèo Nai phục vụ cho dây chuyền bóc đất đá là máy khoan CБЩ -250 MH, khoan thủy lực với đường kính lỗ khoan d = 110 200mm, máy xúc chạy điện EKG có dung tích gàu E=4,68m3, máy xúc thủy lực có dung tích gầu xúc E = 3,5 6,7m3, ô tô tự đổ có trọng tải 3058 tấn gồm các chủng loại như Belaz, Komatsu, Caterpillar, v.v... Đào hào tháo khô mở vỉa và khấu than bằng các máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích gầu E = 2,8 - 3,5m3 phối hợp với máy xúc gầu thẳng EKG với dung tích gầu xúc đến 5m3, vận chuyển than là các loại ô tô tự đổ trọng tải 15 32 tấn hoặc vận tải liên hợp ô tô-băng tải (mỏ Đèo Nai và Cọc Sáu).
Đối với các mỏ và khai trường lộ thiên quy mô vừa và nhỏ, phục vụ cho công tác bóc đất đá và khai thác than sử dụng đồng bộ thiết bị cỡ vừa và nhỏ gồm máy khoan xoay đập thuỷ lực đường kính lỗ khoan 75 120mm, máy xúc thuỷ lực gầu ngược dung tích gầu E = 1,52,0m3 cùng với ô tô tự đổ trọng tải đến 12 15 tấn.
Về công tác đổ thải đất đá: Hiện nay các mỏ lộ thiên chủ yếu đều sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải sử dụng ô tô-xe gạt, khối lượng đổ thải lớn nhất tập trung tại cụm mỏ lộ thiên vùng Cẩm Phả, hàng năm khoảng 60 70
triệu m3. Việc đổ thải ngoài dưới dạng bãi thải cao có nhược điểm cơ bản là chiếm
dụng diện tích đất mặt lớn, gây trượt lở bãi thải và bồi lấp hệ thống sông suối, ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị như các bãi thải Nam Đèo Nai - Cẩm Phả, bãi thải Nam Lộ Phong - Hà Tu, v.v… Công tác đổ thải đất đá hiện nay là một vấn đề cấp thiết mà TKV đang quan tâm giải quyết, đặc biệt quy hoạch đổ thải cụm mỏ vùng Cẩm Phả giai đoạn 2010 2015.
Ổn định bờ mỏ: Trong những năm qua và hiện nay tại một số mỏ lộ thiên xảy
ra hiện tượng tụt lở bờ mỏ như bờ Tây Vỉa 11 Núi Béo, bờ Nam và Đông Bắc mỏ Cọc Sáu, mỏ Đèo Nai, Hà Tu, v.v... Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tụt
lở bờ mỏ là đất đá yếu, phay phá, tác động của nước ngầm, bờ mỏ ngày một nâng cao với góc dốc lớn, cắt vào chân bờ mỏ (bờ trụ), phương pháp nổ mìn biên chưa được áp dụng, chưa có các biện pháp gia cố bờ mỏ hữu hiệu. Biện pháp xử lý cơ bản hiện nay là tụt đến đâu bóc xúc dọn dẹp đến đó.
Đánh giá tình trạng kỹ thuật và công nghệ: Trong các năm qua, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ, cải thiện tình trạng kỹ thuật và công nghệ tại các mỏ lộ thiên như sau:
- Chỉ đạo và giao chỉ tiêu hệ số bóc đất đá cho các công ty, các mỏ, cải thiện dần các thông số của HTKT do các năm trước thu hẹp sản xuất.
- Đã nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ đào sâu đáy mỏ bằng máy xúc thuỷ lực gàu ngược đối với các mỏ khai thác dưới mức thoát nước tự chảy.
- Đã nghiên cứu và áp dụng thành công HTKT khấu theo lớp đứng cho hầu hết các mỏ.
- Đã nghiên cứu và bước đầu đưa vào áp dụng công nghệ và thiết bị khai thác chọn lọc, nâng cao chất lượng và giảm tổn thất than.
- Các khâu chủ yếu trong quy trình công nghệ khai thác đã được đầu tư trang thiết bị hiện đại và đồng bộ như:
+ Công tác khoan lỗ mìn, nạp mìn bằng máy khoan, xe nạp mìn của các nước tiên tiến đang sử dụng.
+ Máy xúc thuỷ lực gầu thuận, gầu ngược, chạy diezen, có tính cơ động cao, phù hợp với HTKT khấu theo lớp đứng, đào hào và khai thác than đáy mỏ, khai thác chọn lọc, v.v...
+ Ôtô vận tải cỡ lớn (trọng tải 42 60 tấn), ôtô khung động (xe lúc lắc) có khả năng leo dốc cao và bán kính đường vòng nhỏ.
Tóm lại, tình trạng kỹ thuật và công nghệ của các mỏ lộ thiên hiện nay đã được cải thiện một bước về chất, đang tiếp tục đổi mới và dần dần đi vào nề nếp, tiến tới phải đảm bảo quy trình, quy phạm kỹ thuật và phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. [15]
3.1.3 Hiện trạng khai thác hầm lò vùng than Cẩm Phả
Hiện nay, tại vùng than Quảng Ninh có trên 30 mỏ hầm lò đang hoạt động, trong đó chỉ có 9 mỏ có trữ lượng huy động lớn, có công nghệ và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, khai thác với sản lượng hầm lò từ 1,0 triệu tấn/năm trở lên bao gồm như mỏ: Mạo Khê (1,6 tr.tấn), mỏ Nam Mẫu (1,5 tr.tấn), mỏ Vàng Danh (3,1 tr.tấn), mỏ Hà Lầm (1,77 tr.tấn), mỏ Ngã Hai (Quang Hanh, 1,05 tr.tấn), mỏ Khe Chàm (1,01 tr.tấn), mỏ Khe Tam (Dương Huy 2,0 tr.tấn), mỏ Lộ Trí (Thống Nhất 1,59 tr.tấn) và mỏ Mông Dương (1,5 tr.tấn) khai thác trong năm 2009.
Các mỏ còn lại sản lượng khai thác dưới 1,0 triệu tấn/năm, kế hoạch thăm dò, dây chuyền công nghệ và cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ bao gồm các mỏ: Bắc Cọc Sáu (C.ty TNHH MTV than Hạ Long- Vinacomin), mỏ Tây Bắc Khe Chàm (Tổng công ty Đông Bắc), mỏ Đồng Vông-Uông Thượng (C.ty TNHH MTV than Uông Bí- Vinacomin)…
Công tác khai thông và chuẩn bị:
Sơ đồ mở vỉa của các mỏ hầm lò đều theo nguyên tắc ưu tiên mở vỉa theo phương pháp lò bằng, những khoáng sàng không thể mở vỉa bằng lò bằng thì mở vỉa bằng giếng nghiêng, những khoáng sàng không thể mở vỉa được bằng lò bằng, giếng nghiêng thì mở vỉa bằng giếng đứng hoặc giếng nghiêng kết hợp giếng đứng.
- Mở vỉa lò bằng: Nam Khe Tam.
- Mở vỉa giếng nghiêng: Phần giếng các mỏ Khe Chàm, Lộ Trí (Thống Nhất), Dương Huy, Nam Khe Tam (đã thi công đến sân ga), Ngã Hai (Quang Hanh),…
- Mở vỉa giếng đứng: mỏ Mông Dương.
- Chuẩn bị khai thác theo phương pháp khấu dật lò chợ tầng được áp dụng là phổ biến như tại các mỏ Đông Khe Sim, Dương Huy, Khe Tam, Khe Chàm, Nam Khe Tam. Chuẩn bị khai thác theo phương pháp khấu dật lò chợ phân tầng được áp dụng ở mỏ Mông Dương.
Công nghệ khai thác:
- Hệ thống khai thác cột dài theo phương lò chợ khấu theo chiều dốc bằng khoan nổ mìn với chiều cao khấu 1,4 - 2, 2m chống lò bằng cột thuỷ lực đơn (vỉa