mỏ đang khai thác và các bãi đổ thải đều nằm trong kế hoạch sử dụng đất của UBND thành phố Cẩm Phả và tỉnh Quảng Ninh. [24]
Việc quy hoạch đổ thải hợp lý và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ môi trường của thành phố Cẩm Phả sẽ tạo điều kiện cho các Công ty than phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, khi được quy hoạch hợp lý thì việc tác động đến môi trường đặc biệt là khu vực dân cư xung quanh bãi thải sẽ giảm đáng kể.
+ Thay đổi công nghệ đổ thải:
Trước đây, hầu hết các mỏ than lộ thiên trong Vinacomin sử dụng hệ thống bãi thải ngoài với công nghệ đổ thải bãi thải cao nên thường gây ra các hiện tượng không ổn định. Để ổn định bãi thải, Vinacomin đã thay đổi công nghệ đổ thải, trong đó các bãi thải mới sẽ phải được thiết kế theo dạng bãi thải phân tầng, các bãi thải chưa đảm bảo sẽ được cải tạo, san cắt tầng. Công nghệ này đã được ứng dụng cho cải tạo các bãi thải V.7, 8 Hà Tu, lộ vỉa 14 Hà Tu (cũ), Ngã Hai, Chính Bắc - Núi Béo, Nam Lộ Phong - Hà Tu, Khe Rè - Cọc Sáu. Bên cạnh đó, nhằm ổn định sườn bãi thải, chống sạt lở đất đá, giải pháp sử dụng cỏ vetiver đã được áp dụng thử nghiệm từ năm 2007 tại sườn phía Tây bãi thải Chính Bắc - Công ty CP than Núi Béo. Sau thời gian trồng hơn 1 năm, bộ rễ cỏ có chiều dài 1,2m -1,4m, hệ rễ chùm, tạo thành bộ lưới sinh học giữ cho đất đá trên sườn bãi thải không bị sạt lở. [8]
Ngoài công nghệ đổ thải trên, TKV cũng đang có kế hoạch đầu tư hệ thống băng tải đá ở Đèo Nai và Cao Sơn để phục vụ cho việc đổ thải cho hai mỏ than Đèo Nai và Cao Sơn. Vì 3 mỏ (Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu) đều tăng nhanh về sản lượng nên bãi thải Đông Cao Sơn đã trở thành điểm nóng về công tác đổ thải trong nhiều năm nay. Năm 2013, tập đoàn chỉ đạo đã ra kế hoạch bãi thải Đông Cao Sơn phải bàn giao cho Cọc Sáu; Đèo Nai sẽ đổ thải ở Khe Sim, Cao Sơn sẽ đổ thãi ở Bàng Nâu để giảm tải cho bãi thãi Đông Cao Sơn. Việc đổ thải của Đèo Nai và Cao Sơn thông qua hệ thống băng tải đá.
Với hệ thống tuyến băng tải đá của Than Cao Sơn (theo Dự án Cải tạo mở rộng Mỏ than Cao Sơn , do Công ty CP than Cao Sơn làm chủ đầu tư), gồm có 3 hệ
thống tuyến băng tải số 1,2 và 3, trong đó hệ thống tuyến băng tải đá số 3 sẽ đầu tư giai đoạn sau năm 2027. Trạm biến áp 35/6 Kv cung cấp điện cho băng tải đá (3 trạm); nhà điều hành sản xuất, nhà giao ca, nhà ăn, nhà vệ sinh và nhà sửa chữa v.v. là những hạng mục công trình khác của dự án.
Với chiều dài 2650m (tuyến cố định); Hệ thống băng tải số 1 kéo dài và nối dài đầu dỡ tải 1300m. Năng suất băng tải 10400 tấn/h. Các thiết bị đi kèm gồm 2 máy nghiền đá, năng suất 5200 tấn/h, công suất động cơ 1550 kW; cỡ hạt đầu vào 1500 x 1000 x 1000, đầu ra#400mm; Máy rót đá thải năng suất 10400 tấn/h, công suất động cơ 1500kW, chiều dài cần 50m, chiều cao rót 22/1,5m; máy trung chuyển đá thải năng suất 10400 tấn/h.
Hệ thống tuyến băng tải số 2 cũng có 2 tuyến. Tuyến cố định dài 3120.7m, băng tải kéo dài và băng tải nối dài đầu đỡ tải dài 1300m. Năng suất băng tải 10400 tấn/h. Hệ thống này cũng có 2 máy nghiền đá và một máy rót, năng suất và tính năng kỹ thuật như hệ thống tuyến băng 1.
Có thể bạn quan tâm!
- Danh Mục Các Bãi Thải Khai Trường Đã Được Cải Tạo, Phục Hồi Môi Trường Vùng Cẩm Phả Giai Đoạn 1995 – 2011
- Vị Trí, Khối Lượng Đổ Thải Các Mỏ Vùng Cẩm Phả
- Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu Của Các Mỏ Khai Thác Than Lộ Thiên Trên Địa Bàn Cẩm Phả
- Nhu Cầu Sàng Tuyển Than Nguyên Khai Vùng Cẩm Phả
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - 13
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Hình 3.9 Bốc xúc đất đá ở Công ty than Cao Sơn
Có thể khẳng định rằng, chủ trương đầu tư các hệ thống băng tải đá ở Than Đèo Nai và Than Cao Sơn là con đường để 3 đơn vị sản xuất than lộ thiên nêu trên phát triển lâu dài và ổn định. Chủ trương này được Tập đoàn xác định từ lâu và đến
nay trở nên bức thiết, nóng bỏng. Nếu còn kéo dài dự án, nhiều hệ lụy khác có nguy cơ xảy ra, hậu quả khó lường. [9]
Tóm lại việc thay đổi công nghệ đổ thải có ý nghĩa to lớn đối với môi trường ngành than. Nó không những tạo sự ổn định cho các bãi thải mà còn tránh được các sự cố như sụt lún, trượt lở gây nguy hiểm đến đời sống của một bộ phận dân cư gần khu bãi thải. Ngoài việc san cắt tầng, trồng cỏ vetiver sườn bãi thải hay băng tải đá, một số Công ty than có thể triển khai công nghệ NeoWeb (Israel) vào làm tường chắn chân bãi thải, xây dựng hệ thống mương, hồ nước thay thế công nghệ truyền thống. Từ việc thay đổi công nghệ đổ thải cũng sẽ làm cho công tác cải tạo, phục hồi bãi thải được dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
+ Cải tạo, phục hồi bãi thải:
Giải pháp của Công ty than và ngành than: Áp dụng công tác đổ bãi thải trong và bãi thải tạm tới mức tối đa với các giải pháp công nghệ hợp lý nhằm giảm diện tích chiếm dụng đất đai, rút ngắn cung độ vận tải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao hiệu quả khai thác.
Từ khi bắt đầu khai thác than đến nay ở riêng khu vực Quảng Ninh đã thải khoảng gần 3 tỷ m3 đất đá và đã gây ra nhiều tác động đến môi trường. Từ nay đến 2025, lượng đá thải ở Quảng Ninh còn phải đổ khoảng 7 đến 8 tỷ m3 đất đá chưa tính đến một lượng đất đá thải đáng kể của khu vực nội địa do đó giải pháp để phục hồi bãi thải khu vực nghiên cứu được xác định như sau:
- Tận dụng đổ bãi thải trong để giảm diện tích chiếm đất, giảm ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục đất đai sau này.
- Nghiên cứu việc đổ thải một phần đất ra ven biển để tạo quỹ đất xây dựng tạo điều kiện di chuyển các hộ dân trong các khu vực bị ảnh hưởng của bãi thải, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp.
- Quản lý chặt chẽ việc đổ thải của các mỏ theo đúng thiết kế, Báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt.
- Áp dụng biện pháp chống xói lở sườn dốc, chống trôi lấp đất đá thải một cách hữu hiệu như:
Gieo trồng cây cỏ phủ kín các sườn dốc không công tác để chia nhỏ và ngăn cản dòng chảy tập trung.
Theo chiều dài dòng chảy tập trung, xây dựng các đê đập và trồng các dải cây chắn ngang để chia cắt thành dòng chảy mặt, giảm tốc độ dòng chảy, làm lắng đọng, chắn giữ bùn cát.
Hình 3.10 Cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than Đèo Nai
Để chống trôi lấp đất đá thải, bảo vệ và khôi phục môi trường sinh thái phải thường xuyên sửa chữa, cải tạo các hệ thống đê đập chắn đất đá thải hiện có và xây dựng mới các đê đập chắn đất đá thải đảm bảo hạn chế tối đa sự trôi lấp đất đá thải làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Đồng thời cần tiến hành cải tạo đất, trồng cây gây rừng tại các khu vực đã kết thúc đổ thải. [8]
Việc ổn định bãi thải được các đơn vị thực hiện nhiều bước công việc như: Tạo hình thể bãi thải, tạo mặt tầng và đê chắn mép tầng, kè chân bãi thải, chân tầng thải chống trôi trượt, tạo hệ thống thoát nước mặt tầng và sườn tầng… Theo tính toán cho thấy, độ ổn định của các bãi thải chỉ có thể được đảm bảo khi góc dốc sườn tầng thải lớn hơn 320. Trong khi đó, hầu hết các bãi thải Vinacomin đều đã đổ thải từ lâu nên góc dốc sườn tầng của các bãi thải vùng Quảng Ninh luôn trên 320, đảm
bảo an toàn.
Đối với mặt tầng và đê chắn mép tầng cũng vậy, mặt tầng của các bãi thải thường có chiều rộng từ 10 đến 20m. Với chiều rộng này, mặt tầng luôn đủ để
phương tiện cơ giới có thể đi lại phục vụ cho việc kiểm tra, chăm sóc cây cối, vận chuyển phương tiện, vật tư phục vụ việc tu bổ mặt tầng và các công trình khác trên bãi thải khi cần. Đê chắn mép tầng đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi đi lại trên mặt tầng, ngăn nước mặt tầng không chảy tràn thẳng xuống sườn tầng để không gây xói lở sườn tầng. Sử dụng đất đá thải tạo đê chắn mép tầng. Kích thước đê chắn mép tầng thông thường có chiều rộng mặt đê tối thiểu 7 - 10m để có thể trồng 2- 3 hàng cây. Chiều cao thân đê từ 2 - 5m. Trong trường hợp sử dụng mặt tầng làm mương thoát nước trực tiếp, các đơn vị áp dụng giải pháp kè chân đê (xây tường đá hộc, kè đá hộc khan) để chống xói lở chân đê. Hầu như toàn bộ các bãi thải của các mỏ lộ thiên của Vinacomin đều xây dựng hệ thống thoát nước mặt tầng và sườn tầng. [25]
Hình 3.11 Sơ đồ hình thể bãi thải
Đề xuất giải pháp của tác giả: Để Công tác cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải, khai trường được tốt hơn cần tuân thủ các nguyên tắc chung sau đây:
- Cải tạo, phục hồi môi trường đồng loạt các bãi thải, khai trường trong đó ưu tiên các bãi thải nhìn thấy được từ QL 18A trên toàn bộ địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Việc cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải được thực hiện với từng phần bãi thải đã dừng việc đổ thải, không nhất thiết phải chờ hoàn thành đổ thải toàn bộ bãi thải.
- Khi thực hiện cải tạo, phục hồi bãi thải, đặt nhiệm vụ xử lý an toàn bãi thải lên hàng đầu; sử dụng các loài thực vật bản địa, địa phương hoặc giống ngoại lai nhưng đã được thuần chủng tại Việt Nam để phủ xanh.
Kế hoạch thực hiện cải tạo phục hồi các bãi thải giai đoạn 2012 – 2020 được trình bày tại Bảng 3.11 Danh mục và tiến độ các bãi thải được cải tạo, phục hồi giai đoạn 2012 – 2020 và những năm tiếp theo (phụ lục luận văn).
Trong các biện pháp xử lý chất thải rắn mà đặc biệt là đất đá thải của ngành than thì việc cải tạo, phục hồi bãi thải là biện pháp chính và quan trọng nhất. Do đất đá thải không thể đốt mà việc chôn lấp cũng không phù hợp thì việc đổ thải để hình thành bãi thải là nhu cầu bắt buộc. Tuy nhiên thành phần đất đá thải chứa nhiều chất ô nhiễm như xít thải, mẩu than thừa, đất đá bị phong hóa....dẫn đến việc xử lý rất khó khăn. Công tác trồng cây ổn định sườn tầng, tạo rãnh thoát nước đề phòng úng lụt khi mưa bão và đặc biệt kè chắn chân bãi thải để tạo sự ổn định phòng chống sự cố là rất cần thiết. Một số mỏ than như Đèo Nai, Cao Sơn, Quang Hanh đã áp dụng một số công nghệ cải tạo, phục hồi môi trường (xem các dự án CTPHMT của các mỏ than) của các nước tiên tiến như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đức, Anh, Nga...và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Trong thời gian tới (đến năm 2020) các mỏ than vùng Cẩm Phả phải cơ bản hoàn thành các công trình cải tạo, phục hồi (theo dự án/đề án CTPHMT) các bãi thải để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững như đã đề ra.
+ Trồng cây, các phương án trồng cây, phương án phòng chống sạt nở:
Vấn đề trồng cây xanh để phủ xanh bãi thải, chống phát tán bụi, tiếng ồn đang trở nên rất cấp thiết. Vì vậy phải lựa chọn đúng các loại giống cây trồng và chăm sóc sao cho phù hợp để đáp ứng được mục tiêu cải tạo, phục hồi môi trường nhằm đưa môi trường trở lại với trạng thái tương tự ban đầu. Dưới đây là một số loại giống cây trồng, mật độ trồng, kỹ thuật chăm sóc phù hợp với các bãi thải của mỏ than vùng Cẩm Phả.
Lựa chọn giống cây trồng:
a. Yêu cầu lựa chọn loại cây và kỹ thuật trồng trên bãi thải:
Do đặc điểm cần phủ xanh nhanh bề mặt bãi thải để chống tạo bụi, xói lở... các loại thực vật trồng trên bãi thải cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có khả năng nhanh chóng thích nghi với khí hậu và có sức chịu đựng lâu dài với những biến đổi của thời tiết (nhiệt độ cao, thời gian khô cằn kéo dài...) và với đặc tính lý hóa không thuận lợi của đất đá thải.
- Có khả năng sinh trưởng nhanh, đặc biệt trong những năm đầu mới trồng, có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là các chất khó đồng hóa.
- Có hệ rễ phát triển mạnh, nhanh và có thể chịu được những biến động bụi vùi lấp, trôi gốc rễ...[7]
b. Một số định hướng trong việc lựa chọn loại cây trồng trên bãi thải:
- Đối với các bãi thải đã tồn tại từ 1 - 5 năm: Cần xúc tiến nhanh quá trình ổn định bãi thải nên có thể chọn các loại cây có hệ rễ chùm lan rộng, ăn sâu để tạo sự liên kết đất đá thải, ổn định bề mặt bãi thải.
Có thể sử dụng các loại cây sắn dây dại, bìm bìm, lau, le, chít trồng trên sườn dốc (bãi thải Nam Lộ Phong, Nam Đèo Nai), phần chân bãi thải có thể trồng tre gai ken dày để hạn chế sự trôi đất đá (bãi thải LV.14 Hà Tu cũ).
Từ tháng 10 năm 2007, cỏ vetiver đã được thử nghiệm trồng tại bãi thải LV.46
- Hồng Thái, bãi thải Chính Bắc - Núi Béo...bước đầu đã cho thấy tính thích ứng của giống cỏ này với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải và khả năng giữ ổn định sườn bãi thải, chống xói lở rất tốt. Tuy nhiên, khi trồng cỏ vetiver cần chú ý một số vấn đề sau đây:
+ Nên tăng thêm lượng đất bón lót ban đầu để đảm bảo có nguồn dinh dưỡng lâu dài cho cỏ, đặc biệt là các sườn bãi thải có thành phần chủ yếu là đá.
+ Không sử dụng lớp phủ bẹ xơ dừa. Thực tế tại bãi thải Chính Bắc - Núi Béo cho thấy, những khu vực có thử nghiệm phủ thảm bẹ xơ dừa cỏ vetiver đều bị chết.
Hình 3.12 Trồng cỏ Vetiver trên Bãi thải Chính Bắc – Núi Béo
- Đối với các bãi thải đã tồn tại từ 5 - 10 năm: Các bãi thải này đã tương đối ổn định nên có thể trồng một số loại thân gỗ có khả năng chịu hạn và thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải như: phi lao, keo lai, keo chịu hạn, keo đen, thông đuôi ngựa, thông nhựa...
Qua kết quả khảo sát thấy rằng bìm bìm và tre gai kém phát triển, loài sắn dây dại có khả năng thích ứng nhất khi phủ thảm thực vật trên sườn bãi thải mới dừng đổ thải với mật độ 5.000 - 6.000 cây/ha; đối với bãi thải đã dừng đổ thải từ 5 - 10 năm có thể chọn các loài keo lai, thông và phi lao với mật độ 2.500 - 3.000 cây/ha. Cây con mang trồng phải đủ tiêu chuẩn xuất vườn, được bón lót bằng phân NPK, phủ hố bằng đất đồi hoặc đất bãi thải đã được sàng lọc đá. Thời vụ trồng tốt nhất vào vụ xuân.
Để đảm bảo tạo được điều kiện tốt nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, việc phủ thảm thực vật và phục hồi môi trường bãi thải nên tiến hành theo hai bước:
+ Bước một: Tiến hành các công việc ổn định bãi thải, chống xói lở, làm tăng mầu mỡ cho đất đến khi có thể trồng cây công nghiệp; lựa chọn giống cây để cải tạo thành phần dinh dưỡng cho đất đá bãi thải, tốt nhất là các loài cây họ đậu. Ví dụ: trên mặt bằng trồng các loài keo, muồng muồng, điền thanh... trên sườn dốc trồng