Nhu Cầu Sàng Tuyển Than Nguyên Khai Vùng Cẩm Phả

cỏ vetiver, những sườn dốc không có yêu cầu ngặt nghèo chống xói lở có thể trồng cây sắn dây rừng, bìm bìm, cỏ lau, le, chít...

+ Bước hai: Khi đất đai trên sườn bãi thải đã được cải thiện, tiến hành trồng các loại cây thân gỗ (thông, keo, phi lao...), cây công nghiệp (thầu dầu - jatropha...) kết hợp cây tạo cảnh quan (phượng vĩ, bằng lăng, hoa tigôn, hoa giấy...).

Các cây được lựa chọn cho quá trình phục hồi bãi thải có thể chọn đa dạng, nhưng nên theo xu hướng là sử dụng những cây bản địa để có thể góp phần phục hồi đa dạng sinh học của khu vực đã bị tác động khi tiến hành khai thác và đổ thải.

Mật độ cây trồng và chế độ dinh dưỡng:

Trong các dự án cải tạo, phục hồi bãi thải đã và đang được thực hiện trong các đơn vị thuộc Vinacomin, mật độ cây trồng thường được áp dụng là 2.000 - 2.500 cây/ha, tỷ lệ trồng dặm là 10%, kích thước hố trồng thường là 40x40x40cm, tối đa là 50x50x40cm. Trong điều kiện đất đá bãi thải nghèo dinh dưỡng, cần tăng kích thước hố trồng để tăng lượng đất bón lót ban đầu.

Công cuộc cải tạo, phục hồi môi trường bãi thải mỏ than mới trong giai đoạn khởi đầu. Các kết quả trên phần lớn mang tính thực nghiệm. Trong chương trình hợp tác với Vinacomin, Hiệp hội Nghiên cứu Khai thác mỏ và Môi trường của CHLB Đức sẽ cùng Vinacomin tổ chức nghiên cứu một cách có bài bản kỹ thuật phủ xanh, trồng cây trên bãi thải. Việc xác định được những giải pháp công nghệ, kỹ thuật, điều kiện cải tạo, phục hồi bãi thải theo điều kiện của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng và là một nhiệm vụ lớn đối với các cán bộ làm công tác BVMT trong Tập đoàn.

+ Quy hoạch hợp lý hệ thống sàng tuyển và cảng xuất than

Với mục tiêu không đầu tư các công trình sàng tuyển than rải rác ở các mỏ như hiện nay, trong thời gian tới cần có sự nghiên cứu đầu tư các trung tâm sàng tuyển tập trung có công suất lớn bố trí trong các khu vực khai trường mỏ, xa các khu dân cư để vừa phát huy hết năng lực các thiết bị, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghệ, tiết kiệm đầu tư và có điều kiện giảm ô nhiễm môi trường. Hiện đại hoá các nhà máy tuyển than hiện có, phát triển các nhà máy tuyển

tập trung với công nghệ tiên tiến, mềm dẻo. Trong khi chưa có các nhà máy tuyển tập trung, duy trì các cụm sàng mỏ để đảm bảo cung cấp than theo yêu cầu thường xuyên của các hộ tiêu thụ.

- Công nghệ sàng tuyển than của các trung tâm sàng tuyển than mới được lựa chọn là loại công nghệ tiên tiến, có thể tiếp nhận than nguyên khai trực tiếp từ các mỏ với cấp hạt đến 300mm mà không cần phải tổ chức sàng sơ tuyển tại các mỏ như hiện nay, có hệ thống điều khiển tự động, hệ thống xử lý bùn nước hoàn chỉnh để giảm ô nhiễm môi trường, giảm tổn thất than và thu hồi nước triệt để.

- Hoàn thiện công nghệ xử lý bùn nước ở các nhà máy tuyển đã cải tạo nhằm đảm bảo đủ nước dùng cho tuyển tách những sản phẩm cỡ hạt mịn và giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường.

- Hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, đầu tư chế biến than nâu ábitum, than bùn theo công nghệ tiên tiến để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao (kể cả khí hoá than, sản xuất phân bón hữu cơ sinh học . . .), thuận tiện cho việc sử dụng phục vụ dân dụng và công nghiệp đảm bảo vệ sinh, giảm ô nhiễm môi trường.

Để đáp ứng nhu cầu sàng tuyển than và bến cảng bốc rót than, các đơn vị khai thác than thực hiện theo đúng quy hoạch phát triển ngành than đã được phê duyệt. Nhu cầu sàng tuyển than vùng Cẩm Phả được thể hiện rò trong bảng 3.10.

Bảng 3.12 Nhu cầu sàng tuyển than nguyên khai vùng Cẩm Phả



TT


Mỏ/công trường

Sản lượng theo năm khai thác, 1000 tấn

2011

2015

2020

2025

2030

1

Tổng toàn ngành

50 670

64 545

71 920

80 320

87 350

2

Vùng Cẩm Phả

23580

31080

34350

32300

27000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - 12

Đối với Vùng Cẩm Phả, mức độ tăng sản lượng không cao nhưng lại đóng góp gần 50% sản lượng than toàn ngành (2010), tuy nhiên do không đầu tư công nghệ sàng tuyển than phù hợp nên 100% lượng than khai thác tại các mỏ đều phải gia công chế biến tại các cụm sàng mỏ. Các nhà máy tuyển than Cửa Ông hàng năm chỉ tiếp nhận khoảng 10 triệu tấn than sau khi đã sơ tuyển tại các mỏ để tiếp tục sàng

tuyển. Công tác quy hoạch phát triển các trung tâm sàng tuyển than trong vùng được dự kiến như sau:

- Nhà máy sàng tuyển Khe Chàm

Hiện nay, vùng Cẩm Phả có 3 nhà máy sàng tuyển than với tổng công suất 11 triệu tấn/năm, đủ đáp ứng cho sản xuất than chất lượng cao phục vụ cho xi măng và xuất khẩu. Do khó khăn về việc xử lý đá xít thải, nên việc mở rộng các nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông là không khả thi. Để đáp ứng nhu cầu than chất lượng cao trong tương lai, cần thiết phải xây dựng 01 nhà máy sàng tuyển than trung tâm tại vùn Khe Chàm để chế biến than nguyên khai từ các mỏ Khe Chàm, Cao Sơn và Bắc Cọc Sáu. Công suất Nhà máy sàng tuyển Khe Chàm dự kiến 6 triệu tấn/năm. Công nghệ nhà máy tuyển Khe Chàm bao gồm sàng khô là chủ yếu, tuyển máy lắng để sơ bộ tách đá, tuyển xoáy lốc huyền phù để nâng cao chất lượng than cục, xử lý bùn nước bằng hệ thống xoáy lốc phân cấp, bể cô đặc có sử dụng chất trợ lắng, hệ thống lọc ép thu hồi chế biến pha trộn than bùn thành than thương phẩm. Cần tận thu than trung gian, cám đá để nâng cao hệ số thu hồi than sạch, hiệu quả vốn đầu tư, Trong tương lai tiếp theo, tùy nhu cầu sử dụng sẽ tiếp tục mở rộng Nhà máy theo hướng sàng khô là chủ yếu, bổ sung nâng cấp các thiết bị tuyển nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư nhưng vẫn đảm bảo được nhu cầu sản phẩm cho nền kinh tế quốc dân.

- Nhà máy sàng tuyển than Lép Mỹ

Tại khu Ngã Hai, Dương Huy, đề xuất xây dựng Nhà máy sàng tuyển than tập trung Lép Mỹ với công suất sàng tuyển 5,0 triệu tấn/năm, để sàng tuyển chế biến than nguyên khai từ các mỏ Ngã Hai, mỏ Duơng Huy và mỏ Nam Khe Tam. Công nghệ sàng tuyển, chế biến tại Nhà máy tuyển Lép Mỹ bao gồm sàng khô tách cám

0-15mm là chủ yếu, than don xô bã sàng +15mm được tuyển thu hồi than sạch bằng công nghệ huyền phù tang quay 2 cấp tỉ trọng 1,6 kg/dm3 và 2,0 kg/dm3. Xử lý bùn nước bằng bể cô đặc có sử dụng chất trợ lắng, hệ thống lọc ép chế biến than bùn thành than thuơng phẩm. [17]

Trong các năm qua các cảng và bến rót than của ngành than cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ than của ngành, song để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ than trong

thời gian tới cần thiết phải quy hoạch lại các cảng và bến rót than của toàn ngành theo hướng:

Tăng cường khả năng rót than của các cảng chính bằng cách mở rộng bến cảng, nạo vét luồng lạch, hiện đại hoá các thiết bị bốc rót để nâng cao năng lực rót của các cảng.

Xây dựng các cụm cảng tập trung có quy mô, công suất lớn có thiết bị rót hiện đại, để từng bước xoá bỏ dần các bến rót than có quy mô nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý tiêu thụ than, giảm những ảnh hưởng xấu đến môi trường và môi sinh và phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển các cảng phía Bắc Việt Nam và Quy hoạch phát triển đô thị của các khu vực Uông Bí, Hòn Gai, Cẩm Phả, Nội Địa,…[17]

Đối với rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trong sản xuất than:

Hiện tại rác thải sinh hoạt của các mỏ than đang được các Công ty tự thu gom sau đó hợp đồng với đơn vị chức năng trên địa bàn thành phố để vận chuyển, xử lý.

Rác thải công nghiệp của thành phố cũng chưa được xử lý, để đáp ứng nhu cầu đó, TKV đã đầu tư 173 tỷ đồng để xây dựng Nhà máy xử lý và tái chế chất thải công nghiệp nguy hại. Công trình đã hoàn thiện và đi vào hoạt động kể từ tháng 10/2013.

Đây là dự án được xây dựng với đầy đủ hệ thống xử lý chất thải hiện đại gồm: Hệ thống tái chế dầu thải công suất 10.000 lít/ngày.đêm; hệ thống xử lý ắc quy công suất 1.000 kg/ngày.đêm; hệ thống xử lý các chất thải có nguồn gốc từ thép công suất 1.500 kg/ngày.đêm; lò đốt chất thải nguy hại có công suất 500 kg/giờ. Tổng vốn đầu tư dự án trên là 173 tỷ đồng và thời gian thực hiện trong 2 năm. Khi đi vào hoạt động nhà máy sẽ đảm bảo việc thu gom, xử lý, tái chế dầu thải, chất thải có nguy cơ lây nhiễm.... Mỗi năm nhà máy sẽ thu gom, xử lý tái chế khoảng 2.000 tấn rác thải nguy hại mà trước đây các đơn vị sản xuất trong tập đoàn đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải thuê cơ sở ở ngoài tỉnh xử lý. [10]

Việc triển khai xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động không những giải quyết được việc quản lý, xử lý chất thải nguy hại cho các cơ sở trên địa bàn thành phố mà còn rất hữu hiệu đối với ngành than. Công nghiệp khai thác than với số lượng công nhân tương đối lớn (khoảng 12,5 vạn người lao động trong tập đoàn) sẽ phát sinh một lượng rác thải sinh hoạt rất lớn, cộng với chất thải nguy hại từ khai thác than sẽ gây ra những vấn đề môi trường khó lường. Nhà máy tái chế, xử lý rác thải công nghiệp và nguy hại là công trình rất hữu ích của TKV để giải quyết những chất thải rất khó xử lý như chất thải nguy hại, chất thải tồn lưu lâu trong môi trường....

Một số Biện pháp khác:

+ Xây dựng Quỹ môi trường xử lý chất thải rắn:

Đối với tập đoàn TKV: Nguồn tài chính của Quỹ Môi trường tập trung của TKV được hình thành từ nguồn trích từ chi phí sản xuất than, khoáng sản của các đơn vị. Tỷ lệ trích thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên. Hiện tại, tỷ lệ trích hàng năm là 0,1% để thực hiện các hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc Tập đoàn các Công ty than – khoáng sản Việt Nam gồm: cải tạo môi trường, phục hồi môi trường, phòng ngừa sự cố môi trường, khắc phục sự cố môi trường, các hoạt động hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường (hội thảo, mít-tinh, hưởng ứng các ngày lễ hoặc kỷ niệm môi trường, tổng kết…), đào tạo trong lĩnh vực môi trường (kể cả trong và ngoài nước), khen thưởng, phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường…

Quỹ Môi trường tập trung của TKV là nguồn lực tài chính chủ lực và gần như duy nhất để thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại các vùng khai thác than và khoáng sản của TKV. Nhu cầu sử dụng quỹ cho các dự án môi trường của TKV ngày càng tăng.

Để thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn 2012 – 2020, số kinh phí cần từ nguồn Quỹ Môi trường tập trung VINACOMIN là 2.852 tỷ đồng để thực hiện các nội dung chương trình sau: [15]

- Chương trình giám sát, nâng cao năng lực quản lý môi trường;

- Thực hiện các công trình nạo vét sông, suối, xây kè đập;

- Cải tạo, phục hồi các bãi thải;

- Xây dựng các công trình xử lý nước thải;

- Bảo vệ môi trường các tuyến đường vận chuyển;

- Xử lý chất thải nguy hại;

- Đào tạo, hợp tác quốc tế.

Theo đó kinh phí để thực hiện việc xử lý chất thải rắn sẽ bao gồm kinh phí cải tạo, phục hồi các bãi thải (105 tỷ đồng) và các hợp đồng thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trong ngành than khoảng 150 triệu đồng.

Đối với các Công ty than thuộc tập đoàn: Chi phí bảo vệ môi trường thường xuyên hàng năm của các đơn vị được trính từ chi phí sản xuất với tỷ lệ 0,5% tổng chi phí sản xuất của đơn vị. Tỷ lệ này có thể thay đổi theo khối lượng công việc cần thực hiện trong năm nhưng không lớn. Các chi phí được quyết toán cùng với quyết toán chi phí sản xuất cuối năm của đơn vị.

Chi phí bảo vệ môi trường thường xuyên bao gồm các công việc chính sau:

- Chi phí cho hoạt động phong trào (trồng cây đầu xuân, tổ chức lễ ra quân bảo vệ môi trường, kỷ niệm các ngày lễ môi trường…);

- Thực hiện tưới nước rửa đường trên khai trường, các tuyến đường vận chuyển thuộc quyền quản lý của đơn vị hoặc do VINACOMIN giao quản lý;

- Làm các kè, đập chắn đơn giản trong khai trường, dưới chân bãi thải; các khu vực tập trung chất thải;

- Trồng cây các khu vực đất trống, khai trường, phân xưởng để phủ xanh và cải thiện điều kiện làm việc, trên bãi thải đã dừng đổ thải trừ các bãi thải do Quỹ Môi trường tập trung đảm nhận;

- Thực hiện chống bụi, chống ồn, chống nóng… tại các phân xưởng, khai trường; cấp nước sạch sinh hoạt;

- Chi trả chi phí xử lý nước thải mỏ.

Kế hoạch chi phí bảo vệ môi trường thường xuyên được lập và xét duyệt cùng kỳ với xét duyệt kế hoạch sản xuất hàng năm của đơn vị.

Ngoài chi phí bảo vệ môi trường thường xuyên, hàng năm các đơn vị còn lập kế hoạch phòng chống mưa bão trong đó có thực hiện các công trình nạo nét mương rãnh trên khai trường và trên mặt bằng nhà xưởng. Hoạt động này cũng hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường của đơn vị. [15]

Chi phí dành cho xử lý chất thải rắn bao gồm chi phí từ việc xây kè, đập chắn chân bãi thải, trồng cây khai trường, bãi thải, hệ thống rãnh thoát nước....ước tính khoảng 10 tỷ đồng/1 đơn vị nằm trong chi phí bảo vệ môi trường của đơn vị than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả cũng như tỉnh Quảng Ninh.

+ Đào tạo, giáo dục môi trường, hợp tác quốc tế:

Nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường (BVMT), Vinacomin đã xây dựng và ban hành nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường, đồng thời mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức đối với công tác BVMT cho cán bộ quản lý và cán bộ làm công tác môi trường. Qua đó, nhận thức và ý thức bảo vệ môi trường của lãnh đạo, người lao động các đơn vị thuộc Vinacomin đã chuyển biến tích cực; chất lượng môi trường vùng than Quảng Ninh đã được cải thiện rò rệt. Đặc biệt, mỗi năm Vinacomin dành khoảng 700 tỷ đồng cho công tác BVMT. Cùng với đó, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tổ chức quan trắc môi trường theo định kỳ cũng được các đơn vị thành viên đặc biệt quan tâm. Hiện tại, Vinacomin đã có 66/67 khu vực khai thác than, 7/12 cảng than được phê duyệt đánh giá tác động môi trường (ĐTM), 4 cảng được xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường. Nhằm khắc phục ô nhiễm môi trường do quá trình khai thác khoáng sản trước đây để lại, Vinacomin đã triển khai thực hiện các dự án, công trình như cải tạo hệ thống thoát nước Khe Chàm - Dương Huy (Cẩm Phả), cải tạo cảnh quan môi trường sông Vàng Danh (Uông Bí); cải tạo các bãi thải mỏ bằng biện pháp cắt tầng, hạ độ cao, xây dựng đê chắn để ngăn chặn việc đất, đá thải chảy trôi lấp sông, suối hoặc khu vực dân cư lân cận; tiến hành công tác hoàn nguyên môi trường như việc san lấp các địa điểm đã khai thác, trồng cây xanh. Bên cạnh đó, Vinacomin và các đơn vị sản xuất - kinh doanh than trên địa bàn tỉnh đã đầu tư

xây dựng và đưa vào sử dụng 33 trạm xử lý nước thải cho các đơn vị trong ngành, góp phần cải thiện chất lượng các nguồn nước. [21]

Lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với TKV là hoàn toàn mới mẻ. TKV chưa có kinh nghiệm và kiến thức sâu về vấn đề môi trường mỏ, do vậy hợp tác với các đối tác nước ngoài có tiềm năng, kiến thức và tranh thủ nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, các nước khác là vấn đề cần quan tâm.

Trong giai đoạn 2005 – 2014, TKV đã có hợp tác với Hiệp hội Nghiên cứu Khai thác mỏ và Môi trường tại Việt Nam (RAME) của CHLB Đức, Tổ chức phát triển năng lượng mới (NEDO) Nhật Bản và Tổng Công ty phục hồi môi trường mỏ (MIRECO) Hàn Quốc. Ngoài ra, TKV đã có quan hệ và khảo sát công nghệ mới với Israel. Trong giai đoạn sau 2014, VINACOMIN cần tiếp tục duy trì quan hệ với các đối tác trên, đồng thời xem xét mở rộng thêm đối tượng hợp tác để có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

Các lĩnh vực cần tiếp tục cần sự hợp tác với nước ngoài:

- Hoàn thiện và nâng cao kỹ thuật xử lý nước thải mỏ, trong đó xem xét mở rộng công nghệ xử lý nước thải mỏ bằng đầm lầy nhân tạo, ứng dụng kỹ thuật HDS (Hight Density Slug) để xử lý nước thải mỏ bằng công nghệ chủ động để giảm chi phí vận hành.

- Ứng dụng công nghệ phù hợp để xử lý nước thải mỏ sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường thành nước sinh hoạt phục vụ cho công nhân mỏ và dân cư.

- Tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật phủ xanh bãi thải trong những điều kiện khắc

nghiệt.

- Ứng dụng công nghệ NeoWeb (Israel) vào làm tường chắn chân bãi thải,

làm đường, làm hồ chứa nước thay thế cho các công nghệ truyền thống hiện nay để giảm sử dụng đá núi, giảm thời gian thi công, thích hợp với điều kiện biến động của sườn bãi thải).

- Đào tạo, nâng cao trình độ quản lý kể cả đào tạo chuyên gia trình độ cao (thạc sỹ, tiến sỹ).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022