Danh Mục Các Bãi Thải Khai Trường Đã Được Cải Tạo, Phục Hồi Môi Trường Vùng Cẩm Phả Giai Đoạn 1995 – 2011

Phả là 46,42 tấn/ngày đạt tỷ lệ thu gom 85%. Thành phố cũng chia thành 4 tuyến thu gom với số lượng xe vận chuyển là 16 xe/ngày đảm bảo thu gom hết lượng rác như trên. Chất thải rắn sau khi được thu gom, vận chuyển sẽ được xử lý tại các bãi chôn lấp rác, hiện nay trên địa bàn thành phố có 02 bãi chôn lấp là Bãi rác Quang Hanh (Diện tích 9ha và tiếp nhận 50 tấn rác/ngày) và bãi chôn lấp Cửa Ông (Diện tích 2ha và tiếp nhận 10 tấn rác/ngày). Tuy nhiên quá trình thực hiện đang gặp phải những khó khăn, cụ thể là:

- Về công tác quy hoạch: Thành phố chưa có quy hoạch bãi chôn lấp rác đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đúng quy cách. Lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp là một vấn đề khó khăn của các địa phương để đồng thời thoả mãn cả các điều kiện về môi trường, hiệu quả kinh tế và được người dân địa phương đồng thuận chấp nhận; nhất là những vị trí Quy hoạch Khu xử lý rác thải liên vùng, liên huyện.

- Về công tác tuyên truyền và nhận thức của cộng đồng: Nhận thức của cộng đồng về các vấn đề an toàn, sức khoẻ và môi trường trong quản lý chất thải rắn còn chưa đầy đủ.

- Về việc sử dụng các công nghệ xử lý rác tại các Khu dự kiến Quy hoạch chưa được cụ thể hóa để người dân sinh sống trong vùng Quy hoạch Khu xử lý có đánh giá và ủng hộ.

- Về phân loại chất thải rắn tại nguồn: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố hầu hết chưa được phân loại tại nguồn, phạm vi thu gom chủ yếu ở các khu vực trung tâm, gần các trục đường lớn. Các khu vực cách xa trung tâm, các ngò, hẻm nhỏ, việc thu gom rác thải do dân tự giải quyết là chính. Mặt khác, chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn thông thường bị đổ xả lẫn lộn gây ra hậu quả lâu dài và nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ con người, đặc biệt là sức khoẻ của công nhân trực tiếp thu gom và xử lý rác.

Đối với đất đã thải phát sinh từ hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than đang phát sinh đã được các đơn vị ngành than thực hiện, tuy nhiên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, chưa được giải quyết mà cụ thể là:

1) Về không gian những khu vực có thể đổ thải phân bố lệch không đồng đều cho các khai trường lộ thiên do một số khai trường nằm sát cạnh nhau.

2) Về thời gian do khai thác đồng thời nên giai đoạn đầu khi tất cả các khai trường còn hoạt động chưa có điều kiện đổ bãi thải trong, nên một số khai trường gặp khó khăn do thiếu không gian đổ thải và hoặc phải chở đất đá thải đi xa làm chi phí vận tải quá cao.

3) Phức tạp trong vấn đề tổ chức sản xuất do nhiều đơn vị khác nhau cùng hoạt động đồng thời trong cùng một không gian chật hẹp (ví dụ như bãi thải Đông Cao Sơn).

Để giải quyết những vấn đề nêu trên Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030. Qua 2 năm thực hiện quy hoạch, các đơn vị ngành than đã thực hiện nghiêm túc và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ (chi tết trong phần 3.5 của luận văn).

Tóm lại, các đơn vị ngành than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã thực hiện tốt về quản lý, xử lý chất thải rắn theo các chính sách, quy định của trung ương và địa phương. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đang tồn tại như các Bãi chôn lấp hợp vệ sinh, nhận thức của công nhân, cộng đồng địa phương về rác thải, chi phí thu gom, xử lý chất thải rắn....Để thực hiện hiệu quả nghị định và quyết định của trung ương, của tỉnh, thành phố Tác giả cũng đề nghị các cơ quan chức năng sớm xây dựng và ban hành các thông tư hướng dẫn cụ thể, có chế tài đủ mạnh về chất thải rắn, cũng như đầu tư xây dựng khu xử lý, bãi chôn lấp...đảm bảo thu gom và xử lý hiệu quả CTR trên địa bàn thành phố.

b) Thu gom, vận chuyển chất thải rắn

TP Cẩm Phả là một trong những trung tâm khai thác than lớn của cả nước do vậy lượng đất đá, nước thải và bụi thải ra môi trường hàng năm là rất lớn. Nhằm khắc phục những tác động xấu do hoạt động khai thác than mang lại, thời gian qua ngành Than đã không ngừng đầu tư, đổi mới công nghệ cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT) ở khu vực này.

Theo quy hoạch phát triển ngành Than đến năm 2020, sản lượng than khai thác ở vùng Cẩm Phả sẽ đạt từ 14 - 16 triệu tấn/năm, tương ứng với khối lượng bốc xúc đất đá lên tới 200 triệu m3/năm. Đối với công tác ngăn ngừa đất đá trôi lấp, về cơ bản các bãi thải lớn như Đèo Nai, Cao Sơn, Khe Tam… đang đổ thải đã có hệ thống đập chắn tại các vị trí xung yếu, chân bãi thải để ngăn đất đá trôi. Đơn cử như đập Khe Rè, Lao Cáp, số 3 bãi thải Đông Cao Sơn; đập số 1, 2 bãi thải Nam Khe Tam; đập chân bãi thải Hà Ráng. Thời gian tới, Vinacomin tiếp tục đầu tư các đập chắn, hố lắng đất đá, hệ thống thoát nước kiên cố để hạn chế đất đá cuốn trôi theo dòng nước, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động khai thác than chủ yếu là đất đá thải từ quá trình khai thác và CTR sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân ngành than. Lượng rác thải sinh hoạt của các mỏ than trên địa bàn thành phố đều được các Công ty than hợp đồng với các đơn vị chức năng để thu gom, xử lý. Lượng công nhân các Công ty than dao động từ 1000 – 3000 người, với tiêu chuẩn 0,5 – 0,8 kg/người/ngày thì lượng rác thải sinh hoạt phát sinh khoảng 800 – 2.400 kg/ngày. Rác thải sinh hoạt thường có nhiều chất hữu cơ, BOD, SS, coliform...sẽ có những tác động nhất định đến môi trường xung quanh.

Đối với đất đá thải phát sinh từ hoạt động khai thác than, đây là một loại chất thải rất lớn và rất khó để xử lý. Hiện nay các mỏ than vùng Cẩm Phả đang phát sinh một lượng đất đá thải rất lớn (khoảng 40 – 50 triệu tấn/năm), đất đá thải sau quá trình bóc tách được vận chuyển đến các bãi thải và tại đây thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường.

c) Đổ thải

Việc đổ thải tại vùng than Cẩm Phả trong nhiều năm trước đây không theo quy hoạch mặc dù quá trình phát triển ngành Than đều được thực hiện thông qua các quy hoạch được xây dựng và phê duyệt. Sự tùy tiện trong đổ thải thể hiện cụ thể ở những khía cạnh sau đây:

- Rất nhiều bãi thải có tính chất “tạm”, nhỏ, lẻ đã được hình thành trong quá trình khai thác than, tồn tại ở bất kỳ vị trí nào có thể chứa được đất đá thải, do vậy

hiện tượng sạt lở, tụt lở, trôi, trượt thường xảy ra, đặc biệt trong mùa mưa bão gây nên hiện bồi lấp sông suối, thậm chí gây ra sự cố môi trường để lại những hậu quả lớn phải khắc phục trong một thời gian dài; các bãi thải vùng mỏ gây ra những phản cảm mạnh về cảnh quan môi trường.

- Nhiều bãi thải lớn có tính chất liên mỏ (Đông Cao Sơn, Chính Bắc) có lịch sử hình thành từ lâu đời nhưng đến nay vẫn tiếp tục tiếp nhận đổ thải, do vậy công tác phục hồi môi trường đối với các bãi thải này rất khó khăn.

- Do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, rất nhiều bãi thải, kể cả các bãi thải có lịch sử hình thành từ rất lâu đời, thậm chí từ thời Pháp thuộc, đến nay nằm lọt thỏm trong khu đô thị, giữa lòng thành phố và trở thành đối tượng bị chỉ trích vì những tác động đến môi trường, cảnh quan.

d) Cải tạo bãi thải

Về khía cạnh môi trường, tất cả các bãi thải vùng than Cẩm Phả đều có chung nguồn gốc là bãi thải cao nên việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường rất khó khăn về mặt kỹ thuật, rất tốn kém về mặt tài chính và không thể hoàn chỉnh một cách trọn vẹn về mặt cảnh quan, thẩm mỹ.

Do không có gốc về công tác bảo vệ môi trường nên có nhiều yếu tố liên quan đến kỹ thuật, công nghệ phục hồi môi trường bãi thải ở Việt Nam sẽ vĩnh viễn không thể nào áp dụng được vì công nghiệp khai thác than ở Việt Nam đã không tuân thủ theo các qui trình kỹ thuật tương ứng như ở các nước công nghiêp phát triển khác, ví dụ việc thu hồi lớp đất phủ trước khi mở vỉa. [11]

Có thể phân chia kết quả thực hiện công tác cải tạo, phục hồi bãi thải, khai trường theo hai giai đoạn sau đây:

- Giai đoạn 1995 – 2002: Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường rất đơn giản, chỉ bao gồm trồng cây trên sườn và mặt bãi thải, không tổ chức nghiên cứu san cắt tầng, nghiên cứu thổ nhưỡng, kỹ thuật thu gom nước mặt, ổn định sườn tầng bãi thải. Do vậy, kết quả cải tạo không cao, tỷ lệ phủ xanh thành công không lớn, bãi thải vẫn tụt lở.

- Giai đoạn 2003 đến nay: Việc cải tạo, phục hồi bãi thải bắt đầu được tổ chức có qui mô, theo bài bản và có ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của nước ngoài, đồng thời hợp tác với nước ngoài để tổ chức nghiên cứu một cách khoa học.

Kết quả thực hiện cải tạo, phục hồi bãi thải, khai trường vùng Cẩm Phả giai đoạn 1995 – 2011 được trình bày tại Bảng 3.3. [15]

Bảng 3.3 Danh mục các bãi thải khai trường đã được cải tạo, phục hồi môi trường vùng Cẩm Phả giai đoạn 1995 – 2011


STT


Bãi thải


Năm cải tạo

Tổng mức (triệu đồng)


Ghi chú

1

Bãi thải Ngã Hai Quang Hanh

2010

105,000


2

Bãi thải Nam Đèo Nai

2010

52,000


3

Bãi thải Cao Sơn

+30÷+100

2008

6,000


4

Bãi thải Tân Lập

2011

10,000


5

Bãi thải E35

2011

10,000


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn do khai thác than tại thành phố Cẩm Phả - 8

Hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và chất thải rắn mà chủ yếu là đất đá thải nói riêng trong những năm 1995 trở lại đây đã được quan tâm, đầu tư đúng mức. Trong giai đoạn 1995 – 2011 tổng mức kinh phí để cải tạo, phục hồi các bãi thải khu vực Cẩm Phả (theo bảng 3.3) là 183 tỷ đồng. Trong giai đoạn từ 2012 – 2020 tổng mức kinh phí cải tạo bãi thải vùng Cẩm Phả là 2.394 tỷ đồng gấp hơn 13 lần so với giai đoạn 1995 – 2011. Hầu hết các bãi thải trong và bãi thải tạm của khu vực Cẩm Phả trong giai đoạn 2012 – 2020 đều được cải tạo, phục hồi tạo điều kiện cải thiện môi trường các khu vực này đồng thời tạo diện đổ thải cho các mỏ theo đúng quy hoạch của ngành than.

e) Sử dụng đất đá thải

Đất đá thải từ quá trình khai thác than thường nghèo dinh dưỡng và bị axit hóa, do đó không thể dùng cho mục đích nông nghiệp (trồng cây). Việc sử dụng đất đá thải này vào để san lấp các công trình xây dựng cũng không hợp lý, do đất đá

thải này sau quá trình san lấp, có thể gặp nước mưa gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm khu san lấp. Hiện nay giải pháp chính đối với loại đất đá thải này là đổ thải tại các bãi theo quy hoạch, sau đó tiến hành trồng cây xanh trên các sườn tầng và mặt bằng bãi thải tạo cảnh quan môi trường xanh và có thể phục vụ cho mục đích du lịch, giảm ô nhiễm môi trường cho thành phố và các khu lân cận.

3.4 Dự báo chất thải rắn của các mỏ than tại thành phố Cẩm Phả

3.4.1 Cơ sở dự báo

Chất thải rắn từ các mỏ than chủ yếu là đất đá thải, lượng đất đá thải phát sinh từ các mỏ than của thành phố thì các mỏ lộ thiên Cao Sơn, Đèo Nai, Cọc Sáu chiếm 94% tỷ trọng đất đá thải. Theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 thì các mỏ khai thác lộ thiên sẽ dần được thay thế bằng các mỏ hầm lò, công suất và sản lượng khai thác...Vì vậy khối lượng chất thải rắn mà cụ thể là đất đá thải sẽ giảm theo lộ trình 2015 – 2020, 2020 – 2030 đây chính là cơ sở để dự báo về chất thải rắn phát sinh từ các mỏ than trên địa bàn thành phố Cẩm Phả. Dưới đây là một số dự báo về quy mô khai thác và đất đá thải của một số mỏ than trên địa bàn thành phố.

Bảng 3.4 Dự báo quy mô sản xuất và lượng đất đá thải đến năm 2020 của một số mỏ than vùng Cẩm Phả


Tên mỏ

Sản lượng dự kiến đến năm 2020

(triệu tấn)


Công nghệ khai thác

Khối lượng đất đá thải từ (2012 –

2020) (m3)

Mỏ Cao Sơn

5

HTKT xuống sâu, dọc, hai hoặc bờ

công tác

464.400

Mỏ Khe

Chàm II

3

HTKT xuống sâu, dọc, một bờ công

tác

455.789

Mỏ Cọc Sáu

3,6

HTKT xuống sâu, dọc, một bờ công

tác

449.600

Mỏ Đèo Nai

2,5

HTKT xuống sâu, dọc, một bờ công

tác

315.500


Mỏ Lộ Trí


2

HTKT cột dài theo phương chống lò bằng cột thuỷ lực đơn và chống giữ lò

chợ bằng giá khung di động.


1457




- HTKT lò chợ cơ giới hoá đồng bộ khấu than bằng com bai, chống lò bằng dàn tự hành.




- HTKT cột dài theo phương, chống




giữ lò chợ bằng giá khung di động




bằng cột thuỷ lực đơn.


Mỏ Mông

Dương

2

- HTKT áp dụng cơ giới hoá khấu

8563



than bằng máy khấu com bai chống




giữ lò chợ bằng dàn tự hành...




- HTKT cột dài theo phương, chống




giữ lò chợ bằng giá khung di động




bằng cột thuỷ lực đơn.


Mỏ Bắc

Quảng Lợi

1

- HTKT áp dụng cơ giới hoá khấu

1209



than bằng máy khấu com bai chống




giữ lò chợ bằng dàn tự hành...


Để tính toán lượng đất đá thải phát sinh cho từng vùng của Quảng Ninh trong đó có thành phố Cẩm Phả, TKV đã ước tính theo hệ số đất bóc với kết quả cụ thể được thể hiện trong bảng 3.5:

Bảng 3.5 Ước tính khối lượng CTR ngành than đến năm 2025


Tên mỏ

Than khai thác (ngàn tấn)

Hệ số đất bóc (m3/tấn than)

Khối lượng đất thải (m3)

Vùng mỏ Cẩm Phả

350.794

10,2

3.578.099.000

Vùng Hòn Gai

58.636

7,9

463.244.000

Vùng Uông Bí

30.710

6,68

205.143.000

Vùng khác (không phải bể than Quảng Ninh

61.955

5,97

369.871.000

Tổng



4.616.357.000

Nguồn: Bộ Công thương, 2011

3.4.2 Kết quả dự báo

Dựa trên các dự báo về quy mô khai thác, sản lượng và công nghệ khai thác ta có thể tính toán được lượng chất thải rắn phát sinh đến năm 2030 theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt. Theo đó toàn bộ khối lượng đất đá đổ thải của các mỏ than lộ thiên, vùng Cẩm Phả chiếm tỷ trọng lớn nhất 77%, tiếp theo là các vùng Hòn Gai và vùng Nội Địa 10,92% và 8,0%, Uông Bí 4,4%. Định hướng quy hoạch đổ thải cho các mỏ lộ thiên giai đoạn 2006-2025 là tập trung khai thác một số khu vực, mỏ lộ thiên như khu Tả ngạn Cọc 6, công trường Bàng Nâu, Quảng Lợi, vỉa 14 Khe Chàm, mỏ 917, vỉa 14 Núi Béo…để tạo diện đổ bãi thải trong cho các mỏ lộ thiên để giảm cung độ vận tải, giảm diện tích chiếm đất bãi thải, tạo điều kiện cho việc hoàn nguyên mỏ.

Bảng 3.6 Khối lượng đất đá khai thác lộ thiên vùng Cẩm Phả



Stt


Mỏ/công trường

Tổng số; 103 m3

Khối lượng đất bóc theo năm; ĐVT 103 m3

2012-

2015

2016-

2020

2021-

2025

2026-2030

Sau 2030


Toàn Vùng

5701030

923591

969210

1025790

674660

1948615

1

Mỏ Cao Sơn (GĐ-

I, II), than 103 tấn

1770778

161000

303400

399000

415000

1770778

2

Mỏ Khe Chàm II

(Lộ thiên)

700729

215789

240000

240000

4940



3

Mỏ Cọc Sáu (LT, có khu Nam Quảng

Lợi)


733139


217700


231900


221900


24740


4

Mỏ Đèo Nai

602725

155000

160500

145050

96500

21375

5

Mỏ Lộ Trí

311239

1457


19840

133480

156462

6

Mỏ Mông Dương


8563






7

Mỏ Bắc Quảng Lợi (CTLT Băc +50,

Nam -70)


3249


1209






8

Mỏ Khe Chàm I

(cả Đông bắc Khe Chàm)


2274


1865





9

Mỏ Khe Chàm III

(Giếng)

3003

1891





10

Mỏ Tây Nam Đá

Mài

15711

7211





11

Mỏ Đông Đá Mài

23630

16510





..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022