thông; Lấn chiếm đất canh tác, gây cản trở hoạt động sản xuất nông nghiệp và tăng chi phí sản xuất, tăng chi phí xây dựng các công trình. Ngoài ra, cây mai dương còn là nơi ẩn náu và trú ngụ của các đối tượng dịch hại như châu chấu gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân.
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Đồ Vị Trí Ô Tiêu Chuẩn (Otc) Thực Vật Ngoại Lai Trên Địa Bàn Huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang
- Trứng Ốc Bươu Vàng Được Đẻ Lên Một Khúc Gỗ Trong Ao Nước
- Hình Thái Cây Bèo Tây - Eichhornia Crassipes
- Mật Độ Và Phân Bố Của Ốc Sên Châu Phi (Achatina Fulica) Trong Các Hệ Sinh Thái Tại Địa Bàn Huyện Na Hang (Tháng 11/2018)
- Đánh Giá Tình Hình Thực Hiện Công Tác Quản Lý Svnl
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - 11
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
Cá rô phi đen
Hình 3.12. Cây Mai dương Mimosa pigra xâm lấn
(Nguồn: Ảnh chụp tại khu vực xã Đà Vị, huyện Na Hang)
- Vị trí phân loại: Cá rô phi đen có tên khoa học là Oreochromis mossambicus (Peters, 1852); Synonym: Chromis (Tilapia) mossambicus Peters, 1852; Chromis dumerilii Steindachner, 1864; Chromisnatalensis Weber, 1897. Tên tiếng Anh: Mozambique tilapia. Thuộc họ cá Rô phi Cichlidae, bộ cá Vược Perciformes.
- Đặc điểm hình thái: Cá rô phi đen toàn thân phủ vẩy. Vẩy ở phần lưng sáng bóng, có màu xám tro hoặc xanh đến hơi nhạt. Thân cá có từ 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Phần bụng có màu trắng xám hoặc xám ngà. Miệng khá rộng, hướng lên trên. Trong miệng có 4-8 hàng răng. Răng hàm ngắn và nhiều. Vây lưng có 15-18 tia vây cứng và 10-13 tia vây mềm; Vây hậu môn lưng có 3 tia vây cứng và 7-12 tia vây mềm. Cá có kích thước lớn nhất đạt 39 cm, nặng 1,1 kg, tuổi thọ 11 năm (Hình 3.13).
- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Cá sinh trưởng rất nhanh, cá đực lớn nhanh hơn cá cái. Chúng sinh sản quanh năm, mỗi năm, cá cái đẻ 5 – 6 lứa. Khi đẻ, chúng đào ổ dưới đáy ao, cá đực xây tổ, cá cái đẻ và ấp trứng. Trung bình mỗi lần đẻ 1.000
– 2.000 trứng. Trứng sau khi đẻ và thụ tinh được cá mẹ hút vào miệng để ấp. Cá bột cũng được hút vào miệng khi gặp nguy hiểm trong 15 – 20 ngày đầu. Tuổi thành thục từ 4 - 5 tháng tuổi,tương ứng với chiều dài Lm = 15,4 cm. Sau thời gian sinh trưởng 2 đến 3 tháng cá đực thường có kích thước trung bình 7-13 cm, cá cái 6- 10cm. Do sinh sản tự nhiên rất nhanh và nhiều (có thể đẻ 10 lần/cá thể),trứng và cá con được bảo vệ, chăm sóc, tử vong thấp nên rất khó khống chế mật độ nuôi rô phi loại này trong ao.
Cá sống phát triển trong điều kiện nhiệt độ từ 20oC - 32oC, nhưng phát triển tốt nhất ở 25oC – 32oC. Tuy nhiên cá rô phi đen có khả năng chịu đựng với biến đổi nhiệt độ cũng rất cao, từ 8oC – 42oC. Cá chết rét ở 5,5oC và chết nóng ở 42oC. Cá rô phi là loài có thể thích ứng được với độ mặn nhỏ hơn 40‰. Chúng thường sống các ở tầng đáy của sông, suối, đập tràn, hồ-ao nước ngọt. Khoảng pH thích hợp cho cá rô phi là từ 6,5-8,5. Cá sống được trong ở vùng nước có độ oxi hoà tan thấp 1mg/l. Cá rô phi đen là loài ăn tạp. Khi còn nhỏ, cá thường ăn các sinh vật phù du là chủ yếu, ngoài ra còn ăn tảo và động vật nhỏ. Khi lớn, cá ăn mùn bã hữu cơ lẫn tảo ở đáy ao. Tuy nhiên khi nuôi, các hộ dân thường cho cá ăn thức ăn công nghiệp.
Hình 3.13. Cá rô phi đen -Oreochromis mossambicus
(Nguồn: Ảnh chụp ở xã Sơn Phú, huyện Na Hang)
- Nguồn gốc: Cá Rô phi đen có nguồn gốc từ Châu Phi. Chúng được biết đến như là một loài cá có giá trị kinh tế, nuôi phổ biến trên thế giới.
- Con đường xâm nhập: Cá được một số nước nhập nuôi như: Philippin, Nhật, Đài Loan, Thái Lan với mục đích nuôi trồng thủy sản. Cá nhập vào Việt Nam
năm 1951 từ Đài Loan do Trạm nghiên cứu cá nước ngọt Đình Bảng (nay là Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1). Chúng còn có tên thường gọi là cá rô phi cỏ. Hiện chúng đã thích nghi và phát triển tốt tại nhiều loại hình thủy vực ở Việt Nam, đặc biệt ở các HST ao, hồ.
- Khả năng gây hại: Cá Rô phi đen là loài ăn tạp, có khả năng thích nghi cao, nên chúng có sự cạnh tranh với các loài cá bản địa về thức ăn và nơi ở. Mặt khác, cá Rô phi đen là loài sinh sản nhanh, dễ thích nghi, gây đục nước, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy vực.
Cây cứt lợn
- Vị trí phân loại: Cây cứt lợn còn có tên gọi khác cây cỏ hôi, cỏ cứt heo. Tên khoa học là Ageratum cornyzoides, thuộc họ Asteraceae.
- Đặc điểm hình thái: Thân cỏ mọc hàng năm, thân cao 0,2-1 m. Lá mọc đối, phiến dài từ 5,4-2,8 cm,lá thuôn dần về đỉnh, hình trứng, gốc lá nhọn hay bất đối. Mép có răng cưa hơi tù. Gân hình mạng, có gân chính nổi rò, thường có 2 gân thứ cấp mờ hơn. Lá có lông tơ bao phủ mỏng, tập trung ở phần gân. 2 mặt lá có tuyến.Tập hợp các cụm hoa thành ngù từ 1 -12 cụm, cuống hoa dài 1,1-0,5 cm, có lông mỏng bao phủ,cụm hoa hình chuông, nhỏ khoảng 5mm, lá bắc ở tổng bao có 3 hàng, dạng elip thuôn dần ở đầu, dài khoảng 0,3cm, nhẵn, đế cụm hoa lồi. Hoa màu tím hay trắng, lưỡng tính, nhiều, hoa dài khoảng 0,4cm (ko tính vòi nhuỵ), tràng dài hơn 0,2 cm, có 5 mào lông mỏng dài bằng tràng, mép xẻ. Tràng hình ống xẻ 5 thuỳ ở đầu, ko lông. Vòi nhuỵ 1-1,5 mm. Quả bé, màu nâu đen, thuôn dài, hơi cong, có 5 mào lông mép xẻ, dài khoảng 2 mm.
- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Cây cứt lợn có tính đa hình cao và khả năng thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, mọc ở nhiều nơi có điều kiện khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Cây cứt lợn là loài cỏ dại có nhiều ở những khu vực đất nông nghiệp, đất bỏ hoang, ven đường, đồng cỏ, dọc theo hai bên các con đường mòn trong rừng, ở những khu đất phì nhiêu, độ ẩm cao, cả những nơi bị che bóng. Cây cứt lợn có thể mọc ở nơi có độ cao đến 2.400 m so với mực nước biển.
- Nguồn gốc: Có nguồn gốc ở châu Mỹ, sau lan ra các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
- Con đường xâm nhập: Cây phát tán tự nhiên vào nhiều nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Inđônêxia… Con đường phát tán hạt chủ yếu nhờ sức gió. Cùng với khả năng sinh sản, sinh trưởng mạnh nên chúng nhanh chóng phân bố trên diện rộng.
- Khả năng gây hại: là loài thực vật theo người và đã thiết lập quần thể ngoài tự nhiên, mức độ phát tán mạnh, nhanh chóng chiếm lĩnh không gian, sinh cảnh, cạnh tranh thức ăn và gây hại đối với các sinh vật bản địa, có xu hướng hoặc đang gây mất cân bằng sinh thái tại nơi xuất hiện. Cây cứt lợn là loại cỏ dại gây hại đối với nhiều loài cây hàng năm, lâu năm và cũng là vật chủ của nhiều tác nhân gây bệnh thực vật như virút xoăn vàng lá cây cà chua ở Tanzania.
Hình 3.14. Cây cứt lợn (Ageratum cornyzoides)
(Nguồn: Hình ảnh được chụp tại vườn mía khu vực xã Năng Khả)
3.2.2. Đánh giá về tình trạng xâm lấn của các loài SVNL xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
3.2.2.1. Sự phân bố các loài ngoại lai
Từ kết quả của các chuyến điều tra, khảo sát về sinh vật ngoại lai trên địa bàn huyện Na Hang có thể thấy rằng: Sự phân bố, có mặt của các loài theo các xã trên địa bàn huyện Na Hang có sự khác nhau, chi tiết tại Bảng 3.3, cụ thể:
- Động vật ngoại lai xâm hại: Ốc sên Châu phi phân bố, có mặt hầu hết 11/11 xã, thị trấn của huyện Na Hang; Ốc bươu vàng phân bố, có mặt tại 05/11 xã, thị trấn của huyện Na Hang (gồm xã Thanh Tương, Năng Khả, Côn Lôn, Thượng Nông, Thượng Giáp).
- Thực vật ngoại lai xâm hại: Trinh nữ móc, cây Cỏ lào phân bố, có mặt hầu hết 11/11 xã, thị trấn của huyện Na Hang; Cây ngũ sắc phân bố, có mặt tại 08/11 xã, thị trấn của huyện Na Hang (gồm: Thị trấn Na Hang, xã Năng Khả, Đà Vị, Yên Hoa, Hồng Thái, Sinh Long, Thượng Nông và xã Thượng Giáp); Trinh nữ thân gỗ (cây Mai dương) phân bố, có mặt tại 07/11 xã, thị trấn của huyện Na Hang (gồm: xã Thanh Tương, Sơn Phú, Khau Tinh, Đà Vị, Yên Hoa, Côn Lôn và thị trấn Na Hang); Cây Bèo tây chỉ phân bố, có mặt tại 03/11 xã, thị trấn của huyện Na Hang (gồm: xã Thanh Tương, Đà Vị và xã Thượng Giáp).
- Động vật ngoại lại có nguy cơ xâm hại: Cá rô phi đen chỉ phân bố, có mặt tại 02/11 xã, thị trấn của huyện Na Hang (xã Sơn Phú và xã Đà Vị).
- Thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại: Cây cứt lợn phân bố, có mặt tại 11/11 xã, thị trấn của huyện Na Hang.
Bên cạnh đó cũng xác định được sự phân bố, có mặt của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại theo 07 sinh thái của huyện Na Hang (Bảng 3.4). Các loài phân bố chủ yếu ở các hệ sinh thái nông nghiệp, thủy vực và khu dân cư. Trong đó, các loài thực vật như: Cây cứt lợn, cỏ lào xuất hiện ở hầu hết các hệ sinh thái.
Bảng 3.3. Phân bố của các loài ngoại lai trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
Xã Thanh Tương | Thị trấn Na Hang | Xã Năng Khả | Xã Sơn Phú | Xã Khau Tinh | Xã Đà Vị | Xã Yên Hoa | Xã Côn Lôn | Xã Hồng Thái | Xã Sinh Long | Xã Thượng Nông | Xã Thượng Giáp | |
A-Loài sinh vật ngoại lai xâm hại | ||||||||||||
Động vật không xương sống | ||||||||||||
Ốc bươu vàng | + | + | + | + | + | |||||||
Ốc sên châu Phi | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + |
Cá | ||||||||||||
Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) | + | + | + | |||||||||
Thực vật | ||||||||||||
Trinh nữ móc | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + |
Cỏ lào | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + |
Cây ngũ sắc | + | + | + | + | + | + | + | + | ||||
Trinh nữ thân gỗ | + | + | + | + | + | + | + | |||||
Bèo tây | + | + | + | |||||||||
B-Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại | ||||||||||||
Cá | ||||||||||||
Cá rô phi đen | + | + | ||||||||||
Thực vật | ||||||||||||
Cây cứt lợn | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + | + |
Ghi chú:( ) Có m t.
Bảng 3.4. Phân bố của các loài ngoại lai theo các hệ sinh thái trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
R ng nguyên sinh thứ sinh lâu năm | R ng thứ sinh ngh o | R ng trồng | R ng tre nứa | Nông nghiệp | Thủy vực | Dân cư | |
A-Loài sinh vật ngoại lai xâm hại | |||||||
Động vật không xương sống | |||||||
Ốc bươu vàng | + | + | + | ||||
Ốc sên châu Phi | + | + | + | + | |||
Cá | |||||||
Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn) | + | + | + | ||||
Thực vật | |||||||
Trinh nữ móc | + | + | + | + | + | ||
Cỏ lào | + | + | + | + | + | + | + |
Cây ngũ sắc | + | + | |||||
Trinh nữ thân gỗ | + | + | |||||
Bèo tây | + | + | |||||
B-Loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại | |||||||
Cá | |||||||
Cá rô phi đen | + | + | + | ||||
Thực vật | |||||||
Cây cứt lợn | + | + | + | + | + | + |
Ghi chú:( +)-Có m t.
3.2.2.2. Tình trạng xâm lấn của các loài SVNL xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
a) Động vật ngoại lai xâm hại.
Ốc bươu vàng
Ốc bươu vàng chủ yếu phân bố tại các hệ sinh thái ở nước trên địa bàn huyện Na Hang, đặc biệt là các khu vực ruộng lúa, ven một số suối chảy qua các hệ sinh thái nông nghiệp, ven hồ thuỷ điện, các ao nuôi cá xen kẽ các khu dân cư. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tuyên Quang diện tích nhiễm ốc bươu vàng trên địa bàn huyện Na Hang năm 2018 là 101ha. Mật độ và hiện trạng phân bố ốc bươu vàng được thống kê trong bảng 3.5.
Ở các hệ sinh thái biến động theo mùa vụ như ruộng lúa, mức độ phong phú của ốc bươu vàng thay đổi theo hoạt động canh tác. Cụ thể là khi ruộng lúa ngập nước, ốc bươu vàng sinh sản và phát triển nhanh. Đến giai đoạn thu hoạch, ruộng cạn, số lượng cá thể giảm xuống do chúng không còn môi trường sống phù hợp hoặc các cá thể ốc di chuyển sang các thuỷ vực lân cận như kênh dẫn nước, suối gần ruộng lúa hoặc tập trung ở các ao nước.
Bảng 3.5. Mật độ và phân bố của ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) trong các hệ sinh thái tại địa bàn huyện Na Hang (tháng 11/2018)
Hệ sinh thái | Sinh cảnh | Mật độ trung bình(số cá thể/m2) | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | |||
Xã Thanh Tương | + | + | + | đầm, ruộng lúa, ao | 3,2 | ||||
Xã Năng Khả | + | + | + | suối chảy qua hệ sinh thái nông nghiệp, ruộng lúa | 0,8 | ||||
Xã Côn Lôn | + | + | + | suối chảy qua hệ sinh thái nông nghiệp, ruộng lúa | 1,2 | ||||
Xã Thượng Nông | + | + | + | suối chảy qua hệ sinh thái nông nghiệp, ruộng lúa, ao | 1,8 | ||||
Xã Thượng Giáp | + | + | + | suối chảy qua hệ sinh thái | 1,2 |