Trứng Ốc Bươu Vàng Được Đẻ Lên Một Khúc Gỗ Trong Ao Nước


Ốc bươu vàng:


- Vị trí phân loại: Ốc bươu vàng có tên khoa học là Pomacea canaliculata, thuộc họ Ampullariidae, lớp Chân bụng Gastropoda, ngành Thân mềm Mollusca.

- Đặc điểm hình thái: Vỏ ốc tròn, vỏ của con trưởng thành thường có chiều rộng từ 40 đến 60 mm và chiều cao từ 45 đến 75 mm (có thể đạt đến 150 mm). Ở giai đoạn trưởng thành, nhìn chung con cái có kích thước lớn hơn con đực. Vỏ có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu, có từ năm đến sáu vòng xoắn và lỗ rốn sâu. Vành miệng có hình bầu dục rộng, vành miệng ở con đực tròn hơn ở con cái. Nắp miệng khá dày, màu nâu đậm và có vân đồng tâm. Thân của ốc có thể màu vàng, màu nâu hoặc gần đen. Siphon có các đốm vàng.


Hình 3 2 Ốc bươu vàng Pomacea canaliculata Nguồn Ảnh chụp tại xã Thanh Tương 1

Hình 3.2. Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Loài ốc này thường sống ở các thuỷ vực nước ngọt như ao, hồ, đầm, các dòng nước. Chúng thường kiếm ăn ở các vùng nước nông hoặc gần bờ. Thông thường, vào ban ngày chúng hay ẩn mình dưới nước, gần các thực vật thuỷ sinh. Chúng hoạt động mạnh hơn vào ban đêm. Nhiệt độ sống ưa thích của ốc bươu vàng nằm trong khoảng 18–25°C. Ở nhiệt độ dưới 18°C, chúng hầu như không di chuyển. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ tử vong của ốc bươu vàng cũng tăng lên đáng kể nếu như nhiệt độ nước ở dưới 18°C hoặc trên 32°C. Ốc bươu vàng rất phàm ăn, ăn nhiều loại thức ăn, trong đó chủ yếu là thực vật. Chúng có thể ăn tảo, các loại cây sống ngập trong nước hoặc nổi trên nước, hoặc các con côn trùng chết, hoặc các loại ốc nhỏ hơn. Các cá thể ốc nhỏ chủ yếu ăn tảo hoặc các mẩu vụn hữu cơ, trong khi đó các cá thể trưởng thành thường ăn các loại cây thuỷ sinh. Trong các hệ sinh thái nông nghiệp, ốc bươu vàng thường ăn các cây lúa non, các lá cây mềm (lá của các loại rau như rau muống, v.v.), hoặc các loại bèo tấm, bèo tây.


Hình 3 3 Các cá thể ốc bươu vàng trong khu vực ao cạn Nguồn Ảnh chụp tại 2


Hình 3.3. Các cá thể ốc bươu vàng trong khu vực ao cạn

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

- Đặc điểm sinh sản và phát triển:


Khả năng sinh trưởng của ốc (thể hiện qua kích thước vỏ ốc) phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường: Kích thước vỏ phát triển nhanh vào mùa nóng và chậm lại vào mùa lạnh. Chúng thường đạt đến giai đoạn trưởng thành khi vỏ ốc đạt tới đường kính khoảng 2,5 cm. Ốc bươu vàng có thể sinh sản quanh năm. Tuy nhiên, tốc độ và tần suất sinh sản phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tình trạng sẵn có của thực phẩm. Chúng sinh sản nhiều vào mùa xuân và mùa hè và ít hơn vào mùa thu và mùa đông.

Con cái thường đẻ trứng thành các cụm, mỗi cụm chứa khoảng 200–600 trứng (trung bình khoảng 270 trứng) được dính lỏng lẻo với nhau. Tần suất đẻ trứng của mỗi con cái từ một đến vài tuần/một lần, mỗi lẫn một cụm trứng. Các cụm trứng thường được đẻ lên các bề mặt cứng trên bờ (đá, bờ kè xi măng, gỗ), hoặc phần chồi lên trên mặt nước của các cây thuỷ sinh, thường cách mặt nước từ 10 đến 50 cm (Hình 3.4). Trứng mới đẻ thường có màu hồng đỏ rồi chuyển thành hồng nhạt khi sắp nở. Trứng thường nở trong vòng 7 đến 15 ngày hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Tỷ lệ trứng nở thường trên 80%, có thể đạt đến 100%. Sau khi trứng nở chúng sẽ phát triển thành ốc non trong vòng 15–25 ngày. Chúng thường đạt đến giai đoạn trưởng thành về sinh dục trong vòng 45–59 ngày sau đó. Trong điều kiện không thuận lợi, thời gian để đạt đến giai đoạn sinh sản có thể lâu hơn, thậm chí đến 2 năm. Ốc có thể sống đến 4 năm, trong đó giai đoạn sinh sản chủ yếu từ 2 tháng đến 3 năm sau khi nở, tuỳ thuộc vào các điều kiện môi trường.


Trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, ốc bươu vàng thường vùi mình trong bùn và giảm sự trao đổi chất để khi chờ đợi điều kiện môi trường cải thiện.


Hình 3 4 Trứng ốc bươu vàng được đẻ lên một khúc gỗ trong ao nước 3

Hình 3.4. Trứng ốc bươu vàng được đẻ lên một khúc gỗ trong ao nước

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

- Nguồn gốc: Ốc bươu vàng có phân bố tự nhiên ở khu vực Nam Mỹ, từ Argentina đến lưu vực sông Amazon.

- Con đường xâm nhập: Ốc bươu vàng được giới thiệu từ Nam Mỹ đến Đông Nam Á vào khoảng những năm 1980, ban đầu với mục đích phát triển các dự án nuôi làm thực phẩm và được coi là một mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng. Chúng cũng có thể được du nhập vào các địa phương một cách không chủ ý do trứng hoặc các con ốc nhỏ bám lẫn vào thực vật thuỷ sinh. Thậm chí đã có nơi bán chúng trong các cửa hàng sinh vật cảnh. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, như do người dân thả ra môi trường tự nhiên hay do chúng thoát ra khỏi các ao nuôi. Khi phát tán vào môi trường tự nhiên, ốc bươu vàng đã lây lan nhanh chóng từ các vùng nông nghiệp sang vùng đất ngập nước và các hệ thống nước ngọt tự nhiên khác.

- Khả năng gây hại: Đối tượng gây hại chính của ốc bươu vàng là cây lúa. Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non hay chồi non từ ngay sau khi cấy cho đến khi cây lúa được 30 ngày tuổi, hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm. Đây là giai đoạn thiệt hại nặng nhất. Trên ruộng lúa, các dấu hiệu nhận thấy ốc bươu vàng gây hại là: mất cây - làm cho lá, thân cây lúa nổi trên mặt nước hoặc cây lúa đứt ngang thân. Khi ốc bươu vàng phát triển ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, làm thiệt hại về giống, phải gieo cấy lại nhiều lần, ruộng lúa sinh trưởng không


đồng đều khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Các nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bươu vàng/m2 gây hại trong giai đoạn 3 – 20 ngày sau gieo cấy sẽ làm giảm 15 - 20% năng suất lúa. Nếu mật độ 6 - 10 con ốc bươu vàng/m2 thì ruộng lúa sẽ bị hại hoàn toàn sau 1 ngày đêm. Bên cạnh đó ốc bươu vàng còn gây hại đối với các loài thực vật thủy sinh khác, nhất là các loại rau như rau muống, rau cần…Nguồn ốc bươu vàng phong phú, luôn có ốc bươu vàng tại ruộng và sự bổ sung theo nguồn nước, vùng có thảm thực vật hoang dại làm nguồn thức ăn cho ốc bươu vàng sinh sản, phát triển và lây lan cho các ruộng lúa xung quanh.

Ốc sên Châu Phi:

- Vị trí phân loại: Ốc sên Châu Phi có tên khoa học là Achatina fulica, thuộc họ Achatinidae, lớp Chân bụng Gastropoda, ngành Thân mềm Mollusca.

- Đặc điểm hình thái: Ốc sên Châu Phi có vỏ hình nón hẹp, chiều cao gấp đôi chiều rộng, vỏ ốc trưởng thành có 7 đến 9 vòng xoắn và không có lỗ rốn. Con trưởng thành có chiều cao vỏ từ 5 đến 10 cm. Vỏ thường có màu nâu đỏ với sọc vàng, màu sắc có thể thay đổi tuỳ vào điều kiện môi trường và thức ăn. Vỏ khá cứng với hàm lượng kim loại nặng khá cao so với các loài ốc khác. Ốc không có nắp miệng mà có một màng trắng dày (gọi là màng miệng) có chức năng bảo vệ trong thời gian ngừng hoạt động.

- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Ốc sên Châu Phi là loài ốc sống ở môi trường cạn. Chúng ưa sống ở những nơi có khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ quanh năm ấm áp và và thường xuyên độ ẩm cao. Chúng có thể sống ở nơi chỉ có độ ẩm cao ở một giai đoạn trong năm, vào giai đoạn khô hơn thì chúng ở trạng thái ngủ, ngừng hoạt động. Chúng thường sẽ chết nếu bị tác động bởi ánh sáng mặt trời trực tiếp. Ốc sên Châu Phi thường hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ 9°C đến 29°C và có thể tồn tại ở nhiệt độ 2°C bằng cách ngủ đông và ở nhiệt độ trên 30°C bằng cách ngủ hè.

Ở những quốc gia mà chúng di nhập vào, chúng thường sống ở các khu vực nông nghiệp, vùng ven các khu đất ngập nước, các khu vực bị tác động mạnh của con người, rừng trồng và cả ở các khu đô thị. Chúng thường phát triển mạnh ở các khu vực ven rừng tự nhiên ở trong rừng trồng, vườn cây, vườn rau. Ốc sên Châu Phi hoạt động chủ yếu vào ban đêm, còn ban ngày chúng ẩn náu trong các hốc đất hoặc bụi cây.


- Đặc điểm sinh sản và phát triển: Trứng ốc có thể nở trong khoảng thời gian từ 15 đến 17 ngày sau khi đẻ. Tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ, ốc có thể trưởng thành trong vòng từ 5 đến 15 tháng (ốc trưởng thành chậm hơn trong điều kiện nhiệt độ lạnh). Mỗi cá thể Ốc sên Châu Phi có thể sống trung bình từ 3 đến 6 năm, một số có thể sống tới 9–10 năm. Ốc sên Châu Phi là loài lưỡng tính nhưng thụ tinh chéo (không tự thụ tinh). Ốc có thể giao phối 1 lần và lưu trữ tinh trùng nhận từ cá thể khác tới 2 năm và dùng để thụ tinh cho các lứa trứng sau đó. Ốc có thể bắt đầu đẻ trứng từ lúc 6 tháng tuổi và khả năng sinh sản có thể kéo dài tới khoảng 400 ngày từ lúc đạt tuổi trưởng thành. Ốc sên không có mùa sinh sản rò rệt, thường đẻ các ổ trứng mới với tần suất từ 2 đến 3 tháng /lần. Thông thường, trong điều kiện thuật lợi, ốc sên có thể đẻ đến 100 trứng trong năm đầu tiên và đến 500 trứng trong năm thứ hai nhưng khả năng đẻ trứng sẽ giảm sút sau năm thứ hai. Trong vòng đời, mỗi cá thể ốc sên có thể đẻ tổng số trứng lên đến 1000. Trứng có đường kính từ 4,5mm đến 5,5mm và chỉ nở ở nhiệt độ trên 15°C. Trứng của Ốc sên Châu Phi được đẻ trong các ổ nằm ẩn trong các hốc đất, hốc đá hoặc dưới đám lá cây rụng nhằm bảo vệ và ngụy trang cho trứng. Ốc sên Châu Phi không phát triển qua giai đoạn ấu trùng, trứng nở trực tiếp thành những con ốc con.

- Nguồn gốc: Ốc sên Châu Phi có phân bố tự nhiên ở khu vực Châu Phi, chủ yếu ở khu vực duyên hải và các hòn đảo của Đông Phi (từ Mozambique ở phía Nam đến Kenya và Somalia ở phía bắc).

- Con đường xâm nhập: Ốc sên Châu Phi được du nhập vào các khu vực khác nhau trên thế giới, bao gồm cả Châu Á, Châu Úc và Châu Mỹ. Ban đầu chúng được du nhập chủ yếu thông qua vận chuyển nông nghiệp, thương mại vì có thời kỳ một số nơi khuyến khích nuôi ốc sên làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, hoặc làm cảnh. Ngoài ra chúng có thể du nhập theo cách không có chủ ý, do chúng có thể nằm lẫn với các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp, như thực vật hoặc vật chất đất trong quá trình vận chuyển thương mại. Khả năng lưu trữ tinh trùng của ốc sên tới 2 năm là một ưu thế đặc biệt giúp một cá thể đơn lẻ đã được thụ tinh có thể thiết lập một quần thể mới nếu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên.

- Khả năng gây hại: Ốc sên Châu Phi là là động vật ăn thực vật, chủ yếu là thực vật có mạch, chúng ăn cả cây sống và phần cây đang phân hủy. Ốc sên Châu


Phi tìm kiếm thức ăn dựa vào khứu giác, chúng thường bị thu hút bởi các loại cây trồng, như rau màu. Thức ăn ưa thích của ốc tuỳ theo lứa tuổi của chúng. Ốc con thường ăn mùn bã hữu cơ hoặc tảo đơn bào. Chúng cũng thường ăn chuối mềm, đậu, hoặc hoa cúc. Với những con nhỏ hơn 5 mm thì nhu cầu chính của chúng là thức ăn giàu canxi. Với những con đã đạt kích thước trên 5 mm thì thức ăn chủ yếu là các loại thực vật sống và ở giai đoạn trưởng thành thì có thể quay lại dạng thức ăn là mùn bã thực vật. Ốc sên Châu Phi ăn nhiều loại cây khác nhau. Với ốc sên trưởng thành, thức ăn của ốc sên trưởng thành có sự đa dạng hơn, bao gồm nhiều loại thực vật khác nhau, chủ yếu các loại cây nông nghiệp, như cà tím, cải bắp, hoa lơ, đậu bắp, bí đỏ, đu đủ, dưa chuột, v.v. Ốc sên đôi khi cũng ăn các loài ốc khác.


Hình 3 5 Hình thái ngoài của ốc sên Châu Phi Achatina fulica Nguồn Ảnh chụp 4

Hình 3.5. Hình thái ngoài của ốc sên Châu Phi Achatina fulica

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Đà Vị, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.


Cá tỳ bà lớn (Cá dọn bể lớn)

- Vị trí phân loại: Cá tỳ bà lớn có tên khoa học là Pterygoplichthys pardalis (Castelnau, 1855); Synonym: HypostomuspardalisCastelnau, 1855; Lyposarcus pardalis (Castelnau, 1855); Liposarcus jeanesianusCope, 1874. Thuộc họ Loricariidae, bộ Cá Nheo – Siluriformes.

- Đặc điểm hình thái: Thân sau cá dẹp bên, đầu dẹp bằng. Vây lưng cao, cứng và thẳng đứng. Vây ngực rộng và xoè ngang. Vây đuôi nhỏ, dày; cuống đuôi hình trụ. Tùy theo môi trường sống mà thân cá màu đen thẫm, có khi nâu đen hoặc nâu nhạt. Cá có các vân hoa trắng xen lẫn trên thân. Thân cá sần, thô ráp(Hình 3.6).

Vây lưng có 11-13 tia vây, với các chấm đen chạy dọc theo từng tia vây. Vây hậu môn có từ 4-5 tia, gốc vây ngắn. Dọc theo đường bên có khoảng từ 29-30 tấm sừng (Scutes). Cá sinh trưởng tốt có chiều dài tối đa khoảng 42 cm, nặng 700 g.


- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Cá sống ở đáy, vùng nước ngọt hoặc nước lợ vùng cửa sông nơi có nước chảy. Khoảng pH thích hợp để cá phát triển là 6,0-7,5.

Cá có thể chịu được lạnh, nhưng nhiệt độ thích hợp 21,0-26,0°C hoặc 69,8- 78,8°F. So với các loài cá nước ngọt khác, cá tỳ bà lớn chịu được hàm lượng oxy thấp nên cá vẫn sống được ở các thủy vực đã bị ô nhiễm nhưng chưa quá nặng. Cá tỳ bà lớn ăn tạp, thức ăn của cá là tảo, mùn bã hữu cơ và các loại thức ăn nhân tạo, nhưng ưa thích ăn cặn vẩn hữu cơ. Vì đặc tính này mà cá được nuôi để dọn sạch cặn vẩn, thức ăn dư thừa ở các bể cá cảnh nên còn có tên là cá dọn bể, cá lau kính. Còn có nhiều thông tin cho rằng, khi thiếu thức ăn, cá dọn bể lớn có thể ăn cả cá con, tôm con hoặc động vật cỡ nhỏ khác.

Mùa sinh sản của cá vào mùa hè, từ tháng 5 - 6 hàng năm. Mỗi con cái đẻ từ 500-3000 trứng. Cá thường đào hang sâu 0,5m ở nền đáy để làm tổ đẻ trứng. Nếu nền đáy là đá cứng, cá đào hang làm tổ ở bờ thủy vực đang cư trú. Tổ trứng được bảo vệ bởi con đực cho tới khi nở. Cá con được bố mẹ bảo vệ. Cá có khả năng sinh sản ngoài thuỷ vực tự nhiên, khả năng tái lập quần thể rất nhanh.


Hình 3 6 Cá tỳ bà lớn cá dọn bể lớn Pterygoplichthys pardalis Ảnh chụp ở 5

Hình 3.6. Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn)- Pterygoplichthys pardalis

(Ảnh chụp ở tổ 3, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

- Nguồn gốc: Cá cọ bể lớn (cá Tỳ bà lớn, cá chùi kiểng, cá lau kính), có nguồn gốc từ Nam Mỹ, trong các thủy vực của Costa Rica, Guiana, Panama,…

- Con đường xâm nhập: Chúng được nhập vào Việt Nam qua con đường buôn bán cá cảnh từ Hồng Kông và Singapore. Thời gian nhập vào Việt Nam là sau khi đất nước thống nhất (1975), nhập vào miền Nam (thành phố Hồ Chí Mình và


Đồng bằng sông Cửu Long) trước, sau đó mới nhập vào các tỉnh phía Bắc (đầu tiên là Hà Nội và Hải Phòng). Lúc đầu, cá được nhập nuôi để dọn vệ sinh cho các bể cá cảnh, sau đó cá thoát ra ngoài hoặc được thả ra sông, ao, hồ và sống ngày càng phổ biến ở các thủy vực trong cả nước.

- Khả năng gây hại: Cá tỳ bà lớn thích nghi và phát triển nhanh ở các thủy vực tự nhiên. Loài này ăn nhiều loài cá cảnh nhỏ hơn, cạnh tranh thức ăn với nhiều loài cá bản địa, ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học và nghề nuôi cá truyền thống.

Bèo tây


- Vị trí phân loại: Bèo tây có tên khoa học là Eichhornia crassipes, thuộc loài Eichhornia crassipes, Chi Eichhornia, Họ Pontederiaceae, Bộ Commelinales, Lớp Liliopsida.

- Đặc điểm hình thái: Cây sống ở nước, cao khoảng 30cm. Rễ hình chùm. Lá mọc thẳng từ rễ thành hoa thị, hình tròn hoàn toàn nhẵn, đầu hơi nhọn, mép uốn lượn, gân hình cung rất sít nhau, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới nhạt, cuống dài gấp hai ba lần phiến lá, phồng lên thành phao xốp nổi, màu xanh lục rất nhạt hoặc trắng. Cụm hoa mọc ở giữa túm lá trên một cán dài thành bông, hoa không đều màu tím hoặc trắng nhạt; bao hoa gồm đài và tràng cùng màu, hàn liền ở gốc, cánh hoa trên to hơn có một đốm vàng; gồm có 6 nhị, 3 dài, 3 ngắn; bầu thượng có 03 ô chứa nhiều noãn. Quả nang. Mùa hoa quả: tháng 10 – 11.

- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Bèo Tây thường sống ở ruộng sâu, rạch, nhất là ở bình nguyên. Bèo Tây sống trôi nổi trong môi trường nước ngọt, bắt buộc phải có nước để có thể tồn tại. Chúng có thể tạo thành bè dày đặc trên mặt nước, làm suy giảm chất lượng thủy vực, đặc biệt khi thối mục làm giảm ô-xy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác và làm thay đổi đáng kể đời sống của các loài động- thực vật bản địa. Cũng như các loài sinh vật ngoại lai xâm hại khác, nó còn gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Chúng không chỉ cản trở hoạt động giao thông đường thủy mà còn làm chậm dòng chảy, làm giảm khả năng phát điện, sức tưới tiêu và tăng kinh phí bảo trì các hồ chứa. Chúng có khả năng sinh sôi rất nhanh, có thể tăng gấp đôi kích thước quần thể trong 6-18 ngày

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí