Hình Thái Cây Bèo Tây - Eichhornia Crassipes


(Mitchell 1976). Bèo Tây là loài nhiệt đới và cận nhiệt đới, không phải là loài có khả năng chịu rét. Nhiệt độ tăng trưởng tối thiểu là 12oC, nhiệt độ tối ưu là 25-30O- C, nhiệt độ tăng trưởng tối đa là 33-35 OC (Kasselmann 1995). Bèo Tây có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính (Penfound and Earle 1948, Gopal and Sharma 1981), cây con có thể mọc lên từ thân bò của cây mẹ. Sinh sản hữu tính xảy ra khi khí hậu ôn hòa, tạo ra lượng hạt giống cực lớn. Cây con có thể được phát tán nhờ nước và gió. Lá có thể bị héo ở nhiệt độ thấp nhưng có thể tái tạo nhanh chóng từ các thân ngầm dưới mặt nước.


Hình 3.7. Hình thái cây Bèo tây - Eichhornia crassipes

(Nguồn: Ảnh chụp tại Xã Thanh Tương, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

- Nguồn gốc: Cây Bèo Tây xuất xứ từ châu Nam Mỹ, du nhập Việt Nam khoảng năm 1905 với mục đích làm cảnh.

- Con đường xâm nhập: Bèo Tây được nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh. Gặp điều kiện thích hợp, hiện đã phát triển phân bố rộng khắp các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam. Thông thường, các nhóm sinh vật ngoại lai có 3 con đường xâm nhập chính vào các địa phương khác nhau gồm:

+ Phát triển theo con đường tự nhiên.

+ Du nhập có chủ đích: Du nhập có chủ đích được phép và không được phép.

+ Sự du nhập không chủ đích (ngẫu nhiên).

Tại huyện Na Hang nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung, Bèo Tây được người dân đưa về trồng với mục đích chính là làm thức ăn cho gia súc. Đây là hình thức du nhập có chủ đích.


- Khả năng gây hại: Đây là loài thuỷ sinh sống trôi nổi trên kênh mương, ao hồ,… tạo thành những bè lớn phủ kín mặt nước và từ đó gây ra nhiều tác hại đối với môi trường. Tác hại dễ thấy nhất là làm cản trở giao thông đường thuỷ, gây tắc nghẽn hệ thống tưới tiêu và từ đó làm tăng chi phí bảo dưỡng duy tu các công trình thuỷ lợi. Làm cản trở ánh sáng mặt trời thâm nhập vào nước, làm giảm lượng oxy hoà tan, dẫn đến thay đổi thành phần các loài thực vật thuỷ sinh và kéo theo sự thay đổi cấu trúc quần xã động thực vật và hệ sinh thái thuỷ vực. Xác bèo khi phân huỷ gây ô nhiễm nước và ảnh hưởng đến đến nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Cây ngũ sắc

- Vị trí phân loại: Cây ngũ sắc hay còn gọi là bông ổi, thuộc loài L. camara, chi

Lantana, họ Verbenaceae, bộ Lamiales, giới Plantae.

- Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Trung, Nam Mĩ. Cây được trồng làm cảnh, sau đó phát triển rộng rãi khắp cả nước.

- Đặc điểm hình thái: Cây nhỏ, cao tới 1,5m-2m, thân có gai; cành dài, hình vuông, có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía rạng, mặt dưới có lông. Cụm hoa là những bông co lại thành đầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng dợi rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả trắng hình cầu, nằm trong lá dài, khi chín màu đen; nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì.

- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Hạt nảy mầm dễ dàng không cần điều kiện đặc biệt. Khả năng thích ứng với nhiều điều kiện sinh thái khác nhau, mọc trên nhiều loại đất. Cây mọc tốt nhất trong điều kiện tán mở như ở những nơi đất bỏ hoang, vùng bìa rừng, những dải đất ven bờ, rừng mới tái sinh . Những nơi rừng bị xáo động, bị chặt tạo ra các vùng tán mở tạo điều kiện cho ngũ sắc mọc và tiếp tục phát tán. Do hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ nên được nhiều nơi gây trồng làm cây cảnh, điều này khiến cho cây nhanh chóng lan rộng. Cây ngũ sắc mọc tốt trên đất khô hạn, có thể phát triển chồi rất mạnh và cả tái sinh hạt.

- Con đường xâm nhập: Năm 1600 các nhà thám hiểm người Hà Lan đã đem loài cây này về đất nước của mình trồng. Sau đó, các quốc gia khác cũng mang hạt giống về trồng (ở Châu Âu, Vương Quốc Anh và Bắc Mỹ). Sau khi được trồng


ở Hawaii như một giống hoa, cây ngũ sắc nhanh chóng lan rộng ra hòn đảo của Thái Bình Dương, Úc và Nam Á. Theo cách tương tự, nó đã nhanh chóng được mọc ở các khu vực ấm hơn của Nam Phi do chim ăn quả và phân bố hạt. Trong thế kỷ 18 và 19 cây ngũ sắc được canh tác một cách thương mại hóa trên toàn thế giới như là một cây cảnh vì màu sắc của hoa. Cũng vào thế kỷ 19, ngũ sắc được trồng làm cảnh ở Việt Nam. Đến nay cây đã phổ biến rộng rãi, mọc hoang ở các bãi đất trống, đồi núi, ven biển.

- Khả năng gây hại: Loài này có thể mọc thành bụi đơn độc hoặc nhiều cây mọc thành cụm dày đặc và lấn át các loài khác. Ở những khu rừng bản địa chịu xáo động, loài ngũ sắc có thể trở thành loài ưu thế ở tầng cây bụi, làm biến đổi diễn thế sinh thái và suy giảm đa dạng sinh học. Hơn nữa, loài này có khả năng sản sinh ra các chất làm ức chế các loài xung quanh. Đã có nghiên cứu ghi nhận loài này mọc thành bụi dày đặc và tồn tại lâu tới mức chúng làm dừng quá trình tái sinh của rừng nhiệt đới tới 3 thập kỷ và có thể gây đe dọa tuyệt chủng một số loài thực vật bản địa.


Hình 3 8 Cây ngũ sắc Lantana camara Nguồn Ảnh chụp tại xã Hồng Thái huyện 1


Hình 3.8. Cây ngũ sắc - Lantana camara

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Hồng Thái, huyện

Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

Hình 3 9 Cây ngũ sắc Lantana camara Nguồn Ảnh chụp tại xã Thượng Nông 2


Hình 3.9. Cây ngũ sắc - Lantana camara

(Nguồn: Ảnh chụp tại xã Thượng Nông, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.

Cỏ lào (Chromolaena odorata)


- Vị trí phân loại: Cỏ lào hay còn gọi là cỏ hôi, Ba bớp, Yến Bạch, thuộc họ cúc (Asteraceae).

- Đặc điểm hình thái: Cỏ lào là cây thân thảo lâu năm, tạo thành các bụi rậm cao tới 1,5 – 2m, có thể cao tới 6m khi bám vào cây khác. Thân Cỏ lào có lông tơ,


các cành già có màu nâu và hóa gỗ ở gốc cành, đầu cành, các chồi có màu xanh và mọng nước. Bộ rễ dạng chùm và không mọc sâu quá 20 – 30cm. Lá mọc đối, mỏng mềm, có lông nhung, hình tam giác đến hình trứng, đầu lá nhọn, mang 3 gân chính nổi bật, các răng cưa có mép lá thô, mỗi mép lá có khoảng 1 – 5 răng cưa, lá non có thể trơn không mang răng cưa. Gốc lá tù, cuống lá mảnh dài 1- 1,5cm, phiến lá thường dài 5 – 12cm, rộng 3 – 6cm. Hoa mọc thành cụm dạng ngù với khoảng 20 – 60 cụm mỗi ngù. Tràng hoa có màu trắng hay xanh nhạt, nhị hoa mọc dài vươn ra khỏi tràng hoa, số lượng tràng hoa lớn có thể phủ cả bụi cây. Hạt nhỏ (dài 3 – 5mm, đường kính khoảng 1mm), nặng trung bình 2,5mg/hạt.


Hình 3 10 Cỏ lào Chromolaena odorata Nguồn Ảnh chụp tại khu vực xã Côn Lôn 3

Hình 3 10 Cỏ lào Chromolaena odorata Nguồn Ảnh chụp tại khu vực xã Côn Lôn 4

Hình 3.10. Cỏ lào Chromolaena odorata

(Nguồn: Ảnh chụp tại khu vực xã Côn Lôn)

- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Cỏ lào có thể mọc được ở nhiều loại đất và thảm thực vật khác nhau trong rừng (nơi có lượng mưa trung bình năm 1 khoảng 500 mm), đồng cỏ hoặc nơi đất khô hơn (lượng mưa trung bình năm dưới 500 mm). Ở những nơi điều kiện môi trường khô hạn, loài này bị giới hạn và chỉ mọc quanh bờ sông. Ở giai đoạn phát triển, loài cỏ lào trở thành loài xâm hại nhưng không thích nghi ở những nơi băng giá và hạn hán. Để sinh trưởng tốt, cây con cần độ ẩm khoảng 60 - 70%, nhiệt độ khoảng 30oC. Khi bị che bóng, cỏ lào không sinh sản và

tạo hạt. Sự sinh trưởng của loài tỷ lệ thuận với độ mở tán và thường mọc nhiều ở bìa rừng. Cỏ lào là loại thực vật xuất hiện trong giai đoạn đầu của diễn thế sinh thái.

- Nguồn gốc: Cỏ lào có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ.


- Con đường xâm nhập: Hạt giống của cỏ lào phát tán nhờ gió, động vật và cả con người. Vì vậy, cây cỏ lào phát tán, mở rộng vùng phân bố rất nhanh sang các vùng nhiệt đới ở châu Á, Tây Phi và một phần Châu Úc. Sau khi xuất hiện, loài thực vật này nhanh chóng lan rộng ở Việt Nam, được ghi nhận năm 1935. Cùng với những lợi ích làm thuốc, ngụy trang trong chiến tranh hay làm cảnh (hàng rào) mà loài cây này được người dân trồng nhiều.

- Khả năng gây hại: Cỏ lào có thể tạo thành các bụi rậm, ngăn cản sự thiết lập quần thể của các loài khác do cạnh tranh. Khi thời tiết khô, cỏ Lào có thể trở thành vật liệu gây cháy. Cỏ lào có thể gây dị ứng da hoặc hen suyễn đối với những người mẫn cảm.

Trinh nữ móc


- Vị trí phân loại: Trinh nữ móc hay còn gọi là trinh nữ thân vuông. Cây có tên khoa học là Mimosa diplotricha, thuộc loài M. diplotricha, họ Fabaceae, bộ Fabales.

- Đặc điểm hình thái: Cây bụi, thân 4 cạnh, có rất nhiều gai mọc ngược dễ móc vào quần áo. Lá kép lông chim hai lần, mang 7-8 lá chét, lá chét xếp lại khi bị đụng đến. Hoa đầu ở nách lá và thành chùm ở ngọn nhánh, màu tím hồng. Hoa tứ phân, nhỏ. Chùm quả có đốt, quả không cọng, rộng 2 – 5 mm; đốt 4 – 8.

- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Là một loài rất dễ xâm lấn các khu vực đất màu mỡ, có độ ẩm, nhiệt độ không khí và ánh sáng đều cao, đất hoang hoá, các đồng cỏ, lề đường, rừng trồng cây tái sinh, ở rìa các khu rừng, đất ven sông, các kênh rạch, dòng sông bị khô cạn. Cây ra hoa và tạo hạt quanh năm, một cây có khoảng 300-700 quả, mỗi quả khoảng 14-26 hạt, quả rất dễ phát tán theo gió hoặc trôi theo dòng nước. Cây Trinh nữ móc tái sinh chủ yếu bằng hạt, hạt có lớp vỏ dày, chịu được tác động của ngoại cảnh trong quá trình phát tán và lưu giữ được ở môi trường bất thuận khoảng 2-3 năm. Cây còn nẩy chồi rất mạnh, từ gốc đã chặt ngang thân.

- Nguồn gốc: Cây trinh nữ móc có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Khu phân bố tự nhiên trải dài từ vùng nhiệt đới Mexicô qua Trung Mỹ kéo tới vùng nhiệt đới Nam Mỹ (Burkart, 1948). Hiện nay, loài ngoại lai xâm lấn này đã trở thành loài nguy hiểm đối với môi trường và đa dạng sinh học ở nhiều nước thế giới từ nhiệt


đới Châu Phi đến Châu Úc và khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam,...).


Hình 3 11 Trinh nữ móc Mimosa diplotricha Nguồn Ảnh chụp tại khu vực xã Yên Hoa 5

Hình 3.11. Trinh nữ móc Mimosa diplotricha

(Nguồn: Ảnh chụp tại khu vực xã Yên Hoa, huyện Na Hang)

- Con đường xâm nhập: Cây trinh nữ móc có khả năng phát tán theo dòng nước,bám vào da, lông của động vật, quần áo của người, theo các phương tiện giao thông, vận tải,... nên lan tràn xâm lấn rất nhanh. Đây là loài xâm lấn cực mạnh ở Thái Bình Dương, nơi loài này đã du nhập trên tất cả các nhóm đảo.

- Khả năng gây hại: Có khả năng leo cao, vượt lên trên các loại cây trồng khác nên cản trở ánh sáng, ngăn cản sự tái sinh tự nhiên của các cây trồng khác, có thể tạo thành mối nguy hiểm gây cháy tại những vùng đất hoang khi cây khô. Là đối thủ cạnh tranh liên tục và tạo thành thảm dày đặc, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nhiều loài bản địa, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái bản địa và quần xã động vật. Cây có khả năng biến đất trồng thành đất hoang hoá, gây thiệt hại đến đời sống kinh tế, xã hội. Hàng loạt gai cong, sắc, với quần thể dày đặc đã cản trở con người và động vật tiếp cận các vùng đất trống, nguồn nước, cản trở sự di chuyển và hoạt động kiếm ăn.

Trinh nữ thân gỗ


- Vị trí phân loại: Cây trinh nữ thân gỗ hay còn gọi là cây mai dương. Cây có tên gọi khoa học là Mimosa pigra, thuộc họ Mimosaceae.

- Đặc điểm hình thái: Cây trinh nữ thân gỗ là loài cây thân gỗ lâu năm, cao tới 5 – 6m, có nhiều gai, nhiều cành, rễ ăn sâu trong đất, rộng và xa tới 3,5 m tính từ gốc (Robert, 1982). Thân có màu xanh ở gốc nhưng khi già hóa gỗ, ban đầu có lớp lông


mịn bao phủ làm cho thân cây ráp, sau đó mọc nhiều gai con dài 5 – 10 cm. Lá có hai lần lá kép lông chim, khi chạm vào thì lá khép lại. Lá dài 20 – 25 cm, màu xanh sáng, mỗi đốt lá có 10 – 15 cặp lá kép mọc đối xứng dài 5 cm. Sống lá chét dài 3 – 12 cm, có gai thẳng đứng, mảnh, ở giữa gốc của các cặp lá chét đôi khi có gai mọc lệch hoặc mọc chính giữa hai cặp lá. Mỗi lá kép có nhiều cặp lá chét con, thuôn, dài 3 – 8 mm, rộng 0,5 – 1,25 mm, mép lá có lông tơ. Hoa trinh nữ màu hồng, nhỏ, mọc đều, nhiều hoa đơn hợp thành hoa đầu tự đường kính 1 – 2 cm. Mỗi nách lá thường có 2 hoa. Đài nhỏ, xẻ không đều. Quả dài 3 – 8 cm có nhiều lông, chia thành 10 – 20 khoang, mỗi khoang chứa một hạt, khi chín có màu nâu hay xanh ô liu.

- Đặc điểm sinh thái, sinh học: Cây Mai dương thích nghi, phát triển tại vùng khí hậu nhiệt đới. Khi quả chín, các khoang tự tách ra khỏi quả và bay đi. Một cây có thể sản sinh 9.000 – 220.000 hạt. Vỏ quả có nhiều lông. Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và ẩm độ, hạt tách ra khỏi vỏ quả và nảy mầm. Hạt rất cứng, một số có thể nảy mầm ngay khi rụng, một số khác có thể nảy mầm sau 1 – 2 năm. Nhờ có lớp vỏ cứng không thấm nước mà hạt cây trinh nữ có thể trải qua giai đoạn ngủ nghỉ rất dài và hạt cũng có khả năng tồn tại lâu trong đất. Cây Mai dương dễ mọc vì hạt có khả năng nảy mầm nhanh chóng tại những nơi đất trống, nhiều ánh sáng như ven rừng, dọc hai bên đường, bên bờ ruộng, thân đê, đập hồ chứa nước, theo bờ kênh, rạch, bờ sông, rãnh nước và hạt cứng có khả năng nảy mầm rất cao sau nhiều năm. Sau khi nảy mầm, cây bắt đầu hình thành hai lá mầm. Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 – 5 ngày, ngày thứ 7 bắt đầu xuất hiện lá thật đầu tiên và dần dần ra các lá tiếp theo. Ngay sau khi mọc, cây trinh nữ thân gỗ tăng trưởng rất nhanh, sau 7 ngày, chiều cao trung bình của cây từ 2,8 – 4,3 cm; Sau 1 tháng cây có thể cao tới 19,5 – 25,3 cm. Chiều cao cây còn tùy thuộc theo độ tuổi của cây, mật độ cây cũng như điều kiện sinh thái đặc biệt là chế độ nước ở từng vùng sinh thái. Khả năng phân nhánh của cây là một đặc điểm quan trọng giúp cho cây tăng trưởng sinh khối và diện tích che phủ. Thông thường trong năm đầu, cây không phân nhánh. Kể từ năm thứ hai trở đi, cây bắt đầu phân nhánh. Trong điều kiện không ngập nước, cây có thể phân nhánh ngay ở phần gốc, cách mặt đất 10 – 15 cm, nhưng trong điều kiện ngập nước, vị trí phân nhánh thường cao hơn tùy thuộc vào mực nước.


- Nguồn gốc: Cây Trinh nữ thân gỗ có nguồn gốc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, tại đó chúng phát triển thành vành đai kéo dài từ Mehicô qua Trung Mỹ, Antilles, Columbia, Peru và Brazil tới phía bắc của Achentina (Lewis & Elias, 1981).

- Con đường xâm nhập: Cây trinh nữ lần đầu tiên được du nhập vào các khu vực khác như một dạng cây cảnh, cây phủ đất chống xói mòn, dần dần chúng phát tán nhanh, xâm nhập vào hầu hết các nước trên thế giới và trở thành đối tượng cỏ dại nguy hiểm. 4 con đường phát tán, xâm nhập chủ yếu gồm:

Phát tán theo nguồn nước: Hình thức phát tán này có thể nhận thấy rò rệt nhất tại các gò đất, các đảo nằm trong khu vực lòng hồ. Trong mùa nước, khi nước dâng đến đâu thì hạt bám vào các thảm thực vật trên bề mặt đảo và khi nước rút, cây con mọc lên đến đó.

Phát tán do hoạt động có chủ đích của con người: Do thiếu những thông tin hay hiểu biết đầy đủ về tác hại của cây trinh nữ thân gỗ, mà người dân có thể trồng nó làm cây cảnh, cây giữ đất chống xói mòn hay sử dụng với mục đích làm hàng rào. Đây chính là con đường tích lũy nguồn hạt và phát tán quan trọng, làm mở rộng phạm vi phân bố và khu vực bị xâm nhiễm bởi cây trinh nữ thân gỗ.

Phát tán hạt qua động vật, con người, xe cộ,…: Trong quá trình tiếp xúc với khu vực bị xâm nhiễm bởi loài thực vật này, hạt trinh nữ có thể bám vào da động vật, áo quần của con người hay phương tiện giao thông, kể cả qua ống tiêu hóa của các loài chim ăn hạt,… từ đó phát tán nguồn hạt sang khu vực không bị xâm nhiễm.

Phát tán từ nguồn đất, cát sử dụng trong xây dựng: Hiện nay, việc sử dụng đất bãi ven sông hay nguồn cát dưới sông để san lấp mặt bằng các công trình xây dựng hay xây dựng đường giao thông đang trở thành phổ biến. Do sau khi san lấp không được xây dựng ngay, cây trinh nữ có cơ hội phát triển rất mạnh.

- Khả năng gây hại: Sự phát triển dày đặc của Trinh nữ thân gỗ đã gây râ nhiều tác động về mặt sinh thái, kinh tế, xã hội trên nhiều vùng rộng lớn và đang trở thành vấn đề bức xúc ở nhiều địa phương: Làm mất nơi sống của nhiều loài chim, bò sát và cá; Lấn áp các loài thực vật bản địa; Làm suy giảm đa dạng hệ động thực vật bản địa; Làm giảm diện tích đồng cỏ; Cản trở việc nuôi trồng và khai thác thủy sản, cản trở giao

Xem tất cả 98 trang.

Ngày đăng: 02/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí