cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường. Do mọc xen nhau một cách dày đặc và có nhiều gai sắc nhọn nên hầu như không có sinh vật nào có thể phát triển tốt dưới tán cây Trinh nữ thân gỗ (Mai dương). Không chỉ riêng Trinh nữ thân gỗ (Mai dương), các SVNL khác cũng gây ra nhiều tác động lấn át sinh vật bản địa của địa phương. Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Na
Hang, đến nay ốc bươu vàng đã gây hại trên lúa mới cấy với mật độ phổ biến 1-3 con/m2, nhiều thửa ruộng có mật độ ốc bươu vàng 4 -6 con/m2. Một số địa bàn bị hại nặng như các xã Thanh Tương, Năng Khả. Do ốc bươu vàng xuất hiện và gây hại mạnh trên lúa mới cấy nên nhiều nơi, bà con nông dân phải cấy dặm, cấy lại, vừa tăng chi phí giống, vật tư vừa không đảm bảo thời vụ gieo cấy. Bèo lục bình xâm lấn mạnh tại các thủy vực ao, hồ đã nhanh chóng che phủ diện tích mặt nước,
làm giảm ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến cá và các loài thủy sinh khác trên địa bàn các xã Thượng Giáp, Đà Vị, Thanh Tương của huyện Na Hang.
Nhìn chung, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đã gây ra những hậu quả to lớn, lâu dài không chỉ về môi trường mà cả về mặt kinh tế, xã hội, sức khỏe con người đối với huyện Na Hang nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung. Sinh vật ngoại lai xâm hại phá vỡ cân bằng sinh thái, làm suy giảm ĐDSH, làm suy yếu các chức năng của hệ sinh thái là mối đe dọa đối với khu hệ sinh vật bản địa. Chưa có một tiêu chí thống nhất đối với thiệt hại tối thiểu, mức độ lan rộng hay quy mô cần thiết của một loài ngoại lai để được coi là xâm hại. Tuy nhiên, chỉ cần một số lượng cá thể rất nhỏ, chiếm một phần trong đa dạng di truyền của loài đó ở môi trường tự nhiên của chúng, có thể là đủ để tái sinh, thông qua sinh sản sẽ lan rộng, gây thiệt hại to lớn về môi trường ở nơi cư trú mới. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, cây Trinh nữ thân gỗ (Mai dương) có mức độ, diện tích xâm lấn lớn nhất trong danh mục các loài sinh vật ngoại lai xác định được trên địa bàn huyện Na Hang. Chính vì vậy, các cấp, các ngành và chính quyền địa phương cần tiến hành xây dựng và triển khai những phương pháp, biện pháp quản lý, phòng trừ, tiêu diệt đối với những SVNL này.
3.2.2.5. Đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý SVNL
Na Hang là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang. Tài nguyên sinh học phong phú với nhiều loại động, thực vật quý hiếm có trong sách đỏ Việt Nam. Trên địa bàn huyện có Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, diện tích khoảng
22.401,5ha với tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao. Công tác quản lý nhà nước về đa dạng sinh học bước đầu đạt được kết quả nhất định, đã xây dựng và triển khai được những giải pháp để quản lý, bảo tồn tài nguyên sinh học trên địa bàn huyện, nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân về công tác quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại.
Sinh vật ngoại lai xâm hại có tính lây lan nhanh, phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến sản xuất, cuộc sống, sức khỏe của con người, ở mức độ nào đó, vượt quá tầm kiểm soát của con người. Nhận thức rò tầm quan trọng này, trong những năm qua huyện Na Hang đã triển khai thực hiện một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý, diệt trừ các loài sinh vật ngoại lai, đặc biệt là các loài ngoại lai xâm hại như: Cây Mai dương, Ốc bươu vàng, Bèo Tây, Cá tỳ bà lớn…, cụ thể:
Có thể bạn quan tâm!
- Hình Thái Cây Bèo Tây - Eichhornia Crassipes
- Đánh Giá Về Tình Trạng Xâm Lấn Của Các Loài Svnl Xâm Hại Trên Địa Bàn Huyện Na Hang, Tỉnh Tuyên Quang
- Mật Độ Và Phân Bố Của Ốc Sên Châu Phi (Achatina Fulica) Trong Các Hệ Sinh Thái Tại Địa Bàn Huyện Na Hang (Tháng 11/2018)
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - 11
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang - 12
Xem toàn bộ 98 trang tài liệu này.
- Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để nhận biết các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được lồng ghép vào các chương trình khuyến nông và thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh của huyện.
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ về công tác nhận dạng, ngăn ngừa và kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại.
Tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao, nguyên nhân là do:
- Công tác tuyên truyền phổ biến và tiêu diệt các loài sinh vật ngoại lai xâm hại còn nhiều hạn chế. Nhiều nông dân chưa biết đâu là loài ngoại lai xâm hại để phòng trừ, tiêu diệt, thậm chí còn gây nuôi, phát triển. Nhiều người chơi sinh vật cảnh vẫn thích gây nuôi những loài mới mà chưa hiểu tác hại của nó đối với môi trường sống.
- Khó khăn về kinh phí nên chưa điều tra nghiên cứu tổng thể về phân loại, đánh giá tác hại của loài sinh vật ngoại lai xâm hại do vậy chưa có số liệu cụ thể để kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại.
3.3. Đề xuất một số giải pháp ngăn chặn, kiểm soát một số loài SVNL xâm hại
3.3.1. Đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả SVNL
Quản lý SVNL đóng vai trò quan trọng góp phần bảo vệ ĐDSH, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Do tính chất phức tạp và mức độ gây hại nghiêm trọng của các loài SVNL, việc phòng trừ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua
công tác kiểm dịch thực vật, đánh giá nguy cơ dịch hại, tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, giáo dục kiến thức bảo vệ ĐDSH và quản lý SVNL. Một số giải pháp về quản lý hiệu quả SVNL như sau:
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng tham gia phát hiện và ngăn chặn sớm sự phát tán của SVNL. Hiệu quả ngăn ngừa SVNL phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và sự tham gia chủ động của công chúng. Cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về khả năng phát tán, các con đường lây lan, tác động của SVNL đến đời sống, kinh tế, xã hội, môi trường và những việc người dân có thể làm hoặc tham gia được vào hoạt động ngăn chặn sự lây lan. Đặc biệt, không nuôi trồng và sử dụng SVNL vào các mục đích có thể gây nguy cơ phát tán (ví dụ trồng cây làm cây cảnh, hàng rào, chống xói mòn, nuôi ốc bươu vàng, cá tỳ bà lớn...).
- Tăng cường hoạt động điều tra, phát hiện thường xuyên và lập bản đồ phân bổ để kiểm soát và xử lý kịp thời các vùng mới bị xâm nhiễm. Việc điều tra cần phải được tiến hành thường xuyên để phát hiện những khu vực mới bị xâm nhiễm và lập kế hoạch kiểm soát phù hợp. Qua điều tra cũng có thể xác định đầy đủ về điều kiện, quy luật phát tán, lây lan của SVNL. Trên cơ sở điều tra và phân tích hệ sinh thái, phải cảnh báo được các vùng có nguy cơ xâm nhiễm cao để có kế hoạch kiểm soát kịp thời. Song song với các phương pháp quan trắc, đo đếm cần sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS để điều tra và lập bản đồ phân bố.
- Thực hiện triệt để và nghiêm ngặt các biện pháp kiểm dịch. Kiểm soát chặt chẽ và chủ động ngăn chặn các con đường lây lan của SVNL. Đây là một biện pháp khó thực hiện vì ngoài con đường phát tán qua nông sản, nhiều loài SVNL còn phát tán qua nước, không khí. Tuy vậy, trong khuôn khổ hoạt động của con người, có kiểm soát và hạn chế sự phát tán qua nhập khẩu nông sản, qua các phương tiện giao thông, phân gia súc... từ vùng bị nhiễm sang vùng không bị nhiễm. Hạn chế sự di chuyển của nguồn hạt từ những vùng đã bị xâm nhiễm nặng ra bên ngoài.
- Triển khai các hoạt động kiểm soát và ngăn chặn kịp thời các khu vực mới bị xâm nhiễm hoặc tái nhiễm. Đối với thực vật, tận dụng mọi khả năng có thể để phủ kín mặt đất bằng các loài thực vật thích hợp vì đa số các loài thực vật ngoại lai
đều ưa sáng. Phải chủ động trồng các loại thực vật phù hợp để lấn át sự xâm nhiễm của thực vật ngoại lai ngay từ đầu. Các loài thực vật hay cây trồng được lựa chọn để sử dụng làm cây cạnh tranh phải phù hợp với từng vùng sinh thái. Còn các loài động vật, cần huy động lực lượng cộng đồng để tìm diệt sớm. Có thể khuyến khích thu bắt để làm thức ăn cho người hay gia súc hoặc áp dụng các biện pháp bẫy bắt khi mật độ còn thấp.
- Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện điều tra, khảo sát thực địa và phỏng vấn người dân địa phương về kinh nghiệm trong việc phòng ngừa, diệt trừ các loài sinh vật ngoại lai: Đối với các loài thực vật như cây Mai dương, Trinh nữ móc, bèo tây... và động vật ngoại lai xâm hại như ốc bươu vàng có thể sử dụng thuốc trừ cỏ không chọn lọc, có khả năng lưu dẫn cao (Glyphosate) để phun trừ. Trường hợp cây quá to, già, việc sử dụng thuốc kém hiệu quả có thể sử dụng biện pháp chặt và chờ cho cây mọc tái sinh, sau đó sử dụng thuốc trừ cỏ không chọn lọc như Glyphosate hay thuốc chọn lọc như Metsulfuron Methyl để phun trừ mầm mới mọc tái sinh.
3.3.2. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 10 loài sinh vật ngoại lai xác định được 08 loài ngoại lai xâm hại và 02 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Trong 08 loài ngoại lai xâm hại, có 04 loài ngoại lai có mức độ phân bố, khả năng xâm hại lớn nhất trên địa bàn huyện Na Hang cần phải có biện pháp ngăn chặn, diệt trừ gồm: Ốc bươu vàng, ốc sên Châu phi, Cá tỳ bà lớn, cây Trinh nữ thân gỗ (Mai dương).
3.3.2.1. Biện pháp diệt trừ Ốc bươu vàng
a) Các biện pháp phòng ngừa:
Đối với các khu vực nông nghiệp lúa nước chưa bị nhiễm ốc bươu vàng, hoặc cây trồng thuỷ sinh, việc cây giống, cây con cần kiểm soát cẩn thận để đảm bảo không lẫn bị trứng ốc hoặc ốc con. Ngoài ra, trên các kênh dẫn nước vào đồng ruộng, bố trí các tấm lưới lọc để chặn việc lây lan của ốc vào ruộng, các lưới lọc được kiểm tra và làm sạch thường xuyên để không gây tắc nghẽn đường dẫn nước.
b) Các biện pháp kiểm soát:
Đối với những khu vực nông nghiệp đã bị nhiễm ốc bươu vàng, có thể áp
dụng một số biện pháp khác nhau như sau:
- Biện pháp sinh học: Nuôi thả một số loài có khả năng ăn ốc hoặc trứng ốc, như ngan, vịt (có thể thả vịt sau khi bừa lần cuối rồi dẫn nước vào ruộng hay thả vịt ngay sau khi thu hoạch, 1.000m2 chỉ cần thả 20 con vịt giúp giảm đáng kể ốc bươu vàng) hoặc cá ở những vùng ngập nước và khó rút cạn. Tuy nhiên biện pháp này chưa diệt trừ triệt để được ốc bươu vàng vì ngan, vịt thường chỉ ăn được ốc con, không ăn được các con ốc lớn.
- Biện pháp cơ học: Bắt ốc và thu gom ổ trứng bằng tay bằng cách thực hiện bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ lúa đến lúc lúa được 2,3 tuần. Thời gian bắt ốc hiệu quả vào lúc sáng sớm và chiều mát vì lúc này ốc linh hoạt và dễ thấy. Ốc bắt được có thể dùng làm thực phẩm hoặc nghiền làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Đây là biện pháp không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi huy động nhiều nhân lực và phải thực hiện thường xuyên mới có hiệu quả. Biện pháp này cần sự tham gia của cả chính quyền và cộng đồng người dân địa phương.
- Biện pháp bẫy nhử ốc: Có thể đặt bẫy nhử ốc chứa các loại lá rau, lá sắn hoặc lá khoai nhằm thu hút ốc tập trung vào những điểm cụ thể tạo điều kiện thu bắt ốc dễ dàng hơn. Hoặc vào trước thời kỳ ruộng cạn nước, có thể đào các rãnh nông trên ruộng để ốc sẽ tập trung tại đó, giúp thu bắt chúng dễ hơn.
- Biện pháp hạn chế, loại bỏ bớt các giá thể phù hợp cho việc đẻ trứng: Các đám thực vật thuỷ sinh hay các vật thể cứng (đá, cây gỗ) cần được loại bỏ càng nhiều càng tốt. Khi không còn những nơi đẻ trứng phù hợp, ốc buộc phải đẻ lên bờ đất, nơi trứng rất dễ bị hư hại hoặc rơi xuống nước.
- Biện pháp hoá học: Sử dụng một số loại hoá chất diệt ốc. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên dùng như là một biện pháp cuối cùng, khi các biện pháp trên hoàn toàn không có hiệu quả. Lý do chính là hoá chất thường gây ra các hậu quả xấu đối với môi trường, đối với các loài sinh vật bản địa và đối với sức khoẻ con người. Biện pháp thay thế, thân thiện với môi trường hơn là việc dùng chiết xuất của một số loại thực vật có tác dụng diệt ốc như chiết xuất từ trái cây của loài cây thông thiên Thevetia peruviana (còn gọi là trúc đào hoa vàng), chiết xuất từ lá cây sữa Alstonia scholaris, cây cỏ sữa Euphorbia hirta.
Điều cần lưu ý là việc áp dụng đơn lẻ một trong những biện pháp nào nói trên thường không mang lại hiệu quả, cần sử dụng tổng hợp các biện pháp khác nhau mới có thể đảm bảo kiểm soát được mức độ xâm lấn, số lượng cá thể ốc bươu vàng tại địa phương ở mức thấp nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của chúng đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
3.3.2.2. Biện pháp diệt tr Ốc sên Châu Phi:
a) Các biện pháp phòng ngừa:
Nhìn chung, có thể ngăn chặn sự lây lan của ốc sên Châu Phi (Achatina fulica) thông qua các hoạt động kiểm dịch và giám sát, đảm bảo các sản phẩm nông nghiệp không kèm lẫn các cá thể ốc sên. Ngoài ra các vườn cây có thể ngăn ốc lây lan vào bằng cách lắp các hàng rào dạng lưới ngăn ốc bò vào.
b) Các biện pháp kiểm soát:
Đối với những khu vực đã ốc sên Châu Phi xâm lấn, có thể áp dụng một số biện pháp khác nhau như sau:
- Biện pháp cơ học: Ốc sên và trứng của chúng có thể được thu bằng tay, sau đó đem đi tiêu hủy.Tương tự như với ốc bươu vàng, để việc kiểm soát bằng cách thu bắt ốc sên Châu Phi có hiệu quả cần huy động sự tham gia của cả cộng đồng dân địa phương và cần được duy trì thường xuyên. Thường xuyên kiểm tra phá huỷ những nơi phù hợp cho việc đẻ trứng của ốc sên, thu và huỷ trứng ốc sên.
- Biện pháp đ t bẫy nhử ốc: Gom lá cây tươi (lựa chon lá của các loại cây là thức ăn ưa thích của ốc sên) vào từng đống trong vườn, để qua đêm, sáng hôm sau có thể thu gom ốc đi tiêu huỷ.
- Biện pháp hoá học: Một số hoá chất diệt ốc có thể được sử dụng, tuy nhiên việc dung hoá chất có mặt trái là gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến đời sống của sinh vật bản địa và với sức khoẻ của con người. Biện pháp thay thế là sử dụng một số chiết xuất tự nhiên từ thực vật như chiết xuất từ trái cây của loài cây thông thiên Thevetia peruviana (còn gọi là trúc đào hoa vàng), chiết xuất từ lá cây sữa Alstonia scholaris, cây cỏ sữa Euphorbia hirta.
- Biện pháp kiểm soát sinh học: Cho tới nay chưa có loài nào, thiên địch nào phù hợp để sử dụng để kiểm soát được ốc sên Châu Phi. Tuy nhiên có thể thả vịt trong vườn cây ăn quả để chúng ăn ốc con và trứng ốc.
3.3.2.3. Biện pháp diệt tr Cá tỳ bà lớn (Cá dọn bể lớn)
a) Biện pháp phòng trừ:
- Tuyên truyền tới người dân về mật độ, sự nguy hại của loài cá tỳ bà lớn.
+ Chính quyền địa phương ban hành quy định về quản lý nghiêm ngặt cá tỳ bà lớn và xây dựng biện pháp ngăn chặn không cho chúng phát tán sang thủy vực trên địa bàn.
b) Biện pháp tiêu diệt:
- Diệt trừ bằng biện pháp thủ công: Người dân có thể đánh bắt bằng các phương thức khác nhau (đánh lưới ở sông, kéo lưới, quăng chài ở ao, sử dụng lồng,…) rồi tiêu hủy bằng các hình thức chặt và chôn làm phân bón hoặc có thể nấu nhừ làm thức ăn cho gia súc. Chính quyền địa phương có thể trợ giúp, khuyến khích người dân diệt trừ cá tỳ bà lớn bằng cách thu mua, khen thưởng các cá nhân làm tốt.
- Diệt trừ hang ổ của cá tỳ bà lớn: Ở các thủy vực nước nông hoặc các ao nuôi, định kỳ tháo cạn nước hàng năm, cần tháo cạn nước và dò tìm các hang tổ của loài cá này để diệt trừ tổ trứng và cá con. Trường hợp thật cần thiết, có thể diệt trừ bằng phương pháp hóa học trong cục bộ hang tổ của cá tỳ bà lớn, nhưng cần hạn chế, tránh trường hợp hủy hoại đến hệ sinh thái.
3.3.2.4. Biện pháp diệt tr cây Trinh nữ thân gỗ (Mai dương)
Cây Mai dương chủ yếu phân bố ở HST thủy vực, dọc theo sông, suối và các ao, hồ. Người dân và chính quyền địa phương đã đưa ra các biện pháp diệt trừ loài cây này, nhưng các giải pháp đã đưa ra mang tính cục bộ, đơn lẻ vì thế mà diện tích cây Mai dương xâm lấn ngày càng tăng. Trên cơ sở nghiên cứu và tham khảo nhiều tài liệu, Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và diệt trừ cây Mai dương như sau:
a) Biện pháp vật lý cơ học
Biện pháp này đã được sử dụng để diệt trừ cây Mai dương từ rất sớm. Biện pháp này không đòi hỏi nhân công kỹ thuật cao và những phương tiện hiện đại. Các biện pháp chủ yếu gồm:
- Nhổ cây Mai dương bằng tay: Biện pháp nhổ bằng tay thích hợp khi kiểm soát cây Mai dương mọc lẫn với cây trồng nông nghiệp. Biện pháp này thích hợp áp
dụng ở những nơi cây Mai dương mọc rải rác, mật độ xâm nhiễm thấp, cây mầm hoặc cây còn nhỏ (chiều cao dưới 50cm).
- Biện pháp chặt đốn: Biện pháp này thường áp dụng ở những nơi cây Mai dương đã xâm lấn, ổ định trên diện rộng, cây trưởng thành và có mật độ dày. Công cụ sử dụng chủ yếu là dao phát, cưa…
- Biện pháp cơ giới: Biện pháp này áp dụng cho các khu vực bị Mai dương xâm lấn trên diện rộng với mật độ dày và đã tạo thành các thảm thực vật thuần loài, nhất là trên các cánh đồng bị xâm nhiễm và bỏ hoang. Công cụ chủ yếu như máy chặt cây bụi, máy ủi, … và sau đó chôn lấp hoặc đốt.
Các biện pháp trên cần được tiến hành định kỳ vì cây Mai dương sẽ tái sinh và tạo điều kiện cho các loài cây khác cạnh tranh với Mai dương. Biện pháp này có hiệu quả khi kết hợp sử dụng các loại thuốc trừ cỏ để dọn sạch những vùng trồng cây nông nghiệp hoặc cây cảnh.
b) Biện pháp sinh thái
- Dùng lửa: Biện pháp này áp dụng cho những khu vực bị Mai dương xâm lấn trên diện rộng với mật độ dày và đã tạo thành các thảm thực vật thuần loài, nhất là trên các cánh đồng bị xâm nhiễm và bỏ hoang. Lửa thường có hiệu quả cao trong việc diệt các cây bụi non, với những cây trưởng thành thì rất biến động. Cây Mai dương bị tổn thương bởi thuốc trừ cỏ từ trước thì lửa sẽ làm tăng khả năng chết của cây. Lửa cũng có tác dụng đốt cháy một lượng hạt rất lớn nằm trên mặt đất sẽ làm giảm mật độ số cây con. Nên áp dụng ở những khu vực cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương) đã bị nhổ bỏ, chặt hạ, phơi khô và đốt. Mặc dù vậy nhưng cần chú ý một tác động ngược lại của lửa là sẽ kích thích và phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ của các hạt còn tồn tại trong đất (nằm sâu dưới lớp đất mặt khoảng 5 cm) thúc đẩy khả năng nảy mầm và kích thích chúng tiếp tục tái sinh do khi áp dụng những biện pháp này sẽ làm tăng nhiệt độ, phá vỡ trạng thái "ngủ" sau nhiều năm nằm sâu trong lòng đất của hạt cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương).
- Dùng đồng cỏ cạnh tranh: Cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương) non rất dễ bị lấn át bởi các loài cỏ và phương pháp dùng đồng cỏ cạnh tranh được chấp thuận trong chương trình kiểm soát cây Trinh nữ thân gỗ (mai dương). Theo Dương Văn