Con Đường Ảnh Hưởng Của Hóa Chất Bvtv Đối Với Con Người


hại nhưng đến nay vẫn chưa có quy định cấm sử dụng loạithan này. Đó là nguyên nhân chính khiến bếp than tổ ong vẫn tồn tại dù hiểm họa từ loại bếp này đã được cảnh báo.

Theo nghiên cứu tác hại của than tổ ong đối với sức khỏe con người cũng tương tự như tác hại của thuốc lá. Than tổ ong khi cháy sẽ thải ra nhiều độc tố nguy hiểm như khí CO, NOx gây độc hại cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn máu, để lại những di chứng thần kinh - tâm thần, thậm chí gây tử vong cho con người khi hít phải. Ngoài ra, trong than tổ ong có rất nhiều Lưu huỳnh, khi cháy sẽ tạo ra khí SO2 gây bệnh hen suyễn và phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tuy nhiên, những độc tố này không làm người sử dụng phát bệnh ngay lập tức mà thấm dần vào cơ thể một thời gian dài sau đó mới phát bệnh.

Tổ chức WHO cho biết, trên thế giới bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hầu hết là đàn ông.Ở Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh này chiếm từ 10% đến 15%. Một trong những nguyên nhân được cho là do thói quen sử dụng than tổ ong trong đun nấu.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn nông thôn với đặc thù công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có thiết bị lọc bụi xong chưa đảm bảo, hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại phát thải không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường làm gia tăng ô nhiễm không khí ảnh hưởng trực tiếp đến cán bộ, công nhân làm việc tại các cơ sở khai thác, sản xuất, chế biến khoáng sản, cơ khí do thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi. Đặc biệt, người dân xung quanh khu vực này cũng chịu tác động không nhỏ của ô nhiễm không khí, bụi và tiếng ồn gây ra, sức khỏe của người dân không được đảm bảo, đặc biệt là trẻ em thường mắc các bệnh về mắt, đường hô hấp, suy giảm hệ miễn dịch...

Hiện nay ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn khu vực nông thôn của tỉnh nói riêng hoạt động xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống,... rất mạnh và


diễn ra ở khắp nơi. Các hoạt động xây dựng như đào lấp đất, đập phá công trình cũ, vật liệu xây dựng bị rơi vãi trong quá trình vận chuyển, thường gây ô nhiễm bụi rất trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh, đặc biệt là ô nhiễm bụi, nồng độ bụi trong không khí ở các nơi có hoạt động xây dựng vượt trị số tiêu chuẩn cho phép tới 10 - 20 lần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Tại các làng nghề dệt thổ cẩm trên địa bàn tỉnh, tác nhân gây ô nhiễm môi trường như bụi và tiếng ồn không lớn, song nguồn nước dùng cho ngâm tẩm nguyên liệu, nước nhuộm vải… tuy đã được xử lý bước đầu qua các bể lắng nhưng nếu không được tiếp tục xử lý thích hợp và thải với lượng cao sẽ gây ra ô nhiễm nghiêm trọng môi trường tại các khu dân cư.

Tác động lâu dài của tiếng ồn đối với con người sẽ gây ra bệnh mất ngủ, suy nhược thần kinh, cũng như làm trầm trọng thêm các bệnh về tim mạch và huyết áp cao. Tiếng ồn còn là nguyên nhân làm giảm thính lực của con người, làm tăng các bệnh thần kinh và cao huyết áp đối với những người lớn tuổi.Tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày.Khi có tác động của tiếng ồn có thể dẫn tới giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc.Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70-80dB sẽ gây mệt mỏi, 90-110dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120-140dB có khả năng gây chấn thương.

Đánh giá hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình - 13

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ô nhiễm tiếng ồn dẫn đầu danh sách các dạng ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe con người. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, việc thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn, rung, bụi từ các loại máy móc thô sơ đã và đang gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người dân như nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, những trục trặc về tim và thậm chí là những vấn đề về sức khỏe tâm thần và hành vi.

* Ảnh hưởng của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe người dân

Nước sử dụng cho sinh hoạt và công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn của


nguồn nước sử dụng hàng ngày. Lượng nước thải cũng xấp xỉ bằng nguồn nước sử dụng, trong nước thải có chứa các yếu tố độc hại, nếu không được xử lý, các chất độc hại sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nước mà nó tiếp xúc. Cơ chế gây độc của các chất ô nhiễm trong nước thải theo nhiều phương thức khác nhau: gây độc môi trường sinh sống của động vật thủy sinh và thực vật, gây độc trực tiếp lên cơ thể sống của các sinh vật và thông qua nước thải sinh hoạt, thực phẩm gây tác động xấu lên cơ thể người.

Theo các tài liệu khoa học trên thế giới, có hơn 300 loại bệnh lây truyền qua đường nước. Nguyên nhân là do các vi sinh vật (vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng...) có khả năng xâm nhập vào cơ thể con người qua đường nước uống hoặc nước dùng chế biến thực phẩm, từ đó gây ra các bệnh về tiêu hóa như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy; các bệnh bại liệt, viêm gan, lỵ amip, giun, sán. Đặc biệt, nguồn nước bị nhiễm các hóa chất từ sản xuất, sinh hoạt của con người, nước thải từ các khu công nghiệp thường gây ra các bệnh mãn tính, bệnh ung thư, các bệnh ảnh hưởng đến sinh sản và di truyền cho người sử dụng.

Theo thống kê của Bộ Y tế, các bệnh tiêu chảy, hội chứng lỵ, lỵ trực khuẩn là 3 trong số 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất, trong đó tiêu chảy là bệnh đứng thứ 6 trong các bệnh có tỷ lệ tử vong lớn nhất (0,009/100.000 dân). Số "người mắc bệnh tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn.

Các chất ô nhiễm trong nước có thể gây ra các bệnh sau: Nhiễm chì lâu ngày: gây các bệnh về thận, thần kinh;

Amoni, Nitrat, Nitrit: gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư.

Natri: gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch; Lưu huỳnh: gây bệnh về đường tiêu hoá;

Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng;

Chất tẩy trắng Xenon peroxide, Sodium percarbonate: gây viêm đường


hô hấp;

Kim loại nặng các loại: Titan, Sắt, Chì, Cadimi, Asen, Thuỷ ngân, Kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

Tại các vùng nông thôn, do điều kiện kinh tế thấp, nhiều hộ gia đình vẫn sử dụng nước sông, ao hồ, kênh rạch để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của Bộ Y tế năm 2007 cho thấy, cơ cấu nguồn nước ăn uống, sinh hoạt chính ở các hộ gia đình vùng nông thôn như sau: 33,1% giếng khoan, 31,2% giếng khơi, 1,8% nước mưa, 11,7% nước máy, 7,5% nước suối đầu nguồn, 11% nước sông ao hồ và 3,7% nguồn nước khác. Có 11,6% đối tượng được phỏng vấn vẫn thường xuyên uống nước lã. Thói quen uống nước lã sẽ đưa đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khoẻ cộng đồng do mắc phải những bệnh dịch lan truyền theo nước. Theo Báo cáo đánh giá về nước sạch và vệ sinh ở Việt Nam năm 2011 của WHO, Unicef và Bộ Y tế, khoảng 90% dân cư Việt Nam, đặc biệt vùng nông thôn, bị nhiễm các loại giun, sán đường tiêu hóa.

Thói quen sử dụng cầu tiêu ao cá và nguồn nước trực tiếp không qua đun chín nấu sôi của người dân cũng mang lại những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Số liệu điều tra cho thấy, khoảng 60% người dân nông thôn vùng ĐBSCL sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh; 4 triệu người có hành vi phóng uế trực tiếp ra môi trường. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch tay chân miệng tái đi tái lại trong vùng, dịch tiêu chảy cũng luôn rình rập, đe dọa sức khỏe trẻ em. Đỉnh điểm là 300.000 ca tiêu chảy trong năm 2010.

Nguồn nước bị nhiễm ký sinh trùng do việc quản lý không tốt các loại chất thải, phân gia súc, gia cầm; bị nhiễm độc do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... đều là những tác nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa...

* Ảnh hưởng của ô nhiễm đất và chất thải rắn đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đất đến sức khỏe con người thể hiện rõ


nhất ở sự tích tụ dư lượng thuốc BVTV, phân bón trong môi trường đất. Việc sử dụng không đúng cách hoặc quá nhiều các loại phân bón, thuốc BVTV khiến cho cây trồng không hấp thụ hết gây nên tình trạng tồn dư phân bón, thuốc BVTV trong đất, từ đó tích lũy vào nông sản thực phẩm, gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm và những tác động lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.


Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường nông thôn tỉnh Hòa Bình

Hình 4.4: Con đường ảnh hưởng của hóa chất BVTV đối với con người

Tại một số khu vực ô nhiễm từ các kho hóa chất BVTV tồn lưu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình người dân sống gần khu vực có biểu hiện bị ảnh hưởng như sau:

- Điểm Thôn Mỵ Thanh, xã Mỵ Hòa, huyện Kim Bôi: Dân quanh vùng hiện nay cũng có nhiều người mắc các bệnh hiểm nghèo, trong đó có ung thư chiếm tỷ lệ cao. Theo Báo cáo số 12/BC-UBND ngày 30/6/2015 về tình hình công tác y tế và môi trường xã Mỵ Hoà năm 2014 đến 30/ 6/2015, trên địa


bàn thôn Mỵ Thanh đã phát hiện 14 người bị mắc bệnh, chủ yếu là bệnh ung thư và một số bệnh lạ.

- Điểm Hang Đá, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc: Sức khỏe của người dân theo phản ánh có một số trường hợp bị ung thư đại tràng, ung thư trung thất…

Lượng phân bón hóa học từ môi trường đất tích lũy trong các nông sản, nhất là các loại rau quả tươi có hàm lượng Nitrat dư thừa có thể dẫn đến bệnh hiểm nghèo là hội chứng trẻ xanh (Methaemoglobin- amia-tắc nghẽn vận chuyển ôxy trong cơ thể trẻ em), kìm hãm sự phát triển của trẻ dưới 1 tuổi, làm trẻ xanh xao, gầy yếu và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn.

Phân hữu cơ chưa được ủ và xử lý đúng kỹ thuật khi sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp là tác nhân gây hại cho môi trường đất do trong phân chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng như giun sán, trứng giun, sâu bọ, vi trùng và các mầm bệnh khác. Các loại vi khuẩn và ký sinh trùng này sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây trồng nông nghiệp và truyền vào cơ thể người, động vật, gây ra một số bệnh truyền nhiễm, bệnh đường ruột ở hầu hết người dân vùng nông thôn, đặc biệt là trẻ em.

Các loại chất thải rắn độc hại như vỏ thuốc bảo vệ thực vật phát sinh từ hoạt động trồng trọt do người dân sau khi sử dụng vứt bỏ bừa bãi tại đồng ruộng; phế thải và chất thải từ hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm và sinh hoạt... nếu không được thu gom, xử lý bảo đảm kỹ thuật và vệ sinh môi trường sẽ trở thành hiểm họa cho môi trường đất, nước, không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, làm gia tăng các bệnh về mắt, hô hấp, các bệnh ngoài da, thậm chí cả bệnh ung thư.

4.2. Công tác quản lý, xử lý môi trường tại khu vực nôngthôn

4.2.1. Công tác quản lý môi trường nông thôn

Trong những năm qua, công tác quản lý môi trường nông thôn chưa có đơn vị đầu mối quản lý. Mặc dù, theo chức năng nhiệm vụ được giao, Bộ


TN&MT là đơn vị đầu mối quản lý môi trường nói chung nhưng trong quy định về chức năng nhiệm vụ chưa nêu rõ trách nhiệm quản lý môi trường nông thôn. Bộ NN&PTNT và một số bộ, ngành khác được phân công trách nhiệm quản lý môi trường ngành, lĩnh vực mình quản lý. Cùng với đó, với vai trò là cơ quan đầu mối quản lý môi trường, Bộ TN&MT được Thủ tướng Chính phủ giao đầu mối triển khai Đề án tổng thể BVMT làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030... Luật BVMT năm 2014, đã có những điều chỉnh và giải quyết được một phần những vấn đề đang tồn tại.

Tuy nhiên công tác quản lý CTR khu vực nông thôn hiện nay trên địa bàn tỉnh đang trong tình trạng không thống nhất do ngành Tài nguyên và Môi trường hay ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm. Riêng đối với CTR sinh hoạt ở vùng nông thôn và CTR làng nghề trên địa bàn tỉnh công tác quản lý vẫn còn bỏ ngỏ. Chính vì sự phân công, phân nhiệm của các Bộ/ngành trong quản lý CTR nông thôn còn chưa được rõ ràng nên chưa thấy được vai trò của các cấp trong hệ thống quản lý và chồng chéo khi triển khai thực hiện.

Trong những năm qua, các ngành nông, lâm, thủy sản đã phát huy thế mạnh và tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, nhà đầu tư mới chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, chưa quan tâm thích đáng đến công tác BVMT, chưa đầu tư xử lý chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất. Chính vì vậy, ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi trồng và chế biến nông, lâm, thủy sản đang là một trong những vấn đề bức xúc trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, việc các nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản đơn lẻ, nằm ngoài các khu sản xuất tập trung, thiếu sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng môi trường, đặc biệt là thiếu sự đầu tư cho các hệ thống xử lý chất thải hoặc đầu tư nhưng hoạt động không đạt tiêu chuẩn cũng khiến cho các cơ sở này trở thành một nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.


Hiện nay, ở các địa phương, tình trạng các hộ cá thể phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản tự phát hoặc theo phong trào nhưng thiếu sự hướng dẫn, kiểm soát từ các cơ quan quản lý vẫn đang diễn ra. Việc này dẫn đến không kiểm soát được các sản phẩm đầu ra, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các hoạt động này. Đó là việc phát triển các giống cây trồng theo phong trào (chưa có chiến lược lâu dài, chưa đảm bảo đầu ra cho sản phẩm) nên sau mỗi vụ thu hoạch vẫn diễn ra tình trạng "được mùa, mất giá", nông sản không tiêu thụ được nên bị thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời với đó, cây trồng bị chặt bỏ hoặc đất bị bỏ hoang gây thoái hóa. Một vấn đề khác, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản phát triển ở quy mô hộ gia đình hoặc trang trại cỡ nhỏ tự phát, thiếu sự đầu tư dành cho xử lý chất thải, cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường.

Việc sử dụng phân bón, hóa chất BVTV trong trồng trọt, sử dụng thuốc tăng trọng, thuốc kháng sinh trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nhưng không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, đã đưa vào môi trường một dư lượng hóa chất không nhỏ, gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

4.2.2. Công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn

Trong những năm gần đây, công tác thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm thích đáng. Nhiều xã chưa có các đơn vị chuyên trách trong việc thu gom CTR sinh hoạt nông thôn. Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp thu gom rác thải sinh hoạt nhưng với quy mô nhỏ, phần lớn tự tổ chức thu gom, phương tiện thu gom còn rất thô sơ với các xe cải tiến chuyên chở về nơi tập trung rác. Mặt khác, hoạt động thu gom này không diễn ra thường xuyên mà kết hợp với các đợt nạo vét kênh mương do xã phát động. Theo thống kê, có khoảng 60% số thôn hoặc xã tổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/02/2023