Kết Quả Phân Tích Các Mẫu Khí Tại Làng Nghề Văn Môn, Bắc Ninh

nghề Đại Bái nồng độ NO2 vượt TCCP từ 25,41- 34,81 lần, SO2 vượt TCCP từ 20 – 26,4 lần; nồng độ bụi vượt TCCP từ 2 – 2,6 lần; tiếng ồn vượt TCCP 1,2 lần. Tại làng nghề Quảng Bố nồng độ NO2 vượt TCCP 9,81 lần, SO2 vượt TCCP 2,6 lần; nồng độ bụi vượt TCCP từ 1,57 lần; tiếng ồn vượt TCCP 1,15 lần


Hiện trạng môi trường nước

Hiện nay xã Đại Bái và Quảng Bố đã quy hoạch và xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tách biệt ra khỏi khu dân cư, và xây dựng bãi rác thải tập trung. Tất cả rác thải đều được xử lý sơ bộ ngay tại cơ sở sản xuất trước khi thải ra khu vực chung. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ sản xuất nhỏ lẻ nằm trong cộng đồng dân cư gây ô nhiễm trong khu vực dân sinh. Đây là một vấn đề gây bức xúc nhưng chưa có phương án giải

quyết hiệu quả. Trung bình làng nghề này thải ra khoảng 40 m3 nước thải sản xuất

/ngày có chứa hóa chất độc hại và kim loại nặng, cùng hàng nghìn m3 khí thải.

Hiện trạng chất thải rắn: Dạo một vòng quanh làng nghề đúc đồng đại bái, nhóm khảo sát nhìn thấy CTR và chất thải sinh hoạt rơi vãi khắp các con đường. Nhiều điểm tập kết rác tại chỗ không quy hoạch nhìn rất mất mỹ quan. Chất thải chủ yếu có thấy than, củi, dây đồng, đất sét, cao su…trong đó chất thải nguy hại ước tính khoảng 4 tấn/tháng


3.2.2.3. Làng nghề đúc nhôm Văn Môn

Làng nghề đúc nhôm, chì Văn Môn có nhiều loại hình sản phẩm phong phú, đa dạng, với hình thức sản xuất linh hoạt đã tạo ra một lượng lớn hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm và mang lại thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của xã Văn Môn nói riêng và của tỉnh Bắc Ninh nói chung. Tuy vậy, làng nghề Văn Môn cũng có những đặc trưng chung đối với các làng nghề khác như sự phát triển của làng nghề còn mang tính tự phát, không có quy hoạch, trình độ công nghệ còn thấp, lao động giản đơn, chưa được đào tạo đầy đủ cơ bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Ý thức bảo vệ môi trường của dân làng nghề chưa cao, sản xuất chạy theo lợi nhuận và kinh tế, bất chấp độc hại, nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường, thiếu các chính sách đồng bộ từ các cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương về hỗ trợ sản xuất và quản lý môi trường tại làng nghề.

Tất cả các mặt hạn chế nêu trên đã tác động không chỉ tới sự phát triển chung của làng nghề mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Mặt khác, do sản xuất quy mô nhỏ nằm rải rác trên khắp địa bàn xã đã tạo nên những nguồn thải nhỏ, khó tập trung và hầu như chưa được xử lý nên đã tác động tới môi trường đất toàn vùng.

Hiện trạng môi trường không khí

Kết quả phân tích các mẫu khí tại làng nghề Văn Môn được thể hiện trên bảng 2.16.

Bảng 2.16. Kết quả phân tích các mẫu khí tại làng nghề Văn Môn, Bắc Ninh



STT


Chỉ tiêu


Đơn vị

Kết quả

QCVN 05: 2009/BTNMT

V1

V2

1

Áp suất

Mbar

1010,6

1010,6

-

2

Nhiệt độ

oC

29,1

30,1

-

3

Độ ẩm

%

60,1

54

-

4

Tốc độ gió

m/s

0,3

0,4

-


5

Bụi


µg/m3



-

PM1

55,7

28,4

-

PM2.5

197,3

54,3

-

PM7

740,6

122,5

-

PM10

850,3

127,8

50

TSP

952,1

202,0

140

6

CO

g/m3

2100,6

3103,6

-

7

NO2

g/m3

129,4

129,4

40

8

SO2

g/m3

153,1

153,1

50

9

H2S

g/m3

7,2

10,2

-

10

Tiếng ồn

dBA

64,5

64,5

70 (QCVN 26:

2010/BTNMT)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ - 7

Ghi chú:

V1: Tại cổng làng Mẫn Xá; V2: Tại doanh nghiệp Tân Tiến (Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Qua bảng 2.16 cho thấy, hàm lượng bụi PM10 vượt TCCP từ 2,5 đến 5,5, lần; TSP vượt từ 1,4 đến 6,8 lần; hàm lượng NO2 vượt 3,2 lần; SO2 vượt 3,0 lần.

Hiện trạng môi trường nước: Chất lượng nước thải chung của làng nghề cho thấy hàm lượng BOD5 vượt TCCP 1,5 lần, tổng Nitơ vượt 3,3 lần, tổng Phốt pho vượt 2,7 lần, hàm lượng dầu mỡ vượt TCCP 1,35 lần.

Hiện trạng chất thải rắn: Do đặc điểm là làng nghề đúc nhôm, chì, rất độc hại nên nước thải, khí thải hay CTR là rất nguy hại đến môi trường tiếp nhận và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Từ phế liệu mang về như vỏ lon, các chi tiết máy móc hỏng, đập cho bẹp rồi quẳng tất vào lò, nung chừng một ngày thì ra phôi, đúc thành thanh nhôm. Xỉ than, xỉ nhôm chất đày các góc sân. Ước tính, CTR nguy hại của làng nghề đúc nhôm chí Văn Môn khoảng 5,67 tấn/tháng.

3.2.2.4. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ truyền thống Đồng Kỵ là một trong những làng nghề nổi tiếng nhất về đồ gỗ mỹ nghệ không những chỉ trong tỉnh Bắc Ninh, trong nước mà còn ở các nước. Cùng với các làng nghề truyền thống khác của tỉnh Bắc Ninh, Đồng Kỵ đang ngày càng phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm làm rạng danh mảnh đất trăm nghề. Hiện Đồng Kỵ Đang là một trong những làng giàu nhất của tỉnh Bắc Ninh.

Thủ công nghiệp sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ xuất khẩu đang là thế mạnh lớn của làng, với thu nhập hàng trăm tỉ đồng mỗi năm, sản xuất đồ gỗ mĩ nghệ không chỉ giải quyết được công ăn việc làm cho người dân trong làng mà còn thu hút hàng ngàn lao động bên ngoài. Với thu nhập cho người thợ tùy tay nghề và công việc khoảng từ 1,5 - 7 triệu/tháng (năm 2009).

Làng nghề cung cấp gần như đầy đủ các mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp cho sinh hoạt, công việc, trang trí nội thất hay thờ cúng... cho thị trường trong nước và ngoài nước. Sản phẩm chủ yếu được làm bằng gỗ gụ, gỗ hương, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ nu, gỗ sưa.

Hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí: Kết quả phân tích mẫu khí được thể hiện trên bảng 2.17.

Bảng 2.17. Kết quả phân tích khí thải tại làng nghề Đồng Kỵ, Bắc Ninh


TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Kết quả

QCVN 05: 2009/BTNMT

1

Áp suất

Mbar

986,6

-

2

Nhiệt độ

oC

29,4

-

3

Độ ẩm

%

58

-

4

Tốc độ gió

m/s

-

-


5

Bụi


µg/m3


PM1

28,7

-

PM2.5

87,9

-

PM7

248,1

-

PM10

389,3

50

TSP

519,1

140

6

Tiếng ồn

dBA

79,4

70 (QCVN 26:

2010/BTNMT)

Vị trí lấy mẫu: Tại nhà anh Dương Văn Dũng, cụm công nghiệp Đồng Quang (Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Khảo sát tại gia đình anh Dũng cho thấy, bụi PM10 vượt 7,8 lần TCCP, bụi TSP vượt 3,7 lần TCCP; tiếng ồn vượt 1,1 lần TCCP.

3.2.3. Đánh giá chung

Tình hình suy thoái môi trường tại các làng nghề và các cụm công nghiệp tại Bắc Ninh đang có chiều hướng gia tăng, một số nơi tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí đã ở mức báo động.

Hiện nay, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường có chuyển biến, song nhìn chung còn hạn chế. Công tác truyền thông môi trường của các ngành, các cấp và các tổ chức đoàn thể đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra môi trường tại các làng nghề chưa được thực hiện thường xuyên, sự phối hợp với các cấp, các ngành cũng chưa chặt chẽ; công tác thu phí BVMT đối với chất thải đối với các cơ sở hoạt động trong các làng nghề hầu như chưa được thực hiện. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường còn thiếu, đặc biệt tại các cấp huyện và cấp xã.

Những tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề tại Bắc Ninh có nguồn gốc từ cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan, bao gồm:

Nguyên nhân chủ quan

- Ý thức chấp hành luật BVMT của các cơ sở hoạt động sản xuất trong làng nghề còn thấp, hầu hết tại các làng nghề đều chưa thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường hàng năm.

- Sự phối hợp giữa các ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các tổ chức xã hội trong công tác BVMT làng nghề còn nhiều hạn chế. Do vậy, các làng nghề chỉ chú trọng phát triển sản xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến công tác BVMT.

- Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cơ sở quản lý, tổ chức kinh tế xã hội và cộng đồng dân cư về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, chưa gắn các tiêu chí BVMT đối với việc công nhận danh hiệu làng văn hóa hàng năm.

- Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chưa được sự ủng hộ của các ngành chức năng có liên quan nên chưa phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường.

- Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật để tiến hành kiểm soát chất lượng môi trường của Sở TN&MT Bắc Ninh còn thiếu, đặc biệt là thiết bị quan trắc môi trường không khí chưa được đầu tư nên phụ thuộc rất nhiều vào các Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường của trung ương. Đây một trong những trở ngại lớn cho công tác chủ động quản lý môi trường ở địa phương.

Nguyên nhân khách quan

- Nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống chủ yếu là chất thải (bao gồm chất thải trong nước và phế liệu nhập khẩu).

- Kinh phí đầu tư cho hoạt động BVMT chưa tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội.

- Hệ thống bộ máy quản lý môi trường cấp huyện mới được hình thành trên chưa phát huy tác dụng. Cán bộ quản lý môi trường cấp xã chưa hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn.

3.3. TỈNH HƯNG YÊN‌

3.3.1. Tổng quan về làng nghề, cụm công nghiệp làng nghề

Số lượng làng nghề: tổng số 66 trong đó UBND tỉnh ra quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề là 32 (xem phụ lục danh sách các làng nghề).

Có 04 CCN làng nghề đã đi vào hoạt động (Minh Khai, Tân Quang thuộc huyện Văn Lâm; Phù Ứng, huyện Ân Thi); ngoài ra còn hình thành một số cụm làng nghề như: chế biến nông sản Mễ Sở, Yên Mỹ…

Hiện nay, tỉnh đang tiến hành lập Quy hoạch phát triển các CCN giai đoạn 2012

– 2015, định hướng 2020; trong đó xem xét thành lập một số Cụm công nghiệp làng nghề ở những làng nghề gây ô nhiễm môi trường cao, nhằm đưa các cơ sở xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư.

Song song với sự phát triển, vấn đề ô nhiễm ở các làng nghề ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái sức khỏe và đời sống của nhân dân. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề hầu như chưa có hệ thống xử lý nước thải, khí thải và thu gom, xử lý chất thải rắn; nên xuất hiện tình trạng nước thải chưa qua xử lý thải thẳng ra ao hồ, kênh mương xung quanh; CTR đổ tràn lan, không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan nông thôn. Nhiều cơ sở, do thiếu mặt bằng sản xuất nên đã tận dụng cả diện tích nhà ở, vườn, đường làng đề làm nơi để nguyên liệu, phơi hoặc chứa sản phẩm, phục vụ cho sản xuất, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân.

3.3.2. Kết quả khảo sát tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh

3.3.2.1. Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai

Hiện tại làng nghề phát triển trên diện tích 144 ha với tổng số 4.126 nhân khẩu. Trước năm 1980, người dân trong làng chủ yếu thu gom nhựa đồng nát cung cấp cho các cơ sở sản xuất ở miền Nam. Sau năm 1980, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất mua thiết bị, máy móc lập xưởng tái chế nhựa tại thôn.

Hiện nay, trong thôn có 793 cơ sở sản xuất, trong đó có 916 hộ lao động tại thôn, với khoảng 4.000 lao động. Trong số các lao động làm việc tại các cơ sở có tới 2/3 là từ các địa phương khác đến. Được sự đồng ý của các cấp chính quyền, xã đã xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, nhưng đến nay mới có 143 cơ sở di dời khỏi làng vào cụm công nghiệp, còn 630 cơ sở gia công tái chế tại nhà (chưa di dời, do là

các cơ sở nhỏ lẻ). Hiện trạng môi trường tại thôn đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cả môi trường nước thải, khí thải và CTR (xem ảnh 2).

Hiện trạng môi trường nước

Công nghệ tái chế nhựa có mức độ cơ khí hóa cao, đạt tới 6070%. Tuy nhiên do máy móc phần lớn là cũ, tận dụng, không đồng bộ đã góp phần gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ tái chế nhựa sử dụng nước trong một số công đoạn như xay nghiền, tạo hạt và làm sạch phế liệu là 20 - 25m3.

Nước thải từ các làng nghề tái chế nhựa có vượt TCCP 1.5 lần, BOD5 vượt TCCP , nước thải có màu xám đen, Cadimi vượt 2,87 lần.


Bảng 2.18. Kết quả phân tích mẫu nước làng nghề tái chế nhựa Minh Khai


STT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

1

Nhiệt độ

oC

24

40

2

Mầu sắc

Pt-Co

115

70

3

Mùi

Cảm quan

Không

Không khó chịu

4

pH

-

8,14

5,5 – 9,0

5

Chất rắn TSS


74,0

100

6

Pb

mg/l

0,535

0,5

7

Cadimi (Cd)

mg/l

0,0287

0,01

8

BOD5

mg/l

56,97

50

9

COD

mg/l

156,08

100

10

Mangan (Mn)

mg/l

0,34

1,0

11

Tổng Fe

mg/l

0,24

5,0

12

Asen (As)

mg/l

0,01

0,1

13

Kẽm

mg/l

0,482

3,0

14

Cr

mg/l

0,030

-

15

Sunphat (SO42-)

mg/l

17,19

-

16

Dầu mỡ

mg/l

5,09

20


STT

Chỉ tiêu phân tích

Đơn vị

Kết quả

QCVN 24:

2009/BTNMT (Cột B)

17

Tổng N

mg/l

3,4

30

18

Tổng P

mg/l

2,17

6,0

19

Coliform

MPN/100ml

12

5000

(Nguồn: Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Hiện trạng môi trường không khí

Kết quả khảo sát tại các làng nghề tái chế nhựa cho thấy nồng độ hơi khí ô nhiễm hầu hết đều vượt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể là:

- Bụi trong không khí dao động trong khoảng 0,45 1,33 mg/m3, vượt TCCP 0,5 - 4 lần.

- Hàm lượng THC đo được ở khu vực các bãi rác của làng nghề tái chế nhựa 5,36mg/l vượt TCCP 1,16 lần. Hàm lượng bụi ở đây quá lớn, hàm lượng bụi PM10 vượt TCCP tới 12,2 lần; TSP vượt 6,1 lần; tiếng ồn cũng vượt giới hạn cho phép.

Hiện trạng chất thải rắn: Làng nghề tái chế nhựa Minh Khai chủ yếu thải túi nhựa, vỏ chai, túi ni-lon… Rác thải nguy hại ước tính khoảng 52.05 tấn/tháng.

3.3.2.2. Làng nghề tái chế nhựa Phan Bôi

Làng nghề thôn Phan Bôi, xã Dị Sử có từ lâu đời. Tổng diện tích khu dân cư hiện nay khoảng 12 ha. Tổng số hộ là 492 với 2.195 nhân khẩu. làng nghề Phan Bôi hiện nay tập trung kinh doanh buôn bán tái chế phế liệu là nguồn sống chủ yếu. Số còn lại kinh doanh buôn bán nhỏ và đi làm công nhân cho các doanh nghiệp và làm tại làng nghề.

Làng nghề hiện có 148 hộ chuyên làm nghề kinh doanh, trong đó có 78 hộ xay nhựa, 5 hộ tạo hạt nhựa, 3 hộ phá ắc quy, 01 hộ nấu nhôm, các hộ còn lại thu gom buôn bán phế liệu và các mặt hàng khác.

Hiện trạng môi trường làng nghề Phan Bôi ô nhiễm rất nghiêm trọng, vượt quá rất nhiều lần mức độ cho phép. Nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng, rác thải không thể kiểm soát hết được, ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến đời sống, sức khỏe người dân trong nhiều năm liền. Cụ thể là:

Hiện trạng môi trường nước

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí